1, Giải thích vì sao có hiện tượng rễ cây có hình lượn sóng? A. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng nước dương. B. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng sáng âm. C. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng hoá. D. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng nước âm. 2, Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước ở rãnh làm rễ vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu? A. Hướng sáng dương. B. Hướng nước dương. C. Hướng hóa dương. D. Hướng đất dương. 3, Cảm ứng ở động vật là: A. Phản xạ không điều kiện. B. Phản xạ có điều kiện. C. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm báo cho sinh vật tồn tại và phát triển. D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài .hoặc bên trong cơ thể. 4,Ý nào sau đây đúng? A. Tất cả các xi náp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin. B. Truyền tin khi qua xi náp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học. C. Xi náp là diệp tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau. D. Tốc độ truyền tin qua xi náp hóa học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin. 5, Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là A. axêtincôlin và sêrôtônin. B. axêtincôlin và norađrênalin. C. axêtincôlin và đôpamin. D. sêrôtônin và norađrênalin. 6, Dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân con thuỷ tức, con thuỷ tức sẽ co toan thân lại để tránh kích thích. Bộ phận thực hiện của cảm ứng trên là: A. Kim nhọn. B. Lưới thần kinh. C. Tế bào mô bì cơ. D. Tế bào cảm giác. 7,Khẳng định nào sau đây là đúng về cơ chế hình thành điện thế nghỉ? A. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào nhỏ hơn phía ngoài màng tế bào. B. Khi tế bào nghỉ ngơi, K+ ở phía ngoài màng đi vào phía trong màng tế bào. C. K+ đi ra và nằm sát phía mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong tích điện âm. D. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào lớn hơn phía ngoài màng tế bào. 8, Ion nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ? A. K+. B. SO42-. C. Cl-. D. Na+. 9, Phản xạ đơn giản thường là A. phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do não bộ điều khiển. B. phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. C. phản xạ có điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số ít tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. D. phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ được tạo bởi một số lượng lơn tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển. 10, Khi bị va chạm cơ học, lá cây trinh nữ xếp lại. Cơ chế của sự vận động cảm ứng này dựa vào sự thay đổi của: A. Các thần kinh cảm giác liên bào ở thực vật B. Sức trương nước của tế bào C. Xung động thần kinh thực vật D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng 11, Ý nào sau đây là đúng về điện thế hoạt động khi ở giai đoạn mất phân cực? A. Trong giai đoạn mất phân cực, tính thấm của màng đối với Na+ giảm (cổng Na+ đóng lại). B. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài. C. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ dư thừa làm bên trong màng tích điện dương. D. Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào. 12, Ba nhân tố chủ yếu cần cho sự nảy mầm của hạt là: A. Hoá chất, ôxi, độ ẩm. B. Nước, ôxi, nhiệt độ. C. CO2, ôxi, nước. D. Hóa chất, ánh sáng, nhiệt độ. 13, Ý nào sau đây là không đúng khi giải thích phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện? A. Bẩm sinh. B. Dễ dàng bị mất đi nếu không được sử dụng. C. Đặc trưng cho loài và rất bền vững. D. Có tính di truyền. 14, Qua sơ đồ sau, chuỳ xi náp là số:015 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 15, Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính bẩm sinh? A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu thì chạy xa. B. Ve sầu kêu vào ngày hè. C. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. D. Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú. 16, Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được? A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa. B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. C. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần. D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn. 17, Ở trạng thái điện động, sự phân bố ion Na+, K+ như sau: A. Trong dịch bào chứa nhiều Na+, K+ hơn ngoài dịch mô. B. Trong dịch bào chứa nhiều K+ hơn ngoài dịch mô, còn Na+ trong dịch bào ít hơn ngoài dịch mô. C. Trong dịch chứa ít Na+, K+ hơn ngoài dịch mô. D. Trong dịch bào chứa nhiều Na+ hơn ngoài dịch mô, còn K+ trong dịch bào ít hơn ngoài dịch mô. 18, Vận động hướng đất của rễ là do sự phân bố của điện tích như sau: A. Mặt dưới và mặt trên đều mang điện tích âm. B. Mặt dưới của rễ mang điện tích âm, còn mặt trên mang điện tích dương. C. Mặt dưới và mặt trên đều mang điện tích dương. D. Mặt dưới của rễ mang điện tích dương, còn mặt trên mang điện tích âm. 19, Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào? A. Diễn ra chậm hơn nhiều. B. Diễn ra nhanh hơn. C. Diễn ra ngang bằng. D. Diễn ra chậm hơn một chút. 20, Sự phân bố các con K+ ỡ 2. bên màng tế bào như sau: A. Nồng độ bên trong tế bào là 150 mmol/l; nồng độ ở dịch ngoại bào là 5 mmol/l. B. Nồng độ bên trong tế bào là 5 mmol/l; nồng độ ở dịch ngoại bào là 150 mmol/l. C. Nồng độ bên trong tế bào là 50 mmol/l; nồng độ ở dịch ngoại bào là 10 mmol/l. D. Nồng độ bên trong tế bào là 10 mmol/l; nồng độ ở dịch ngoại bào là 50 mmol/l. 21, Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì dễ hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. B. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. C. Vì có nhiều thời gian để học tập. D. Vì sống trong môi trường phức tạp. 22, Nhóm động vật nào gồm toàn động vật có hệ thần kinh ống? A. Giun đốt, chân khớp, lưỡng cư, chim - thú. B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. C. Chân khớp, cá, lưỡng cư, chim. D. Giun dẹp, thân mềm, bò sát, chim. 23, Nếu thả hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì rùa sẽ không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. Học khôn. B. Học ngầm. C. Quen nhờn. D. In vết. 24, Hướng động là gì? A. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đều. B. Hình htức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. C. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường. D. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng. 25, Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là: A. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí - sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học. B. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. C. Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. D. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. 26, Muốn củ, thân (khoai lang, khoai tây, hành tỏi) không nảy mầm phải để ở A. ngoài sáng, nhiệt độ cao. B. trong tối, nhiệt độ thấp. C. trong nước, nhiệt độ thấp. D. nơi khô, nhiệt độ cao. 27, Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là: A. Phản xạ không điều kiện. B. Phản xạ có điều kiện. C. Phản xạ. D. Tập hợp hoạt động của cơ quan thụ cảm hệ thần kinh và cơ quan thực hiện. 28, Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi: A. Cổng K+ mở, Na+ đóng. B. Cổng K+ và Na+ cùng mở. C. Cổng K+ đóng, Na+ mở. D. Cổng K+ Và Na+ cùng đóng. 29, Sự tái phân cực (ngoài màng tích hiện + và trong màng tích điện -) diễn ra khi: A. Kênh K+ bị đóng lại, kênh Na+ mở, ion Na+ tràn vào dịch bào. B. Kênh K+ bị đóng lại, kênh Na+ mở, ion Na+ tràn qua màng ra ngoài dịch mô. C. Kênh Na+ bị đóng lại, kênh K+ mở, ion K+ tràn qua màng ra ngoài dịch mô. D. Kênh Na+ bị đóng lại, kênh K+ mở, ion K+ tràn vào dịch bào. 30,In vết là: A. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó hình thành đầu tiên và tăng dần qua những ngày sau. B. Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau. C. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau. D. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm dần qua những ngày sau.
Tài liệu đính kèm: