“ Công tác quản lý chỉ đạo lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ vào chương trình giáo dục mầm non” Người thực hiện đề tài: Trần Thị Thanh Thủy Đạt SKKN cấp tỉnh năm học 2012- 2013 MỞ ĐẦU A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Chúng ta thật đáng tự hào về nền văn hóa của dân tộc Việt nam. Trong đó phải kể đến đồng dao, ca dao, tục ngữ Việt nam. Nó là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là thể loại văn học dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác và chuyển tiếp qua nhiều thế hệ. Cội nguồn của ca dao, đồng dao, tục ngữ xuất phát từ cuộc sống lao động. Nó xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Bởi vậy nên nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của nhân dân. Đồng dao, ca dao, tục ngữ phản ánh cuộc sống lao động của con người bằng những hình tượng văn học nghệ thuật chứa dựng bao tâm tư, nguyện vọng, bao niềm vui, nổi buồn và khát vọng, ước mơ trong cuộc sống. Tuổi ấu thơ của mỗi chúng ta đi qua đều được nuôi dưỡng bằng đôi dòng sữa mẹ, được ru ngủ bằng những bài đồng dao, ca dao đã được phổ nhạc thành những làn diệu dân ca qua lời ru của bà, của mẹ. Điệu ru ca dao ấy với âm hưởng tiếng mẹ là cánh tay yêu thương âu yếm ôm ấp, vỗ về, là tấm chăn ấm áp ấp ủ, là làn gió mát dịu dàng thoảng qua. Nó mang ước vọng trang bị tâm thức cho trẻ thơ từ khi vừa mới bắt đầu chào đời, thấm nhuần dần dần cách ăn, lối ở, hiểu biết cách cư xử, trau dồi ý chí và nghị lực, để khi trưởng thành có thể sống trong thanh thản, an bình và hạnh phúc. Khi còn nằm trong tao nôi là thế, còn khi đứa trẻ lên hai, ba tuổi, các trò chơi có gắn với lời, nội dung của bài đồng dao đã cuốn hút các em một cách thích thú. Đồng dao, ca dao, tục ngữ ngấm vào cảm xúc tuổi thơ của mỗi người như một lẽ tự nhiên. Bởi vậy, khi lớn lên, mỗi khi chứng kiến trẻ nhỏ diễn xướng đồng dao, chúng ta đều cảm thấy mình như trẻ lại, những ký ức thời thơ ấu lại tái hiện mang lại cho ta cảm giác yêu đời và gợi lại những kỷ niệm đẹp đẽ khó quên về một thời thơ ấu hồn nhiên, vô tư, thánh thiện, chẳng bao giờ trở lại. Ấn tượng về những bài đồng dao thật sâu sắc đối với mỗi con người. Nội dung của các bài đồng dao không chỉ là đơn giản, dễ hiểu, dễ thuộc mà còn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ về nhận thức cũng như các hoạt động vui chơi khác. Ngôn từ của đồng dao gần gũi với cách nói vần vè, giàu nhịp điệu của ngôn ngữ nhi đồng. Nhiều bài đồng dao có lối kết cấu vòng tròn, trẻ có thể đọc đi, đọc lại nhiều lần mà không chán, không kết thúc. Ví dụ như bài: “Lúa ngô là cô đậu nành”; “ Tu hú là chú bồ các” Đồng dao, ca dao, tục ngữ có chức năng thoả mãn nhu cầu vui chơi của các em nhỏ, do lời đồng dao gắn với trò chơi, ca dao gắn với lời bài hát và tục ngữ là những lời thơ đa màu sắc của cuộc sống xung quanh trẻ. Với những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật như vậy, đồng dao, ca dao, tục ngữ thực sự là một món ăn tinh thần thực sự không thể thiếu được đối với trẻ thơ. Song hiện nay, số lượng của các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ được tuyển chọn trong chương trình giảng dạy cho trẻ mầm non còn quá hạn chế. Đặc biệt, nội dung chưa đủ phục vụ cho các chủ điểm giáo dục trẻ mầm non. Do vậy, khi chỉ đạo thực hiện chương trình mầm non hiện hành giáo viên gặp rất nhiều khó khăn về tài liệu, lúng túng về phương pháp. Từ những lý do trên, nên bản tôi chọn đề tài nghiên cứu“ Công tác quản lý chỉ đạo lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ vào chương trình giáo dục mầm non” 2. Mục đích nhiên cứu Khảo sát việc lång ghÐp ®ång dao, ca dao, tôc ng÷ vµo trong c¸c ho¹t ®éng cña trẻ hằng ngày ở trường Mầm Non ®Ó biÕt ®ưîc c¸c h¹n chÕ khi thưc hiÖn. Từ đó t×m ra gi¶i ph¸p tèi ưu gãp phÇn ®ưa ®ång dao, ca dao, tôc ng÷ vµo chư¬ng tr×nh gi¸o dôc mÇm non mét c¸ch phong phó và đa dạng hơn. 3. NhiÖm vô nghiªn cøu: - Nghiªn cøu c¸c vÊn ®Ò lý luËn liªn quan ®Õn ®Ò tµi. - T×m hiÓu thùc tr¹ng ở đơn vị. - Tõ chç nghiªn cøu lý luËn vµ thùc tr¹ng để t×m ra c¸c gi¶i ph¸p h÷u Ých nhÊt. - Rót ra kÕt luËn. 4. Phạm vi nghiên cứu: Đång dao, ca dao, tôc ng÷ Việt nam dành cho lứa tuổi mầm non trong các nhà trường. 5. Phư¬ng ph¸p nghiªn cøu: Nghiªn cøu c¸c tµi liÖu vÒ lý thuyÕt. §iÒu tra lËp b¶ng thèng kª LËp kÕ ho¹ch chØ ®¹o KiÓm tra ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ thùc nghiÖm. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CẦN NGHIÊN CỨU 1. C¬ së lý luËn: 1.1. C¬ së khoa häc: Giáo dục mầm non là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và các kỹ năng giao tiếp cơ bản hằng ngày của trẻ. Nó góp phần hình thành nhân cách con người mới - Con người Việt nam xã hội chủ nghĩa. Bước đầu làm nền tảng, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 vững vàng. Để làm tốt điều đó đòi hỏi người quản lý cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo chương trình dạy học một cách chặt chẽ, khoa học. Khâu quản lý chỉ đạo không chỉ dừng lại ở góc độ thực hiện chương trình khung do bộ giáo dục đào tạo ban hành mà đòi hỏi người quản lý phải sáng suốt, lựa chọn vạch ra kế hoạch các chuyên đề lồng ghép có liên quan ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Chuyên đề lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ vào chương trình giáo dục mầm non được coi là một trong những chuyên đề mà các nhà giáo dục mầm non cần phải chú trọng và quan tâm bởi do các đặc thù riêng biệt của nó. Đồng dao, ca dao không những giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện, mà nó còn giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, cái nét đặc sắc của dân tộc. Nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn trẻ ngay từ những buổi ban đầu. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý chỉ đạo phải toàn diện, về chuyên môn phải nhận thức đúng về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của ngành đề ra, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch mà Ngành học giao cho. Năm học 2012 - 2013 là năm học toàn ngành vẫn tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Vì vậy việc đưa ca dao, đồng dao, tục ngữ lồng ghép vào chương trình giáo dục mầm non một cách phong phú, đa dạng là một việc làm vô cùng quan trọng. Đây là một trong những nội dung của cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” do bộ giáo dục phát động.Với trách nhiệm lớn lao của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đưa đồng dao, ca dao, tục ngữ lồng ghép vào chương trình giáo dục mầm non một cách có chất lượng và hiệu quả? Đây là một câu hỏi khó nó không thể giải quyết trong một sáng một chiều mà đòi hỏi người nghiên cứu đề tài phải nhiệt tình, kiên trì tìm tòi, sáng tạo trong một thời gian khá dài mới có hiệu quả. Để giải quyết được vấn đề trên chúng ta cần phải chú trọng trong công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chất lượng lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ vào chương giáo dục đạt kết quả cao hay thấp là phụ thuộc vào công tác chỉ đạo của người quản lý chuyên môn. Công tác chỉ đạo đó không ngoài việc chỉ đạo lồng ghép mềm dẻo, sáng tạo có khoa học và logich vào các chương trình hoạt động hàng ngày của giáo viên, việc xây dựng kế hoạch, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sự phát triển về giáo dục và phương pháp tích hợp lồng ghép ca dao, đồng dao, tục ngữ vào chương trình Công tác đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục sau khi lồng ghép cũng là một vấn đề cần được quan tâm chú trọng. Có thể nói rằng đồng dao, ca dao tục ngữ có xích lại gần trẻ hơn hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự chỉ đạo của người quản lý trường mầm non. 1.2. C¬ së thực tiễn: Đồng dao, ca dao, tục ngữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống trẻ thơ. Những bài đồng dao, ca dao có nội dung gần gũi, trẻ thường đọc khi vui chơi như các bài: “ Dung dăng dung dẻ”; “ Kéo cưa lừa xẻ”; Thả đĩa ba ba Trẻ nhỏ có tâm hồn trong sáng, bay bổng, giàu tưởng tượng, giàu cảm xúc, ham hoạt động, thích vui chơi, thích có bầu bạn. Do đó, các em dễ hoà nhập vào tâm trạng của các nhân vật một cách hồn nhiên vô tư. Tác phẩm đồng dao đã thoả mãn nhu cầu: “ Chơi mà hoc, học mà chơi” của trẻ khi trẻ được thả hồn vào các trò chơi dân gian có gắn lời đồng dao, hoặc ngồi nghe những làn diệu dân ca êm đềm, sâu lắng được phổ nhạc lời của ca dao Việt nam. Ví dụ: Khi trẻ chơi trò chơi “ Rồng rắn lên mây ” hay trò chơi “ Thả đĩa ba ba” thì bản thân trẻ lúc đó không những hóa thân vào các nhân vật trong trò chơi mà trẻ còn được thõa mãm nhu cầu tâm sinh lý của lứa tuổi mầm non, được vui chơi nô đùa thõa thích, được khám phá, được làm quen với lời bài đồng dao Như vậy chúng ta đễ nhận thấy rằng ca dao, đồng dao, tục ngữ luôn đồng hành sát cánh bên trẻ nếu như các nhà giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ làm quen, tiếp xúc Trò chơi là phương tiện giáo dục và nó giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Đặc biệt là trò chơi dân gian, được gắn lời đồng dao lại càng thu hút sự hấp dẫn, cuốn hút trẻ một cách mê hồn. Trẻ chơi mà không biết chắn, lời đồng dao giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, trí tưởng tượng Rồi các làn điệu dân ca gắn lời ca dao cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nó ăn sâu vào trong tiềm thức và mang theo trong cuộc đời đứa trẻ những nét đẹp tiềm ẩn của cuộc sống. Lúc lớn lên, đôi khi lục lại ký ức nhớ về tuổi thơ thì các bài đồng dao, ca dao, những câu tục ngữ lại hiện về. Thế nhưng trong thực tế ở trường mầm non thì việc trẻ được tiếp cận với các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ còn có nhiều hạn chế. Số lượng bài còn ít, nội dung chưa phong phú, chưa dàn trải được ở tất cả các chủ điểm. Việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, hoặc nghe các làn điệu dân còn mang tính ước lệ, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của trẻ. Hơn nữa vì số lượng bài trong chương trình quá ít nên việc giáo viên lựa chọn nội dung để đưa vào tích hợp cho các tiết hoạt động khó khăn. Vì thế các hoạt động của giáo viên đang rơi vào tình trạng cứng nhắc, khô khăn và rập khuôn. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học ở trên lớp. 2. Thực tr¹ng vÊn ®Ò: 2.1.T×nh h×nh thùc tr¹ng: Đơn vị trường mầm non chúng tôi đóng trên địa bàn một xã thuần nông. Đời sống nhân dân còn thấp. Chủ yếu các hộ gia đình làm nghề nông. Nhận thức về quan điểm giáo dục trẻ đang còn hạn chế. Việc trẻ tiếp cận với đồng dao, ca dao, tục ngữ không được nhiều. Đời sống của môt bộ phận giáo viên còn khó khăn. Nhưng tất cả đều nhiệt tình trong công việc chăm sóc giáo dục trẻ. Trường đã được công nhận là trường mầm non công lâp, có hai điểm trường tương đối khang trang, sạch đẹp. Có môi trường thoáng mát rộng rãi, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, đảm bảo điều kiện cho các cháu vui chơi sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy nên khi thực hiện đề tài nay tôi đã gặp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít phần khó khăn. 2.2. Kh¶o s¸t thùc tr¹ng: Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm khảo sát một số nội dung đối với trẻ trên tất cả các khối lớp. *. Bảng khảo sát tỉ lệ đầu năm đối với khối nhà trẻ và mẫu giáo bé: TT NT MGB Nội dung khảo sát Tỉ lệ % Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Số lượng bài 35% Số lượng bài 45% 2 Khả năng cảm thụ 40% Khả năng cảm thụ 60% 3 Khả năng đọc thuộc 40% Khả năng đọc thuộc 65% 4 Trí nhớ 40% Trí nhớ 60% 5 Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người Không khảo sát Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người 40% *. Bảng khảo sát tỉ lệ đầu năm đối với khói lớp nhỡ và khối lớp lớn: TT MGN MGL Nội dung khảo sát Tỉ lệ % Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Số lượng bài 60% Số lượng bài 65% 2 Khả năng cảm thụ 70% Khả năng cảm thụ 75% 3 Khả năng đọc thuộc 55% Khả năng đọc thuộc 65% 4 Trí nhớ 62% Trí nhớ 67% 5 Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người 55% Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người 60% 3. C¸c biÖn ph¸p thùc hiÖn: *. Biện pháp1: Sưu tầm tuyển chọn các các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ phù hợp đưa vào chương trình giáo dục trường mầm non Hiện nay chương trình mầm non của bộ giáo dục và đào tạo ban hành được phân theo từng chủ điểm rất rõ ràng. Điều đó đã gợi mở cho tôi ý tưởng sưu tầm và tuyển chọn thêm các tác phẩm đồng dao phù hợp theo từng chủ điểm. Vì số lượng các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ mà bộ giáo dục đưa vào chương trình giáo dục mầm non còn ít cho nên công việc sưu tầm, tìm kiếm của tôi là những bài đồng dao, ca dao, tục ngữ ngắn ngọn, đễ đọc, đễ hiểu phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Với đa dạng và phong phú của thể loại này, tôi đã đọc rất nhiều tài liệu nghiên cứu về đồng dao, ca dao nhi đồng Việt nam cũng như tra cứu qua mạng Itenet nên đã nhặt lượm được rất nhiều thể loại bài. Sau khi đã tuyển chọn bài xong là công đoạn đánh máy vi tính và in ấn thành một tuyển tập đồng dao, ca dao, tục ngữ dành cho lứa tuổi mầm non được lưu hành nội bộ trong đơn vị nhà trường. Ví dụ chủ điểm “Thế giới động vật” tôi chọn các bài đồng dao, ca dao như sau: CON GÀ CỤC TÁC LÁ CHANH Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi. Con chó khóc đứng khóc ngồi, Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng CÁI BỐNG ĐI CHỢ CẦU CANH Cái Bống đi chợ Cầu Canh, Con tôm đi trước củ hành theo sau. Con cua lạch đạch theo hầu, CON CHIM SÁO SẬU Con chim sáosậu Ăn cơm nhà cậu Uống nước nhà cô Đánh vỡ bát ngô Bà cô phải đền. CÁI KIẾN MÀY ĐẬU CÀNH ĐÀO Cái kiến mày đậu cành đào Leo phải cành cộc leo vào leo ra. Con kiến mày đậu cành đa Leo phải cành cộc, leo ra leo vào BA BÀ ĐI BÁN LỢN CON Ba bà đi bán lợn con, Bán đi chẳng được lon-xon chạy về. Ba bà đi bán lợn sề, Bán đi chẳng được chạy về lon- MÈO MÀ TRÈO CÂY CAU Con mèo mày trèo cây cau, Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. Chú chuột đi chợ đường xa. Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo CON CÔNG HAY MÚA Con công hay múa, Nó múa làm sao? Nó rụt cổ vào. Nó xòe cánh ra. Nó đậu cành đa, Nó kêu ríu-rít. Nó đậu cành mít, Nó kêu vịt chè. Nó đậu cành tre, Nó kêu bè muống. Nó đáp xuống ruộng, Nó kêu tầm vông. Con công hay múa Con vỎI con voi Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước CON CHIM MANH MANH Con chim manh manh, Nó đậu cành chanh, Tôi ném hòn sành, Nó quay lông-lốc. Tôi làm một chốc, Được ba mâm đầy, Ông thầy ăn một, Bà cốt ăn hai. Còn cái thủ, cái tai, Tôi đem biếu chúa. Chúa hỏi chim gì? Con chim chích chòe. ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, Tục ngữ “Quạ tắm thì ráo Sáo tắm thì mưa” . Ngoài ra tôi dã tìm kiếm những bài hát dược phổ nhạc từ các bài đồng dao, ca dao, phù hợp lứa tuổi vùng miềm đem thu thập thành một am bum nhạc dân ca có gắn các hình ảnh minh họa để khi thưởng thức nghe làn điệu trẻ sẽ được tận mất xem cách trang phục, cách biểu diễn của các nghệ nhân hay ca sẽ mà trẻ đang xem qua băng đĩa.Ví dụ như bài: Cái bống là cái bống bang; Ba bà đi bán lợn con; Tập tầm vông; Gánh gánh gồng gồng; Rềnh rềnh ràng ràng; Bầu và Bí Các trò chơi dân gian có gắn lời đồng dao cũng được sưu tầm. Chẳng hạn như trò chơi: Rồng rắn lên mây; Thả đĩa ba ba; Kéo cưa lừa xẻ; Dung dăng dung dẻ, Ngoài ra các hình ảnh đẹp minh họa cho các trò chơi dân gian có gắn lời đồng dao cũng được sưu tầm và trang trí ở những nơi thuận tiện nhất cho trẻ rtieeps xúc làm quen như trang trí ở các góc nghệ thuật, trang trí ở phòng truyền thống, trang trí ở phòng âm nhạc, các sảnh hành lang nhà trườngChẳng han. Như bức tranh mang tính chất dân gian sát với cuộc sống xung quanh trẻ: Khi nói tới đồng dao là nói đến những gì quen thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Đồng dao mang tính chất truyền khẩu, bản thân trẻ đã thuộc sẵn những bài đồng dao qua làm quen thì khi chơi những trò chơi dân gian trẻ chơi rất đễ dàng. Do đó với những bài đồng dao phổ nhạc trẻ cũng sẽ thuộc nhanh chóng. *.Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch lồng ghép Khi nhà trường đã có một tuyển tập về chuyên đề ca dao, đồng dao, câu đố rồi thì kế hoạch chỉ đạo thực hiện như thế nào để có hiệu quả cao? Đó là câu hỏi đặt ra đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và kế hoạch thực hiện năm học của nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch lồng ghép cho cả năm học theo tám chủ điểm; Kế hoạch cho từng chủ điểm; Kế hoạch tuần. Xây dựng thời gian lồng ghép. Cụ thể: Xây dựng chương trình chỉ đạo các khối lớp thực hiện vào mọi thời điểm trong ngày, ở mọi nơi mọi lúc. Đặc biệt vào là buổi sinh hoạt chiều giáo viên có thể cho trẻ làm quen, đọc thuộc lời và cũng có thể cho trẻ nghe những bài hát dân ca lời ca dao, đồng dao hoặc là tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian.. Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên lồng ghép linh hoạt chuyên đề này vào các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trờiThứ nhất để cho tiết học thêm sinh động, trẻ thêm hứng thú. Thứ hai làm tăng khả năng cảm nhận về các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ nói riêng và cảm nhận về văn học nói chung. Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động và được nhà trường phê duyệt mới thực hiện. Hàng tháng giáo viên báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề này. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn. Giao chỉ tiêu cho từng khối lớp với số lượng, chất lượng bài lồng ghép các bài đồng dao ca dao, tục ngữ thực hiện ở mỗi chủ điểm như sau: TT Khối lớp Số lượng bài Đạt tỷ lệ % Đọc thuộc Nghe hát dân ca Chơi trò chơi dân gian 1 NT 1- 2 1- 3 1 75% trở lên 2 MGB 1- 3 1- 3 1- 2 80 % trở lên 3 MGN 2- 4 2- 4 2- 3 85 trở lên 4 MGL 3- 5 3- 5 3- 5 90 trở lên - Dựa vào bảng giao chỉ tiêu này ban chỉ đạo có thể đi kiểm tra và đánh giá được tình hình hoạt động của các khối lớp bất cứ lúc nào trong tháng. Từ đó có thể điều chỉnh bổ sung kịp thời. - Chất lượng được giao gắn với chỉ tiêu thi đua của lớp, của cá nhân vào cuối năm học. Với hình thức đó giúp cho giáo viên luôn luôn cố gắng phấn đấu tìm tòi nhiều biện pháp trong thực hiện kế hoạch lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ vào các hoạt động ở các thời điểm trong ngày. *.Biện pháp 3: Thành lập ban chỉ đạo Để thuận lợi trong việc kiểm tra đôn đốc công việc chuyên môn nói chung và công việc lồng ghép chuyên đề ca dao, đồng dao, tục ngữ vào chương trình nói riêng có hiệu quả thì tôi đã mạnh dạn thành lập ban chỉ đạo ngay từ đầu năm học. Ban chỉ đạo gồm có 6 đồng chí . Trong đó hiệu trưởng là trưởng ban. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn là phó ban. Còn lại 4 người là các thành viên đại diện cho các khối (Khối Lớn; Nhỡ; Bé; Nhà trẻ và tổ Dinh dưỡng). Đây là lực lượng nòng cốt để phân công, điều hành, tổ chức và tham gia kiểm tra đánh giá các khối lớp. Lhi chọn các thành tôi đã chọn những giáo viên có năng lực về chuyên môn, có trình độ đạt chuẩn trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với đồng nghiệp, năng nổ nhiệt tình trong công tác. Các thành viên này đóng vai trò chủ đạo giống như là một tổ trưởng chuyên môn, nhằm để xây dựng kế hoạch hoạt động lồng ghép cho từng giai đoạn, từng quí, từng tháng, từng chủ điểm và cả từng tuần. Hàng tháng ban chỉ đạo sinh hoạt 01 lần, có đánh giá kết quả và bổ sung kế kế hoạch đề ra tiếp theo. *.Biện pháp 4: Công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng Thực hiện phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp. Đối với giáo viên có tay nghề còn non kém, cứng nhắc, ít vận dụng linh hoạt các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ để tích hợp lồng ghép vào chương trình một cách phù hợp thì tôi đã có biện pháp phân công giáo viên dạy tốt về chuyên đề này để kèm cặp giúp họ tiến bộ hơn. Tôi thường xuyên chú trọng bồi dưỡng thêm phương pháp giảng dạy, cách tổ chức hoạt động giáo dục có liên quan đến chuyên đề đồng dao, ca dao, tục ngữ cho một số giáo viên để họ có trình độ tay nghề tốt hơn. Hàng tháng họp định kỳ chuyên môn một lần, tôi đã đề xuất dành riêng cho chuyên đề này một khoảng thời gian nhất định. Trước khi họp tôi đã chuẩn bị sẵn nội dung chuyên đề. Các nội dung đó là đa dạng. Khi thì tôi bồi dưỡng về cách tổ chức một trò chơi dân gian mới, có gắn lời đồng dao. Khi thì tôi cung cấp thêm phương pháp lồng ghép tích hợp chuyên đề vào trong tiết hoạt chung, hoạt động góc như thế nào cho phù hợp nội dung, chương trình và đảm bảo thời của tiết dạy.. Cũng có khi tôi lại hướng dẫn giáo viên sắp xếp chuyên đề ca dao, đồng dao, tục ngữ vào hoạt động chiều một cách thích hợp, đạt hiệu quả caoTất cả những nội dung tôi phụ đạo thêm cho giáo viên đều dựa trên cơ sở thăm lớp dự giờ, đánh giá công tác hoạt động lồng ghép ca dao đồng dao, tục ngữ vào chương trình. Chỗ nào còn yếu kém, khiếm khuyết thì tôi có kế hoạch phụ đạo ở chỗ đó.Việc tổ chức thao giảng, dự giờ những tiết dạy tốt để cho các giáo viên có điều kiện học tập, đúc rút kinh nghiệm lẫn nhau. Đây cũng là một giải pháp có hiệu quả. Đối với giáo viên khá - giỏi tôi luôn luôn có ý thức bồi dưỡng trau dồi cho họ về kiến thức, năng lực chuyên môn và các kỹ năng lồng ghép chuyên đề vào các động, và coi đây là hạt giống quý nhân rộng ra đối với các giáo viên khác. Trong công tác chỉ đạo tôi thường xuyên làm tốt việc tổ chức các ngày hội ngày lễ, các cuộc thi trong năm học đối với trẻ. Đó là các ngày lễ lớn có ý nghĩa vô cùng quan trọng như: Ngày hội đến trường của bé, Ngày nhà giáo Việt nam 20/11; Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam, hay tổ chức cuộc thi tiếng hát dân ca dành cho trẻ mẫu giáó, hoặc thi vẽ tranh Khi tổ chức ngày lễ tôi thường chú trọng chỉ đạo thực hiện phần hội thật tốt. Vì đây là cơ hội cho trẻ giao lưu múa, hát các bài đồng dao, ca dao, cùng nhau kể các câu chuyện cổ tích đồng thời trong ngày lễ hội trẻ được tham gia vào các trò chơi đân gian một cách hướng thú. Lúc này trẻ không những thõa mãn nhu cầu chơi vui chơi mà còn giúp trẻ thể hiện diễn suất, đọc lời đồng dao rành mạch trôi chảy. Có thể nói thông qua các ngày lễ, các hội thi là một cơ hội để giáo viên rèn dũa về khả năng cảm nhận về dồng dao, ca dao, tục ngữ cho các cháu nhiều hơn, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt là hình thành cho trẻ các kỹ năng giao tiếp, kỷ năng ứng xử ban đầu. Chỉ đạo lớp điểm trong việc thực hiện chuyên đề lồng ghép là đòn bẩy phong trào, là cơ sở để nâng cao năng lực chuyện môn và chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và chất lượng cảm thụ về ca dao, đồng dao, tục ngữ nói riêng. Từ đó nhân ra diện rộng về chất lượng giáo dục trong toàn trường. Trong năm học 2012- 2013 tôi đã chỉ đạo 3 lớp điểm về chuyên đề này ở các khối lớp mẫu giáo. Điểm về lĩnh vực tổ chức chơi trò chơi dân gian như lớp mẫu giáo 4A. Điểm về hát dân ca như lớp mẫu giáo 5A. Điểm về đọc thuộc nhiều bài đồng dao, ca dao như lớp mẫu giáo 5B. Nội dung yêu cầu đối với những lớp này cao hơn so với những lớp khác. Khi cho trẻ làm quen với bài đồng dao, dao cao, tục ngữ giáo viên cũng phải chuẩn bị chu đáo hơn. Phải có hình ảnh minh họa nội dung. Có thể minh họa qua tranh ảnh, cũng có thể minh họa các hình ảnh qua máy chiếu, hoặc qua ti vi đầu đĩa Ví dụ: Dạy trẻ làm quen bài hát ru( Lời ca dao): RU CON Gió mùa Thu, mẹ ru con ngủ Năm canh chầy, là năm canh chầy, thức đủ vừa năm Nín, nín đi con ! Con nín, nín đi con ! Con hỡi, con là hời ! Con hỡi con hời ! Hỡi chàng là chàng à ơi ! Hỡi người là người à ơi ! Em nhớ tới chàng ! Em nhớ tới người ! Hãy nín, nín đi con ! Hãy ngủ, ngủ đi con ! Con hỡi con hời Con hỡi con hời hỡi con ! Tranh minh họa có thể một bức tranh vẽ theo kiểu dân gian sử dụng các màu sắc hợp lý, hài hài, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Ví dụ: Với các lớp chỉ đạo điểm, nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu năm học. Đầu tư về cơ sở vật chất tốt hơn, đồ dùng trang thiết bị dạy học, đồ chơi đầy đủ hơn so với các lớp khác. Công tác chỉ đạo trang trí lớp cũng đa dạng phong phú hơn. Đặc biệt những lớp này chỉ đạo trang trí đưa các hình ảnh về dân gian nhiều hơn. Ví dụ như các hình ảnh con vật được vẽ cách điệu trên quạt nan, trên rá tre, hình ảnh bé cưỡi trâu, chú cuội ngồi chơi trăng tất cả trang trí vừa tầm mắt trẻ nhìn, tạo môi trường giáo dục thân thiện với trẻ. Chỉ đạo việc thực hiện tổ chức các hoạt động, có lồng ghép đồng dao, ca dao tục ngữ vào hoạt động dạy học làm cho tiết học thêm sinh động. Chọn những bộ hồ sơ, bài soạn được lồng ghép ca dao, đồng dao, tục ngữ vào chương trình một cách có khoa học, tích hợp nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để làm điểm cho các giáo viên khác noi theo. Qua chỉ đạo điểm, giáo viên đã học tập thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, cũng như việc lồng ghép chuyên đề ca dao, đồng dao, tục ngữ vào chương trình.Từ đó chất lượng giảng dạy nâng lên rõ rệt. *. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá: - Đối với giáo viên: Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuấtNhưng kiểm tra về chuyên đề lồng ghép đồng dao ca dao, tục ngữ được ưu tiên nhiều hơn.; Kiểm tra chuyên đề này mỗi giáo viên kiểm tra 2 lần/năm. Kiểm tra đột xuất một số nội dung có liên quan đến ca dao, đồng dao, tục ngữ thì được thực hiện thường xuyên; Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ, giáo án, kiểm tra thực hiện chế độ lồng ghép, kiểm tra việc đánh giá chất lượng chuyên đề... - Đối với trẻ: Kiểm tra kỹ năng của trẻ: Kỷ năng đọc, kỷ năng hát dân ca, kỷ năng chơi các trò chơi dân gian Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể cho từng giáo viên giúp cho họ ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt hơn trong việc cảm thụ về ca dao, đồng dao, tục ngữ. Đánh giá việc giáo lồng ghép chuyên đề qua khảo sát chất lượng. Vì thế khi đánh giá phải đánh giá đúng thực chất kết quả có được trong quá trình thực hiện. Khâu đánh giá diễn ra thường xuyên, liên tục qua việc kiểm tra, qua thăm lớp dự giờ và chủ yếu là qua việc khảo sát, đánh giá 2 lần trong năm học. Lần 1 khảo sát thực trạng vào tháng 10/2012. Lần 2 khảo vào tháng 4/2013, kết quả đạt được như sau: *. Đối với khối nhà trẻ và mẫu giáo bé: TT NT MGBÉ Nội dung khảo sát Tỉ lệ % Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Số lượng bài 60% Số lượng bài 70% 2 Khả năng cảm thụ 70% Khả năng cảm thụ 75% 3 Khả năng đọc thuộc 77% Khả năng đọc thuộc 80% 4 Trí nhớ 70% Trí nhớ 75% 5 Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người Không khảo sát Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người 65% *. Đối với khối lớp nhỡ và khối lớp lớn: TT MGNHỠ MGLỚN Nội dung khảo sát Tỉ lệ % Nội dung khảo sát Tỉ lệ % 1 Số lượng bài 78% Số lượng bài 87% 2 Khả năng cảm thụ 83% Khả năng cảm thụ 92% 3 Khả năng đọc thuộc 85% Khả năng đọc thuộc 95% 4 Trí nhớ 78% Trí nhớ 87% 5 Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người 72% Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, con người 78% Qua đánh giá kết quả của giáo viên, cán bộ quản lý phải có sự kiểm tra xác suất, thực chất kết quả. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực, bổ sung những thiếu sót, kịp thời chấn chỉnh, bồi dưỡng cho giáo viên cách đánh giá, phát hiện những cháu có kiến thức còn hạn chế để bồi dưỡng, ôn luyện thêm. *.Biện pháp 6: Phối kết hợp với gia đình trong việc cho trẻ làm quen với đồng dao, ca dao, tục ngữ. Quay lại vấn đề ban đầu, đồng dao, ca dao, tục ngữ là thể loại văn học dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong nhân dân. Cho nên việc các bậc phụ huynh thuộc và nhớ lời các bài đồng dao, ca dao, tục ngữ là rất nhiều. Vì thế mà việc phối hợp với phụ huynh để cho trẻ được làm quen với các thể loại đồng dao, ca dao nhi đồng là rất thuận lợi. Nhưng làm thế nào để phối hợp với các bậc cha mẹ một cách có hiệu quả, điều đó đòi hỏi nhà trường và giáo viên phải có kế hoạch phối hợp cụ thể. Thời gian phối hợp phải triển khai ngay từ đầu năm. Cách tổ chức phối kết hợp với phụ huynh chủ yếu qua các cuộc họp phụ huynh; Qua góc các góc tuyên truyền, qua trao đổi hằng ngày giữa cô với các bậc cha mẹ đã giúp cho phụ huynh nắm được tầm quan trọng của ca dao, đồng dao trong việc phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời nắm được một số kiến thức trong việc cho trẻ làm quen với đồng dao, ca dao, tục ngữ Từ đó phụ huynh có thể hướng dẫn thêm cho trẻ trong thời gian ở nhà. Ngoài ra phụ huynh có thể cùng giáo viên sưu tầm các tranh ảnh dân gian, băng đĩa các bài dân ca.. để làm tăng độ phong phú của chuyên đề tạo môi trường cho trẻ khám phá và hoạt động một cách tích cực. Ngoài ra phụ huynh tham gia cổ vũ, động viên trẻ vui chơi, hát dân ca trong các ngày hội ngày lễ hội mà nhà trường tổ chức. 4. Kết quả đạt được: Trong năm học 2012 - 2013 nhờ có các biện pháp chỉ đạo lồng ghép đồng dao, ca dao, tục ngữ một cách tích cực cho nên chuyên đề này đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau: 100% cán bộ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của ca dao, đồng dao, tục ngữ đối với trẻ mầm non. 100% trẻ hứng thú khi tham gia đọc đồng dao, ca dao, tục ngữ cũng như tham gia chơi các trò chơi dân gian, nghe hát dân ca 90% trẻ cảm thụ tốt về dòng nghệ thuật này 100% trẻ đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục của chuyên đề này tăng lên rõ rệt.(Dựa vào bảng khảo sát đầu năm và cuối năm như đã nêu trên) Môi trường giáo dục trẻ thân thiện, cởi mở hơn. Trẻ hiểu biết về cuội nguồn cũng như truyền thống của dân tộc Việt nam nhiều hơn. Tình yêu quê hương đất nước trong trẻ được hình thành và nuôi nấng ngay từ thửu ban đâu Ngoài ra khi lồng ghép chuyên đề này vào chương trình dạy hoc thì chất lượng giáo dục trong nhà trường cũng tăng lên rõ nét. 5. Bài học kinh nghiệm: Giáo dục mầm non là một bậc có đặc thù riêng, khác với tất cả các bậc học khác. Đòi hỏi các nhà giáo dục cần phải có nghệ thuật cao, nhưng phải có khoa học. Vì vậy, khi chỉ đạo thực hiện, người cán bộ quản lý phải thật sự năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có sự đam mê tìm tòi,
Tài liệu đính kèm: