Thi thử THPT QG năm học 2015 – 2016 môn Hóa học (kèm các mã đề + đáp án)

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 980Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi thử THPT QG năm học 2015 – 2016 môn Hóa học (kèm các mã đề + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi thử THPT QG năm học 2015 – 2016 môn Hóa học (kèm các mã đề + đáp án)
SỞ GD – ĐT NGHỆ AN
TRUNG TÂM LT THANH TƯỜNG
Đt: 0986606720
THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 135
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Cho biết: Fe = 56, O = 16, N= 14, C = 12, Cu = 64, Cr = 52, H = 1, Ag = 108, Mg = 24, Na = 23, Cl = 35,5, P = 31, S = 32, Ba = 137, Al = 27, Li = 7, K = 39.
Câu 1: Hòa tan 23,2 gam Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là:
A. 3.36.	B. 4.48.	C. 1,12.	D. 2,24.
Câu 2: Nung natriaxetat với hỗn hợp NaOH và CaO (rắn ) là phương pháp điều chế khí nào sau đây trong phòng thí nghiệm
A. CH4	B. C4H8.	C. C2H2	D. C2H4
Câu 3: Có bao nhiêu tripeptit mà khi thủy phân hoàn toàn thu được hỗn hợp gly, ala, val
A. 4	B. 3	C. 1	D. 6
Câu 4: Phản ứng nào sau đây tạo thành đơn chất
A. Cho S tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
B. Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Sục CO2 vào nước javen.
D. Sục Cl2 vào dụng dịch NaOH.
Câu 5: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3COOH
C. C2H5OH
D. C6H5OH ( phenol).
Câu 6: Polietilen được tạo ra bằng cách trùng hợp monome nào sau đây
A. CH2=CH2	B. CH2=CH-CH3	C. H2N-(CH2)5COOH	D. C6H5CH=CH2
Câu 7: Aminoaxit X trong phân tử có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 15 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ được 19,4 gam muối. Tên viết tắt của X có thể là
A. Val	B. Glu	C. Ala	D. Gly
Câu 8: Cho 3,0 gam axit axetic tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được số gam muối là
A. 4,1g	B. 8,2g	C. 0,41g	D. 0,82g
Câu 9: Trong các phản ứng sau phản ứng nào không xẩy ra:
A. Fe + FeCl3 	B. Fe(NO3)2 + AgNO3 
C. FeSO4 + H2S 	D. Fe(NO3)2 + HCl 
Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Sục khí H2S vào dung dịch Al2(SO4)3
(b) Sục CO2 vào dung dịch CH3COONa
(c) Sục F2 vào nước
(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm xẩy ra phản ứng là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 11: Trieste của glixerol với chất nào sau đây là chất béo
A. axit fomic	B. axit acrylic.	C. axit axetic	D. axit oleic
Câu 12: Cho các chất sau: CO, CO2, Al2O3, CrO, Cr2O3, CrO3. Số chất là oxit axit là:
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
Câu 13: Hòa tan 5,4 gam Al trong dung dịch NaOH dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48.	B. 8,96.	C. 6,72.	D. 2,24.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam este X thu được 6,6 gam CO2 và 2,7 gam nước. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 15: Cho 4,6 gam một kim loại X tác dụng với nước dư thu được 2,24 lít H2 (ở đktc). Kim loại X là:
A. Ca.	B. Na.	C. K.	D. Ba.
Câu 16: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn gọi là phản ứng
A. trùng hợp	B. trùng ngưng	C. thủy phân	D. phân hủy.
Câu 17: Trong các loại quặng sau, quặng nào chứa hàm lượng Fe nhiều nhất:
A. Pirit sắt.	B. Xiđerit.	C. Manhetit.	D. hematit.
Câu 18: Tính khối lượng gang thu được chứa 5% khối lượng C còn lại là Fe khi được sản xuất từ 160 tấn quặng hematit đỏ. Biết hiệu suất cả quá trình là 75%.
A. 88,421 tấn.	B. 160 tấn.	C. 112 tấn.	D. 84 tấn.
Câu 19: Chất nào sau đây chứa nguyên tố N
A. andehit đơn chức	B. Amin	C. axit cacboxylic	D. ankan.
Câu 20: Nguyên tử nguyên tố X có tổng electron ở phân lớp d bằng 6. Vị trí của X trong HTTH là:
A. Ô 24, chu kỳ 4 nhóm VIB	B. Ô 29, chu kỳ 4 nhóm IB
C. Ô 26, chu kỳ 4 nhóm VIIIB	D. Ô 19, chu kỳ 4 nhóm IA
Câu 21: Trong các chất sau, chất nào không thể tạo thành từ S bằng một phản ứng hóa học:
A. H2S.	B. Na2SO4.	C. SO2.	D. HgS.
Câu 22: Cho các phát biểu sau đây 
(a) Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.
(b) Các đipeptit không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
(c) Axit cacboxylic có liên kết hidro với nước.
(d) Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng.
Số phát biểu đúng là
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 23: Trong công nghiệp để sản xuất Al bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy trong criolit. Hai điện cực trong sản xuất nhôm được làm bằng:
A. Pt.	B. Than chì.	C. Fe.	D. Cu.
Câu 24: Cho m gam glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 27	B. 9	C. 36	D. 18
Câu 25: Tục ngữ có câu: “ Nước chảy đá mòn” trong đó về nghĩa đen phản ánh hiện tượng đá vôi bị hòa tan khi gặp nước chảy. Phản ứng hóa học nào sau đây có thể giải thích hiện tượng này?
A. Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O	B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
C. CaO + CO2 CaCO3	D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 26: Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
A. glucozơ	B. tinh bột	C. saccarozơ	D. fructozơ
Câu 27: Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, đến phản ứng hoàn thu được 6,72 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 22,4.	B. 11,2.	C. 5,6.	D. 16,8.
Câu 28: Thủy phân este nào sau đây thì thu được hỗn hợp CH3OH và CH3OOH
A. metyl axetat	B. metyl fomat	C. etyl axetat	D. metyl propionat.
Câu 29: Trong các kim loại sau kim loại nào không tác dụng với dung dịch FeCl3
A. Cu.	B. Fe.	C. Ag.	D. Mg.
Câu 30: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm có màu đặc trưng là
A. hồng	B. xanh	C. đen	D. tím
Câu 31: Cho các chất X, Y, Z, T thỏa mãn bảng sau :
 Chất
Thuốc thử 
X
Y
Z
T
NaOH
Có phản ứng
Có phản ứng
Không phản ứng
Có phản ứng
NaHCO3
Sủi bọt khí
Không phản ứng
Không phản ứng
Không phản ứng
Cu(OH)2
hòa tan
Không phản ứng
Hòa tan
Không phản ứng
AgNO3/NH3
Không tráng gương
Có tráng gương
Tráng gương
Không phản ứng
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CH3COOH, HCOOCH3 , glucozơ, phenol.
B. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozơ, CH3CHO
C. HCOOH, HCOOCH3, fructozơ, phenol
D. HCOOH, CH3COOH, glucozơ, phenol.
Câu 32: Cho cân bằng phản ứng: 2NO2 N2O4. Biết rằng khi hạ nhiệt độ thấy màu nâu đỏ nhạt dần. Cho các nhận xét sau:
(a) Phản ứng thuận thu nhiệt.
(b) Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
(c) Khi tăng áp suất cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận.
(d) Tốc độ phản ứng thuận sẽ giảm khi giảm nhiệt độ của hệ phản ứng.
Số nhận xét đúng là:
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm metan và buta- 1,3-dien thu được 6,6gam CO2 và 2,7 gam nước. Phần trăm khối lượng metan trong X bằng
A. 77,14%	B. 42,24%.	C. 50%	D. 22,86 %
Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.
(b) Sục O3 vào dung dịch KI.
(c) Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc nóng.
(d) Sục CO2 vào dung dịch nước javen.
(e) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(g) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là:
A. 4.	B. 6.	C. 3.	D. 5.
Câu 35: Cho một lượng hỗn hợp K và Ba với tỉ lệ mol 1:1 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và Al2(SO4)3 0,1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X, m gam kết tủa Y và 1,68 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 14,77.	B. 17,1.	C. 13,98.	D. 13,99.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Gang xám chủ yếu được dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước, cánh cựa, 
B. Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (tecmit) được dùng để hàn đường ray.
C. Nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
D. CaSO4.H2O gọi là thạch cao nung dùng để bó bột, nặn tượng.
Câu 37: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, este Y và andehit Z. Để đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol M cần vừa đủ 26,88 lít oxi thu được 22,4 lít CO2 và 18 gam nước. Các thể tích đo ở đktc. Phần trăm theo số mol của Z trong M bằng
A. 80%	B. 50%	C. 25%	D. 75%
Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau:
 (a) Điện phân dung dịch AlCl3.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4.
(c) Điện phân nóng chảy NaCl
(d) Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.
(e) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(f) Cho luồng khí NH3 qua CuO nung nóng.
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa kim loại là:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 31,8 gam hỗn hợp Na, Al4C3, CaC2 vào nước thu được 13,44 lít hỗn hợp khí X ( đktc) có tỷ khối so với H2 là 8,5. Cho X qua Ni nung nóng, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Y làm mất màu tối đa m gam brom trong dung dịch. Giá trị m là
A. 80g	B. 48 g	C. 16 g	D. 24g
Câu 40: Cho các phát biểu sau :
(a) Metyl amin, đimetyl amin, trimetyl amin, etyl amin là các chất khí ở nhiệt độ thường, làm xanh quỳ ẩm
(b) Glucozơ có nhiều trong thành phần của quả nho chín nên còn được gọi là đường nho.
(c) Metanol, etanol và một số loại ancol khác được dùng pha chế đồ uống, hòa tan một số chất hữu cơ.
(d) Thủy phân hoàn toàn protein thu được sản phẩm chỉ gồm các .
Số phát biểu đúng là
A. 3	B. 2	C. 4	D. 1
Câu 41: Điện phân 0,5 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,045M (d = 1,035 g/ml) với điện cực trơ, cường độ dòng điện 9,65A trong thời gian t giây, thu được dung dịch X có pH = 1,00, (d = 1,036 g/ml) (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của t là
A.  96500.	B.  45500.	C.  55450.	D.  57450.
Câu 42: Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ đến hết dung dịch X vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 336 ml khí CO2 ở (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,12.	B. 2,24.	C. 0,784.	D. 0,336.
Câu 43: Cho hỗn hợp X chứa x mol Mg và y mol Fe vào dung dịch Y chứa y mol Fe3+ và z mol Ag+. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z và chất rắn E. Cho NaOH dư vào Z thu được kết tủa T, nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp chất rắn F chứa nhiều hơn 2 chất. Mối liên hệ giữa x, y, z là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 44: Cho bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 0,2M và HCl đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 1,568 lít khí NO (ở đktc). Cho 800 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch X thu được dung dịch Y và 0,224 khí NO (ở đktc). Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch X thu được 18 gam hỗn hợp chất rắn khan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là:
A. 60.	B. 58,14.	C. 51,66.	D. 54,9.
Câu 45: Cho 86 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO, Fe(NO3)2 và Mg tan hết trong 1540 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối trung hòa) và 0,04 mol N2. Cho KOH dư vào dung dịch Y rồi đun nóng nhẹ thấy số mol KOH phản ứng tối đa là 3,15 mol và có m gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, nhúng thanh Al vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Al ra cân lại thấy khối lượng tăng 28 gam (kim loại Fe sinh ra bám hết vào thanh Al). Biết rằng tổng số mol O có trong hai oxit ở hỗn hợp X là 1,05 mol. Nếu lấy toàn bộ lượng kết tủa trên nung nóng ngoài không khí thì thu được tối đa bao nhiêu gam oxit:
A. 82	B. 88	C. 81	D. 84
Câu 46: Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z ( MX < MY < MZ , nY = nZ) có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử là 13 trong đó số nguyên tử oxi trong phân tử mỗi peptit không nhỏ hơn 6. Để thủy phân hoàn toàn 32,13 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 510ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của Gly và Val có tỷ lệ mol là 16 : 1. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 2,565 mol oxi. Phần trăm theo khối lượng của Z gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 17	B. 12	C. 14	D. 15
Câu 47: X là hỗn hợp các chất đơn chức đều có M = 60. Cho 30 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 16 gam NaOH. Cũng 30gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư được 3,36 lít H2 (đktc). Đun 30gam X với H2SO4 (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 60% ) thì khối lượng este thu được sau phản ứng là
A. 12,24g	B. 18,12g	C. 6,12g	D. 24,24g
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất hữu cơ X ( phân tử chỉ có 1 loại nhóm chức ), cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 16 gam kết tủa trắng đồng thời khối lượng dung dịch giảm 7,16 gam. Đun nóng 34 gam A trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thấy tạo thành chất hữu cơ Y. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 41,6 gam chất rắn trong đó có một muối natri của axit hữu cơ đơn chức. Chất B phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam. Cho tỉ khối hơi của X so với khí H2 là 85 (ở cùng điều kiện), các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn. Khẳng định nào sau đây là đúng
A. X có thể tham gia phản ứng tráng gương.
B. Trong Y, Oxi chiếm 56,47% tho khối lượng .
C. Muối tạo thành có thể dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm.
D. X cộng hợp brom theo tỷ lệ tối đa 1:2
Câu 49: Hỗn hợp X chứa một oxit sắt, 0,02 mol Cr2O3 và 0,04 mol Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,896 lít SO2 ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 tác dụng vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z và 0,336 lít H2 ở (đktc), dung dịch Z tác dụng tối đa x mol NaOH thu được 6,6 gam hỗn hợp kết tủa. Biết các phản ứng xẩy ra trong môi trường không có oxi. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 0,27.	B. 0,3.	C. 0,28.	D. 0,25.
Câu 50: M là hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức đồng đẳng kế tiếp với số mol bằng nhau ( MX < MY ). Z là ancol no, mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử Cacbon trong X. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp E gồm M và Z cần vừa đủ 31,808 lít oxi ( đktc) tạo ra 58,08 gam CO2 và 18 gam nước. Mặt khác, cũng 0,4 mol hỗn hợp E tác dụng với Na dư thu được 6,272 lít H2 (đktc). Để trung hòa 11,1 gam X cần dung dịch chứa m gam KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 8,9	B. 6,34	C. 8,6	D. 8,4
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA_LO_135.doc
  • xlsĐáp án_Chuan.xls
  • docHOA_LO_213.doc
  • docHOA_LO_359.doc
  • docHOA_LO_487.doc