Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh Lớp 7 - Phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh - Nguyễn Thị Phượng

docx 20 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh Lớp 7 - Phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh - Nguyễn Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh Lớp 7 - Phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh - Nguyễn Thị Phượng
MỤC LỤC
SƠ YẾU LÍ LỊCH..2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.3
1.Lý do chọn đề tài.3
2.Mục đích nghiên cứu đề tài3
3.Đối tượng nghiên cứu..4
4.Phương pháp nghiên cứu.4
5.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu..4
B.NỘI DUNG ĐỀ TÀI5
1.Thực trạng vấn đề nghiên cứu5
2.Các biện pháp thực hiện..6
3.Kết quả thực hiện.14
C.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..15
1.Kết Luận15
2.Khuyến nghị ..15
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO.17
SƠ YẾU LÍ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng
Sinh ngày: 15-7-1976
Năm vào ngành: 2002
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Hưng-Thanh Oai-Hà Nội
Trình độ chuyên môn:Đại học
Bộ môn giảng dạy: Tiếng Anh 
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tiếng Anh cũng được xem là một ngoại ngữ chính trong các trường phổ thông.Nhưng qua nhiều năm,thực tế cho thấy học sinh,sinh viên Việt Nam khi giao tiếp với bạn bè trên thế giới lại không nói tiếng Anh tốt được.Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi luôn mong muốn học sinh của mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, chủ động nhất, đặc biệt các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế. Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho mỗi tiết lên lớp học sinh đều hứng thú học tập tích cực rèn luyện và nhớ được bài ngay tại lớp. Chúng ta đều biết bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ. Trong tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng. Thật vậy, nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không thể phát triển tốt các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho dù các em có nắm vững các mẫu câu và kiến trhức ngữ pháp. Do vậy, giúp học sinh nắm vững các từ đã học để vận dụng vào việc giao tiếp và rèn luyện các kỹ năng là việc làm rất quan trọng khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài : “Kinh nghiệm dạy từ vựng” .
2.Mục đích nghiên cứu.
Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 7, muốn nâng cao chất lượng tiết dạy môn tiếng Anh nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung nên những vấn đề nêu trên khiến tôi đặc biệt quan tâm. Và điều đó chính là lý do mà tôi nghiên cứu, tìm tòi nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để vận dụng vào thực tế giảng dạy với mục đích mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giao tiếp và rèn luyện các kỹ năng.
Từ mục đich trên,tôi xin trao đổi kinh nghiện của bản thân về việc áp dụng một số phương pháp dạy từ vựng.Nên tôi quyết định chọn và đưa ra đề tài sau:
“Phương pháp dạy từ vựng”
3.Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh rất đa dạng và phong phú. Trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ nghiên cứu về phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh lớp7. Do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ tiến hành thực nghiệm với học sinh ở lớp 7A của trường THCS Mỹ Hưng.Đơn vị bài học tôi chọn để kiểm nghiệm là:
Unit 13 : Activities
PERIOD 83: B- COME AND PLAY (B3.4)
4. Phương pháp nghiên cứu. 
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
	-Phương pháp đọc tài liệu
	-Phương pháp thực nghiệm
	-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
	-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
5.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trong năm học 2015-2016 tại lớp 7A trường THCS Mỹ Hưng.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trong thực tế cũng như trong giảng dạy tôi nhận thấy:
-Học sinh không thích học môn tiếng Anh,đặc biệt là hai kỹ năng nghe và kỹ năng nói.
-Nhiều em học môn tiếng Anh kém,hổng kiến thức,vốn từ vựng quá ít do đó các em không tự tin để nói.
-Cách phát âm của các em không chính xác cho nên khi nghe người nước ngoài nói sẽ không hiểu.
-Trong quá trình học tập chưa tiếp thu,nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài học.
-Chất lượng bộ môn tiếng Anh chưa cao.
1.1 Về phía giáo viên:
-Đa số giáo viên tâm huyết với nghề,yêu trẻ,nhiệt tình với công tác giảng dạy,chăm lo quan tâm tới học sinh.Tuy nhiên vẫn có những mặt hạn chế sau:
Phương pháp giảng dạy chưa thật phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế.Tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh còn ít nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh.
-Một số giáo viên bị công việc gia đình chi phối do đó sự đầu tư cho giảng dạy còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết với nghề,
chưa khích lệ được sự ham học của học sinh.
1.2 Về phía học sinh:
- Đa số học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn tiếng Anh vì thi vào các cấp không có môn tiếng Anh,đồng thời môn tiếng Anh là tiếng nước ngoài nên khó.
- Một số học sinh mải chơi,lười học nên hổng kiến thức,vì vậy các em không chuẩn bị tốt cho tiết học.
- Kinh tế địa phương còn khó khăn nên hầu hết phụ huynh đi làm xa,ít có thời gian quan tâm và không phải phụ huynh nào cũng biết ngoại ngữ để kèm cặp con em mình. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh .
- Ngoài ra, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học hoa loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thành công.. 
- Bản thân một số em ngoài thời gian đến trường còn phải phụ giúp gia đình,không có thời gian để học bài.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao,nhu cầu giải trí như xem tivi,chơi games ngày càng nhiều,làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn,dẫn đến sao nhãng việc học.
 2.Các biện pháp thực hiện.
Trong công tác giảng dạy, việc soạn giảng theo đúng phân phối chương trình là một việc làm bắt buộc bởi vì phân phối chương trình mang tính pháp lệnh. Soạn giảng không đúng phân phối chương trình đồng nghĩa với việc vi phạm qui chế chuyên môn. 
a.Lựa chọn từ để dạy: 
Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao tiếp với các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ phong phú. Ở môi trường phổ thông hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng và ngữ pháp luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét hai vấn đề: từ chủ động (active vocabulary) và từ bị động (passive vocabulary). Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và hướng dẫn học sinh luyện tập nhiều hơn. Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
-Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: form, 
 meaning, use. 
- Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ. 
- Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 đến 10 từ.
b. Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới:
 Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới, giúp các em học sinh tiếp thu từ một cách chủ động như:
 * Visual (nhìn) : 
Cho học sinh nhìn tranh ảnh hoặc vẽ phác hoạ cho các em nhìn, giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng. 
Ví dụ : Unit 12 : Let’s eat ! - A1. Để dạy các từ như: meat stall, vegetable stall, fruit stall giáo viên nên sưu tầm tranh ảnh thực tế để minh họa cho bài giảng của mình.
 * Mine (điệu bộ): 
Thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
 Ví dụ : Unit 10 : Health and Hygiene - B3. Để dạy từ “to brush ( one’ teeth )” Teacher takes a toothbrush then brushes her teeth and T asks : “ What am I doing ?” 
 -Ss: You are brushing your teeth.
 * Realia (vật thật): 
Dùng những dụng cụ trực quan mà thực tế có được. 
Ví dụ : Unit 12 : Let’s eat ! –A1. Để dạy các từ về rau, củ, quả (spinach, cucumber, durian.) giáo viên nên sưu tầm vật thật để minh họa cho bài giảng của mình . 
* Situation / Explanation: 
Dùng tình huống và giải thích để học sinh nắm bắt từ mới một cách hiệu quả.
 Ví dụ : Unit 5 : Work and play – B1. Để dạy từ “recess”, giáo viên có thể đưa ra một vài tình huống để học sinh tự đoán nghĩa: 
-You can read, eat , drink, chat with your friends at recess. 
 -At recess, we often play some games such as: skipping rope, catch.. 
- At recess, Teachers don’t work with us, they take a rest. 
 Then T asks: What does “recess” mean ? 
* Example : 
Đưa ra các ví dụ cụ thể có liên quan đến từ sắp học tạo sự tò mò và hấp dẫn học sinh.
 Ví dụ : Để dạy từ “(to) complain” giáo viên có thể dẫn dắt học sinh vào quá trình tự tìm nghĩa của từ bằng cách gợi ý : - “This room is too noisy and too dirty . It’s no good .”. Then T asks:
 “What am I doing?” - I am complaining. 
* Synonym \ antonym( từ đồng nghĩa \ trái nghĩa): 
Giáo viên dùng những từ đã học rồi có nghĩa tương đương để giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ sắp được học. 
Ví dụ : Unit 3 : At home - A2. Để dạy từ “intelligent, expensive” giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đoán nghĩa thông qua từ đã học trước đó. 
 - intelligent: T. asks : “What’s another word for clever?”
 Ss answer: “ intelligent”
 - expensive: T. asks: “What’s opposite of cheap? ”
 Ss answer : “expensive”. 
* Translation (dịch):
 Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để cung cấp nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó.
 Ví dụ : Unit 8 : Places - A3. Để dạy các từ “direction” giáo viên không thể dùng thủ thuật nào khác ngoài thủ thuật “Translation” Giáo viên có thể hỏi học sinh :
 - How do you say “direction” in Vietnamese ?
 - How do you say “phương, hướng” in English ? 
* True or False statements: 
Giáo viên cung cấp một số câu và yêu cầu học sinh chọn lựa câu trả lời đúng nhất có liên quan đến từ sắp được học.
 Ví dụ : Unit 10 : Health and Hygiene – B3. Để dạy từ “dentist” giáo viên có thể đưa ra một số câu để học sinh chọn lựa như:
 - A dentist teaches the children..
 - A dentist takes care of our teeth. 
 - A dentist works in a factory.
 Học sinh sẽ chọn phương án thứ hai.
c.Biện pháp tổ chức thực hiện:
 Các bước tiến hành giới thiệu từ mới: 
Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng : + Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe.
+ Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại.
+ Đọc:Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng. 
+ Viết: Học sinh viết từ vào vở
Các bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: Đây là bước khá quan trọng trong việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu. Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất là: 
- Bước 1: “nghe”, giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu. 
- Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần giáo viên mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại , giáo viên cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân.
 - Bước 3: “đọc” giáo viên viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà giáo viên cho là đạt yêu cầu.
 - Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi giáo viên mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở.
 - Bước 5: giáo viên hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
 - Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu.
 - Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học. 
* Trong khi dạy từ mới phải ghi nhớ các điểm sau:
+ Nên giới thiệu từ trong từng mẫu câu cụ thể. Ở những tình huống giao tiếp khác nhau, giáo viên có thể kết hợp việc làm đó bằng cách thiết lập được sự quan hệ giữa từ cũ và từ mới, từ vựng phải được củng cố liên tục. Giáo viên thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng cách cho các em viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này giáo viên có thể quan sát được toàn bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận dụng từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ lâu hơn, giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao. Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được, viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế. 
+ Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà: Thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tự tổ chức hoạt động học tập của mình. Vì thế, ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà thật hiệu quả. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. 
d. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới:
 Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi chưa đủ, mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố từ mới ngay tại lớp. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. 
 “CHECKING TECHNIQUES FOR VOCABULARY”:
 -Rub out and Remember 
 -Ordering vocabulary 
 -Matching 
 -Jumbled words
 - What and where 
 -Slap the board 
 -Kim’s game 
* Tiết dạy minh họa :
 Unit 13 : Activities
PERIOD 83: B- COME AND PLAY (3,4)
I.Aims:
-To help ps understand the pronunciations and meanings of the new words and structures.
-To help ps understand some sports in the ocean more and then put T or F about the text
-To help ps practice listening , reading more
II.Objectives: 
By the end of the lesson, Ss will be able to understand:
1.Knowledge:
- Vocabulary: topic about sports
- Grammar: Modal verbs:should, ought to,must,can(could) ,may
2.Skills: listening , reading 
3.Attitude:Have a positive attitude towards sports
III. Ways of working:
 group, pair works, individual work. 
IV. Materials:
 Text book,radio,tape,lesson plan and picrure 
V. Anticipated problems:
 Some weak Ss are lazy and may find difficult to talk about their sports
VI.Proceduces: 
Contents
Teacher’s activities
Students’ activities
1.Organization: 1’
2.Check the old lesson: 5’ 
3.New lesson:33’
B3. Read.Then answer the questions 
a.Pre- reading:
* Pre -teach vocabulary :
* Checking vocabulary :
*True or False statement prediction:
b.While-reading : 
c.Post -reading :
B4)Complete the passage.with the modal verbs in the box.
4.Consolidation:4’ 
5.Homework : 2’
-Greeting:
-Asks pupils some questions:
 How are you?
How is the weather today,class?
Who is absent today,the monitor 
Do you like playing a game?
-Game: Networks 
 Sports
-T asks ss some qs:
What sports do you play ? 
=>Lead to the new lesson .
Unit 13 : Activities
PERIOD 83: B- COME AND PLAY (B3.4)
1.New words:
+T introduces B3 by using the picrure (P 136) and asks ps some questions:
 Where is he?
 What is he doing?
 What sport is this?
 Do you play it? 
- Ocean (n): (Visual)
- diver (n): (Visual)
- Special breathing equipment (n)(Realia)
- Surface(n)(Translation)
- Land ( n ) (Explanation)
- invention (n) (Translation)
- Explore (v) (Translation)
- diving vessel (n)( Visual)
-Scuba-diving(n) (Example)
+T reads the new words and asks pupils to repeat in chorus and individual. 
+T writes the new words on the board and asks ss to write in your notebook then gives meanings
+T gives the stress of each word
+T checks the vocabulary by
playing the game:Slap the board 
+T introduces the picture and text and then asks ss to guess the contents about the text in groups 1’
T or F statement prediction:
a.Most of the world’s surface is land.
b.Before the invention of special breathing equipment, man couldn’t swim freely underwater.
c.Now,scuba-divingis a popular sport.
d.Jacques Cousteau invented special TV cameras.
e.We can learn more about the undersea world thanks to Jacques Cousteau’s invention. 
+T calls ss to put T or F on the board
+T plays the tape and asks ss to listen to the text twice and check their predictions.
+T calls ss to check their predictions on the board.
+ T gives feedback.
+Tintroduces the grammar in the text.
2.Grammar: Modal verbs
Model sentences:
-I can play piano now
-I could not play piano 4 years ago
Form: 
 S+ can +Vinfi +O 
 S+could +Vinfi+O 
Use:can is used in thepresent
 Could is used in the past
Meaning:
Practice:
+T asks ss to listen to the tape again and read the text
+T introduces the qs in the book
+T asks ss to read silently and then correct the false sentences in groups 2’
+T call ss correct the false sentences on the board and
+T asks ss to remark ,correct 
+T gives key:
a. F: Most of the world’s surface is water.
b.T
c. F:Now, scuba- diving is a popular sport because people can swim freely in the water with the help of special breathing equipments.
d.F:Jacques Cousteau invented a deep sea diving vessel.
e. T
-Tasks ss to talk about your sports they like
-T asks Ss to speak in front of the class
-T calls ss to remark and correct
+ T introduces the passage and asks ss to read 
+T: explains the request of the exercise.
+T asks ss to read the passage carefully and complete the passage with the modal verbs in the box.
+T asks ss to complete in front of the class
+T call s s to remark and correct 
+T gives key
+T asks to make setences ,using modal verbs
+ Ss repeat the grammar in the lesson.
-Learn by heart the new words and grammar
-Do the exercises in the workbook
- Practice more at home
-Prepare for the new lesson: U14-A1
-Greet
-Answer
-Play the game
-Answer
-Look at answer
- Listen 
-Listen and repeat
- Read in chorus,individual 
- Copy and gives meaning
-Listen and read
-Play the game
-Listen 
-Read the statements
-Work in groups2
- Put T or F
-Remark
-Listen to the tape twice and check their predictions.
-Check on the board.
-Listen
-Repeat
-Give form
-Listen
-Practice
-Listen to the tape 
-Read 
-Work in groups 2’
-Correct the false sentences
-Remark +correct
-Speak in front of the class
-Remark and correct
-Listen
-Read the passage
-Listen
-Work in groups 2’
-Complete in front of the class
-Remark and correct
- Make setences
-Repeat
-Listen +copy
3. Kết quả thực hiện:
Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập: Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động.Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.Những học sinh giỏi,khá hầu như đã thuộc gần hết các từ mới ngay tại lớp học, vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt và có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn. Học sinh trung bình,yếu cũng thuộc từ mới qua quá trình học ở nhà và có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. 
Sau đây là bảng thống kê chất lượng học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài:
Kết quả trước khi thực hiện đề tài:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
35
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
8,6
10
28,6
15
42,8
6
17,1
1
2,9
Kết quả sau khi thực đề tài:
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
35
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
14,3
17
48,5
10
28,6
3
8,6
0
0
Qua bảng số liệu trên cho thấy những giải pháp tôi đưa ra đã phần nào mang lại hiệu quả thiết thực.Tỉ lệ học sinh khá,giỏi tăng , tỉ lệ học sinh trung bình, yếu giảm và không còn tỉ lệ học sinh kém. 
C.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Trên đây là phương pháp dạy học cùng với thực tế giảng dạy của bản thân tôi. Tôi nhận thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần cố gắng áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung bài và phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần khéo léo sử dụng các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp cho các em học tập có kết quả. Tuy nhiên, những giải pháp nêu trên chắc hẳn vẫn chưa phải là những giải pháp hoàn hảo. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi của quý đồng nghiệp để chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung ngày càng được nâng cao.
2.Khuyến nghị:
a.Đối với phụ huynh:
Quan tâm đến việc học của con em mình.
Hướng dẫn con có thói quen đọc sách,chia sẻ,tư vấn và khuyến khích con học.
Phối kết hợp chặt chẽ và thường xuyên với giáo viên bộ môn để tìm hiểu ,nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình.
b.Về phía nhà trường:
Cần có thêm sách tham khảo cho giáo viên và học sinh để phục vụ công tác dạy và học.
Cần mua thêm đài nghe băng,đĩa và tranh ảnh lien quan đến nội dung bài học.
c.Về phía học sinh:
Cần chăm học ,trong giờ học phải chủ động tiếp thu kiến thức, chủ động thực hành nói và nghe tiếng Anh với bạn.
Chuẩn bị bài mới và làm bài tập về nhà đầy đủ trước khi đến lớp.
Luôn luôn có ý thức tự học ngữ pháp , từ vựng và luyện nghe-nói tiếng Anh với thầy ,cô giáo,với bạn đặc biệt với người nước ngoài.
d.Đối với địa phương:
Quan tâm sát sao đến chất lượng giáo dục ở địa phương hơn nữa,đầu tư cơ sở vật chất kịp thời để phục vụ cho việc dạy và học.
Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh Internet và các điểm dịch vụ không lành mạnh lạm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh
e.Đối với phòng GD-ĐT:
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề ,các lớp tập huấn về chuyên môn cho giáo viên chúng tôi học tập và nâng cao chuyên môn.
Đầu tư cơ sở vật chất cũng như thiết bị giảng dạy kịp thời để phục vụ cho việc dạy và học.
XÁCNHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 7-4-2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết,không sao chép nội dung của người khác.
 Tác giả
 Nguyễn Thị Phượng 
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Những thủ thuật dạy từ vựng môn tiêng Anh.
2.Sách giáo viên Anh 7
3.Sách tiếng Anh 7
4.Thiết kế bài giảng Anh 7
5.Tuyển tập các trò chơi tiếng Anh
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC(CẤP ĐƠN VỊ)
1.Nhận xét:
2.Xếp loại:
..
 Mỹ Hưng,ngàytháng..năm 2015
 CTHĐ Khoa học
 (Ký tên ,đóng dấu)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG THCS MỸ HƯNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN TIẾNG ANH 7
TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG MÔN 
TIẾNG ANH
Tác giả:Nguyễn Thị Phượng
Đơn vị công tác:Trường THCS Mỹ Hưng

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN_Anh7.docx