PHẦN I CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN BUỔI 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CÁC PHÉP LAI ĐƯỢC SỬ DỤNG TÌM RA CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác. - Có hai loại tính trạng: + Tính trạng tương ứng: là những biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng. + Tính trạng tương phản: là hai tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau. 2. Cặp gen tương ứng: Là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và qui định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng ( di truyền đa hiệu). 3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. 4. Gen alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng một gen tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống nhau hoặc khác nhau về số lượng thành phần, trình tự phân bố các Nuclêôtít. 5. Gen không alen: Là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng một NST thuộc một nhóm liên kết. 6. Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật. 7. Kiểu hình: Là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập đến kiểu hình người ta chỉ quan tâm đến một hay một số tính trạng. 8. Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ. 9. Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. + Trội hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội. + Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian. 10. Tính trạng lặn: Là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử lặn 11. Đồng hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng giống nhau. 12. Dị hợp tử: Là kiểu gen có hai gen tương ứng khác nhau. 13. Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. 14. Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết, đôi khi có thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện những đặc điểm của bố mẹ. 15. Giao tử thuần khiết: Là giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền được hình thành trong quá trình phát sinh giao tử. II. CÁC PHÉP LAI ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TÌM RA CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN 1. Lai thuận nghịch: Là phép lai thay đổi vị trí của bố mẹ ( khi thì dùng dạng này là bố, khi dùng dạng đó làm mẹ) nhằm phát hiện ra các định luật di truyền sau: + Định luật di truyền gen nhân và gen tế bào chất: Khi lai thuận nghịch về một cặp tính trạng nào đó nếu kết quả đời con không thay đổi thì đó là di truyền gen nhân, nếu đời con thay đổi phụ thuộc vào mẹ thì đó là di truyền gen tế bào chất VD: Di truyền gen nhân - Lai thuận: P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh AA aa F1 Đậu hạt vàng Aa - Lai nghịch: P Đậu hạt xanh x Đậu hạt vàng AA aa F1 Đậu hạt vàng Aa VD: Di truyền gen tế bào chất - Lai thuận: P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh F1 Đậu hạt vàng - Lai nghịch: P Đậu hạt xanh x Đậu hạt vàng F1 Đậu hạt xanh + Định luật di truyền liên kết và hoán vị gen: Khi lai thuận nghịch mà kết quả đời con thay đổi về tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình khác tỉ lệ phân li độc lập thì đó là di truyền liên kết gen và hoán vị gen VD: - Phép lai thuận: Khi lai ruồi đực F1 mình xám cánh dài với ruồi cái mình đen, cánh cụt được kết quả FB 1 xám dài : 1 đen cụt Liên kết gen - Phép lai nghịch: Khi lai ruồi cái F1 mình xám cánh dài với ruồi cái mình đen, cánh cụt được kết quả FB 0,41 xám dài : 0,41 đen cụt : 0,009 xám cụt : 0,09 đen dài Hoán vị gen + Định luật di truyền gen liên kết trên NST giới tính X VD: - Phép lai thuận: Khi lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng, kết quả thu được toàn ruồi mắt đỏ - Phép lai nghịch: Khi lai ruồi cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ, kết quả thu được 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng 2. Lai phân tích: - Khái niệm: Là phép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn. Nếu đời con lai không phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử trội, nếu đời con lai phân tính thì cơ thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp. - Lai phân tích được sử dụng để phát hiện các quy luật di truyền sau: + Di truyền trội lặn của định luật Men Đen: lai phân tích về một gen xác định một tính trạng, kết quả có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh AA aa F1 Đậu hạt vàng Aa P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh Aa aa F1 Đậu hạt vàng : Đậu hạt xanh Aa aa + Di truyền tương tác nhiều gen xác định một tính trạng trong trường hợp tương tác bổ trợ, át chế, cộng gộp với tỉ lệ kiẻu hình của phép lai phân tích về một tính trạng là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc 1 : 2 :1 hoặc 3 : 1 * P gà mào hồ đào x gà mào hình lá AaBb aabb F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 1 hồ đào : 1 hoa hồng : 1 hạt đậu : 1 hình lá * P Cây cao x Cây thấp AaBb aabb F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 1 cao: 3 thấp * P Bí dẹt x Bí dài AaBb aabb F1 1AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1aabb 1 bí dẹt : 2 bí tròn: 1 bí dài + Định luật di truyền liên kết (hoặc đa hiệu gen): Nếu lai phân tích về hai cặp tính trạng trở lên mà có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 thì đó là di truyền liên kết hoặc đa hiệu gen + Định luật di truyền hoán vị gen: Nếu lai phân tích về hai cặp tính trạng trở lên mà có tỉ lệ kiểu hình khác 1 : 1 : 1 : 1 thì đó là di truyền hoán vị gen 3. Phân tích kết quả phân li kiểu hình ở F2 Khi cho lai F1 với nhau, có thể phát hiện ra các định luật di truyền sau: + Định luật phân tính trong lai một cặp tính trạng do một cặp gen chi phối có hiện tượng trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn F1 Đậu hạt vàng x Đậu hạt vàng Aa Aa F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 vàng 1 xanh F1 Hoa hồng x Hoa hồng Aa Aa F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng + Định luật di truyền tương tác nhiều gen quy định một tính trạng: Nếu khi lai một tính trạng mà có tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 7 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9: 3 : 4 hoặc 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1 thì các trường hợp trên là tương tác gen kiểu bổ trợ, át chế, cộng gộp + Định luật di truyền độc lập: Nếu lai hai hay nhiều cặp tính trạng mà tỉ lệ các tính trạng đó nghiệm đúng công thức kiểu hình (3 : 1)n thì các tính trạng đó di truyền độc lập + Định luật di truyền liên kết: Nếu lai hai cặp tính trạng do hai cặp gen chi phối mà tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3 : 1 hoặc 1 : 2: 1 thì các tính trạng di truyền liên kết hoàn toàn + Định luật hoán vị gen: Nếu lai hai cặp tính trạng do hai cặp gen chi phối mà tỉ lệ kiểu hình ở F2 khác 9 : 3 : 3 : 1 thì các tính trạng di truyền liên kết không hoàn toàn. III. CÂU HỎI LÝ THUYẾT Di truyền là gì? Biến dị là gì? Thế nào là tính trạng? có mấy loại tính trạng? Trình bày các dạng tính trạng? Thế nào là kiểu gen? Kiểu hình? Phân biệt đồng hợp tử và dị hợp tử? Trình bày các phép lai được sử dụng để tìm ra các qui luật di truyền? Thế nào là lai thuận nghịch? Phép lai thuận nghịch được sử dụng để tìm ra các qui luật di truyền nào? Thế nào là lai phân tích? Phép lai phân tích được dùng để tìm ra các qui luật di truyền nào? Phương pháp phân tích kết quả phân li kiểu hình ở F2 được dùng để tìm ra các qui luật di truyền nào? BUỔI 2 + 3 QUY LUẬT TRỘI LẶN HOÀN TOÀN VÀ QUY LUẬT TRỘI LẶN KHÔNG HOÀN TOÀN I. QUI LUẬT TRỘI LẶN HOÀN TOÀN Quy luật này được phản ánh qua định luật 1 và 2 của Men Đen - Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng trội và F2 phân tính 3 trội : 1 lặn Hoặc: Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về mỗi giao tử và giữ nguyên bản chất như thế hệ P. - Thí nghiệm: Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt với hạt xanh được F1 toàn hạt vàng, F2 thu được tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh P Đậu hạt vàng x Đậu hạt xanh AA aa F1 Đậu hạt vàng Aa F1 x F1 Đậu hạt vàng x Đậu hạt vàng Aa Aa F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 vàng 1 xanh - Cơ chế: + Gen A đứng cạnh gen a trong thể dị hợp không bị hoà lẫn mà vẫn giữ nguyên bản chất, khi giảm phân sẽ cho hai giao tử A và a + Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử F1 sẽ cho F2 với tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa + Do A át hoàn toàn a nên KG AA và Aa đều có KH trội - Điều kiện nghiệm đúng: + P thuần chủng + 1 gen qui định 1 tính trạng + Trội hoàn toàn + Số cá thể lai đủ lớn II. QUY LUẬT TRỘI LẶN KHÔNG HOÀN TOÀN - Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F2 phân tính với tỉ lệ 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn P Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa F1 Hoa hồng Aa F1 x F1 Hoa hồng x Hoa hồng Aa Aa F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng III. CÂU HỎI LÝ THUYẾT Trình bày thí nghiệm của MenĐen về lai một cặp tính trạng? Viết sơ đồ lai và giải thích theo quan điểm của MenĐen và theo quan điểm của di truyền học hiện đại? Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li? Nêu ví dụ về hiện tượng trội không hoàn toàn? Viết sơ đồ lai và nêu nội dung của qui luật trội không hoàn toàn? So sánh quy luật trội lặn hoàn toàn và quy luật trội không hoàn toàn? IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP 1. Nhận dạng các bài toán thuộc các qui lụât Men Đen a. Trường hợp 1: - Nếu đề bài đã nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Menđen: + 1 gen qui định 1 tính trạng + Trội hoàn toàn + Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau b. Trường hợp 2: - Nếu đề bài đã xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con + Nếu lai một cặp tính trạng cho kiểu hình có các tỉ lệ sau đây: 100%; 1 : 1; 3 :1; 2 : 1 (tỉ lệ gen gây chết); 1 : 2 :1 (di truyền trung gian) + Khi lai hai hay nhiều tính trạng cho kiểu hình có các tỉ lệ sau (1 : 1)n , (3 : 1)n, (1 : 2 : 1)n c. Trường hợp 3: - Nếu đề bài không cho xác đinh tỉ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho một kiểu hình nào đó ở con lai + Khi lai một cặp tính trạng, tỉ lệ kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% (hoặc 1/4) + Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng, tỉ lệ kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 6,25% (hoặc 1/16) 2. Cách giải bài tập thuộc định luật MenĐen Thường qua 3 bước: - Bước 1: Qui ước gen + Nếu đề bài chưa qui ước gen thì cần xác định tính trội lặn dựa vào các tỉ lệ quen thuộc rồi qui ước - Bước 2: Biện luận để xác định KG, KH của cặp bố mẹ - Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỉ lệ KG, KH và giải quyết các yêu cầu khác của bài 3. Bài tập vận dụng Bài 1: ở lúa, hạt đục trội hoàn toàn so với hạt trong. Cho lúa hạt đục thuần chủng thụ phấn với lúa hạt trong a. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2 b. Nếu cho cây F1 và F2 có hạt gạo đực nói trên lai với nahu thì kết quả như thế nào? Giải: Qui ước A : đục a : trong a. Cây P có gạo hạt trong có kiểu gen: aa Cây P có gạo hạt trong có kiểu gen: AA Sơ đồ lai: P Gạo hạt đục x Gạo hạt trong AA aa G A a F1 Gạo hạt đục Aa F1 x F1 Gạo hạt đục x Gạo hạt đục Aa Aa G F1 A , a A, a F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 đục : 1 trong b. Cây F1 có kiểu gen: Aa, F2 có kiểu gen: AA, Aa Sơ đồ lai: P Gạo hạt đục x Gạo hạt đục AA Aa G A A, a F1 Gạo hạt đục AA : Aa P Gạo hạt đục x Gạo hạt đục Aa Aa G A , a A, a F1 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 đục : 1 trong Bài 2: ở cà chua, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Hãy xác định: Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 phân li theo tỉ lệ 1 cao : 1 thấp? Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 phân li theo tỉ lệ 3 cao : 1 thấp? Kiểu gen và kiểu hình của cây bố mẹ phải như thế nào để có F1 đồng tính cây cao? Giải: Qui ước A: cao a : thấp a. F1 phân tính theo tỉ lệ 1 cao : 1 thấp suy ra F1 có 2 kiểu tổ hợp gen do đó 1 cơ thể P cho ra hai giao tử A và a , 1 cơ thể cho ra 1 giao tử lặn a Kiểu gen tương ứng của P là Aa và aa Sơ đồ lai: P Cây cao x Cây thấp Aa aa G A, a a F1 KG Aa : aa KH 1 cao : 1 thấp b. F1 phân tính theo tỉ lệ 3 cao : 1 thấp suy ra F1 có 4 kiểu tổ hợp gen do đó P cho ra hai giao tử A và a tương đương ơ r cả hai cơ thể Kiểu gen tương ứng của P là Aa Sơ đồ lai: P Cây cao x Cây thấp Aa Aa G A, a A, a F1 KG 1AA : 2Aa : aa KH 3 cao : 1 thấp c. F1 đồng tính cây cao KH cây cao có kiểu gen tương ứng là AA, Aa, có 3 khả năng: Khả năng 1: Kiểu gen của F1 là AA , kiểu gen tương ứng của P là AA Sơ đồ lai: P Cây cao x Cây cao AA AA G A A F1 KG AA KH 100% cao Khả năng 2: Kiểu gen của F1 là Aa , kiểu gen tương ứng của P là AA và aa Sơ đồ lai: P Cây cao x Cây thấp AA aa G A a F1 KG Aa KH 100% cao Khả năng 3: Kiểu gen của F1 là AA : Aa , kiểu gen tương ứng của P là AA và Aa Sơ đồ lai: P Cây cao x Cây cao AA Aa G A A, a F1 KG 1AA : 1Aa KH 100% cao Bài 3: ở một loài đậu có hai kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng. Tính trạng này được qui định bởi 1 cặp gen alen trên NST thường. Khi lai hai cây đậu hoa đỏ với nhau, F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tạp giao thì F2 như thế nào? Giải: - Tính trạng màu sắc được qui định bởi 1 cặp gen alen nằm trên NST thường mà chỉ có hai kiểu hình nên tính trạng này tuân thep qui luật trội lặn hoàn toàn - Qui ước: A : hoa đỏ a : hoa trắng Có hai trường hợp - TH 1: Nếu kiểu hình hoa đỏ là trội + Kiểu gen tương ứng của KH hoa đỏ là AA hoặc Aa + KG tương ứng của P, F1 , F 2 có thể có hai khả năng Khả năng 1: Sơ đồ lai: P Hoa đỏ x Hoa đỏ AA AA G A A F1 KG AA KH 100% Hoa đỏ Sơ đồ lai: F1 xF1 Hoa đỏ x Hoa đỏ AA AA G A A F2 KG AA KH 100% Hoa đỏ Khả năng 2 Sơ đồ lai: P Hoa đỏ x Hoa đỏ AA Aa G A A, a F1 KG 1AA : 1Aa KH 100% Hoa đỏ F1 x F1 Các phép lai Tỉ lệ phép lai Tỉ lệ kiểu gen F2 Đực Cái AA x AA AA AA x Aa AA : Aa Aa x AA AA : Aa Aa x Aa AA : Aa : aa Tổng cộng : - Tỉ lệ KG: - Tỉ lệ KH: 15 đỏ : 1 trắng Bài 4: ở đậu hà lan, đặc điểm tính trạng hình dạng của hạt do một gen qui định. Cho giao phấn hai cây đậu thu được F1, cho F1 tiếp tục gia phấn với nhau thu được 3 kết quả: - PL 1: F1 hạt trơn x hạt trơn thu được F2: 735 hạt trơn : 247 hạt nhăn - PL 2: F1 hạt trơn x hạt trơn thu được F2: 100% hạt trơn - PL 1: F1 hạt trơn x hạt nhăn thu được F2: 100% hạt trơn a. Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên b. Rút ra nhận xét về kiểu hình và kiểu gen của P? Viết sơ đồ lai và giải thích? Giải: 1. Sơ đồ lai từ F1 đến F2: a. Trường hợp 1: F2 cho tỉ lệ 735 hạt trơn : 247 hạt nhăn = 3 : 1 suy ra hạt trưon là trội so với hạt nhăn. Qui ước: A: hạt trơn a: hạt nhăn F2 cho tỉ lệ 3 : 1 suy ra F1 có kiểu gen dị hợp Aa Sơ đồ lai: F1 xF1 Hạt trơn x Hạt trơn Aa Aa G A , a A, a F2 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 trơn : 1 nhăn b. Trường hợp 2: F2 đều có hạt trơn, F2 đồng tính trội suy ra hai cây F1 mang kiểu gen AA hoặc Aa Sơ đồ lai 1: F1 xF1 Hạt trơn x Hạt trơn AA AA G A A F2 KG AA KH 100% Hạt trơn Sơ đồ lai 2: F1 xF1 Hạt trơn x Hạt trơn AA Aa G A A, a F2 KG 1AA : 1Aa KH 100% Hạt trơn c. Trường hợp 3: F2 đều có hạt trơn, F2 đồng tính trội suy ra hai cây F1 mang kiểu gen AA và aa Sơ đồ lai: F1 xF1 Hạt trơn x Hạt nhăn AA aa G A a F2 KG Aa KH 100% hạt trơn 2. Nhận xét về P: F1 xuất hiện các kiểu gen AA, Aa, aa. Suy ra hai cơ thể P tạo được 3 kiểu gen nên P có kiểu gen Aa. Sơ đồ lai: P Hạt trơn x Hạt trơn Aa Aa G A , a A, a F1 KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 trơn : 1 nhăn Bài tập về nhà: Bài 1: ở bò, tính trạng không sừng là trội so với tính trạng có sừng. Cho bò đực không sừng giao phối với 3 bò cái A, B, C được kết quả sau: - Với bò cái A có sừng sinh ra bê A có sừng - Với bò cái B không sừng sinh ra bê B có sừng - Với bò cái C có sừng sinh ra bê C không sừng Hãy xác định kiểu di truyền của bò đực, 3 bò cáI, 3 bê con Bài 2: ở dâu tây, tính trạng màu quả có 3 KH là Đỏ, hồng, trắng. Khi lai cây quả đỏ với nhau thu được thế hệ sau toàn quả đỏ. Khi lai quả hồng với nhau thu được 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng Có thể giải thích phép lai trên như thế nào? KG và KH ở F1 như thế nào khi cho: - Quả hồng x quả đỏ - Quả hồng x quả trắng - Quả đỏ x quả trắng c. Kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào khi cho F1 của phép lai (Hồng x đỏ) tạp giao với nhau? d. Kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào khi cho F1 của phép lai (Hồng x đỏ) tự thụ phấn với nhau? Bài 3: ở cá chép có hai KH là cá chép trần và cá chép vảy. Khi lai cá chép vảy với cá chép vảy thu được toàn cá chép vảy. Khi lai cá chép trần với cá chép vảy thu được 1 trần : 1 vảy. Khi lai các chép trần với nhau luôn thu được tỉ lệ phân tính(2trần : 1 vảy). Có thể giải thích các phép lai trên như thế nào? Bài 4: ở hoa mõm chó, tính trạng màu sắc hoa có 3 KH là Đỏ, hồng, trắng. Khi lai hoa đỏ với nhau thu được thế hệ sau toàn hoa đỏ. Khi lai hoa trắng với nhau thu được thế hệ sau toàn hoa trắng. Khi lai hoa hồng với nhau thu được 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng Có thể giải thích phép lai trên như thế nào? b. Kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào khi cho F1 của phép lai (Hồng x đỏ) tạp giao với nhau? c. Kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào khi cho F1 của phép lai (Hồng x đỏ) tự thụ phấn với nhau? Bài 5: ở cà chua, quả đỏ là trội so với quả vàng. Đem lai 2 thứ cà chua với nhau được F1 đồng nhất về màu quả. Lấy F1 giao phấn với cây cà chua chưa biết kiểu gen được F2 cho tỉ lệ 63 đỏ : 60 vàng Xác định KG của cây cà chua đem lai với cây F1 Viết sơ đồ lai từ P đến F2 Bài 6: ở một loài thực vật gen A qui định tính trạng hạt vàng là trội so với gen a qui định tính trạng hạt xanh là lặn. Cho cây hạt vàng dị hợp tử tự thụ phấn được 241 cây lai F1 Xác định tỉ lệ và số lượng các loại kiểu hình ở F1 . Tính trạng màu sắc của hạt lai F1 được thể hiện trên cây thuộc thế hệ nào? Trung bình mỗi quả có 5 hạt, tỉ lệ các quả đậu có tất cả hạt vàng hoặc đều xanh là bao nhiêu? Tỉ lệ các quả có cả hạt xanh , hạt vàng là bao nhiêu? Bài 7: ở cà chua, màu quả được qui định bởi một cặp gen và tính trạng quả đỏ là trội so với quả vàng. Cho giao phấn hai cây P thu được F1, cho F1 tiếp tục gia phấn với nhau thu được 3 kết quả: - PL 1: F1 quả đỏ x quả đỏ thu được F2: 289 quả đỏ : 96 quả vàng - PL 2: F1 quả đỏ x quả đỏ thu được F2: 320 quả đỏ - PL 3: F1 quả đỏ x quả vàng thu được F2: 315 quả đỏ a. Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên b. Rút ra nhận xét về kiểu hình và kiểu gen của P? Viết sơ đồ lai và giải thích? Bài 8: Cho chuột đuôI thẳng giao phối với chuột duôI cong. F1 thu được tỉ lệ chuột đuôI thẳng và chuột đuôI cong ngang nhau. Tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau. a. Lập sơ đồ lai từ P đến F1 b. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể có và tỉ lệ % của từng kiểu giao phối trren tổng số các phép lai F1 là bao nhiêu? c. Tỉ lệ % từng kiểu gen xuất hiện ở F2 là bao nhiêu? BUỔI 4 + 5 QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP - Thí nghiệm: Men Đen cho lai 2 dòng đậu Hà Lan thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản hạt vàng trơn với hạt xanh nhăn thu được F1 toàn hạt vàng trơn, cho F1 tự thụ phấn được F2 với tỉ lệ 9 vảng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn - Cơ chế: + Có sự phân li độc lập của các gen trong giảm phân tạo giao tử + Có sự tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh - Sơ đồ lai: P Vàng trơn x Xanh nhăn AABB aabb GP AB ab F1 AaBb 100% Vàng trơn F1 x F1 Vàng trơn x Vàng trơn AaBb AaBb G F1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 KG 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb KH 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn - Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng khác Hoặc: Các nhân tố di tryền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử - Điều kiện nghiệm đúng: + P thuần chủng + Mỗi gen qui định 1 tính trạng + Trội hoàn toàn + Số cá thể phải lớn + Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau - Công thức cơ bản: + Số kiểu giao tử do F1 tạo ra: 2n + Số hợp tử ở F2: 4n + Số loại kiểu hình ở F2: 2n + Số loại kiểu gen ở F2: 3n + Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: (3 : 1)n + Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2: (1 : 2 : 1)n II. CÂU HỎI LÝ THUYẾT 1. Trình bày thí nghiệm của MenĐen về lai hai cặp tính trạng? GiảI thích theo quan điểm của Men Đen và di truyền học hiện đại? Viết sơ đồ lai và nêu nội dung qui luật? Qui luật đúng trong trường hợp nào? 2. So sánh định luật phân li và định luật phân li độc lập? III. BÀI TẬP Bài 1: Cho các thỏ có cùng KG giao phối với nhau, thu được F1 như sau: 57 thỏ đen, lông thẳng : 20 thỏ đen, lông xù : 18 thỏ trắng lông thẳng: 6 thỏ trắng lông xù . Biết mỗi gen qui định một tính trạng và phân li độc lập a. Xác định tính trội lặn và lập sơ đồ lai b. Cho thỏ trắng, lông thẳng giao phối với thỏ trắng lông xù thì kết quả như thế nào? Giải: a. Xác định tính trội lặn: - Xét tính trạng về màu sắc của lông: Đen : trắng = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li suy ra lông đen là trội so với lông trắng. Qui ước : A lông đen a lông trắng - Xét tính trạng về độ thẳng của lông: Thẳng : xù = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li suy ra lông thẳng là trội so với lông xù. Qui ước : B lông thẳng b lông xù F1 thu được tỉ lệ xấp xỉ 9:3:3:1 là tỉ lệ của phân li độc lập về hai cặp tính trạng do đó P dị hợp về hai cặp gen AaBb và KH là lông đen thẳng Sơ đồ lai: P AaBb x AaBb G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F1 9(A-B-) : 3(A-bb) : 3(aaB-) : 1aabb 9 đen thẳng : 3 đen xù : 3 trắng thẳng : 1 trắng xù b. Thỏ lông trắng thẳng P có KG: aaBB hay aaBb Thỏ lông trắng xù có KG : aabb - TH 1: P aaBB x aabb - TH 2: P aaBb x aabb Bài 2: Cho F1 giao phấn với 3 cây khác, thu được kết quả như sau Với cây 1 thu được 6,25% cây thấp , quả vàng Với cây 2 thu được 75% cây cao quả đỏ và 25% cây cao quả vàng Với cây 3 thu được 75% cây cao quả đỏ và 25% cây thấp quả đỏ Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp Giải: Xét tính trạng trội lặn - Xét PL 2: đỏ : vàng = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li do đó đỏ là trội so với vàng. Qui ước: A đỏ a vàng - Xét PL 3: Cao : thấp = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li do đó cao là trội so với thấp. Qui ước: B cao b thấp 1. Xét phép lai F1 với cây thứ nhất: F2 có tỉ lệ 6,25% = 1/16 cây thấp, quả vàng do đó F2 có 16 tổ hợp = 4 x 4 suy ra F1 và cây 1 dị hợp về hai cặp gen AaBb và có KH cây cao, quả đỏ Sơ đồ lai: F1 AaBb x AaBb G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 9(A-B-) : 3(A-bb) : 3(aaB-) : 1aabb 9 cao đỏ : 3 cao vàng : 3 thấp đỏ : 1 thấp vàng 2. Xét phép lai với cây 2 F2 cho tỉ lệ 100% cây cao. Do F1 dị hợp về cặp gen Aa nên phép lai này chỉ có thể là AA x Aa F2 cho tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng nên phép lai là Bb x Bb Vậy cây thứ 2 có KG là AABb . Sơ đồ lai: F1 AaBb x AABb G AB, Ab, aB, ab AB, Ab F2 KG AABB : AABb : AaBB : AaBb : AABb : AAbb : AaBb : Aabb KH 3 cao đỏ : 1 cao vàng 3. Xét phép lai với cây 3 F2 cho tỉ lệ 100% quả đỏ. Do F1 dị hợp về cặp gen Bb nên phép lai này chỉ có thể là BB x Bb F2 cho tỉ lệ 3 cao : 1 thấp nên phép lai là Aa x Aa Vậy cây thứ 2 có KG là AaBB . Sơ đồ lai: F1 AaBb x AaBB G AB, Ab, aB, ab AB, aB F2 KG AABB : AaBB : AABb : AaBb : AaBB : aaBB : AaBb : aaBb KH 3 cao đỏ : 1 thấp đỏ Bài 3: ở đậu Hà Lan, cho 10 cây đậu có kiểu hình hoa đỏ, mọc ở thân, kiểu gen giống nhau tự thụ phấn. Đời F1 thu được 210 cây hoa đỏ, mọc ở thân : 72 cây hoa trắng, mọc ở thân : 69 cây hoa đỏ , mọc ở ngọn : 24 cây hoa trắng, mọc ở ngọn GiảI thích kết quả và lập sơ đồ lai Nếu cây hoa đỏ, mọc ở thân của F1 sinh ra từ phép lai trên lai phân tích thì đời con lai sẽ như thế nào về KG và KH? Giải: a. GiảI thích và lập sơ đồ lai: - Xét tính trạng về màu sắc của hoa: Đỏ : trắng = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li suy ra hoa đỏ là trội so với hoa trắng. Qui ước : A hoa đỏ a hoa trắng - Xét tính trạng về cách mọc của hoa: Mọc ở thân : mọc ở ngọn = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li suy ra tính trạng mọc ở thân là trội so với mọc ở ngọn. Qui ước : B mọc ở thân b mọc ở ngọn F1 thu được tỉ lệ xấp xỉ 9:3:3:1 là tỉ lệ của phân li độc lập về hai cặp tính trạng do đó P dị hợp về hai cặp gen AaBb Sơ đồ lai: P AaBb x AaBb G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F1 9(A-B-) : 3(A-bb) : 3(aaB-) : 1aabb 9 hoa đỏ, mọc ở thân 3 hoa trắng, mọc ở thân 3 hoa đỏ, mọc ở ngọn 1 hoa trắng, mọc ở ngọn Bài 4: ở một loài côn trùng, cho F1 giao phối với 3 cơ thể khác, thu được kết quả như sau: - Với cá thể 1 thu được 6,25% thân đen, lông ngắn Với các thể 2 thu được 75% thân xám lông dài và 25% thân xám lông ngắn Với các thể 3 thu được 75% thân xám lông dài và 25% thân đen lông dài Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp Giải: Xét tính trạng trội lặn - Xét PL 2: Lông dài : lông ngắn = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li do đó dài là trội so với ngắn. Qui ước: A lông dài a lông ngắn - Xét PL 3: Xám : đen = 3 : 1 . Đây là tỉ lệ của quy luật phân li do đó xám là trội so với đen. Qui ước: B xám b đen 1. Xét phép lai F1 với cây thứ nhất: F2 có tỉ lệ 6,25% = 1/16 thân đen, lông ngắn do đó F2 có 16 tổ hợp = 4 x 4 suy ra F1 và cây 1 dị hợp về hai cặp gen AaBb Sơ đồ lai: F1 AaBb x AaBb G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 9(A-B-) : 3(A-bb) : 3(aaB-) : 1aabb 9 Xám Dài : 3 Xám Ngắn : 3 Đen dài : 1 đen ngắn 2. Xét phép lai với cây 2 F2 cho tỉ lệ 100% thân xám. Do F1 dị hợp về cặp gen Aa nên phép lai này chỉ có thể là AA x Aa F2 cho tỉ lệ 3 dài : 1 ngắn nên phép lai là Bb x Bb Vậy cá thể thứ 2 có KG là AABb . Sơ đồ lai: F1 AaBb x AABb G AB, Ab, aB, ab AB, Ab F2 KG AABB : AABb : AaBB : AaBb : AABb : AAbb : AaBb : Aabb KH 3 cao đỏ : 1 cao vàng 3. Xét phép lai với cây 3 F2 cho tỉ lệ 100% lông dài. Do F1 dị hợp về cặp gen Bb nên phép lai này chỉ có thể là BB x Bb F2 cho tỉ lệ 3 xám : 1 đen nên phép lai là Aa x Aa Vậy các thể thứ 3 có KG là AaBB . Sơ đồ lai: F1 AaBb x AaBB G AB, Ab, aB, ab AB, aB F2 KG AABB : AaBB : AABb : AaBb : AaBB : aaBB : AaBb : aaBb KH 3 cao đỏ : 1 thấp đỏ Bài 5: Tiến hành lai hai thứ lúa thuần chủng: thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài, người ta thu được F1 toàn thân cao hạt dài. Cho F1 tự thụ phấnđược F2 có kiểu hình thân thấp hạt tròn chiếm tỉ lệ 1/16. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Trong các kiểu hìnởp F2 thì kiểu hình nào là biến dịi tổ hợp? Giải: P thuần chủng thân cao, hạt tròn lai thân thấp hạt dài được F1 toàn thân cao, hạt dài suy ra thân cao hạt dài là trội so với thân thấp hạt tròn. Quy ước: A thân cao a thân thấp B hạt dài b hạt tròn F2 thu được kiểu hình thân thấp hạt tròn chiếm tỉ lệ 1/16 chứng tỏ F2 có 16 tổ hợp giao tử = 4 x 4 loại giao tử suy ra F1 dị hợp về hai cặp gen và có kiểu gen AaBb Sơ đồ lai P AAbb x aaBB G Ab aB F1 AaBb F1 AaBb x AaBb G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 9(A-B-) : 3(A-bb) : 3(aaB-) : 1aabb 9 cao dài : 3 cao tròn : 3 thấp dài : 1 thấp tròn Kiểu hình : cao dài và thấp tròn là biến dị tổ hợp Bài tập về nhà Bài 1: Cho hai dòng lúa thuần chủng thân cao hạt bầu lai với thân thấp hạt dài thu được F1 toàn thân cao hạt dài. Cho F1 lai phân tích kết quả thu được FB có 10000 cây trong đó có 2498 cây thân thấp hạt bầu. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2 Cho F1 giao phấn với nhau thì kết quả F2 như thế nào Bài 2: ở một loài, P thuần chủng cây cao, quả dài lai với cây thấp quả tròn. F1 thu được toàn cây cao quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 36000 cây trong đó có kiểu hình thân cao quả dài là 8640 cây. Biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen nằm trên NST thường,quá trình GP bình thường. Biện luận và viết sơ đồ lai. Bài 3: Cho hai cơ thể thực vật cùng loài khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản thuần chủng, F1 thu được 100% cây cao, quả đỏ hạt tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm : 802 cao vàng dài : 199 cao vàng tròn : 798 thấp đỏ tròn : 201 thấp đỏ dài, Biết mỗi gen qui định một tính trạng a. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời 3 tính trạng trên b. Viết các kiẻu gen có thể có của P và F1 (không cần viết sơ đồ lai) Bài 4: Khi lai cà chua quả đỏ tròn với cà chua quả vàng bầu, F1 thu được 100% đỏ tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được 1500 cây trong đó có 990 cấy đỏ tròn. Hãy giảI thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2 biết mỗi gen qui định một tính trạngvà các cây F1 có quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau Bài 5: Xét các gen nằm trên NSt thường, mỗi gen qui định một tính trạng. Khi tiến hành lai 2 cá thể với nhau thu được kết quả: 136 lông đen dài : 45 lông đen ngắn : 44 lông nâu dài : 15 lông nâu ngắn. Biết không có hiện tượng hoán vị gen với tần số 50%. GiảI thích và xác định kiểu gen của 2 cá thể đem lai Bài 6: a. Trong một phép lai giữa hai con chuột lông dài , màu xám với nhau , qua nhiều lứa đẻ, người ta thu được thế hệ F1 có tỉ lệ phân li KH như sau: 88 con có lông dài : 29 con lông dài mầu trắng : 28 lông ngắn màu xám : 9 con lông ngắn màu trắng. Hãy xácđịnh xem kiểu hình nào là trội, lặn. Viết sơ đồ lai và giải thích b. Trong một phép lai khác giữa hai con chuột lông dài màu xám với nhau người ta thu được thế hệ lai F1 có tỉ lệ KH : 90 dài xám : 27 dài trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai BUỔI 6 + 7 QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN I. QUY LUẬT DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC NHIỀU GEN QUI ĐỊNH MỘT TÍNH TRẠNG - Nội dung: Là hiện tượng các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau cùng tương tác qui định một cặp tính trạng. - Tương tác tạo nhiều biến dị tổ hợp có ý nghĩa đối với chọn giống và tiến hoá - Sơ đồ lai chung: F1 AaBb x AaBb G AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 1AABB :
Tài liệu đính kèm: