Tổng hợp lí thuyết hóa vô cơ

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1159Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp lí thuyết hóa vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp lí thuyết hóa vô cơ
Tổng hợp lí thuyết hóa vô cơ 1
 Câu 1. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
	A. dung dịch NaOH	B. nước brom.	C. dung dịch Ba(OH)2	.D. H2SO4 đặc.
 Câu 2. Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%).
	A. 2c mol bột Cu vào Y.	B. c mol bột Al vào Y.	C. 2c mol bột Al vào Y.	D. c mol bột Cu vào Y.
 Câu 3. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
	A. dung dịch NaOH.	B. nước brom.	C. dung dịch Ba(OH)2.	D. CaO.
 Câu 4. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
	A. Al.	B. Cu.	C. Fe.	D. CuO.
 Câu 5. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
	A. giấy quỳ tím.	B. Al.	C. BaCO3.	D. Zn.
 Câu 6. Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
	A. Mg, K, Na.	B. Fe, Al2O3, Mg.	C. Zn, Al2O3, Al.	D. Mg, Al2O3, Al.
 Câu 7. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa.
	A. NaCl, NaOH.	B. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.
	C. NaCl, NaOH, BaCl2.	D. NaCl.
 Câu 8. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
 Câu 9. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
 Câu 10. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2 dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
	A. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.	B. HNO3, NaCl, Na2SO4.
	C. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.	D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
 Câu 11. Cho các dung dịch: HCl, NaOH, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
 Câu 12. Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch.
	A. AgNO3 (dư).	B. HCl (dư).	C. NH3 (dư).	D. NaOH (dư).
 Câu 13. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
	A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
 Câu 14. Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là
	A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 2.
 Câu 15. Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?
	A. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4]
	B. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
	C. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.
	D. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3
 Câu 16. Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
	A. H2S và Cl2.	B. HI và O3.	C. NH3 và HCl.	D. Cl2 và O2.
 Câu 17. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
	A. Al3+, , Br-, OH-.	B. H+, Fe3+, , .	C. Mg2+, K+, , .	D. Ag+, Na+, , Cl-.
 Câu 18. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
	A. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.	B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
	C. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.	D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
 Câu 19. Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dd H2SO4 loãng, nguội. 	(II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.	(IV) Nhúng lá nhôm vào dd H2SO4 đặc, nguội. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
	A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
 Câu 20. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z gồm
	A. BaSO4 và Fe2O3.	B. BaSO4 và FeO.	C. Al2O3 và Fe2O3.	D. BaO và Fe2O3.
 Câu 21. Cho các phản ứng sau :
	H2S + O2 (dư) Khí X + H2O.
	NH3 + O2 Khí Y + H2O. 
	NH4HCO3 + HCl Khí Z + NH4Cl + H2O
Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là 
	A. SO2, NO, CO2.	B. SO3, NO, NH3.	C. SO3, N2, CO2.	D. SO2, N2, NH3.
 Câu 22. Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
. Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là:
	A. FeCl2, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.	B. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.
	C. FeCl3, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.	D. FeCl3, H2SO4 đặc nóng, Ba(NO3)2.
 Câu 23. Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:
	A. KMnO4, NaNO3.	B. NaNO3, KNO3.	C. Cu(NO3)2, NaNO3.	D. CaCO3, NaNO3.
 Câu 24. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
	A. Mg.	B. Al.	C. Fe.	D. Zn.
 Câu 25. Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí.
	A. NH3, O2, N2, CH4, H2.	B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.	 
	C. NH3, SO2, CO, Cl2.	D. N2, Cl2, O2, CO2, H2.

Tài liệu đính kèm:

  • docli_thuyet_vo_co.doc