SKKN Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở

docx 26 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.
	Tên đề tài: 
	“Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở ”.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận.
	Bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, Nghị định liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 /11/ 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyết định số 256/ 2003/ QĐ – TTg ngày 02 /12/ 2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2001 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
	Công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi có lúc đã đến mức báo động: Đất đai bị xói mòn, thoái hóa, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh, không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học đang bị đe dọa nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không đảm bảo. Điều đó dễ dàng nhận thấy ở mọi nơi. Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các vụ án môi trường: VD Công ty Ve Dan xả thải trực tiếp ra sông Thị Vải, rác thải bừa bãi trên các khu du lịch, hiện tượng cá chết hoàng loạt ở vùng biển miền Trung năm 2016 do hoạt động xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh; dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát đáng báo động năm 2017, hay bầu không khí ở Hà Nội bị nhiễm thủy ngân năm 2019do Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông bị cháy khu nhà xưởng và kho thành phẩm của bộ phận làm đèn dây tóc, huỳnh quang và CFL của công ty, dịch bệnh tai xanh - lỡ mồm long móng - dịch tả Châu Phi bùng phát ở lợn, dịch cúm gia cầm, nhiều hộ dân vứt xác lợn chết ra đường, ao, hồ, sông gây ô nhiễm môi trường, gần đây nhất là từ năm 2020 đến nay do đại dịch Covid 19 và Sars – Cov-2 đã làm gia tăng lượng chất thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải y tế tăng lên rất mạnh do tăng trang phục bảo hộ, gang tay, vỏ thuốc, bơm kim tiêm, dịch truyền, thực phẩm được chế biến sẵn, giấy, túi ni lông ở các khu cách li đã góp phần tạo nên lượng rác thải lớn ra môi trường. Để phòng chống dịch bệnh việc đeo khẩu trang là bắt buộc đối với mỗi người dân khi đi ra khỏi nhà. Vì vậy một số lượng lớn khẩu trang đã qua sử dụng không được bỏ đúng nơi quy định như ở hành lang bệnh viện, công viên, trường học, đường phố, các khu chợ, bến tàu, xe, khu du lịch làm ảnh hưởng cả tính mỹ quan và làm tăng số lượng rác thải ra môi trường. Không những thế việc dùng hóa chất để phòng chống dịch cũng gây độc hại cho môi trường
 Ô nhiễm môi trường xảy ra xung quanh chúng ta hàng ngày hàng giờ với nhiều mức độ khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà chúng ta không còn cách nào khác ngoài sống chung với nó. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm họa do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức gay gắt. Những yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, chưa biết nhận thức trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người cho việc bảo vệ môi tường; chưa bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, thường chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm bảo vệ môi trường. 
 Chính vì vậy ở nước ta trong các cuộc hội thảo khoa học về môi trường và giáo dục môi trường, các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học đều thống nhất ý kiến: Bên cạnh những biện pháp xử lí hành chính cần làm ngay trước mắt thì vấn đề tuyên truyền giáo dục môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân là điều có ý nghĩa quan trọng, trong đó việc giáo dục cho các thế hệ học sinh là một chiến lược lâu dài, vì các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Quyết định số 1363/QĐ - TTg ngày 17/10 /2001 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án:“ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Giáo dục bảo vệ môi trường được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường. 
2. Cơ sở thực tiễn.
	 Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong nhà trường cần được tiến hành đồng bộ, xen kẽ hài hòa trong tất cả các môn học trong đó có môn Giáo dục công dân.. Nó giúp các em nhận thấy rõ được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với đời sống và sự phát triển của con người, thấy được những tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với chính môi trường đó. Từ đó giáo dục cho các em ý thức, thái độ, hành vi tích cực đối với vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường. Do vậy, các em cần có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường với tương lai đất nước và của chính mình, nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đường cho những hành động đúng đắn của các em trong việc ứng xử với môi trường, tài nguyên của đất nước.
	Trong thực tiễn để giúp học sinh có thái độ và hành vi đúng đắn về bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan thì có rất nhiều biện pháp, trong đó có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là biện pháp vừa đảm bảo cung cấp đủ kiến thức cơ bản vừa thực hiện được mục đích giáo dục môi trường. Đứng trước yêu cầu đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường THCS với mong muốn giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của môi trường trong chính cuộc sống hàng ngày và trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thông qua những tiết học Giáo dục công dân. Vì vậy tôi đã chọn đề tài:“ Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở”. Với mong muốn đề tài này sẽ góp phần hình thành nơi các em - những chủ nhân tương lai của đất nước, có được nhận thức cũng như hành vi đúng đắn trong việc sử dụng tài nguyên và ứng xử với môi trường, để đảm bảo xây dựng một nước Việt nam giàu mạnh, tươi đẹp và phát triển bền vững .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Đề tài tìm ra những giải pháp để tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường trong bộ môn Giáo dục công dân đạt hiệu quả. Thông qua những hoạt động dạy học tích hợp đó học sinh có hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của môi trường đối với mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Các em có ý thức, trách nhiệm trong hành vi của bản thân đồng thời lan tỏa sự ảnh hưởng của mình đến cộng đồng nơi các em học tập, sinh sống, làm việc nhằm bảo vệ môi trường.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên tham gia giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS.
 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh trường THCS trong việc bồi dưỡng kiến thức, thái độ, hành vi đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
 Phạm vi nghiên cứu và tích hơp: Áp dụng cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THCS qua môn Giáo dục công dân.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC HIỆN.
 Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môi trường như khái niệm về môi trường, BVMT, vai trò của môi trường, các loại ô nhiễm chính, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, thực trạng môi trường thế giới và Việt nam, đặc biệt là môi trường tại địa phương - nơi nhà trường đang hoạt động để xây dựng cơ sở của đề tài.
 Tìm hiểu thực trạng, vận dụng tích hợp giáo dục môi trường của giáo viên ở trường THCS rút ra nhận xét, đánh giá.
 Thiết kế một số kế hoạch bài dạy trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS có sử dụng tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 Tiến hành thực nghiệm sư phạm và thăm dò kết quả thực nghiệm.
 Hồ sơ liên quan đến đề tài: “ Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở ”. 
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Sử dụng hình thức thực nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, các phương pháp khác để làm nổi bật lên vấn đề môi trường từ đó thống kê số liệu khảo sát về việc nắm kiến thức, kĩ năng, chuyển biến về thái độ tình cảm của HS.
 Cụ thể.
1. Phương pháp đọc tài liệu.
Tìm hiểu, thu thập tài liệu từ sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức - kĩ năng, các tài liệu về môi trường và giáo dục môi trường.
2. Phương pháp quan sát.
Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Dùng phương pháp này để quan sát học sinh qua các tiết dạy để xem thái độ học tập, thói quen, hành vi bảo vệ môi trường của các em như thế nào; tìm hiểu tình hình thực tế của học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài. Qua đó tìm hiểu sâu vấn đề nghiên cứu.
3. Phương pháp trò truyện trao đổi.
Dùng phương pháp này để trò chuyện với học sinh để biết được kết quả việc tiến hành loại bài này.
4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
 Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Dthấy khả năng nhận thức, trình độ nhận thức, thái độ hứng thú học tập của học sinh, trình độ nghiệp kiến thức, đặc điểm, tính cách và khả năng vươn tới của giáo viên.
5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Soạn kế hoạch bài dạy và giảng dạy thực nghiệm một số bài ở một số lớp. Trong quá trình giảng dạy phải tổ chức được lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
6. Phương pháp thống kê toán học.
Dùng để xử lí các kết quả điều tra và kiểm tra sau thực nghiệm, tổng hợp số liệu để đánh giá.
7. Phương pháp tổng hợp.
 Tổng hợp mọi vấn đề có liên quan để hình thành lí luận của đề tài, vận dụng đề tài và rút ra những kết luận cần thiết.
VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
	Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021 cho học sinh ở toàn trường.
B. PHẦN THỨ HAI:
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI ĐỀ GIẢI QUẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
 Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương của Bộ chính trị về môi trường, Bộ giáo dục đào tạo đã ra chỉ thị về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với vùng miền. Môn Giáo dục công dân trong nhà trường nói chung và ở trường THCS nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
 Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định trong đó môn Giáo dục công dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Nhờ được cung cấp hệ thống những tri thức, tình cảm, kĩ năng hành vi phù hợp với những yêu cầu, tiêu chuẩn của cuộc sống xã hội mà học sinh của chúng ta có thể sống hòa nhập trong xã hội với tư cách là một công dân thực thụ, đầy năng động và sáng tạo, có đủ bản lĩnh để sống hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay với những năng lực cơ bản của con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: năng lực tự hoàn thiện, tự khẳng định mình; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực họat động xã hội; năng lực hợp tác; có phẩm chất trách nhiệm, nhân ái, trung thực, có tình yêu đối với quê hương, đất nước.
 Ở trường THCS nhiều môn học được tập huấn kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong từng tiết học, trong đó có môn Giáo dục công dân. Ngoài việc giúp học sinh hiểu được những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Học sinh ngày càng có ý thức đối với tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh, có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, biết tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng, đồng thời biết nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật bảo vệ môi trường
 Tại trường THCS nơi tôi đang giảng dạy đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa như: đưa trò chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt chủ điểm truyền thống, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, hoạt động tổng vệ sinh trường, lớp, trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa, cây trong vườn trường, lao động vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, khu di tích Lăng mộ Tản Đà, giữ vệ sinh cá nhân, phòng học được thực hiện thường xuyên có tác dụng tích cực trong việc BVMT và phòng chống dịch bệnh Covid 19. Trong các hoạt động đó thì nổi bật nhất là phong trào xây dựng “Lớp học thân thiện với môi trường” do BGH nhà trường phát động – các em trồng cây xanh, giỏ hoa ngay trong lớp học của mình bằng các chai nhựa tự thiết kế và tự chăm sóc, bảo vệ một cách tự giác và thường xuyên. Điều đó đã làm cho diện mạo của nhà trường có nhiều thay đổi đáng kể, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh được nâng lên - môi trường được cải thiện rất nhiều. Là giáo viên dạy GDCD, tôi băn khoăn, trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những kiến thức BVMT cho học sinh một cách hiệu quả nhất để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học mà còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề BVMT có hiệu quả nhất, từ đó xây dựng ý thức BVMT cho học sinh một cách tốt nhất.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển xã hội đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. 
2. Sự cần thiết của đề tài.
 Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của con người. Chính vì vậy BVMT là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục ý thức BVMT vào môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân ở trường THCS có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng giúp học sinh nhận thức tốt vấn đề đặt ra, bài học có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Bởi lẽ đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tùy theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình, tôn giáo Qua những bài học có tích hợp nội dung giáo dục ý thức BVMT, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. Đó cũng chính là mục tiêu, yêu cầu để tôi thực hiện đề tài này.
III. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi.
 Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và có kế hoạch chỉ đạo về mặt chuyên môn cho việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong nhiều môn học trong đó có môn GDCD; tạo mọi điều kiện về trang thiết bị vật chất; Phối hợp cùng nhân viên y tế, cán bộ Đoàn, Đội cũng đã có kế hoạch tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh hàng tuần, học sinh trực buổi, nên ít nhiều cảnh quan môi trường trong trường học cũng ít nhiều được cải thiện, các lớp xem việc BVMT tại lớp học và khu vực được phân công là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của lớp. Đặc biệt ngày 26/03 2021 vừa qua BGH nhà trường cùng với với Trung tâm giáo dục kĩ năng sống New World tổ chức chương trình giáo dục “Lòng biết ơn” và “Văn hóa ứng xử với môi trường” thông qua các câu truyện kể, các tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó các em đã hiểu rõ hơn trong cuộc sống mỗi chúng ta không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với cha me, những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, biết ơn môi trường tự nhiên – nơi cung cấp cho chúng ta bầu không khí trong lành để duy trì sự sống. Qua đó bồi dưỡng thêm cho các em về tình yêu quê hương đất nước và ý thức BVMT.
 Giáo viên được tập huấn chuyên môn tại phòng GD&ĐT, nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy, học sinh tích cực hưởng ứng; Bản thân tôi đã sưu tầm được một số sách, tài liệu về vấn đề giáo dục môi trường và có khả năng khai thác sàng lọc thông tin qua mạng Internet.
 Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, một số em có thêm các tài liệu tham khảo, thông minh, hăng hái, nhiệt tình, ham học hỏi, nhất là các tiết có tích hợp giáo dục ý thức BVMT.Vấn đề tài nguyên môi trường được phản ánh rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua mạng Internet giúp các em có điều kiện dễ dàng trong việc tiếp cận, tìm tòi tư liệu tham khảo.
 Những thuận lợi nói trên đã tạo ý thức tốt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường trong việc góp phần BVMT chung, cũng là điều kiện tốt để việc tích hợp giáo dục ý thức BVMT trong môn Giáo dục công dân thành công.
2. Khó khăn.
 Vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh và nơi các em đang sinh sống chưa được quan tâm đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân và trong khu vực dân cư nơi học sinh sống còn hạn chế, tình trạng gây ô nhiễm diễn ra khá phổ biến. Trong gia đình, các em cũng chưa được giáo dục thường xuyên về trách nhiệm BVMT - bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, bẻ cây, bẻ cành và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường
 Hiện nay đa số học sinh THCS chưa có kỹ năng thu nhận thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ thực tế làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. Vì vậy ý thức BVMT của học sinh là chưa cao.
 Phụ huynh HS và HS còn coi nhẹ môn học vì cho rằng đó là môn học phụ. Nên một số em còn chưa chú ý học, chú ý nghe giảng, lười xây dựng bài nên học bài không kĩ, kiến thức nông, sơ sài, khả năng vận dụng yếu.Trình độ HS không đều.
 Giáo viên còn lúng túng trong việc tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường vào mỗi bài học. (không biết tích hợp ở đâu, lồng ghép vào chỗ nào?)
 Từ những thuận lợi và khó khăn như đã trình bày sáng kiến: “Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua môn Giáo dục công dân cho học sinh ở trường Trung học cơ sở ” góp phần giáo dục ý thức BVMT cho các em học sinh. Cũng qua đây các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực, có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ môi trường trong và ngoài nhà trường góp phần thực hiện thành công công cuộc vận động “Xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. 
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
 Để đánh giá mức độ hiểu biết, quan tâm của học sinh về thực trạng môi trường của Việt Nam cũng như nhận thức về trách nhiệm của bản thân các em đối với vấn đề bảo vệ môi trường của đất nước, vào đầu học kì I năm học 2020- 2021, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh toàn trường với một số câu hỏi như sau:
 Câu 1: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề ô nhiễm không khí ở nước ta hiện nay? 
 Câu 2: Em đã và sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của mọi người?
 * Câu hỏi số 1: Trong câu hỏi này môi trường được giới hạn ở một khía cạnh cụ thể, rõ ràng (môi trường không khí) giúp học sinh xác định được phạm vi cụ thể, tránh lan man dàn trải nhưng vẫn tạo điều kiện để các em phân tích sâu sắc, bộc lộ rõ được thái độ quan tâm hay thờ ơ của mình đối với môi trường sống xung quanh các em. Học sinh nêu lên quan điểm, cách nhìn nhận của bản thân về thực trạng bầu không khí nước ta hiện nay, chỉ ra được những nguyên nhân gây ra tình trạng đó. 
* Câu hỏi số 2: Các em nêu ra những việc mình đã và sẽ làm để góp phần bảo vệ và tuyên truyền bảo vệ môi trường (liên hệ bản thân).
 	Vì đây chỉ là câu hỏi khảo sát, không lấy điểm đánh giá nên các em có thể chân thực nêu lên suy nghĩ hiểu biết của mình, những điều các em đã làm được và chưa làm được. Những điều các em trình bày phản ánh chân thực thái độ quan tâm hoặc không quan tâm, các mức độ quan tâm khác nhau của các em đối với thực trạng môi trường hiện nay. Sau khi tổng hợp, tôi đã phân loại các đối tượng học sinh dựa trên mức độ hoàn thành câu hỏi như sau:
 Mức độ 1. Các em phân tích khá sâu sắc về thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay, có những số liệu hoặc bằng chứng cụ thể cho thấy các em đã quan tâm, tìm hiểu một cách nhiêm túc, các em đã nêu được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí, có những hành vi tích cực cụ thể trong bảo vệ và tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Mức độ 2: Các em nhận thấy tình trạng ô nhiễm bầu không khí nhưng chưa phân tích được cụ thể, sâu sắc thực trạng, nguyên nhân và chưa có được hành động cụ thể, thiết thực.
Mức độ 3: Các em không quan tâm lắm đến vấn đề môi trường hay tài nguyên của đất nước cũng như của địa phương nơi sinh sống, nội dung bài làm sơ sài, mang tính chất hô khẩu hiệu.
Kết quả số liệu khảo sát như sau:
STT
Mức độ
Toàn trường %
Tỉ lệ đạt (%)
1
Quan tâm tìm hiểu, có hành động thiết thực.
100
17
2
Quan tâm nhưng không tìm hiểu hoặc chưa có hành động cụ thể.
100
55
3
Không quan tâm.
100
28
 Thực tế trên đã phản ánh nhu cầu cấp thiết về tăng cường giáo dục BVMT cho học sinh. Kĩ năng ứng xử với môi trường sống (bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội) là một trong những kĩ năng sống quan trọng và cần thiết của con người, nhất là với các em, những người sẽ góp phần nắm giữ tương lai, vận mệnh của đất nước. Từ đó tôi trăn trở: Làm thế nào để các em có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của môi trường đối với con người và các em ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ không gian, môi trường sống luôn tươi đẹp, trong lành, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
 	Trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã thử nghiệm một số phương pháp nhằm mục đích tích hợp giáo dục ý thức BVMT cho học sinh thời gian còn lại của năm học. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy và học bộ môn tại trường THCS.
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ TÀI.
1. Biện pháp 1: Những kiến thức cơ bản về môi trường cần trang bị cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục công dân:
1.1. Khái niệm về môi trường.
 Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020.
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. 
 Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.2. Vai trò của môi trường và bảo vệ môi trường.
 - Môi trường cung cấp không gian sinh sống cho con người và các loài sinh vật.
 - Môi trường cung cấp các nguồn nguyên liệu cần thiết phục vụ đời sống và sản xuất của con người.
 + Rừng cung cấp gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
 + Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm.
 + Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió mưa
 + Các loại khoáng sản, dầu mỏ cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. 
1.3. Ô nhiễm môi trường.
 Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
 Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
 Tuy nhiên môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
* Các loại ô nhiễm chính:
 Ô nhiễm không khí: Việc xả khói bụi và chất hóa học vào không khí. Đó là khí độc cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, cloroflorcacbon
 Ô nhiễm nước: Nước thải công nghiệp chưa xử lí; các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ngấm vào nguồn nước; nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư.
 Ô nhiễm đất: Do con người khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Con người sử dụng tài nguyên đất để sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực, thực phẩm. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nhiệp, đô thị hóa, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái.
Ô nhiễm tiếng ồn: Do xe cộ, máy bay, nhà máy, nhạc ở các vũ trường.
* Ảnh hưởng của sự ô nhiễm:
 Đối với sức khỏe con người: Không khí ô nhiễm gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, khó thở. Ô nhiễm nước do ăn uống bằng nước chưa được xử lý dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, bệnh mất ngủ.
 Đối với hệ sinh thái: Đất bị ô nhiễm trở nên cằn cỗi ảnh hưởng đến lương thực thực phẩm. Khói sương che mặt trời làm thực vật giảm quá trình quang hợp, giảm đa dạng sinh học. 
1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
 Dân số tăng, lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác sử dụng nhiều, tạo ra lượng phế thải lớn, tình trạng khai thác lạc hậu, bừa bãi; Khí thải công nghiệp, chất thải công nghiệp của các ngành sản xuất khác nhau, quy trình thu gom, xử lí còn hạn chế; Các loại phân bón trong nông nghiệp, nhất là lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏDo hoạt động sản xuất của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau như phá rừng, khai thác các loại tài nguyên
 Do chiến tranh (khí độc do khói súng, cháy nhà, cháy rừng; chất độc hóa học, chất phóng xạ; xác chết của người và động vật chưa được chôn cất kịp thời) 
1.5. Thực trạng môi trường Việt nam.
 	Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ tới môi trường. Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa nghiêm trọng. Trung bình rừng bị phá hàng năm từ 150 000 – 200 000 ha/năm. Mất rừng, đồi núi trọc, đất bị xói mòn rửa trôi, chế độ thủy văn và khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, mất đa dạng sinh học, nhất là những động – thực vật quý hiếm.
 	 Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp tục bị lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, phương thức canh tác lạc hậu. Đặc biệt là sự lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón đã làm cho môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhiều dịch bệnh ngày càng phát sinh
 	Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật vùng ven biển đang bị suy giảm mạnh, môi trường bị ô nhiễm do hoạt động xả thải của một số công ty, doanh nghiệp, hiện tượng dầu loang, khai thác hải sản quá mức, đánh bắt sinh vật còn non, công cụ khai thác còn lạc hậu, đánh bắt chủ yếu ven bờ
1.6. Thực trạng môi trường địa phương.
 - Địa phương nơi trường đang hoạt động là vùng trũng, khi mưa lớn dễ gây ngập úng, môi trường dễ bị ô nhiễm. Trường học lại tiếp giáp khu dân cư, cạnh cánh đồng và một khu thu gom rác thải sinh hoạt của người dân trong xã. Trong khi đó ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trường học và nơi sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môi trường trường học. Đặc biệt đây cũng là một địa phương có nghề nông truyền thống và nhiều trang trại nuôi gà, lợn số lượng lớn, khu sản xuất gạch xây dựng có đốt lò bằng than củi, và hoạt động của những hộ gia đình có nghề truyền thống (cơ khí, xưởng mộc, may công nghiệp), những trang trại và cơ sở sản xuất này cũng đã thải ra môi trường một bầu không khí rất khó chịu, thêm vào đó dự án đào thêm Sông Tích Giang cắt ngang qua cánh đồng và trục đường chính, địa phương lại gần Sông Đà nên có hoạt động khai thác cát để làm vật liệu xây dựng và cũng là nơi tập kết cát sỏi của một số hộ kinh doanh. Do đó có nhiều xe ô tô trọng tải lớn chở đất chạy qua không có bạt che làm rơi đất, cát xuống đường nên vào mùa hanh khô đường xá rất bụi bặm - ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường chung.
 - Học sinh đều ở vùng nông thôn, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khoảng 30% thuộc diện hộ nghèo, các em đều ở xa trường; ngoài việc học tập trên lớp, phần lớn thời gian các em ở nhà lao động phụ giúp gia đình nên thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa không có. Là vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nên các em chưa được tiếp cận nhiều với các hoạt động về bảo vệ môi trường.
2. Biện pháp 2: Thực hiện khi dạy bài học có tích hợp giáo dục BVMT cần xác định các bài học có nội dung, mức độ để tích hợp bảo vệ môi trường.
 Tích hợp kiến thức giáo dục ý thức bảo vệ Môi trường cho học sinh THCS là góp phần hình thành thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm đạo đức, ý thức sống có trách nhiệm trước cộng đồng của các em học sinh trước xu thế phát triển của thời đại về môi trường. 
 Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_qua_mon_giao.docx