Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

pdf 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
1 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015-2016 
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (2 điểm) 
Em hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong 
đoạn thơ sau: 
Sông được lúc dềnh dàng 
Chim bắt đầu vội vã 
Có đám mây mùa hạ 
Vắt nửa mình sang thu 
 (Trích Sang thu, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.70). 
 Câu 2 (3 điểm) 
Báo Dân trí, ngày 24/12/2013 đăng tin: 
Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả 
xuống đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động rơi 
lệ. 
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về 
sự việc trên. 
Câu 3 (5 điểm) 
Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày 
09/01/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: 
Mỗi tác phm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công 
chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩMỗi văn 
nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác phm của 
mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm 
thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới làn da. 
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác phNm Chiếc lược ngà 
của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
-------------------HẾT---------------- 
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 
Họ và tên thí sinh:SBD:.Phòng thi:.
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
1 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 
(Gồm: 05 trang) 
Câu 1: (2 điểm) 
Ý Nội dung 
 Em hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ 
trong đoạn thơ sau: 
 "Sông được lúc dềnh dàng 
 Chim bắt đầu vội vã 
 Có đám mây mùa hạ 
 Vắt nửa mình sang thu" 
 (Trích Sang thu, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, tr.70). 
1 - Từ láy gợi hình: dềnh dàng, vội vã. Hiệu quả: Hình tượng hóa, cụ thể hóa các 
đặc điểm của sông, chim lúc thu về. 
2 - Phép đối, hình ảnh đối lập: Sông .dềnh dàng/ Chimvội vã. 
Hiệu quả: tạo cấu trúc đối ngẫu, tự nhiên, chặt chẽ, cân đối, cô đúc làm hiện lên 
bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và diễn tả cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự thay 
đổi của thiên nhiên, tạo vật lúc giao mùa. 
3 - Biện pháp tu từ nhân hóa: 
 + Từ láy “dềnh dàng” kết hợp nhân hóa “sông dềnh dàng” vừa gợi tả chính 
xác đặc điểm dòng sông vào mùa thu, vừa làm cho dòng sông hiện lên sống động 
như một con người với cảm giác thật thư thái, thảnh thơi. 
 + Từ láy “vội vã” kết hợp nhân hóa “Chim  vội vã” gợi tả hình ảnh những đàn 
chim đang gấp gáp, vội vàng bay đi tránh rét, làm thiên nhiên trở nên sống động 
có hồn. 
 + Nhân hóa đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu, từ “vắt” gợi cảm, có 
hồn vừa gợi hình ảnh làn mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời đang chuyển sắc 
thu hiện lên như một con người, nửa muốn bước sang mùa thu nhưng nửa còn 
bâng khuâng, lưu luyến chưa muốn chia tay mùa hạ, vừa diễn tả vô cùng tinh tế 
bước đi của thời gian. 
Câu 2 : (3,0 điểm) 
I. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội, biết vận dụng linh hoạt các thao tác 
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Đưa ra được chủ kiến khi giải quyết vấn đề. 
- Bài viết có bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, hợp lí, dẫn chứng 
sinh động, thuyết phục. Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. Văn viết có cảm xúc. 
Trình bày sạch sẽ, khoa học. 
 II. Yêu cầu về kiến thức: 
 Hướng dẫn chỉ nêu những định hướng chính. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác 
nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau : 
2 
Ý Nội dung 
 Báo Dân trí, ngày 24/12/2013 đăng tin: 
 Giữa đêm Hà Nội rét buốt, người bán hàng rong bị va quệt, xe dâu tây đổ cả 
xuống đường, người dân vội vã chạy tới nhặt giúp, khiến chị bán hàng xúc động 
rơi lệ. 
 Anh, chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của 
mình về sự việc trên. 
1 Giải thích. 
 - Hành động người dân vội vã chạy tới nhặt giúp người bán hàng rong khi gặp tai 
nạn là một hành động đẹp, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn một cách kịp thời 
đáng được khen ngợi. 
2 Bàn luận. 
 - Hành động của những người dân trong sự việc trên vốn xuất phát từ truyền thống 
tương thân, tương ái của người Việt Nam. 
- Trong thời gian gần đây, bệnh vô cảm đang lan rộng, dư luận lên án hiện tượng 
hôi của khi thấy người gặp tai nạn thì hành động trên của người dân là rất đáng 
khen ngợi. 
- Báo chí cần biểu dương kịp thời những hành vi đẹp đó để làm gương cho mọi 
người học tập, noi theo. 
- Mọi người trong xã hội cần quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn 
nạn để con người sống có tình người hơn. 
3 Bài học nhận thức và hành động. 
 - Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác trong khó khăn, 
hoạn nạn. 
- Bản thân cần có những hành động thiết thực để giúp đỡ người khác trong khó 
khăn, hoạn nạn đồng thời dám lên án thói vô cảm trong xã hội hiện nay. 
Câu 3: (5 điểm) 
I. Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục hợp lí, lập luận chặt 
chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu. Diễn đạt, hành văn trong sáng, lời văn đẹp, ấn tượng. 
II. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội 
dung cơ bản sau: 
Ý Nội dung 
 Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam 
ngày 09/ 01/ 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: 
Mỗi tác phm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động 
công chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩMỗi 
văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác 
phm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi gấp 
sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập dưới 
làn da. 
 Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác ph+m Chiếc 
lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
1. Giải thích ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 
3 
 - Mỗi tác phm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động công 
chúng: Tác phNm văn học, nghệ thuật chỉ thực sự có giá trị khi nó làm cho người 
đọc thấy rung cảm, xúc động và đánh thức ở họ những tư tưởng, tình cảm cao đẹp. 
 - Trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ: quý trọng nghề nghiệp và có 
bản lĩnh của người sáng tạo, có tình cảm nhân văn cao đẹp đặc biệt là tình thương 
yêu con người => những phNm chất cần có của người nghệ sĩ. 
 - Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tác 
phm của mình phản ánh chân thực cuộc sống: nhiệm vụ của nhà văn là phải sáng 
tạo nên những tác phNm văn học có giá trị hiện thực. 
- Làm cho người đọc sau khi gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách 
đóng như mạch máu đập dưới làn da: bạn đọc sau khi thưởng thức tác phNm có 
những rung cảm sâu sắc với những vấn đề của hiện thực cuộc sống được nhà văn 
phản ánh trong tác phNm. 
=> Ý kiến trên đã khẳng định vai trò và nhiệm vụ quan trọng của nhà văn trong quá 
trình sáng tạo nghệ thuật nhằm tạo ra những tác phNm văn học có sức lay động lòng 
người và mang giá trị hiện thực sâu sắc. 
2. Phân tích tác ph+m Chiếc lược ngà để làm sáng tỏ ý kiến trên. 
a. Truyện ngắn Chiếc lược ngà (1966) là một tác ph+m có giá trị, có sức lay động 
trái tim độc giả. 
*Nhà văn đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng 
trong hoàn cảnh chiến tranh. 
- Tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha: Bé Thu là con gái đầu lòng cũng là đứa 
con duy nhất của ông Sáu. Em sống thiếu vắng người cha từ khi chưa đầy một tuổi. 
Sau hơn bảy năm xa cách, cha con mới được gặp lại. Tình thương cha của bé bộc lộ 
qua hai tình huống: 
+ Tình huống thứ nhất: Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là 
cha. 
+ Tình huống thứ hai: Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ông Sáu là cha. 
- Tình cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu: Ông Sáu là người cha có tình 
thương con rất sâu nặng. Tình thương ấy bộc lộ qua hai tình huống: 
 + Tình huống thứ nhất: Tình cảm của ông Sáu khi gặp lại con sau hơn bảy năm xa 
cách (Thí sinh phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con khi xuồng cập bến, 
trong những ngày nghỉ phép, lúc chia tay). 
 + Tình huống thứ hai: Tình yêu con tha thiết của ông còn được thể hiện rất sâu sắc 
khi ông ở khu căn cứ: day dứt ân hận vì đã đánh con, nhớ lời dặn của con ông dồn 
hết tâm trí và công sức để làm chiếc lược ngà, chiếc lược trở thành vật thiêng liêng 
đối với ông Sáu, trước lúc hi sinh ông đã nhờ người bạn chiến đấu của mình trao lại 
chiếc lược ngà cho con gái 
 * Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một tác ph+m có giá trị còn bởi từ khi ra đời 
cho đến nay các thế hệ độc giả vẫn không thôi hành trình đồng sáng tạo với nhà 
văn. Tác ph+m đã góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ 
và đánh thức ở nhiều thế hệ học sinh những ph+m chất, tình cảm cao đẹp: Thí 
sinh nêu được một (một số) ý kiến của độc giả bàn về sức sống của tác phm Chiếc 
lược ngà. 
Ví dụ: 
- Ngày ấy, mình đang là cậu học sinh cấp 3, đã từng đọc truyện ngắn "Chiếc 
4 
lược ngà", rất ấn tượng với văn phong Nam bộ, với cuộc kháng chiến vừa qua, thể 
hiện trong truyện ngắn này. (nhà văn Bùi Anh Tấn) 
- Bông cm thạch vẫn tươi Mùa gió chướng/ Người quê hương luôn nhớ 
Chiếc lược ngà. (Câu đối tại đám tang nhà văn ngày 13-2-2014) 
 - Điều duy nhất mà chúng tôi muốn nói trước khi đọc Chiếc lược ngà, đây là 
một tác phm viết về chiến tranh. Vì vậy, người đọc cần đặt mình trong bối cảnh của 
câu chuyện. Và hãy đừng quên rằng đã một thời Việt Nam chìm trong tiếng súng. 
Lịch sử sẽ phán xét về cuộc chiến tranh này. Nhưng giá trị nghệ thuật và lịch sử của 
những tác phm văn học thì luôn vĩnh hằng với thời gian. (Trần Thanh Phong) 
b. Tác ph+m “Chiếc lược ngà” có giá trị hiện thực, khiến độc giả sau khi gấp sách 
lại vẫn cảm nhận được cuộc sống, không khí nóng bỏng của thời đại như đang 
diễn ra trước mắt. 
* Phản ánh chân thực cuộc sống, cuộc chiến đấu của con người Nam Bộ trong kháng 
chiến chống Mĩ. 
 * Hiện thực về những tội ác mà đế quốc Mĩ đã gây ra cho đồng bào Nam Bộ nói 
riêng và nhân dân ta nói chung. 
 * Hiện thực về vẻ đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: tình 
yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình đồng đội 
 => Giúp độc giả hiểu hơn về cuộc chiến tranh và con người Việt Nam trong chiến 
tranh. 
c. Nguyễn Quang Sáng đã sáng tạo nên truyện ngắn có giá trị này bằng trách 
nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ. 
* Trách nhiệm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng: 
- Sáng tạo hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung tác phNm: xây dựng tình 
huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí; xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa 
chọn nhân vật kể chuyện thích hợp; miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu 
sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu; ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương 
Nam Bộ. 
- Đóng góp mới mẻ: trong khi các nhà văn cùng thời thường viết về những con 
người lí tưởng hiện ra giữa chiến trường lửa đạn thì nhà văn lại hướng ngòi bút của 
mình ca ngợi tình cảm cha con trong chiến tranh đầy cảm động. 
- Làm tròn sứ mệnh của một nhà văn trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh: nhà 
văn là chiến sĩ, trực tiếp cầm súng chiến đấu và viết nên tác phNm từ những trải 
nghiệm thực tế của mình. 
*Tấm lòng, trái tim của nhà văn Nguyễn Quang Sáng: 
- Ông rất am hiểu tâm lí trẻ thơ, có tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ 
thơ. Trân trọng và ngợi ca những tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam trong 
chiến tranh. Căm ghét chiến tranh bởi chiến tranh đã gây ra bao đau khổ, mất mát 
cho con người... 
 - Viết truyện ngắn này tác giả muốn khẳng định: điều còn lại mà chiến tranh không 
thể lấy đi là vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam (lòng yêu nước nồng nàn, lí 
tưởng sống, chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; tình đồng chí; tình 
cảm gia đình, tình cha con thắm thiết, sâu nặng, bất tử) mà bom đạn quân thù không 
thể nào tàn phá được. “Câu chuyện viết về tình cha con của những người kháng 
chiến, những người cách mạng. Nhưng đó cũng là tình phụ tử muôn đời. Truyện 
không dài, tình tiết không li kì, tư tưởng cũng không phức tạp. Nó chân thực và giản 
dị, vì thế mà cảm động. Ấy là cốt cách của một truyện hay”. (Chu Văn Sơn ). 
5 
3. Đánh giá chung. 
 - Ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn đúng đắn và có thể được coi 
là ngọn nến soi đường cho các văn nghệ sĩ hôm nay và mai sau. 
- Bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người cầm bút và những nhận thức về 
thực tế cuộc sống, Nguyễn Quang Sáng đã làm nên một Chiếc lược ngà có sức lay 
động bạn đọc nhiều thế hệ, có giá trị hiện thực sâu sắc. 
- Bạn đọc phải biết trân trọng sản phNm sáng tạo của nhà văn, có tình yêu tha thiết 
với cái đẹp, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm tiếp 
nhận, chủ động và sáng tạo khi tiếp nhận tác phNmđể có những phát hiện mới về 
tác phNm trên tầm cao của kiến thức, của tình yêu, say mê và rung cảm mãnh liệt đối 
với văn chương, đáp ứng được mong mỏi của các nhà văn “Viết ngắn thôi, nhưng 
cuộc sống phải dài!” (Nguyễn Minh Châu). 
Lưu ý : 
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí 
sinh. 
- Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ và cách trình bày sáng tạo. 
 - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_HSG_mon_Van_tinh_Vinh_Phuc_20152016.pdf