Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn 9 năm học 2014 - 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 920Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn 9 năm học 2014 - 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn ngữ văn 9 năm học 2014 - 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 1 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2014 - 2015
Ngày kiểm tra: 09/12/2014
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần 1: (5điểm)
Đọc đoạn thơ sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả của tác phẩm ấy.(1đ)
Tìm các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết các từ láy ấy có sự “giảm nghĩa” hay “tăng nghĩa” so với nghĩa gốc.(1đ)
Đoạn thơ là lời gợi nhắc thái độ sống: “Uống nước nhớ nguồn”- ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Thế nhưng hiện nay vẫn có ý kiến cho rằng: “Hãy quên đi quá khứ, cứ sống tốt với hiện tại và hy vọng về tương lai”. 
Ý kiến của em về hai vấn đề trên như thế nào? Em hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ riêng của mình về hai vấn đề trên.(3đ)
Phần 2: (5 điểm)
Kể lại tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn. (bài viết có kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm).
------Hết------
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:.. 
UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
 ( Năm học 2014-2015)
MÔN NGỮ VĂN 9
Ngày kiểm tra: 09/12/2014
Phần 1
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Mức tối đa: HS nêu đúng tên tác phẩm “Ánh trăng”, tác giả “Nguyễn Duy” 
1.0 
- Mức chưa tối đa: HS nêu đúng tên tác phẩm hoặc đúng tên tác giả 
0,5 
- Mức chưa đạt: cả hai ý đều sai. 
00 
Câu 2
- Mức tối đa: HS nêu đúng 2 từ láy là: vành vạnh, phăng phắc; hai từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc.
1.0 
- Mức chưa tối đa: HS tìm được 2 từ láy nhưng trả lời chưa đúng là tăng nghĩa hoặc không trả lời ý này
0.5
- Mức chưa đạt: HS không trả lời hoặc trả lời không chính xác. 
00 
Câu 3
*Tiêu chí về nội dung các phần của bài viết (2.0đ)
1. Mở bài: (0.5đ) 
- Mức tối đa: 
+ HS dẫn dắt vào vấn đề: HS có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Vấn đề bàn bạc là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phê phán thái độ sống “lãng quên quá khứ”.
+ Trích dẫn lại đề, chuyển ý.
- Mức chưa tối đa: (0.25đ) 
+ HS chưa có phần dẫn dắt vào bài.
+ Nêu được vấn đề cần bàn luận.
- Mức không đạt: (0đ) không thực hiện được các yêu cầu trên.
2. Thân bài: (1.5đ)
- Mức tối đa:
* Giải thích và khẳng định vần đề: (1 đ)
+ “Uống nước nhớ nguồn” – đây là truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam. Đây là vấn đề đúng. Vì sao? Dẫn chứng.
+ “Hãy quên đi quá khứ, cứ sống tốt với hiện tại và hy vọng về tương lai”. “Sống tốt với hiện tại và hy vọng về tương lai” là đúng vì điều đó là minh chứng cho thái độ sống tích cực. Biết sống tốt mỗi ngày và có niềm tin, hy vọng. “ Hãy quên đi quá khứ”: là không nên vì quá khứ chính là một phần cuộc sống của ta. Quá khứ đau buồn với nhiều lỗi lầm, thất bại sẽ cho ta những trải nghiệm và bài học sâu sắc. Quá khứ hạnh phúc, thành công sẽ tiếp thêm động lực, sức mạnh cho ta.
 HS trình bày những nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống như thế, những tác hại, hậu quả của lối sống ấy. Dẫn chứng.
* Bàn luận mở rộng vấn đề: (0.5đ)
+ Tiếp tục phát huy truyền thống: Uống nước nhớ nguồn.
+ Phê phán lối sống sai lầm: “quên quá khứ” dù đó là quá khứ tốt đẹp.
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 0.5, 0.25 cho phần thân bài của HS.
- Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo yêu cầu trên.
3. Kết bài: (0.5đ)
- Mức tối đa: Nêu được bài học cho bản thân và lời khuyên cho mọi người.
- Mức chưa tối đa: (0.25đ) HS nêu được 1 ý trên.
- Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo 2 yêu cầu trên.
* Tiêu chí hình thức :(1.0đ)
- Mức tối đa: HS viết đúng hình thức văn nghị luận xã hội, có bố cục chặt chẽ, 3 phần đặt vấn đề, giải quyết và kết thúc vấn đê, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một ít lỗi chính tả.
- Mức không đạt: chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thân bài chưa chia tách chưa hợp lí, chi tiết chưa chặt chẽ, chữ viết không đọc được, sai cách dùng từ đặt câu quá nhiều.
2.0
0.5
0.25
0
1.5
1.0
0.5
0.5
1.0
Phần 2
*Tiêu chí về nội dung các phần của bài viết (3.5đ)
1. Mở bài: (0.5đ) 
- Mức tối đa: HS dẫn dắt hoặc nêu tình huống để nhớ lại lỗi lầm ấy với bạn của mình.
- Mức chưa tối đa: (0.25đ) HS giới thiệu thiếu 2/3 ý ở mức tối đa.
- Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo yêu cầu của văn tự sự.
2. Thân bài: (2.5đ)
- Mức tối đa: 
+ Câu chuyện đó xảy ra vào thời điểm nào? Lúc HS học lớp mấy? lỗi lầm ấy là gì? (0.5đ)
+ Nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của lỗi lầm ấy. Co1ye61u tố nghị luận. (1đ)
+ Tâm trạng của bản thân trong và sau khi gây ra lỗi lầm đó. Có yếu tố nội tâm(0.5đ)
+ Thái độ, tâm trạng của bạn trước lỗi lầm của mình. Có yếu tố nội tâm (0.5đ)
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 0.25, 0.5, 0.25, 0.25 cho phần thân bài của HS.
- Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo yêu cầu của văn tự sự.
3. Kết bài: (0.5đ)
- Mức tối đa: Suy nghĩ của HS về lỗi lầm mà mình đã phạm phải? Bài học rút ra từ lần phạm lỗi ấy?
- Mức chưa tối đa: (0.25đ) HS kết được lỗi lầm nhưng chưa làm rõ được bài học.
- Mức không đạt: (0đ) lạc đề, không đảm bảo 2 yêu cầu trên.
* Tiêu chí khác:(1.5đ)
1. Hình thức (0.5đ)
- Mức tối đa: HS viết bài tự sự có bố cục chặt chẽ, 3 phần, tình tiết hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một ít lỗi chính tả.
- Mức không đạt: chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thân bài chưa chia tách chưa hợp lí, chi tiết chưa chặt chẽ, chữ viết không đọc được, sai cách dùng từ đặt cấu quá nhiều. 
2. Sáng tạo(1đ)
- Mức đầy đủ: HS dẫn dắt hoặc nêu tình huống để nhớ lại một lần phạm lỗi. Có thể nêu kết quả của sự việc, số phận của nhân vật trước. Bài học từ câu chuyện phải hướng đến mọi người, nội dung giáo dục tốt.
- Mức chưa đầy đủ: (0.5đ) HS thực hiện 2/3 ý ở mức tối đa.
- Mức không đạt: (0đ) không đáp ứng được 2 yêu cầu trên.
3.5
0.5
2.5
0.5
1.5
.. Hết 

Tài liệu đính kèm:

  • docde 9.doc