Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lộc Thái

docx 6 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 500Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lộc Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Trường THCS Lộc Thái
ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS LỘC THÁI
ĐỊA LÝ KINH TẾ (I) 
DU LỊCH
Câu 1: Tại sao hoạt động ngoại thương phát triển mạnh trong những năm gần đây?
Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh trong những năm gần đây vì: 
- Đã đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và đẩy mạnh các mặt hàng mũi nhọn: gạo, café, thủy sản, dầu thô, dệt may, giày dép và điện tử. 
- Đa phương hóa thị trường xuất, nhập khẩu. Bên cạnh các thị trường truyền thống còn mỏ rộng các thị trường tiềm năng: Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản.
- Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Câu 2: Trình bày đặc điểm tình hình xuất nhập khẩu ở nước ta? 
* Xuất khẩu: 
- Nhờ việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường nên kim ngạch xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng lên.
- Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú bao gồm ngành công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản.
- Hạn chế: Trong các mặt hàng chế biến thì tỉ trọng hàng gia công còn lớn (90 – 95% hàng dệt may, nhập nguyên liệu: 60% giày, dép.), giá trị sản phẩm còn cao và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập. 
- Thị trường xuất khẩu lớn của nước ta hiện nay là: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. 
* Nhập khẩu: 
- Kim ngạch nhập khẩu của nước ta đang tăng lên khá mạnh, phán ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cũng như đáp ứng nhu cầu của sản xuất (nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng, máy móc...).
- Thị trường nhập khẩu lớn của nước ta hiện nay là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, C. Âu.
Câu 3: Giải thích tại sao có sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu (nhập siêu) ở nước ta. 
- Việt Nam là nước đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 
- Hàng xuất khẩu chuyểú là hàng nông sản sơ chế, khoáng sản thô, hàng công nghiệp chế biến chưa nhiều. 
- Hàng nhập khẩu chủ yếu lại là máy móc, thiết bị, vật tư  phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng lớn nhưng thị trường trong nước không đáp ứng đủ. 
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, yếu tố cơ ản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn của du khách.
- Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. 
Câu 4: Chứng tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú và đa dạng? 
a. Tài nguyên tự nhiên:
* Địa hình: 
- Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. 
- Địa hình cát – xtơ với 200 hang động đẹp có khả năng khai thác du lịch (PNKB, Pác Pó)
- Dọc bờ biển có 125 bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô)
* Khí hậu: 
- Khí hậu nước ta đa dạng có sự phân hóa theo vĩ độ, theo mùa, theo độ cao có thuận lợi cho du lịch. 
* Nước: 
- Nhiều nguồn sông nước như hệ thống kênh rạch ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các hồ tự nhiên và nhân tạo đã trở thành các điểm tham qua du lịch. 
- Nguồn nước khoáng tự nhiên: có sức thu hút cao với du khách.
b. Tài nguyên nhân văn: 
* Có nhiều di tích văn hóa lịch sử:
- Nước ta có 4 vạn di tích các loại, trong đó 2600 di tích được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là di tích đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới như quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn. 
- Hai di sản văn hóa phi vật thể thế giới: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế). 
- Các lễ hội: Diễn ra hầu hết trên khắp đất nước và gắn liền với các di tích lịch sử, các lễ hội lớn như: Chùa Hương, Đền Hùng.
- Các lễ hội thường gắn liền với sinh hoạt nhân gian, như hát đối, đâm trâu
- Nước ta còn giàu tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt làng nghề truyền thống với các sản phầm truyền thống, đặc sắc mang tính nghệ thuật cao.
Câu 5: Hãy nêu vấn đề phát triển du lịch bền vững?
- Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu trong hàng đầu của ngành du lịch. 
- Sự bền bững được thể hiện ở 3 góc độ: Bền bững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên môi trường. 
- Giải pháp phát triển du lịch bền vững: Tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên môi trường găn svới lợi ích của cộng đồng, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, giáo dục và đào tạo về du lịch. 
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao Hà Nội thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước? 
a. Vị trí địa lí thuận lợi:
- Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc
+ Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh)
 + Nằm trong trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, địa bàn tăng trưởng kinh tế Bắc bọ
- Vị trí thủ đô là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật của cả nước.
b. Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất phong phú và đa dạng
* Tài nguyên nhân văn
- Đây là nơi hình thành nhà nước Âu Lạc, là thủ đô của nước ta từ năm 1010 vào thời Lí ( khi đó có tên là Thăng Long)
- Hà Nội là mảnh đất có truyền thống lịch sử lâu đời, địa linh nhân kiêt, tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, với mật độ các di tích vào loại hàng đầy của cả nước. Các di tích tiêu biểu là : Văn Miếu- Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Thăng Long, Hồ Gươm, - Có nhiều lễ hội trong năm. Có nhiều đặc sản nổi tiếng (Bún chả, Phở Hà Nội)
* Tài nguyên tự nhiên: Có nhiều cảnh đẹp và tài nguyên thiên nhiên (Hồ Tây)
* Ở lân cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: VQG Cúc Phương, Động Hoa Lư
c. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du lịch vào loại tốt nhất cả nước
* Cơ sở hạ tầng:
- Hệ thống giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi khắp các miền đất nước và các nưóc trên thế giới. (Sân bay Nội Bài)
- Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía. Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo
* Cơ sở vật chất – kỹ thuật
- Cơ sở lưu trú: có nhiều khách sạn quy mô lớn nhỏ khác nhau, đặc biệt là các khách sạn 5 sao
- Có nhiều công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới.
- Đội ngũ lao động tham gia hoạt động du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao
d) Những nguyên nhân khác: TP Hà Nội chủ trương xem ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
LÂM NGHIỆP & THỦY SẢN:
Câu hỏ 7: Tại sao hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây? 
- Do tiềm năng nuôi trồng thủy sản vẫn còn nhiều. 
- Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
- Việc đẩy mạnh nuôi trồng sẽ đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biên, nhất là chế biến đẻ xuất khẩu. 
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển.
- Phát triển mạnh của ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ buôn bán thủy sản. 
- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản.
- Việc phát triển nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa đáng kể đối với sự phát triển ngành khai thác thủy sản. 
- Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản. 
Câu hỏi: Cho biết ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa sinh thái của rừng? 
* Kinh tế:
- Cung cấp gỗ cho cho con người làm vật liệu xây dựng. 
- Cung cấp củi để tạo ra nhiên liệu để phục vụ đời sống con người. 
- Tạo ra nguồn nguyên liệu, thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ và đem lại thu nhập cho người dân. 
- Cung cấp thực phẩm và dược liệu quý phục vụ đời sống con người: tâm thất, hồi, thảo, quả
- Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, phát triển du lịch.
- Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo vệ các giống loài động thực vật quý hiếm và bảo vệ hệ sinh thái. 
* Sinh thái:
- Bảo vệ các động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen và bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.
- Chống xói mòn đất.
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
- Đảm bảo cân bằng nước và cân bằng sinh thái của lãnh thổ. 
- Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ có tác dụng phòng chống thiên tai, bão, lũ lụt.
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Cơ bản):
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển một nền kinh tế với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh. 
a) Vị trí địa lí
- Phía bắc giáp các tỉnh phía nam Trung Quốc, giao lưu thuận lợi bằng đường bộ và đường sắt qua các cửa khẩu: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Mường Khương (Lào Cai),...
- Phía tây giáp Thượng Lào, vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất nước Lào.
- Phía đông giáp Biển Đông có tiềm năng phát triển du lịch, giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Phía nam giáp Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Giao lưu dễ dàng với Đồng bằng sông Hồng bằng đường ô tô, đường sắt, nhất là vùng Đông Bắc. Đồng bằng sông Hồng là vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nguồn lao động lớn nhất cả nước.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: khá đa dạng, có sự khác biệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
+ Tây Bắc núi non hiểm trở, có dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, chạy theo hương Tây Bắc - Đông nam, là bức tường chắn gió mùa Đông Bắc.
+ Đông Bắc núi thấp và đồi, với các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) đã tạo điều kiện cho các khối không khí lạnh xâm nhập sâu vào nội địa.
+ Sự đa dạng về địa hình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành sản xuất như nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.
- Đất đai:
+ Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là chè, cây dược liệu quý cây công nghiệp hàng năm, trồng rừng.
+ Đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh,... có thể trồng cây lương thực.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt, rau quả ôn đới, các cây đặc sản.
- Tài nguyên nước: là nơi bắt nguồn của nhiều con sông hoặc ở thượng lưu các sông lớn nên có tiềm năng lớn về thủy điện. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Giao thông thủy có thể thực hiện thuận lợi giữa vùng trung du với Đồng bằng sông Hồng.
- Tài nguyên sinh vật:
+ Diện tích rừng còn tương đối nhiều, trong rừng có nhiều loài gỗ quý, chim thú quý, nhiều lâm sản dưới tán rừng (không kể gỗ). Rừng ở đây ngoài giá trị kinh tế còn tác dụng hạn chế lũ quét, chống xói mòn đất. Trung du và miền núi Bắc Bộ có các vườn quốc gia: Bái Tử Long (Quảng Ninh), + Trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m có nhiều đồng cỏ, có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.
+ Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường vịnh Bắc Bộ. Ven bờ và các đảo có khả năng nuôi trồng thủy sản.
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu):
* Than tập trung ở Quảng Ninh (trữ lượng khoảng 3,6 tỉ tấn), chiếm 90% trữ lượng than cả nước, chủ yếu là than antraxit với chất lượng vào loại tốt nhất ở vùng Đông Nam Á.
* Ngoài ra còn có các mỏ than khác:
· Than nâu: Na Dương (Lạng Sơn).
· Than mỡ: Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quỳnh Nhai (Điện Biên), Sơn Dương (Tuyên Quang).
+ Khoáng sản kim loại:
* Kim loại đen:
· Sắt: Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cao (Thái Nguyên), Trấn Yên (Yên Bái), Văn Bản (Lào Cai).
· Mangan: Tốt Tát (Cao Bằng), Tuyên Quang.
· Titan: Sơn Dương (Tuyên Quang).
* Kim loại màu:
· Chì - kẽm: Chợ Đồn (Bắc Kạn), vùng mỏ Sơn Dương (Tuyên Quang).
· Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang).
· Đồng: Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang).
· Vàng: Na Rì (Bắc Kạn), Sơn La,...
· Bôxit: Cao Bằng, Lạng Sơn.
· Đất hiếm: Lai Châu.
+ Khoáng sản phi kim loại:
· Apatit: Cam Đường (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
· Pirit: Phú Thọ.
· Phốtphorit: Hữu Lũng (Lạng Sơn).
· Đá quý: Lục Yên (Yên Bái).
· Đá vôi: Hà Giang, Sơn La,...
- Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú:
+ Du lịch núi: Lạng Sơn, Sa Pa, Ba Bể,...
+ Du lịch biển: Có các bãi lắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh). Vịnh Hạ Long đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
c) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Dân số: hơn 12 triệu người (năm 2006), chiếm 14,2% số dân cả nước. Mật độ dân số ở miền núi 50 - 100 người/km2, ở trung du 100 - 300 người/km2.
+ Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật:
Bước đầu đã xây dựng được kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế: thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Nậm Mu.
- Chính sách:
+ Chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của Nhà nước. Chính sách giao đất giao rừng, khoán 10 trong nông nghiệp. Phân bố lại dân cư và lao động. Phát triển các ngành công nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_truong_thc.docx