Tiết 36: Kiểm tra học kì I – Lớp 8 năm học: 2015 – 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 36: Kiểm tra học kì I – Lớp 8 năm học: 2015 – 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36: Kiểm tra học kì I – Lớp 8 năm học: 2015 – 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
TIẾT 36: KIỂM TRA HK I – LỚP 8
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
 ĐỀ: Chính thức
Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm) 
Hãy chọn một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
 A. Mỗi chất tinh khiết có tính chất vật lý và hóa học nhất định.
 B. Nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
 C. Phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
 D. Nguyên tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất. 
Câu 2: Trong các chất sau: H2, KCl, Mn, ZnO, Fe, HCl có bao nhiêu đơn chất?
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Khi đốt nến làm bằng parafin, xảy ra các giai đoạn sau: (1) parafin nóng chảy, (2) parafin lỏng chuyển thành hơi, (3) parafin cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước. Giai đoạn có sự biến đổi hóa học là:
 A. (1) B. (2) C. (3) D. (2), (3)
Câu 4: Có những chất khí sau: N2, O2, Cl2, CO2, SO2 . Những khí có khối lượng mol nặng hơn không khí là:
A. Tất cả các khí đã cho. C. O2, CO2, SO2 .
B. N2, O2, Cl2, CO2. D. O2, Cl2, CO2, SO2. 
Câu 5: Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau (X, Y là những nguyên tố nào đó): XO, H2Y.
Hãy chọn công thức hóa học nào là đúng cho hợp chất của X với Y trong số các công thức cho sau đây:
 A. XY B. XY2 C. X2Y D. X2Y3 
Câu 6: Đốt cháy m(g) chất X cần dùng 4,48lít O2 (đktc) thu được 2,24lít CO2 (đktc) và 3,6g H2O. 
Khối lượng chất X ban đầu đem đốt là:
 A. 1,6(g). B. 1,8(g) C. 2(g) D. 4(g).
Phần II: Tự luận (7,0điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa của công thức hóa học. Từ công thức hóa học của axit sunfuric H2SO4 ta biết được những gì?
Câu 2: (2,0 điểm) Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phương trình hóa học sau:
 a/ P + O2 --to--> P2O5 c/ FexOy + HCl --> FeCl2y/x + H2O 
 b/ K + H2O ---> KOH + H2 ; d/ C6H6 + O2 --to--> CO2 + H2O
Câu 3: (3,0 điểm) Hãy tính:
 a/ Khối lượng của : 0,125 mol CO2; 0,25 mol CaCO3.
 b/ Thể tích của hỗn hợp khí (ở đktc) gồm có: 2,2gam CO2 và 0,56gam N2 .
 c/ Một hợp chất A ở thể khí có thành phần các nguyên tố là: 80% C và 20% H. Biết tỉ khối của khí A so với hidro là 15. Xác định công thức hóa học của khí A.
(Biết: C = 12; O = 16; H = 1; N = 14)
 **********************
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN
(Đề chính thức) 
TIẾT 36: KIỂM TRA HK I – LỚP 8
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
BIỂUĐIỂM
Phần I: HS chọn đúng mỗi câu 0,5đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
B
C
A
D
A
3,0đ
Phần II: 
Câu 1: Ý nghĩa của công thức hóa học: 
 - Ng/tố tạo ra chất; - Số ng/tử mỗi ngg/tố có trong một phân tử chất. 
 Phân tử khối của chất.
 - Từ công thức hóa học của axit sunfuric H2SO4 ta biết được:
 - Axit sunfuric do ba nguyên tố là H, S, và O tạo ra.
 - Có 2 ng/tử hiđro, 1 ng/tử lưu huỳnh và 4 ng/tử oxi trong 1 phân tử.
 - Phân tử khối bằng: 2 + 32 + 4 x 16 = 98 (đvC)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2: a/ 4P + 5O2 à 2P2O5 
 b/ 2K + 2H2O à 2KOH + H2 
 c/ FexOy + 2yHCl à xFeCl2y/x + yH2O 
 d/ 2C6H6 + 15O2 à 12CO2 + 6H2O
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3:
 a/ - Khối lượng CO2 : 0,125 x 44 = 5,5(g) 
 - Khối lượng CaCO3 : 0,25 x 100 = 25(g) 
 b/ - Số mol CO2 : 2,2 : 44 = 0,05(mol) 
 - Khối lượng N2 : 0,56 : 28 = 0,02(mol) 
 - Thể tích của hỗn hợp khí: 
 Vhh = ( 0,05 + 0,02) x 22,4 = 1,568( lít)
 c/ MA = dA/H2 x MH2 = 15 x 2 = 30(g)
 - Gọi CT của h/chất A là: CxHy
 - Khối lượng của mỗi ng/tố có trong 1 mol h/chất A: 
 + mC = 80 x 30 : 100 = 24(g)
 + mH = 20 x 30 : 100 = 6(g)
 = Số mol ng/tử của mỗi ng/tố trong 1 mol h/chất A: 
 + nC = 24 : 12 = 2(mol); + nH = 6 : 1 = 6(mol)
 - Vậy CTHH của h/chất A là : C2H6
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI HKI HOA 8 CT.doc