Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 15: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn

doc 8 trang Người đăng daohongloan2k Lượt xem 1281Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 15: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các chuyên đề Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học Trung học cơ sở - Chuyên đề 15: Nguyên tử - Bảng tuần hoàn
CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN TỬ - BẢNG TUẦN HOÀN
X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. Xác định nguyên tố X.
R là nguyên tố phi kim. Hợp chất của R với hiđro có công thức RH2 chứa 5,88% H. Xác định R.
Cho 4,8 gam kim loại M (có hóa trị II) tác dụng vừa đủ với 4,48 lít khí clo (đktc). Sau phản ứng, thu được m gam muối. Xác định kim loại M và tính giá trị của m.	
Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối của kim loại có hóa trị I. Hãy xác định tên kim loại.
Cho 5,6 gam bột sắt vào bình khí clo dư. Sau phản ứng thu được 16,25 gam muối sắt. Tính khối lượng khí clo đã tham gia phản ứng.
X và Y là 2 nguyên tố đứng kế tiếp nhau thuộc một nhóm A của bảng tuần hoàn dạng dài. Biết rằng tổng số các hạt proton trong hạt nhân X và Y là 24. Hãy cho biết vị trí của X và Y trong bảng và nêu các tính chất hóa học điển hình của các đơn chất X và Y. Viết các PTHH của các phản ứng để minh họa.
Hai nguyên tố A và B ở 2 nhóm A liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn dạng dài, B thuộc nhóm 5A, các đơn chất của A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử A và B là 23. Hãy cho biết vị trí của A và B trong bảng tuàn hoàn. 
Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 9, nguyên tử nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 17. Nêu cấu tạo nguyên tử X, Y ?. X, Y là nguyên tố hóa học nào? Dự đoán TCHH của chúng?
Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17 chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố và so sánh với nguyên tố lân cận.
Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 12+ có 3 lớp e, lớp e ngoài cùng có 2e. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 8. Hãy cho biết:
a/ Cấu tạo nguyên tử của X ?	
b/ Tính chất hóa học đặc trưng của X ?
c/ So sánh X với các nguyên tố lân cận ?
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12. Hãy cho biết:
a/ Cấu tạo nguyên tử của X ?
b/ Tính chất hóa học đặc trưng của X ?
c/ So sánh X với các nguyên tố lân cận ?
Dùng phản ứng hóa học chứng minh:
a/ Oxi hoạt động hóa học mạnh hơn N và yếu hơn F.
b/ Clo hoạt động hóa học mạnh hơn Br và S, yếu hơn F.
Dựa vào kiến thức đã học, hãy viết phương trình hóa học so sánh mức độ hoạt động hóa học của phi kim:	
a) Cl và S	b) F và Cl	c) Cl và O	d) Cl, S, O	e) F, Cl, Br, I.
Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của 2 nguyên tố A và B là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 22 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì ? Nêu những tính chất hóa học của hợp chất tạo bởi A và B, viết phương trình hoá học minh họa. 
(HSG TX. Long Khánh và HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2015-2016)
Hai nguyên tử A và B có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử B là 28. Hãy xác định hai nguyên tố A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố như sau: ZN = 7; ZNa = 11; ZCa = 20; ZFe = 26; ZCu = 29; ZC = 6; ZS = 16.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2015-2016)
Tổng số hạt (p, n, e) trong hợp chất T (có công thức A2B) bằng 52, trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 20 hạt.
a/ Tìm công thức hợp chất T biết rằng hợp chất này có thể tạo thành từ phản ứng của các đơn chất nguyên tố A với nguyên tố B. Viết phản ứng xảy ra.
b/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: (mỗi mũi tên là một phản ứng khác nhau, ghi rõ điều kiện (nếu có): .
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
Hợp chất A có công thức R2X, trong đó R chiếm 74,19% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R2X là 30. Tìm công thức phân tử của R2X.	
(Đề thi HSG Tỉnh Long An năm học 2011-2012)
Tổng số hạt cơ bản trong 1 nguyên tử X là 40, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12, tìm số lượng từng loại hạt có trong X.
(Đề thi TS 10 chuyên Bến Tre năm học 2015-2016)
Hạt nhân của một nguyên tử X có số hạt mang điện ít hơn hạt không mang điện là 4, có điện tích hạt nhân là 4,1652.10-18C. Hãy tính tổng số hạt có trong một nguyên tử X? (Cho 1 đơn vị điện tích = 1,602.10-19C).	(Đề thi TS 10 chuyên Long An 2014-2015)
Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Cho biết vị trí của R trong bảng HTTH.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Nam 2010-2011)
 Một hợp chất có công thức MAx, trong đó M chiếm 46,667% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kỳ 3. Trong hạt nhân của M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4, trong hạt nhận của A có số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MAx là 58. Xác định số proton, số nơtron, tên nguyên tố A, M và công thức MAx.	
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Nam 2013-2014)
Tổng các hạt mang điện trong hợp chất AB2 là 64. Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8. Xác định số proton của A và B.
(TS 10 chuyên Thanh Hóa 2018-2019)
Hai loại nguyên tử X và Y tạo được với nhau 2 phân tử XY3 và X2Y4. Trong hai phân tử đó thì: 
- Số hạt không mang điện của phân tử này gấp 2 lần số hạt không mang điện của phân tử kia.
- Số hạt mang điện của phân tử này gấp 1,8 lần số hạt mang điện của phân tử kia.
Xác định công thức phân tử của hai phân tử đã cho.	
(TS 10 chuyên Hải Dương 2017-2018)
Phân tử M có công thức YX2 cấu tạo từ nguyên tử của hai nguyên tố X, Y. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong phân tử M bằng 96 hạt. Hat nhân nguyên tử X, Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Trong bảng tuần hoàn hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm (cột) và ở hai chu kì nhỏ (hàng) liên tiếp. Xác định công thức phân tử M.
(TS 10 chuyên Hải Phòng 2013-2014)
Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82. Trong hạt nhân nguyên tử X, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Biết nguyên tử khối của X có giá trị bằng tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử.
a/ Xác định nguyên tố X.
b/ Coi nguyên tử X có dạng hình cầu với thể tích xấp xỉ 8,74.10-24cm3. Trong tinh thể X có 74% thể tích bị chiếm bởi các nguyên tử, còn lại là khe trống. Cho số Avôgađro: N = 6,022.1023. Tính khối lượng riêng của tinh thể X.
(HSG Vĩnh Phúc 2017-2018)
Khối lượng một nguyên tử của nguyên tố X là 4,483.10-26 kg. Cho 5,4 gam đơn chất X tác dụng vừa đủ với m (gam) halogen Y2 thu được 26,7 gam muối. Xác định nguyên tử khối và tên của X, Y.
(HSG Đà Nẵng 2016-2017)
Cho hợp chất X2Y có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Nguyên tử khối của X lớn hơn nguyên tử khối của Y là 23. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong Y là 34 hạt. Xác định số hạt p, n, e của X, Y và công thức của X2Y.
(HSG Hải Phòng 2016-2017)
Hợp chất X có công thức ABx (x4) được tạo nên từ hai nguyên tố A, B. Tổng số proton trong phân tử ABx bằng 10. Tìm công thức phân tử của ABx.
(HSG Long An 2013-2014)
Hợp chất T có công thức phân tử là MX2. Tổng số hạt proton, notron và electron trong T là 178, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Số hạt không mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn số hạt không mang điện trong nguyên tử X là 14. Tổng số hạt trong nguyên tử M là 82.
a/ Xác định công thức phân tử của T?
b/ Viết PTHH thực hiện chuỗi chuyển hóa: T g SO2 g H2SO4 g FeSO4 g Fe g Fe2(SO4)3 g FeCl3
(TS 10 chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2018-2019)
Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa.
a) Tìm công thức của NaX, NaY.
b) Tính khối lượng mỗi muối.
X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Hỗn hợp A có chứa 2 muối của X, Y với natri.
a) Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A, phải dùng 150 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Tính khối lượng kết tủa thu được?
b) Xác định hai nguyên tố X, Y. 
Hòa tan một muối kim loại halogenua chưa biết hóa trị vào nước để được dung dịch X. Nếu lấy 250 ml dung dịch X (chứa 27 gam muối) cho vào AgNO3 dư thì thu được 57,4 gam kết tủa. Mặt khác điện phân 125 ml dung dịch X trên thì có 6,4 gam kim loại bám ở catot. Xác định công thức muối.
X và Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hỗn hợp A gồm hai muối natri của hai nguyên tố X, Y. Để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 12,975 gam hỗn hợp A cần dùng 300ml dung dịch 0,500M. Xác định hai nguyên tố X và Y?	
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2013-2014)
Oxi hóa 9,6 gam một phi kim ở nhóm VI của bảng tuần hoàn đến oxit hóa trị cao nhất rồi hấp thụ vào nước để được axit tương ứng. Cho dung dịch axit trên tác dụng với Zn dư thì sinh ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Xác định kí hiệu, công thức oxit và axit tương ứng của phi kim trên.
(Đề thi HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015)
Nguyên tố R tạo thành hợp chất RH4 trong đó hidro chiếm 25% khối lượng và nguyên tố R’tạo thành hợp chất R’O2 trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng.
a/ R và R’ là những nguyên tố nào?
b/ Một lít khí R’O2 nặng hơn một lít khí RH4 bao nhiêu lần (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
c/ Nếu ở điều kiện tiêu chuẩn,V1 lít CH4 nặng bằng V2 lít SO2 thì tỉ lệ bằng bao nhiêu lần?
(Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2008-2009)
Hợp chất X1 gồm 2 nguyên tố có công thức phân tử dạng M2On, trong đó nguyên tố oxi chiếm 74,07% về khối lượng. X2 là axit tương ứng của X1. Biết rằng, cứ 1 mol X1 phản ứng với 1 mol nước tạo ra 2 mol X2. Tìm công thức của X1, X2.	
(TS 10 chuyên Vĩnh Phúc 2017-2018)
Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA, trong hợp chất oxi cao nhất (X2O7) có tỉ lệ khối lượng mX : mO = 71 : 112.
a/ Xác định nguyên tố X.
b/ Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp gồm Al và MgCO3 trong 200 ml dung dịch HX 1,5M (d = 1,05g/ml) được dung dịch A và hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 13,6. 
Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A.	
(TS 10 chuyên Vũng Tàu 2017-2018)
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11. Hãy cho biết:
a/ Vị trí của A trong bảng tuần hoàn.
b/ Tính chất hóa học cơ bản của A và so sánh với các nguyên tố lân cận.
(Đề thi TS 10 chuyên Điện Biên năm học 2018-2019)
Nguyên tử của nguyên tố M có số electron là 11. Cho 6,9 gam M tan trong a gam nước thu được dung dịch X có nồng độ 25%. Hãy:
- So sánh tính kim loại của M với Mg và K.
- Tìm giá trị của a.
(HSG Đăk Nông 2017-2018)
Cho 5 nguyên tố A, X, Y, Z, T thuộc 5 ô liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có điện tích hạt nhân tăng dần. Tổng số hạt mang điện trong 5 nguyên tử của 5 nguyên tố trên bằng 180 hạt. 
a/ Xác định 5 nguyên tố đã cho.
b/ Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các đơn chất của 5 nguyên tố trên tác dụng với nhau từng đôi một.
(HSG Hải Phòng 2017-2018)
Nguyên tố X là một phi kim. Hợp chất khí của X với hidro là M (có công thức H8-aX); oxit cao nhất của X là N (có công thức X2Oa). Tỉ khối hơi của N so với M là 5,0137.
a/ Tìm X.
b/ Hợp kim của nguyên tố A có nhiều ứng dụng trong đời sống. Đơn chất A, X và hợp chất của chúng tham gia vào các phản ứng theo sơ đồ sau:
(1) A + X → E 	(5) A + O2 → F
(2) A + B → C + H2	(6) F + B → C + E + H2O
(3) E + A → C 	(7) C + X → E
(4) F + H2 → A + H2O
Xác định các chất A, B, C, D, E, F và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
(HSG Nam Định 2017-2018)
Một nguyên tố ở nhóm A của bảng tuần hoàn tạo ra được hai hợp chất clorua và hai hợp chất oxit. Khi hóa trị của nguyên tố trong hợp chất clorua và hợp chất oxit như nhau thì tỉ số phần trăm khối lượng của clo trong hai hợp chất clorua là 1 : 1,099 và tỉ số phần trăm về khối lượng của oxi trong hai hợp chất oxit là 1 : 1,291. 
a/ Xác đӏnh nguyên tố đó.
b/ Viết công thức phân tử của hai hợp chất clorua và hợp chất oxit.
(Thi thử HSG Amserdam Hà Nội 2017-2018; HSG Long An 2014-2015)
Nguyên tử của nguyên tố R có phân mức năng lượng cao nhất là 4s2.
1/ Viết cấu hình electron của nguyên tử R
2/ Vị trí trong bảng tuần hoàn. 
3/ Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho:
R + H2O hiđroxit + H2	
Oxit của R + H2O 
Muối cacbonat của R + HCl	
Hiđroxit của R + Na2CO3 
Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58.
1/ Xác định tên nguyên tố, số khối của M, số thứ tự A trong bảng tuần hoàn. 
2/ Hoàn thành các phương trình hóa học:
MXx + O2 M2O3 + XO2
MXx + HNO3 M(NO3)3 + H2XO4 + NO2 + H2O
Cho biết cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố (thuộc chu kỳ 3) A, M, X lần lượt là ns1, ns2np1, ns2np5. Xác định vị trí của A, M, X trong bảng tuần hoàn và cho biết tên của chúng.
3/ Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:
A(OH)m + MXy 	 A1 + ...
A1 + A(OH)m 	 A2 (tan) + ...
A2 + HX + H2O A1 + ...
A1 + HX 	 A3 (tan) + ...
Trong đó M, A, X là các nguyên tố tìm thấy ở câu 1.
Nguyên tố R là phi kim thuộc phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn. Tỉ lệ giữa phần trăm nguyên tố R trong oxit cao nhất và phần trăm R trong hợp chất khí với hiđro bằng 0,5955. Cho 4,05 gam một kim loại M chưa rõ hóa trị tác dụng hết với đơn chất R thì thu được 40,05 gam muối. Xác định công thức của muối M.
Hòa tan hoàn toàn 9,18 gam Al nguyên chất cần V lít dung dịch axit HNO3, nồng độ 0,25M, thu được một khí X và một dung dịch muối Y. Biết trong X số nguyên tử của nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa là 0,3612.1023 (số Avogadro là 6,02.1023). Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y tạo ra một dung dịch trong suốt cần 290 gam dung dịch NaOH 20%. 
a/ Xác định khí X và viết các phương trình phản ứng xảy ra? 
b/ Tính V? 
Nguyên tử của nguyên tố A có điện tích hạt nhân 16+, 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 6 electron. 
a/ Giả thiết “bán kính nguyên tử” là khoảng cách từ hạt nhân tới lớp electron ngoài cùng. Thông số này phụ thuộc vào lực hút giữa electron và hạt nhân: nếu lực hút càng mạnh, bán kính càng nhỏ và ngược lại. Nếu cung cấp năng lượng để 1 electron bứt ra khỏi lớp ngoài cùng, A chuyển thành A+; ngược lại, cung cấp năng lượng để ép thêm 1 electron vào lớp ngoài cùng, A chuyển thành A-. Dựa vào điện tích của các hạt trong nguyên tử, hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần bán kính của A, A+ và A- và giải thích.
b/ Xác định A, viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) để thực hiện các chuyển hóa sau:
A + A1 X	(1)	; 	A + B Y	(2)
Y + A1 X + E	(3)	; 	X + Y A + E	(4)
X + D + E U + V	(5)	; 	Y + D + E U + V	(6)
Biết mỗi chữ cái là một chất khác nhau; A1 và B đều là phi kim.
c/ Giả thiết “số oxi hóa” là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu cho rằng phân tử tạo nên từ các ion đơn nguyên tử. Trong các đơn chất, nguyên tử có số oxi hóa bằng 0. Với đa số các hợp chất, hiđro thường có số oxi hóa là +1; oxi thường có số oxi hóa -2. Tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0. Có thể định nghĩa: phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa; chất oxi hóa là chất có số oxi hóa giảm và chất khử là chất có số oxi hóa tăng trong phản ứng oxi hóa – khử. Dựa vào các định nghĩa trên hãy cho biết phản ứng nào trong số các phản ứng ở ý 2.b là phản ứng oxi hóa – khử? Xác định chất oxi hóa và chất khử trong một phản ứng oxi hóa – khử tùy chọn ở trên.	(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định năm học 2018-2019)
Hợp chất A có công thức phân tử là MX2. Tổng số hạt proton, notron và electron trong A là 106, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 34. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn tổng số hạt trong nguyên tử X là 34. Tổng số proton và notron của M nhiều hơn tổng số proton và notron của X là 23.
a/ Tìm công thức phân tử hợp chất A.
b/ Hợp chất A được sử dụng trong tàu vũ trụ với mục đích hấp thụ khí do con người thở ra và sinh ra khí để con người hít vào để đảm bảo sự hô hấp cho các phi hành gia. Viết phương trình phản ứng biểu diễn quá trình trên.
c/ Cho A vào lượng nước dư được khí B và dung dịch C, lấy khí B phản ứng với lượng Fe vừa đủ (có đốt nóng) thu được chất rắn D. Hòa tan hết D vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư sinh ra dung dịch E, cho một lượng dư dung dịch C vào dung dịch E tạo thành kết tủa F, nung F trong điều kiện không có không khí tạo ra chất rắn G. Viết các phương trình phản ứng xảy ra biểu diễn quá trình trên.
(TS 10 chuyên Bình Dương 2018-2019)
Khi kim loại kết hợp với phi kim thành hợp chất, electron di chuyển từ nguyên tử kim loại sang nguyên tử phi kim. Số electron các nguyên tử kim loại cho đi phải đúng bằng số electron các nguyên tử phi kim nhận được. Khi một nguyên tử nhận thêm electron hay nhường bớt electron, nó trở thành ion. Mô hình sau biểu diễn nguyên tử liti, nguyên tử nito và ion trong hợp chất liti nitrua.
Xác định điện tích của ion liti, ion nito và công thức phân tử của hợp chất liti nitrua.
(TS 10 chuyên TP.HCM 2017-2018)
*Có hợp chất MX3. Cho biết :
Tổng số hạt p, n, e là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. 
Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8.
Tổng 3 loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16.
 Hãy xác định nguyên tố M, X ?	ĐS: AlCl3
*Hợp chất Y có công thức M4X3. Biết
- Tổng số hạt trong phân tử Y là 214 hạt
- Ion M3+ có số e bằng số e của ion X4-
- Tổng số hạt p, n, e của ng/tử M nhiều hơn tổng số hạt của ng/tử X trong Y là 106. 
a/ Xác định hợp chất Y	
b/ Xác định vị trí của M và X trong bảng HTTH.	ĐS: Al4C3
*Hợp chất ion được tạo bởi các ion M2+ và X2-. Biết rằng trong phân tử MX tổng số hạt là 84. Số n và số p trong hạt nhân nguyên tử M và X bằng nhau. Số khối của X2- lớn hơn số khối của M2+ là 8.
a/ Viết cấu hình e của M2+; X2-; ?	
b/ Xác định vị trí của M và X trong bảng HTTH?
*Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ là 16. Công thức của MX3 là : 
*Hợp chất có công thức phân tử là M2X với: Tổng số hạt cơ bản trong một phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn M là 9. Tổng số hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. Số khối của M, X lần lượt là : 
*Nguyên tử Al có bán kính 1,43và có khối lượng nguyên tử 27 đvC. 
a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Al.
b. Trong thực tế, thể tích thật chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% của tinh thể, còn lại là các khe trống. Định khối lượng riêng đúng của Al.	ĐS: 3,66g/cm3; 2,7084g/cm3
*Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35.10-10 m , nguyên tử khối bằng 65 u. (d là khối lượng riêng).
a. Tính d của nguyên tử Zn 
b. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân với bán kính r = 2.10-15 m. Tính d của hạt nhân nguyên tử Zn.	ĐS: 10,47g/cm3; 3,22.1015g/cm3
*Khối lượng riêng của đồng kim loại là 8,93 g/cm3 và khối lượng nguyên tử của đồng là 63,5 đvC. Giả thiết rằng, trong tinh thể đồng các ngtử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử đồng tính theo lí thuyết là.	ĐS: 1,28A0
*Khối lượng riêng của vàng kim loại là 19,32 g/cm3 và khối lượng nguyên tử của vàng là 197u. Giả thiết rằng, trong tinh thể vàng các ngtử là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử vàng tính theo lí thuyết là.	ĐS: 1,447A0
*[ĐH A-2011] Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các ngtử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính ngtử canxi tính theo lí thuyết là.	ĐS: 1,96A0
*Tính bán kính gần đúng của nguyên tử canxi, biết thể tích của 1 mol canxi bằng 25,87cm3. Biết rằng trong tinh thể các nguyên tử canxi bằng 74% thể tích.	ĐS: 1,965A0
*Cho biết một loại nguyên tử Fe có: 26p, 30n, 26e 
a. Trong 56 gam Fe chứa bao nhiêu hạt p, n , e ? 
b. Trong 1 kg Fe có bao nhiêu (e) 
c. Có bao nhiêu kg Fe chứa 1 kg (e) 
*Cho biết một loại nguyên tử Al có: 13p, 14n, 13e 
a. Trong 27 gam Al chứa bao nhiêu hạt p, n , e ? 
b. Trong 1 kg Al có bao nhiêu (e) 
c. Có bao nhiêu kg Al chứa 1 kg (e) 

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_cac_chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_trung.doc