Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy- học bằng cách thêm ghi chú trong bài giảng

doc 20 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1285Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy- học bằng cách thêm ghi chú trong bài giảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy- học bằng cách thêm ghi chú trong bài giảng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA*
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 3**
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC BẰNG CÁCH THÊM GHI CHÚ TRONG BÀI GIẢNG
 Người thực hiện: Đỗ Anh Tuấn.
 Chức vụ: Giáo viên.
 SKKN thuộc môn: Hóa
THANH HÓA, NĂM 2013
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
3
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
IV.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
PHẦN II: NỘI DUNG
4
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
1.CƠ SỞ PHÁP LÝ
4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
II.THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5
1. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5
2. THỰC TRẠNG TỪ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
5
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5
1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
5
2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6
3.TỔ CHỨC ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
17
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
18
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
18
I.KẾT LUẬN
18
II.ĐỀ XUẤT
19
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy bộ môn hóa học tôi thấy: môn hóa học trong trường phổ thông là môn khó, kiến thức rộng, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí, phù hợp với thế hệ học trò thì dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Để môn học không còn mang tính đặc thù khó hiểu tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng cách thêm ghi chú trong bài giảng” với mục đích làm cho môn hóa học ngày càng dễ hiểu, đi sâu vào nội dung quan trọng , tạo điều kiện cho học sinh dễ học, dễ nhớ và dễ dàng nhận ra được vấn đề cơ bản của bài học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Hiện nay đã có hiện tượng một số học sinh không muốn học hóa học, vì kiến thức môn hóa rất rộng lại phải nhớ nhiều và khó nhớ. Do đó tôi chọn đề tài trên là nhằm giúp học sinh của mình có phương pháp học và ghi nhớ môn hóa một cách dễ dàng hơn, tránh việc học tủ học lệch. Không gây nhàm chán ,không gây nặng nề, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học. Đó là mục đích thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu sáng kiến trên.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp. ( Lớp 11A 2 và 11A 3 trường THPT Tĩnh Gia 3). Lớp 11A 2 là lớp thực nghiệm, lớp 11A 3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tác động bằng phương pháp đã nêu, lớp đối chúng không được tác động phương pháp này.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Tìm ra những vấn đề cơ bản, những kiến thức trọng tâm, các vấn đề cốt loãi của từng bài học. Hệ thống lại và trình bày từng vấn đề cụ thể, cách áp dụng vào từng bài học cụ thể để sao cho phù hợp dễ hiểu.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu kiến thức này tôi tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là: nghiên cứu kĩ lý thuyết trong sách giáo khoa.
Hai là: nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh trường THPT Tĩnh Gia 3 để có những cách trình bày thật dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ba là: vận dụng phương pháp giải bài tập, phương pháp học tập của học sinh, cũng như thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm sữa chữa, bổ sung, hoàn thiện hơn.
PHẦN II: NỘI DUNG.
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ.
Dựa trên nội dung của bộ SGK 11 phần hóa học hữu cơ do bộ giáo dục phát hành.
Dựa trên bài tập của bộ sách bài tập hóa học lớp 11 .
Dựa trên nội dung của các đề thi do bộ giáo dục ra.
>Đó là 3 cơ sở pháp lí vững chắc để tôi chọn, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này.
2. CƠ SƠ LÝ LUẬN.
Hoá học là một môn học khó đối với học sinh vì nó là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Do đặc trưng của môn học và những quan niệm sai lầm về bộ môn cùng với sự cố gắng chưa cao của giáo viên trực tiếp giảng dạy môn hoá học, dẫn đến kết quả học tập của học sinh về môn hoá học ở các trường còn thấp. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng một giờ dạy trên lớp để từ đó tạo điều kiện dễ dàng để các em học sinh lĩnh hội kiến thức, nhằm làm cho học sinh không cảm thấy nặng nề và nhàm chán môn hóa này.
II.THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1.THỰC TRẠNG CHUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
Mặc dù bộ môn hoá học ở THPT đóng một vai trò rất quan trọng nhưng ở cấp THPT các em chưa có phương pháp học hiệu quả, kiến thức rộng các đề thi cần phải vận dụng linh hoạt nhiều kiến thức nên làm cho các em trở nên quá tải. 
2.THỰC TRẠNG TỪ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
*Hơn nữa giáo viên giảng dạy lại chưa quan tâm đến những khó khăn của các em học sinh, chưa làm cho các em thấy được cái gì là quan trọng nhất trong bài học.
*Một nguyên nhân nữa từ các em học sinh.
- Các em chưa tìm thấy hứng thú trong quá trình học.
- Các em thấy khó, chán nản và có ý thức ỉ lại.
- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn.
>Từ những thực trạng trên tôi thấy việc viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần thiết cho giáo viên hóa học bậc THPT.
III.GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
* “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học ở trường THPT bằng cách thêm ghi chú trong bài giảng”. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh thuận tiện trong tiếp thu kiến thức đồng thời tạo thuận lợi cho học sinh dễ học bài và làm bài tập tại nhà, tạo tâm ly‎ nhẹ nhàng khi tiếp thu kiến thức mới.
* “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học ở trường THPT bằng cách thêm ghi chú trong bài giảng”. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập sẽ vận dụng được kiến thức. Vì muốn giải được toán hóa nhanh học sinh cần phải biết cái gì cần thiết, cái gì không cần thiết hãy bỏ qua nó để nhanh ra được kết quả.
* “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học ở trường THPT bằng cách thêm ghi chú trong bài giảng”. Cách nêu vấn đề này có thể tạo điều kiện để học sinh tự tóm tắt lại kiến thức ở nhà vào một cuốn sổ để học sinh xem đó là cẩm nang vừa nhanh gọn vừa hiệu quả. Khi đó học sinh tóm tắt lại kiến thức một cách dễ dàng nhất và nhanh nhất.
2.CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
* Trong mỗi tiết dạy kể cả dạy bằng máy chiếu thì giáo viên lồng ghép kiến thức vào bài sao cho hợp l‎ nội dung bài học, phù hợp thời gian giảng dạy.
 * PHẦN VÍ DỤ MINH HỌA.
Ghi chú 1: Khi đọc tên hợp chất hữu cơ ta có thể tóm tắt các ‎ cơ bản cho học sinh như sau:
+Chọn mạch chứa nhiều nguyên tử cacbon nhất đồng thời có chứa liên kết đôi ,liên kết ba, nhóm chức làm mạch chính.
+Đánh số thứ tự nguyên tử cacbon trên mạch chính sao cho tổng vị trí các nhánh là nhỏ nhất hoặc gần liên kết đôi, liên kết ba, gần nhóm chức, nhóm thế nhất.
+Đọc vị trí cacbon có nhánh, tên nhánh, tên mạch chính , vị trí nhóm chức, tên nhóm chức
( Nếu có nhiều nhánh giống nhau phải thêm tiếp đầu ngữ ‘đi, tri, tetravà trước tên nhánh. Nếu có nhiều nhánh khác nhau phải xét đến thứ tự bảng chữ cái, nhánh nào có tên đứng trước trong bảng chữ cái thì đọc trước).
& Áp dụng:
 Ghi chú này có thể vận dụng trong bài phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ, sau khi đã dạy xong phần tên thay thế .
Ghi chú 2: 
+Các chất hấp thụ nước gồm: P2O5, H2SO4 đặc, CaCl2 khan, Na2O, K2O, CaO, BaO, dd KOH, dd NaOH, dd Ca(OH)2, dd Ba(OH)2
+Các chất hấp thụ CO2 gồm: Na2O, K2O, CaO, BaO, dd KOH, dd NaOH, dd Ca(OH)2, dd Ba(OH)2
+Chất hấp thụ O2 là P.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy bài phân tích nguyên tố, sau khi dạy xong phần phân tích định tính .
Ghi chú 3: 
+Nếu bình chỉ hấp thụ nước thì mbình tăng = mHO.
+Nếu bình chỉ hấp thụ CO2 thì mbình tăng = mCO.
+Nếu bình hấp thụ cả H2O và CO2 thì mbình tăng = mHO + mCO.
+Nếu cho sản phẩm sau đốt cháy đi qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc, rồi sau đó đi qua bình 2 đựng dd nước vôi trong thì bình 1 nặng lên chính là khối lượng H2O, bình 2 nặng lên là khối lượng CO2.
+Nếu cho sản phẩm đốt cháy chỉ đi vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thì 
- mbình tăng = mHO + mCO.
- mdd trong bình tăng = (mHO + mCO) - mkết tủa .
- mdd trong bình giảm = mkết tủa - ( mHO + mCO).
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng sau khi dạy xong phần phân tích định lượng trong bài phân tích nguyên tố.
Ghi chú 4 :
+Đối với hợp chất có công thức CxHy và CxHyOz thì y 2x + 2.
+Đối với hợp chất có t nguyên tử N thì y 2x + 2 + t.
+Đối với hợp chất có t nguyên tử N và u nguyên tử Halogen thì 
 y 2x + 2 + t – u.
+Đối với hợp chất CxHy và CxHyOz thì số nguyên tử hiđro luôn là số chẵn.
+Đối với hợp chất CxHyNt và CxHyOz Nt nếu t là số lẻ thì số nguyên tử H là số lẻ.
+Đối với hợp chất CxHyNt và CxHyOz Nt nếu t là số chẵn thì số nguyên tử H là số chẵn.
+Đối với hợp chất CxHyXu và CxHyOzXu nếu u lẻ thì y lẻ, nếu u chẵn thì y chẵn.
+Đối với hợp chất CxHyOzNau nếu u lẻ thì y lẻ, nếu u chẵn thì y chẵn.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong bài công thức phân tử hợp chất hữu cơ . 
Ghi chú 5: 
Để viết công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ ta có thể đi qua các bước:
Bước 1: Tính độ bất bão hòa của CTPT hợp chất hữu cơ ( giả sử hợp chất có công thức CxHyOz NtXu)
= (2+2x-y+t-u). biện luận theo 
Nếu =0 thì hợp chất hữu cơ có mạch hở và chỉ có liên kết đơn
Nếu = 1 thì hợp chất hữu cơ có hai loại mạch
Mạch hở thì trong cấu tạo có 1 liên kết đôi
Mạch 1 vòng thì trong cấu tạo chỉ có liên kết đơn.
Nếu = 2 thì hợp chất hữu cơ có hai loại mạch
Mạch hở thì trong cấu tạo có 1 liên kết ba.
Mạch hở thì trong cấu tạo có 2 liên kết đôi.
Mạch 1 vòng thì trong cấu tạo có thêm 1 liên kết đôi.
Mạch 2 vòng thì trong cấu tạo chỉ có liên kết đơn.
Bước 2 :Xác định loại nhóm chức phù hợp.
-Loại nhóm chức hóa trị I: -OH, -NH2, -CHO, -COOH
-Loại nhóm chức hóa trị II: -O-, -NH- , -CO-, -NH-CO-.
-Loại nhóm chức hóa trị III: -N-
Bước 3: Tiến hành viết công thức cấu tạo: 
-Viết mạch cacbon trước.
-Gắn nhóm chức hoặc liên kết đôi, liên kết ba vào mạch chính.
-Thêm nguyên tử H vào mạch cacbon cho phù hợp hóa trị.
-Thay đổi mạch cacbon , vị trí liên kết đôi, liên kết ba, vị trí nhóm chức, loại nhóm chức để được công thức cấu tạo khác.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng sau khi day xong phần cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ .
Ghi chú 6 :
Riêng CH4 nguyên tử cacbon không liên kết với nguyên tử cacbon khác nhưng C trong CH4 vẫn được tính là C bậc I.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy bài hiđro cacbon no, trong phần bậc cacbon .
Ghi chú 7: 
-Người ta không sử dụng F2 cho phản ứng thế vì F2 phản ứng mạnh xẩy ra phản ứng hủy làm đứt mạch cacbon.
-Người ta không sử dụng I2 vì I2 phản ứng yếu , phản ứng xẩy ra thuận nghịch.
-Cl2 và Br2 dùng ở dạng nguyên chất và ở dạng hơi.
-Giữ Cl2 và Br2 thì Cl2 hầu như thế vào tất cả các nguyên tử cacbon còn Br2 chỉ thế chủ yếu vào cacbon bậc cao.
-Sản phẩm khí sau phản ứng thế phản ứng được với dung dịch kiềm gồm X2 dư, HX.
-Khi thế X2 tỉ lệ 1:1 chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất thì ankan có thể là: CH4, C2H6, CH3C(CH3)2CH3; CH3C(CH3)2C(CH3)2CH3.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy về phản ứng thế trong ankan .
Ghi chú 8: 
-Khi tách hoặc crackinh ankan A tạo hỗn hợp B ta luôn có mA = mB 
 nA.MA = nB. MB
-Khi tách H2 từ ankan A tạo hỗn hợp B ta có n= nhh sau – nankan.
-Khi crackinh ankan ta luôn có nsp sau crackinh 2 nankan pư.
-Khi crackinh C3H8 và C4H10 ta luôn có 
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy phần phản ứng tách , phản ứng crackinh trong ankan.
Ghi chú 9: 
-mankan pư + m O= m CO + m HO.
-nO(pư) = nCO+ nHO.
-nankan pư = nHO - nCO.
-Số nguyên tử C = .
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi day xong phần phản ứng đốt cháy ankan .
Ghi chú 10:
Khi dạy phần nhiệt phân muối để điều chế ankan và các hiđrocacbon khác ta có thể ghi chú cho học sinh như sau:
-Phản ứng nhiệt phân cần có CaO để tránh hiện tượng NaOH ăn mòn thủy tinh.
-Phản ứng nhiệt phân có ứng dụng để điều chế những chất khí
-RCOONa + NaOH RH + Na2CO3. 
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi day xong phần điều chế ankan .
Ghi chú 11: 
-Hỗn hợp (anken + H2)hhXhhY.
-Pư cộng H2 thường giữ nguyên mạch cacbon.
-Khi cộng H2 vào anken thì nH(pư) = n anken pư = nX – nY .
-mX = mC + mY.
-Số liên kết = .
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phần pư cộng H2 vào anken .
Ghi chú 12: 
-mbình Brtăng = manken pư.
-dd Br2 nhạt màu thì anken đã pư hết Br2 còn dư.
-dd Br2 mất màu hoàn toàn thì có thể cả anken và Br2 vừa đủ hoặc anken còn dư.
-mhiđrocacbon pư + mBrpư = msản phẩm .
-nH(pư) + nBr(pư) = nliên kết . 
-Dùng pư này để nhận biết anken và ankan hoặc nhận biết giữa anken và dãy đồng đẳng của benzen.
& Áp dụng:
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phần pư cộng dd Br2 vào anken .
Ghi chú 13:
-mmonome pư = mpolime tạo thành.
-Tên của polime được thêm chữ poli vào trước tên monome tương ứng.
-Khi giải toán về polime thì ta có thể lấy n = 1.
-Số mắt xích n = .
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phần pư trùng hợp anken.
Ghi chú 14:
-Các ankin-1 trong dãy đồng đẳng của axetilen thì chỉ axetilen mới pư theo tỷ lệ 1: 2 về số mol.
-Khối lượng kết tủa được tính theo công thức mkết tủa = mankin-1 + 107.nankin-1 
-Ngoài ankin- 1 ra các hợp chất có liên kết ba ở đầu mạch cũng tác dụng tương tự
-Kết tủa thu được có thể tác dụng với dd axit HCl, HBr.... để tái tạo lại các hợp chất có liên kết ba ở đầu mạch.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phần phản ứng thế kim loại vào ankin-1.
Ghi chú 15: 
-Pư cộng HX vào ankin tuân theo qui tắc Maccopnhicop.
-Pư cộng HX vào ankin thường chỉ cho xẩy ra theo tỷ lệ 1: 1 về số mol vì sản phẩm tạo ra theo tỷ lệ 1:1 có nhiều ứng dụng , do đang còn liên kết đôi nên có thể tham gia pư trùng hợp tạo polime có nhiều ứng dụng.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phản ứng cộng HX vào an kin .
Ghi chú 16:
-Pư nitro hóa vào vòng benzen thường cho hỗn hợp nhiều sản phẩm nên ta có thể dùng phương pháp trung bình để giải toán như 
C6H6 + xHNO3 C6H6-x(NO2)x + x H2O ( trong đó x là số nhóm –NO2 trung bình)
-Pư nitro hóa vào benzen thì sản phẩm chính ưu tiên thế vào vị trí meta.
-Pư nitro hóa vào vòng benzen đối với dãy đồng đẳng của benzen thì sản phẩm chính thế vào vị trí octo hoặc para.
-msản phẩm nitro = mhiđrocacbon pư + 45.x.nHiđrocacbon ( trong đó x là số nhóm –NO2 thế vào vòng benzen).
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phản ứng thế nhóm nitro(-NO2) vào vòng benzen .
Ghi chú 17:
-Cl2 hoặc Br2 phải ở dạng khí hoặc hơi nguyên chất.
-dd Cl2, dd Br2 không phản ứng với benzen và ankyl benzen.
-Pư clo hóa hoặc brom hóa vào benzen khi có bột sắt thì sẽ thế hiđro ở vòng benzen, khi có ánh sáng hoặc đun nóng thì sẽ xẩy ra phản ứng cộng vào vòng benzen.
-Pư clo hóa hoặc brom hoa vào ankyl benzen khi có bột sắt thì sẽ thế hiđro ở vòng benzen và ưu tiên thế vào vị trí octo hoặc para.
-Pư clo hóa hoặc brom hoa vào ankyl benzen khi có ánh sáng hoặc đun nóng thì sẽ thế hiđro ở nhánh sau khi hết hiđro ở nhánh thì sẽ xẩy ra pư cộng vào vòng benzen.
& Áp dụng: 
 Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phản ứng thế Cl2 hoặc Br2 vào vòng benzen .
Ghi chú 18:
-Benzen không làm mất màu dd KMnO4 ở nhiệt độ thường và khi đun nóng.
-Đồng đẳng của benzen làm mất màu dd KMnO4 khi đun nóng.
-Khi đung nóng trong môi trường trung tính thì tạo muối benzoat.
-Khi đun nóng trong môi trường axit thì sản phẩm thu được là axit.
-Nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp vào vòng benzen bị oxi hóa thành nhóm –COOH, nguyên tử cacbon còn lại có thể bị oxi hóa thành CO2.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong pư oxi hóa đồng đẳng của benzen bằng dd KMnO4 .
Ghi chú 19:
-Khi đốt cháy ankan thì nCO< nHO và nankan pư = nHO - nCO.
-Khi đốt cháy monoxiclo ankan thì nCO= nHO.
-Khi đốt cháy anken thì nCO= nHO.
-Khi đốt ankađien thì nCO> nHO và nankađien pư = nCO- nHO.
-Khi đốt ankin thì nCO> nHO và nankin pư = nCO- nHO.
-Khi đốt benzen và đồng đẳng của benzen thì nCO> nHO và 
 nCHpư =(nCO- nHO).
-Khi đốt hỗn hợp ankan và anken hoặc hỗn hợp ankan và monoxicloankan thì 
nCO< nHO và nankan pư = nHO - nCO.
-Khi đốt hỗn hợp ankan và ankađien hoặc ankan và ankin thì tùy theo tỷ lệ mol của ankan với ankađien hoặc ankan với ankin mà ta có thể có (nCO nHO ).
-Khi đốt hỗn hợp ankan và benzen hoặc đồng đẳng benzen thì tùy theo tỷ lệ số mol các chât mà ta cũng có (nCO nHO ).
-Khi đốt hỗn hợp anken và ankađien, anken và ankin, anken và dãy đồng đẳng benzen, ankađien và ankin, ankađien và dãy đồng đẳng benzen, ankin và dãy đồng đẳng của benzen ... thì ta luôn có nCO> nHO .
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy phần tổng hợp phản ứng đốt cháy của hiđrocacbon .
Ghi chú 20:
-Để biết số nhóm chức ancol ta có thể tính T= nH : nancol 
Nếu T = 0,5 => ancol đơn chức.
Nếu T = 1 => ancol hai chức.
Nếu T = 1,5 => ancol ba chức.
Nếu T= 2 => ancol bốn chức.
.
Nếu T 1 => ancol đa chức.
-Khi cho dd ancol trong H2O tác dụng với kim loại kiềm thì nước cũng tác dụng với kim loại kiềm nên H2 là do nước và ancol tạo ra .
-Khi cho dd ancol trong dung môi benzen tác dụng với kim loại kiềm thì chỉ có ancol tác dụng nên H2 chỉ do ancol giải phóng ra.
-Khi tính khôí lượng muối ancolat ta có thể áp dụng công thức sau:
mmuối acolat = mancol pư + 22.x.nancol pư ( Nếu ancol pư với kim loại Na)
mmuối acolat = mancol pư + 38.x.nancol pư ( Nếu ancol pư với kim loại K)
( trong đố x là số nhóm chức ancol).
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy phần ancol tác dụng với kim loại kiềm. 
Ghi chú 21:
-Khi tách H2O từ ancol X tạo sản phẩm hữu cơ Y mà MY > MX thì Y là ete.
-Khi tách H2O từ ancol X tạo sản phẩm hữu cơ Y mà d 1 thì Y là ete.
-Khi tách H2O từ n loại ancol sẽ tạo loại ete.
-mhh ancol = mhh ete + mHO.
-nhh các ete = nHO = nhh các ancol.
-Khi các ete thu được có số mol bằng nhau thì các ancol ban đầu cũng có số mol bằng nhau.
-Khi ete hóa hỗn hợp 2 ancol thu được hỗn hợp các ete mà trong đó có một ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của một trong hai ancol ban đầu thì 2 ancol ban đầu có số nguyên tử cacbon gấp đôi nhau.
& Áp dụng:
Ghi chú này được áp dụng khi dạy xong phần phản ứng tách nước từ 2 phân tử an col .
Ghi chú 22:
-Khi tách H2O từ ancol X tạo sản phẩm hữu cơ Y mà MY < MX thì Y là hiđrocacbon không no.
-Khi tách H2O từ ancol X tạo sản phẩm hữu cơ Y mà d > 1 hoặc d< 1 thì Y là hiđrocacbon không no.
-Khi tách H2O từ ancol tạo anken thì ancol ban đầu là no đơn chức mạch hở.
-Khi tách H2O từ ancol no, đơn chức mạch hở thì sẽ cho tối đa 2 đồng phân anken phẳng.
-Khi tách H2O từ ancol no, đơn chức mạch hở thì sẽ cho 3 hoặc 4 anken thì khi tách nước đã tạo ra đồng phân hình học cis- trans.
-Khi tách H2O của một ancol cho 1 anken duy nhất thì ancol đó là ancol bậc 1 hoặc ancol có tính đối xứng cao.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phần phản ứng tách H2O từ một phân tử ancol tạo hiđrocacbon không no .
Ghi chú 23:
-Hợp chất X có cả nhóm –OH phenol và –OH ancol thì cả hai loại nhóm chức này đều tác dụng với kim loại kiềm.
-Hợp chất X có cả nhóm –OH phenol và –OH ancol thì chỉ có nhóm chức –OH phenol mới tác dụng với dd NaOH hoặc dd KOH.
-Hợp chất X vừa có nhóm chức –OH phenol vưà có nhóm –COOH thì cả 2 đều tác dụng với kim loại kiềm và cả 2 đều tác dụng với dd kiềm.
-Hợp chất X vừa có nhóm –OH phenol vừa có nhóm chức este(-COO-) thì chỉ có nhóm –OH mới tác dụng với kim loại kiềm nhưng cả hai đều tác dụng với dung dịch kiềm.
& Áp dụng: 
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong bài phenol. 
Ghi chú 24:
-Khi cho anđehit đơn chức tác tụng với dung dịch AgNO3/NH3, t0 mà có tỷ lệ số mol nAnđehit : nAg = 1: 4 thì anđehit đó là HCHO.
-Khi cho hỗn hợp 2 anđehit đơn chức tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t0 mà >2 thì trong 2 anđehit đơn chức có một là HCHO.
-Nếu hỗn hợp 2 anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, t0 mà n hh Anđehit : nAg = 1: 4 thì có thể:
 +Hỗn hợp anđehit đó là 
+ Hoặc hỗn hợp anđehit là 
& Áp dụng: Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phản ứng tráng gương trong bài anđehit.
Ghi chú 25:
-Khi đốt axit no đơn chức mạch hở thì nCO= nHO.
-Với axit đơn chức thì naxit + nOpư = nCO + nHO.
-Khi đốt axit chưa no hoặc axit đa chức thì nCO> nHO.
-Với axit không no đơn chức có một liên kết đôi C=C thì 
 naxit = nCO- nHO.
& Áp dụng:
Ghi chú này được vận dụng khi dạy xong phản ứng oxi hóa hoàn toàn axit.
3.TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.
Việc nhìn được thực trạng của học sinh nơi tôi công tác nên tôi đã viết sáng kiến. Tôi quyết tâm triển khai nội dung như sau:
+Đầu tiên nêu tên đề tài nội dung nghiên cứu trước tổ nhận xét, góp ý.
+Tiếp theo đưa đề tài đến học sinh thông qua các bài giảng, bài tập có liên quan đến nội dung trong đề tài.
+Lồng ghép các bài tập trong các bài kiểm tra. 
+Thu nhập tất cả các ý kiến phản hồi tổng hợp rút kinh nghiệm.
IV.KẾT QUẢ THU ĐƯỢC.
Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt.
Kiểm tra, chấm bài của 45 học sinh và đánh giá kết quả thực nghiệm.
 -Điểm và tỉ lệ phần trăm được thống kê trong bảng sau:
 Điểm
Nhóm
9 – 10
7 – 8
5 – 6
3 – 4
0 – 2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp 11A3
10
22,22
14
31,11
17
37,77
4
8,90
0
0
Lớp 11A2
15
33,33
18
40
10
22,22
2
4,45
0
0
Kết quả trên cho thấy tác động có ảnh hưởng tích cực, kết quả của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
I. KẾT LUẬN:
Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh. Trong nội dung đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn hóa học ở trường THPT bằng cách thêm ghi chú trong bài giảng” tôi đã đề cập đến những vấn đề cơ bản gặp thường xuyên trong mỗi tiết dạy của giáo viên. Tôi hi vọng đây là vấn đề gợi mở tạo ra một quan niệm trong dạy - học hóa học, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập hết các vấn đề có liên quan.
II. ĐỀ XUẤT:
Qua nghiên cứu và áp dụng cho học sinh Trường THPT Tĩnh Gia 3 tôi thu được hiệu quả nhất định, để học tập môn hóa học của các em có kết quả cao hơn và kiến thức vững hơn. Tôi kính mong đồng nghiệp và hội đồng khoa học của trường THPT Tĩnh Gia 3 cũng như hội đồng khoa học của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Thanh Hóa góp ý kiến thêm để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. 
Trong khi chờ sự xem xét, nghiên cứu đánh giá của Hội đồng khoa học các cấp tôi xin chân thành cảm ơn nhiều. Chúc hội đồng khoa học các cấp sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Đỗ Anh Tuấn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách bài tập hóa học các lớp 11 - NXB GD.
2. Đề thi ĐH-CĐ các năm.
3. Hoá học nâng cao các lớp 11 – Ngô Ngọc An – NXB trẻ 1999.
4. Phân loại và phương pháp giải toán hoá hữu cơ - Quan Hán Thành - NXB trẻ 1998.
5. Bộ đề tuyển sinh hoá học 96 – NXB GD 2001.
6.Phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học 11- Cao Thị Thiện An.
7.Các dạng toán và phương pháp giải hóa học 11- Lê Thanh Xuân.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_mon_hoa.doc