Tài liệu đây đủ môn Tiếng Anh Lớp 8

doc 40 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 641Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đây đủ môn Tiếng Anh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đây đủ môn Tiếng Anh Lớp 8
Chuyên đề thì(tenses)
1. Thì Hiện Tại Đơn (Simple Present):
S + Vs/es + O (Đối với động từ Tobe)
S + do/does + V + O (Đối với động từ thường)
Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn: always, every, usually, often, generally, frequently.
Cách dùng thì hiện tại đơn
Thì hiện tại đơn diễn tả một chân lý , một sự thật hiển nhiên. Ex: The sun ries in the East. Tom comes from England.
Thì hiện tại đơn diễn tả 1 thói quen , một hành động xảy ra thường xuyên ở hiện tại. Ex: Mary often goes to school by bicycle. I get up early every morning.
Lưu ý : ta thêm "es" sau các động từ tận cùng là : O, S, X, CH, SH.
Thì hiện tại đơn diễn tả năng lực của con người : Ex : He plays badminton very well
Thì hiện tại đơn còn diễn tả một kế hoạch sắp xếp trước trong tương lai hoặc thời khoá biểu , đặc biệt dùng với các động từ di chuyển.
Đọc thêm: Thì hiện tại đơn >> bài tập thì hiện tại đơn,
2. Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous): S + be (am/ is/ are) + V_ing + O
Dấu hiệu nhận biết Thì hiện tại tiếp diễn: now, right now, at present, at the moment,..........
Cách dùng Thì hiện tại tiếp diễn
Thì hiện tại tiếp diễn tả một hành động đang diễn ra và kéo dài dài một thời gian ở hiện tại. Ex: The children are playing football now.
Thì này cũng thường tiếp theo sau câu đề nghị, mệnh lệnh. Ex: Look! the child is crying. Be quiet! The baby is sleeping in the next room.
Thì này còn diễn tả 1 hành động xảy ra lặp đi lặp lại dùng với phó từ ALWAYS: Ex : He is always borrowing our books and then he doesn't remember -
Thì này còn được dùng để diễn tả một hành động sắp xảy ra ( ở tương lai gần) Ex: He is coming tomrow
Lưu ý : Không dùng thì này với các động từ chỉ nhận thức chi giác như : to be, see, hear, understand, know, like , want , glance, feel, think, smell, love. hate, realize, seem, remmber, forget,.......... Ex: I am tired now. She wants to go for a walk at the moment. Do you understand your lesson? Khi học tiếng anh online, bạn có thể đọc thêm về cách chia thì trong tiếng anh
3. Thì quá khứ đơn (Simple Past): S + was/were + V_ed + O
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn: yesterday, yesterday morning, last week, las month, last year, last night.
Cách dùng thì quá khứ đơn: Thì quá khứ đơn diễn tả hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ với thời gian xác định.
CHỦ TỪ + ÐỘNG TỪ QUÁ KHỨ
When + thì quá khứ đơn (simple past)
When + hành động thứ nhất
4. Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous): S + was/were + V_ing + O
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn: While, at that very moment, at 10:00 last night, and this morning (afternoon).
Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn: Dùng để diễn tả hành động đã xảy ra cùng lúc. Nhưng hành động thứ nhất đã xảy ra sớm hơn và đã đang tiếp tục xảy ra thì hành động thứ hai xảy ra.
CHỦ TỪ + WERE/WAS + ÐỘNG TÙ THÊM -ING. While + thì quá khứ tiếp diễn (past progressive)
5. Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect): S + have/ has + Past participle + O
Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại hoàn thành: already, not...yet, just, ever, never, since, for, recenthy, before...
Cách dùng thì hiện tại hoàn thành:
Thì hiện tại hoàn thành diễn tả hành động đã xảy ra hoặc chưa bao giờ xảy ra ở 1 thời gian không xác định trong quá khứ.
Thì hiện tại hoàn thành cũng diễn tả sự lập đi lập lại của 1 hành động trong quá khứ.
Thì hiện tại hoàn thành cũng được dùng với i since và for.
Since + thời gian bắt đầu (1995, I was young, this morning etc.) Khi người nói dùng since, người nghe phải tính thời gian là bao lâu.
For + khoảng thời gian (từ lúc đầu tới bây giờ) Khi người nói dùng for, người nói phải tính thời gian là bao lâu.
Đọc thêm về thì hiện tại hoàn thành
Cấu trúc và cách dùng các thì trong tiếng anh (12 thì tiếng anh)
6. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (Present Perfect Continuous): S + have/ has + been + V_ing + O
Dấu hiệu nhận biết Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: all day, all week, since, for, for a long time, almost every day this week, recently, lately, in the past week, in recent years, up until now, and so far.
Cách dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh khoảng thời gian của 1 hành động đã xảy ra trong quá khứ và tiếp tục tới hiện tại (có thể tới tương lai).
7. Quá khứ hoàn thành (Past Perfect): S + had + Past Participle + O
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành: after, before, as soon as, by the time, when, already, just, since, for....
Cách dùng thì quá khứ hoàn thành: Thì quá khứ hoàn thành diễn tả 1 hành động đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ trước 1 hành động khác cũng xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
8. Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Pas Perfect Continuous): S + had + been + V_ing + O
Từ nhận biết thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: until then, by the time, prior to that time, before, after.
Cách dùng thì khứ hoàn thành tiếp diễn: Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh khoảng thời gian của 1 hành động đã đang xảy ra trong quá khứ và kết thúc trước 1 hành động khác xảy ra và cũng kết thúc trong quá khứ
9. Tương lai đơn (Simple Future): S + shall/will + V(infinitive) + O
Cách dùng thì tương lai đơn:
Khi bạn đoán (predict, guess), dùng will hoặc be going to.
Khi bạn chỉ dự định trước, dùng be going to không được dùng will. CHỦ TỪ + AM (IS/ARE) GOING TO + ÐỘNG TỪ (ở hiện tại: simple form)
Khi bạn diễn tả sự tình nguyện hoặc sự sẵn sàng, dùng will không được dùng be going to. CHỦ TỪ + WILL + ÐỘNG TỪ (ở hiện tại: simple form)
10. Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous): S + shall/will + be + V_ing+ O
Dấu hiện nhận biết Thì tương lai tiếp diễn: in the future, next year, next week, next time, and soon.
Cách dùng Thì tương lai tiếp diễn:Thì tương lai tiếp diễn diễn tả hành động sẽ xảy ra ở 1 thời điểm nào đó trong tương lai.
CHỦ TỪ + WILL + BE + ÐỘNG TỪ THÊM -ING hoặc
CHỦ TỪ + BE GOING TO + BE + ÐỘNG TỪ THÊM -ING
11. Thì tương lai hoàn thành (Future Perfect): S + shall/will + have + Past Participle
Dấu hiệu nhận biết Thì tương lai hoàn thành: by the time and prior to the time (có nghĩa là before)
Cách dùng Thì tương lai hoàn thành: Thì tương lai hoàn thành diễn tả 1 hành động trong tương lai sẽ kết thúc trước 1 hành động khác trong tương lai. CHỦ TỪ + WILL + HAVE + QUÁ KHỨ PHÂN TỪ (PAST PARTICIPLE)
12. Tương Lai Hoàn Thành Tiếp Diễn (Future Perfect Continuous): S + shall/will + have been + V_ing + O
Cách dùng:Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh khoảng thời gian của 1 hành động sẽ đang xảy ra trong tương lai và sẽ kết thúc trước 1 hành động khác trong tương lai.
Chuyên đề động từ khuyết thiếu(modal verbs)
1.Tại sao lại gọi là động từ khiếm khuyết?
- Động từ không cần chia ở ngôi thứ 3 số ít: I can, She can, He can
- Không có hình thức nguyên thể hay phân từ  hai giống như các động từ thường khác
- Động từ chính đứng đằng sau không chia, ở dạng nguyên thể (có hoặc không có “to” )
- Không cần trợ động từ trong câu hỏi, câu phủ định, câu hỏi đuôi
2. Các động từ khiếm khuyết hay gặp:
Modal Verbs
Chức năng
Ví dụ
Chú ý
Can
Diễn tả khả năng hiện tại hoặc tương lai là một người có thể làm được gì, hoặc một sự việc có thể xảy ra
You can speak Spainish.
It can rain.
- Can và Could còn được dùng trong câu hỏi đề nghị, xin phép, yêu cầu.
Ví dụ:
 Could you please wait a moment?
Can I ask you a question?
-Có thể dùng “be able to” thay cho “can hoặc could”
Could (quá khứ của “Can”)
Diễn tả khả năng xảy ra trong quá khứ
My brother could speak English when he was five.
Must
Diễn đạt sự cần thiết, bắt buộc ở hiện tại hoặc tương lai
Đưa ra lời khuyên hoặc suy luận mang tính chắc chắn, yêu cầu được nhấn mạnh
You must get up earily in the morning.
You must be hungry after work hard.
You must be here before 8 a.m
Mustn’t – chỉ sự cấm đoán
Have to
Diễn tả sự cần thiết phải làm gì nhưng là do khách quan (nội quy, quy định)
I have to stop smoking. My doctor said that.
Don’t have to= Don’t need to (chỉ sự không cần thiết)
May
Diễn tả điều gì có thể xảy ra ở hiện tại
May I call her?
-May và might dùng để xin phép. Nhưng might ít được dùng trong văn nói, chủ yếu trong câu gián tiếp:
 May I turn on TV?
I wonder if he might go there alone.
-Might được dùng không phải là quá khứ của May
Where is John? I don’t know. He may/might go out with his friends.
Might (quá khứ của “May”)
Diễn tả điều gì có thể xảy ra ở quá khứ
She might not be his house.
Will
Diễn đạt, dự đoán sự việc xảy ra trong tương lai
Đưa ra một quyết định tại thời điểm nói
Tomorrow will be sunny.
Did you buy sugar? Oh, sorry. I’ll go now.
Dùng Will hay Would trong câu đề nghị, yêu cầu, lời mời
Will you have a cup of coffee?
Would you like a cake?
Would
Diễn tả một giả định xảy ra hoặc dự đoán sự việc có thể xảy ra trong quá khứ
She was a child. She would be upset when hear this bad news.
Shall
Dùng để xin ý kiến,lời khuyên. “Will” được sử dụng nhiều hơn
Where shall we eat tonight?
Should
Chỉ sự bắt buộc hay bổn phận nhưng ở mức độ nhẹ hơn “Must”
Đưa ra lời khuyên, ý kiến
Dùng để suy đoán
You should send this report by 8th September.
You should call her.
She worked hard, she should get the best result.
Ought to
Chỉ sự bắt buộc. Mạnh hơn “Should” nhưng chưa bằng “Must”
You ought not to eat candy at night.
Chuyên đề mệnh đề quan hệ(relative clauses)
1. Định nghĩa mệnh đề quan hệ
Mệnh đề (Clause) là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc của cả một câu. Mệnh đề quan hệ dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó.
Xét ví dụ sau:
The woman who is wearing the T-shirt is my girlfriend.
Trong câu này phần được viết chữ nghiêng được gọi là một relative clause, nó đứng sau “the woman” và dùng để xác định danh từ đó. Nếu bỏ mệnh đề này ra chúng ta vẫn có một câu hoàn chỉnh:
The woman is my girlfriend.
2. Các dạng mệnh đề Quan hệ thường gặp trong tiếng anh
Đại từ quan hệ
Cách sử dụng
Ví dụ
Who
Làm chủ ngữ, đại diện ngôi người
I told you about the woman who lives next door.
which
Làm chủ ngữ hoặc tân ngữ, đại diện ngôi đồ vật, động vậtBổ sung cho cả câu đứng trước nó
Do you see the cat which is lying on the roof?He couldn’t read which surprised me.
whose
Chỉ sở hữu cho người và vật
Do you know the boy whose mother is a nurse?
whom
Đại diện cho tân ngữ chỉ người
I was invited by the professor whom I met at the conference.
That
Đại diện cho chủ ngữ chỉ người, vật, đặc biệt trong mệnh đề quan hệ xác định (who, which vẫn có thê sử dụng được)
I don’t like the table that stands in the kitchen.
Mệnh đề quan hệ (mệnh đề tính từ) bắt đầu bằng các đại từ quan hệ: who, whom, which, that, whose hay những trạng từ quan hệ: why, where, when. Mệnh đề quan hệ dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó.
I. Các đại từ quan hệ:
1. WHO:
– làm chủ từ trong mệnh đề quan hệ
– thay thế cho danh từ chỉ người
.. N (person) + WHO + V + O
2. WHOM:
– làm túc từ cho động từ trong mệnh đề quan hệ
– thay thế cho danh từ chỉ người
..N (person) + WHOM + S + V
3. WHICH:
– làm chủ từ hoặc túc từ trong mệnh đề quan hệ
– thay thế cho danh từ chỉ vật
.N (thing) + WHICH + V + O
.N (thing) + WHICH + S + V
4. THAT:
– có thể thay thế cho vị trí của who, whom, which trong mệnh đề quan hệ quan hệ xác định
* Các trường hợp thường dùng “that”:
– khi đi sau các hình thức so sánh nhất
– khi đi sau các từ: only, the first, the last
– khi danh từ đi trước bao gôm cả người và vật
– khi đi sau các đại từ bất định, đại từ phủ định, đại từ chỉ số lượng: no one, nobody, nothing, anyone, anything, anybody, someone, something, somebody, all, some, any, little, none.
Ex: He was the most interesting person that I have ever met.
It was the first time that I heard of it.
These books are all that my sister left me.
She talked about the people and places that she had visited.
* Các trường hợp không dùng that:
– trong mệnh đề quan hệ không xác định
– sau giới từ
5. WHOSE: dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật, thường thay cho các từ: her, his, their, hoặc hình thức ‘s
..N (person, thing) + WHOSE + N + V .
II. Các trạng từ quan hệ
1. WHY: mở đầu cho mệnh đề quan hệ chỉ lý do, thường thay cho cụm for the reason, for that reason.
..N (reason) + WHY + S + V 
Ex: I don’t know the reason. You didn’t go to school for that reason.
→ I don’t know the reason why you didn’t go to school.
2. WHERE: thay thế từ chỉ nơi chốn, thường thay cho there
.N (place) + WHERE + S + V .
(WHERE = ON / IN / AT + WHICH)
Ex: a/ The hotel wasn’t very clean. We stayed t that hotel.
→ The hotel where we stayed wasn’t very clean.
→ The hotel at which we stayed wasn’t very clean.
3. WHEN: thay thế từ chỉ thời gian, thường thay cho từ then
.N (time) + WHEN + S + V 
(WHEN = ON / IN / AT + WHICH)
Ex: Do you still remember the day? We first met on that day.
→ Do you still remember the day when we first met?
→ Do you still remember the day on which we first met?
I don’t know the time. She will come back then. → I don’t know the time when she will come back.
Cách làm bài tập về mệnh đề quan hệ
III. Các loại Mệnh đề quan hệ
Có hai loại mệnh đề quan hệ: mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.
Mệnh đề quan hệ xác định (Defining relative clauses): là mệnh đề được dùng để xác định danh từ đứng trước nó. Mệnh đề xác định là mệnh đề cần thiết cho ý nghĩa của câu, không có nó câu sẽ không đủ nghĩa. Nó được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định và không dùng dấu phẩy ngăn cách nó với mệnh đề chính.
Mệnh đề quan hệ không hạn định (Non-defining relative clauses): là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về một người, một vật hoặc một sự việc đã được xác định. Mệnh đề không xác định là mệnh đề không nhất thiết phải có trong câu, không có nó câu vẫn đủ nghĩa. Nó được sử dụng khi danh từ là danh từ xác định và được ngăn cách với mệnh đề chính bằng một hoặc hai dấu phẩy (,) hay dấu gạch ngang (-)
Ex: Dalat, which I visited last summer, is very beautiful. (Non-defining relative clause)
Note: để biết khi nào dùng mệnh đề quan hệ không xác định, ta lưu ý các điểm sau:
– Khi danh từ mà nó bổ nghĩa là một danh từ riêng
– Khi danh từ mà nó bổ nghĩa là một tính từ sở hữu (my, his, her, their)
– Khi danh từ mà nó bổ nghĩa la một danh từ đi với this , that, these, those
IV. Cách rút gọn mệnh đề quan hệ:
1. Mệnh đề quan hệ được rút thành cụm phân từ:
Mệnh đề quan hệ chứa các đại từ quan hệ làm chủ từ who, which, that có thể được rút gọn thành cụm hiện tại phân từ (V-ing) hoặc quá khứ phân từ (V3/ed).
* Nếu mệnh đề quan hệ là mệnh đề chủ động thì rút thành cụm hiện tại phân từ (V-ing).
a/ The man who is standing over there is my father. → The man standing over there is my father.
b/ The couple who live next door to me are professors. → The couple living next door to me are professors.
* Nếu mệnh đề quan hệ là mệnh đề bị động thì rút thành cụm quá khứ phân từ (V3/ed). Ví dụ:
a/ The instructions that are given on the front page are very important. → The instructions given on the front page are very important.
b/ The book which was bought by my mother is interesting. → The book bought by my mother is interesting.
2. Mệnh đề quan hệ được rút thành cụm động từ nguyên mẫu:
Mệnh đề quan hệ được rút thành cụm động từ nguyên mẫu (To-infinitive) khi trước đại từ quan hệ có các cụm từ: the first, the second, the last, the only hoặchình thức so sánh bậc nhất. Ví dụ
a/ John was the last person that got the news. → John was the last person to get the news.
b/ He was the best player that we admire. →   He was the best player to be admired.
c/ He was the second man who was killed in this way. →   He was the second man to be killed in this way.
V. Một số lưu ý trong mệnh đề quan hệ
1. Nếu trong mệnh đề quan hệ có giới từ thì giới từ có thể đặt trước hoặc sau mệnh đề quan hệ (chỉ áp dụng với whom và which.)
Ex: Mr. Brown is a nice teacher. We studied with him last year.
→ Mr. Brown, with whom we studied last year, is a nice teacher.
→ Mr. Brown, whom we studied with last year, is a nice teacher.
2. Có thể dùng which thay cho cả mệnh đề đứng trước.
Ex: She can’t come to my birthday party. That makes me sad. → She can’t come to my birthday party, which makes me sad.
3. Ở vị trí túc từ, whom có thể được thay bằng who.
Ex: I’d like to talk to the man whom / who I met at your birthday party.
4. Trong mệnh đề quan hệ xác định , chúng ta có thể bỏ các đại từ quan hệ làm túc từ:whom, which.
Ex: The girl you met yesterday is my close friend. The book you lent me was very interesting.
5. Các cụm từ chỉ số lượng some of, both of, all of, neither of, many of, none of  có thể được dùng trước whom, which và whose.
Ex: I have two sisters, both of whom are students. She tried on three dresses, none of which fitted her.
Chuyên đề câu điều kiện(contional sentences)
Câu điều kiện: Tìm hiểu chi tiết về lý thuyết, cấu trúc và cách sử dụng của 3 loại câu điều kiện (Loại 1, loại 2 & loại 3). Bài tập thực hành về câu điều kiện trong tiếng anh
Định Nghĩa Câu Điều Kiện
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề IF) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính. Ví dụ: If it rains - I will stay at home. Mệnh đề điều kiện - mệnh đề chính (Nếu trời mưa - tôi sẽ ở nhà.)
Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chổ cho nhau được: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa. Ví dụ: You will pass the exam if you work hard. (Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn học tập chăm chỉ.) => If you work hard, you will pass the exam. (Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi).
Các loại câu điều kiện
Type
Forms
Usage
0
If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh
1
If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall...... + Vo
Đk có thể xảy ra ở hiện tại ở tương lai
2
If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should...+ Vo
Đk không có thật ở hiện tại
3
If + S + Had + V3/Ved, S + would/ could...+ have + V3/Ved
Đk không có thật trong quá khứ
Đk kết hợp
If + S + had + V3/Ved, S + would + Vo
Loại câu điều kiện trong Tiếng Anh
(1) Câu điều kiện loại I
Khái niệm về câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại.
Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc - Công thức câu điều kiện loại 1
If + S + V (hiện tại), S + will + V (nguyên mẫu)
IF + Chủ ngữ 1 + Động từ chia ở thì hiện tại đơn + Bổ ngữ, Chủ ngữ 2 + WILL + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có).
Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
Chủ ngữ 1 và chủ ngữ 2 có thể trùng nhau. Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu. Mệnh đề
IF và mệnh đề chính có thể đứng trước hay sau đều được.
Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn. Ví dụ:
If you come into my garden, my dog will bite you. (Nếu anh vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh đó.)
If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)
Cách dùng câu điều kiện loại 1:
Câu điều kiện loại 1 còn có thể được gọi là câu điều kiện hiện tại có thể có thật. Ta sử dụng câu điều kiện loại 1 để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra. ngữ pháp tiếng anh
(2) Câu điều kiện loại II
Khái niệm về câu điều kiện loại 2:
Câu điều kiện loại II còn được gọi là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, điều kiện chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc câu điều kiện loại 2
If + S + V (quá khứ), S + would + V (nguyên mẫu)
Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở bang thái cách (past subjunctive), động từ của mệnh đề chính chia ở thì điều kiện hiện tại (simple conditional). Chú ý:
Bàng thái cách (Past subjunctive) là hình thức chia động từ giống hệt như thì quá khư đơn, riêng động từ "to be" thì dùng "were" cho tất cả các ngôi.
Ví dụ:
If I were a bird, I would be very happy. (Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất hạnh phúc.) <= tôi không thể là chim được
If I had a million USD, I would buy that car. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.) <= hiện tại tôi không có
(3) Câu điều kiện loại III
Khái niệm về câu điều kiện loại 3:
Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc câu điều kiện loại 3
If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S + would + have + P.P
Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).
Ví dụ:
If he had come to see me yesterday, I would have taken him to the movies. (Nếu hôm qua nó đến thăm tôi thì tôi đã đưa nó đi xem phim rồi.)
If I hadn't been absent yesterday, I would have met him. (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.)
Chuyên đề câu hỏi đuôi(tag questions)
Câu hỏi đuôi (tag question) là CÂU HỎI bao gồm hai vế: một vế giới thiệu và vế hỏi đuôi. Chúng được thành lập dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Vế giới thiệu ở dạng khẳng định thì câu hỏi đuôi ở thể phủ định và ngược lại
+ Chủ ngữ và thì của câu hỏi đuôi giống như vế giới thiệu
+ Câu hỏi đuôi cũng được thành lập với các động từ khuyết thiếu (modal verb) : can, could, may, might, should, must và cũng được thành lập giống như câu hỏi đuôi với động từ tobe và trợ động từ
Ví dụ:
- Câu giới thiệu dùng “I am”, câu hỏi đuôi là “aren’t I”
- You can  speak english, can’t you? (modal verb)
- You always do exercise in the morning, don’t you? (vế giới thiệu ở hiện tại)
- You like reading book, don’t you? (Like: được chia ở thì hiện tại)
- You left home yesterday, didn’t  you ? (left: được chia ở thì quá khứ)
Ex:      I am a student, aren’t I
- Câu giới thiệu dùng Let’s, câu hỏi đuôi là “Shall we”
Ex:      Let’s go for a picnic, shall we?
- Chủ ngữ là những đại từ bất định “Everyone, someone, anyone, no one, nobody” câu hỏi đuôi là “they”
Ex:      Somebody wanted a drink, didn’t they?
            Nobody phoned, did they?
- Chủ ngữ là “nothing” thì câu hỏi đuôi dùng “it”. Và Nothing là chủ ngữ có nghĩa là mệnh đề giới thiệu đang ở dạng phủ định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.
Ex: Nothing can happen, can it?
- Trong câu có các TRẠNG TỪ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định
Ex: He seldom drinks wine, does he?
- Câu đầu có It seems that + mệnh đề, lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi 
Ex: It seems that you are right, aren’t you ?
– Chủ từ là mệnh đề DANH TỪ dùng “it” trong câu hỏi đuôi
Ex: What you have said is wrong, isn’t it ?
Why he killed himself seems a secret, doesn’t it ?
- Sau câu mệnh lệnh cách (Do/Don’t do v.v ),  câu hỏi đuôi thường là  will you?:
Ex: Open the door, will you?
Don’t be late, will you?
- Câu đầu là I WISH, dùng MAY trong câu hỏi đuôi.
Ex:  I wish to study English, may I ?
– Chủ từ là ONE, dùng you hoặc one trong câu hỏi duôi
Ex: One can be one’s master, can’t you/one?
– Câu đầu có MUST, must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau
Must chỉ sự cần thiết: => dùng needn’t
Ex: They must study hard, needn’t they?Must chỉ sự cấm đoán: => dùng must
Ex: You mustn’t come late, must you ?
Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: => dựa vào động từ theo sau must
Ex: He must be a very intelligent student, isn’t he? ( anh ta ắt hẳn là 1 học sinh rất thông minh, phải không ?)
Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ ( trong công thức must +have+ p.p) : => dùng [ ] là have/has
Ex: You must have stolen my bike, haven’t you? ( bạn chắc hẵn là đã lấy cắp xe của tôi, phải không?)
- Câu cảm thán, lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, [ ] dùng is, am, are
Ex:What a beautiful dress, isn’t it?
How intelligent you are, aren’t you?
- Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel + mệnh đề phụ, lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.
Ex: I think he will come here, won’t he?
I don’t believe Mary can do it, can she?
( lưu ý MĐ chính có not thì vẫn tính như ở MĐ phụ) 
Cùng mẫu này nhưng nếu chủ từ không phải là I thì lại dùng mệnh đề đầu làm câu hỏi đuôi.
Ex: She thinks he will come, doesn’t she?
- USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lập đi lập lại trong quá khứ). Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID
Ex: She used to live here, didn’t she? 
– Had better: thường được viết ngắn gọn thành ‘D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy ‘D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.
Ex: He’d better stay, hadn’t he? 
– WOULD RATHER:  Would rather thường được viết gọn là ‘D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.
Ex: You’d rather go, wouldn’t you?
Chuyên đề câu bị động(passive form)
1. Công thức câu bị động tương ứng với các thì trong tiếng anh
Công thức chung của các dạng câu bị động là: S+BE+V past participle(P2), tương ứng với các thì trong tiếng anh thìcấu trúc câu bị động sẽ có dạng:
Tense
Active
Passive
Simple Present
S + V + O
S + be + PP.2 + by + O
Present Continuous
S + am/is/are + V-ing + O
S + am/is/are + being + PP.2 + by + O
Present Perfect
S + has/have + PP.2 + O
S + has/have + been + PP.2 + by + O
Simple Past
S + V-ed + O
S + was/were + PP.2 + by + O
Past Continuous
S + was/were + V-ing + O
S + was/were + being + PP.2 + by + O
Past Perfect
S + had + PP.2 + O
S + had + been + PP.2 + by + O
Simple Future
S + will/shall + V + O
S + will + be + PP.2 + by + O
Future Perfect
S + will/shall + have + PP.2 + O
S + will + have + been + PP.2 + by + O
Be + going to
S + am/is/are + going to + V + O
S + am/is/are + going to + be + PP.2 + by + O
Model Verbs
S + model verb + V + OS + modal Verb + have +P2
S + model verb + be + PP.2 + by + OS + modal Verb + have been +P2
2. Công thức biến đổi câu bị động (passive voice) trong tiếng anh:
Điều kiện để có thể biến đổi 1 câu từ chủ động thành bị động: V trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ: đòi hỏi có O theo sau). Các O (trực tiếp, gián tiếp) phải được nêu rõ ràng. Khi biến đổi 1 câu từ chủ động sang bị động ta làm theo các bước sau:
Xác định S, V, O và thì của V trong câu chủ động.
Lấy O trong câu chủ động làm S của câu bị động. Lấy S trong câu chủ động làm O và đặt sau By trong câu bị động.
Biến đổi V chính trong câu chủ động thành PP2 (Past Participle) trong câu bị động.
Thêm To be vào trước PP2 trong câu bị động (To be phải chia theo thời của V chính trong câu chủ động và chia theo số của S trong câu bị động).
3. Bốn trường hợp đặc biệt trong câu bị động (Câu bị động đặc biệt)
a/ It’s your duty to+Vinf –>bị động: You’re supposed to+Vinf VD:  It’s your duty to make tea today.
>> You are supposed to make tea today.
b/ It’s impossible to+Vinf –>bị động: S + can’t + be + P2
VD: It’s impossible to solve this problem. >> This problem can’t be solve.
c/ It’s necessary to + Vinf: –> bị động: S + should/ must + be +P2 VD: It’s necessary for you to type this letter. >> This letter should/ must be typed by you.
d/ Mệnh lệnh thức + Object. –> bị động: S + should/must + be +P2.
VD: Turn on the lights! >> The lights should be turned on.
4. Hình thức của thể bị động trong tiếng anh
Đăng ký khoá học tiếng anh cơ bản tại Academy.vn để xem full trọn bộ kiến thức về câu bị động cũng như cách ghi nhớ và mẹo làm bài tập về câu bị động trong tiếng anh.
5. 8 loại cấu trúc câu bị động bạn cần ghi nhớ
1. BỊ ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ MAKE/ LET
Công thức chủ động : S + make/ let + sb+ Vinf. –> Bị động: S +be+ made + to + Vinf/let + Vinf. VD: My parent never let me do anything by myself. >> I’m never let to do anything by myself.
2. BỊ ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC ” NHỜ AI LÀM GÌ”
Chủ động: S + have(get) + sb + (to)Vinf –>Bị động: S + have/ get + st +done. VD: I have my father repair my bike. >> I have my bike repaired by my father.
3. BỊ ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ ĐI SAU NÓ LÀ MỘT ĐỘNG TỪ Ở DẠNG VING
Các động từ đó như : love, like, dislike, enjoy, fancy, hate, imagine, regret, mind, admit, involve, deny, avoid.etc >> Chủ động: S + V + sb Ving Bị động: S + V + sb/st + being + P2 VD: I like you wearing this dress. >> I like this dress being worn by you.
4. BỊ ĐỘNG CỦA CÁC ĐỘNG TỪ TRI GIÁC( Vp — verb of perception)
a. Cấu trúc 1: S + Vp + sb + Ving. (Ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động hoặc 1 hành động dand diễn ra bị 1 hành động khác xen vào) VD: Opening the door, we saw her overhearing us.
b.  Cấu trúc 2: S + Vp + sb + V. (Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối) VD: I saw him close the door and drive his car away. NOTE: riêng các động từ : feel, find, catch thì chỉ sử dụng công thức 1. >> Bị động: S + be + P2(of Vp) + to +Vinf.  VD: He was seen to close the door and drive his car away.
5. CÂU BỊ ĐỘNG KÉP.
a. Khi main verb ở thời HIỆN TẠI, Công thức:  People/they + think/say/suppose/believe/consider/report..+ that + clause. >> Bị động:
It’s + thought/said/ supposed/believed/considered/reported+ that + clause ( trong đó clause = S + Vinf + O)
Động từ trong clause để ở thì HTDGhoặc TLĐ S + am/is/are + thought/ said/supposed + to + Vinf.  VD: People say that he is a good doctor. >> It’s said that he is a good doctor. He is said to be a good doctor.
Động từ trong clause để ở thời QKDG hoặc HTHT. S + am/is/are + thought/ said/ supposed + to + have + P2. VD: People think he stole my car. >> It’s tho

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng_anh_8.doc