Biên bản rút kinh nghiệm công tác giao dục mầm non chăm sóc, nuôi dưỡng năm học 2014 – 2015

doc 9 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 2859Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Biên bản rút kinh nghiệm công tác giao dục mầm non chăm sóc, nuôi dưỡng năm học 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên bản rút kinh nghiệm công tác giao dục mầm non chăm sóc, nuôi dưỡng năm học 2014 – 2015
Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Quận Bình Tân
TRƯỜNG MN THANH TÂM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự Do – Hạnh Phúc 
BIÊN BẢN RÚT KINH NGHIỆM 
CÔNG TÁC GIAO DỤC MẦM NON 
CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
NĂM HỌC 2014 – 2015
Địa điểm : Văn phòng trường MN Thanh Tâm
Thời gian : 11h30g ngày 22/9/2013
 Chủ trì :Phan Thị Tuyết Linh (Phó hiệu trưởng)
 Thành phần: 11/11 giáo viên vắng :0
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ :
Xây dựng môi trường giáo dục
Xây dựng kế hoạch giáo dục
Thực hiện chuyên đề làm quen chữ viết
Thực hiện chuyên đề làm quen âm nhạc
Phương hướng thực hiện thời gian tới.
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
Ưu điểm :
Một số đơn vị thực hiện tốt trang trí môi trường sư phạm, các bài tập tranh ảnh đạt hiệu quả trong công tác giáo dục, tạo môi trường thân thiện gắn bó giữa cô và trẻ.
Một số đơn vị sắp xếp môi trường hoạt động của trẻ phù hợp hơn, tận dụng sản phẩm của trẻ vào việc tạo môi trường học tập ngày càng phong phú thể hiện khả năng sáng tạo của giáo viên, năng khiếu của trẻ. 
Tồn tại
Trong lớp :
Bố trí các góc và trang trí chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ , chưa xuất phát từ nhu cầu hứng thú của trẻ: gợi tò mò thích thú.
Môi trường trong lớp chưa có tính mở và động: khám phá kích thích hoạt động, thay đổi phù hợp với chủ để , mở rộng tầm hiểu biết, hợp lý.
Môi trường trong lớp chưa tạo cơ hội để hình thành tính độc lập, tự giải quyết các tình huống sinh hoạt.
Giáo viên chưa xây dựng môi trường giúp trẻ tự học một cách tự nhiên nhưng rất hiệu quả trong chế độ sinh hoạt hàng ngày .
Giáo viên chưa cùng với trẻ nêu ra những ý tưởng, những trò chơi, sản phẩm thiết kế cho môi trường trong lớp. 
Môi trường hoạt động tại một số trường vẫn còn mang tính trang trí, còn trang trí dán dày đặc trong lớp chưa mang lại hiệu quả.
 Góc Toán vẫn nặng về các bài tập với số lượng, rất ít các bài tập hình thành các kỹ năng khác rất cần cho trẻ sau này: quan sát, phán đoán, so sánh, ước lượng, phân loại
 Góc chữ viết còn quá ít các hoạt động, trò chơi phát triển các kỹ năng tư duy, tưởng tượng, so sánh, phán đoán 
 Góc tạo hình : còn để quá nhiều nguyên vật liệu trên kệ, mỗi tháng chưa có sự thay đổi 
Ngoài lớp : 
Góc tuyên truyền: còn mang tính đồng loạt giữa các khối lớp, nội dung chưa đạt hiệu quả, hình thức trình bày chưa rõ, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tuyên truyền các chỉ số phối hợp với phụ huynh chưa cụ thể;
Trang bị đồ dùng đồ chơi, bố trí cây xanh chưa tạo điều kiện để trẻ cơ cơ hội khám phá;
Chưa xác định ý tưởng mới trong hoạt động của giáo viên với trẻ là gì? Do đó chưa tạo được môi trường phục vụ cho ý tưởng mới đó.
Chưa xây dựng được môi trường không gian dễ dàng bao quát ,giao lưu tích cực giữa các nhóm.Khi mua đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cần theo thứ tự ưu tiên, không mua sắm đồng loạt cho các lớp. 
Chưa kết hợp một cách tự nhiên giữa hoạt động ngoài trời và trong lớp.
Chưa tận dụng tất cả sản phẩm trẻ làm ra để trang trí môi trường.
Trang bị đồ dùng đồ chơi, bố trí cây xanh chưa tạo điều kiện để trẻ cơ cơ hội khám phá.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Ưu điểm :
Một số đơn vị xây dựng tốt kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần (ngày).
Cán bộ quản lý đã có những tiến bộ trong việc đổi mới đánh giá các hoạt động của giáo viên.
Sử dụng mạng nội bộ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục của giáo viên đạt hiệu quả 
Tồn tại
Giáo viên chưa cụ thể hóa các nội dung giáo dục còn chung chung. Chưa thiết kế các nội dung này vào mạng chủ đề họat động. Sau mỗi chủ đề, giáo viên chưa rà soát các nội dung, kỹ năng quan trọng còn thiếu (do không thiết kế được vào chủ đề), để tăng cường dạy ở các chủ đề tiếp hoặc dạy ngoài chủ đề. 
Ban giám hiệu chưa định hướng, hỗ trợ giáo viên trong việc: xác định nội dung kế hoạch được lựa chọn sao cho bám sát nội dung chương trình giáo dục mầm non, phù hợp thực tế trẻ, lớp và cá nhân giáo viên.
 Giáo viên chưa nhận thức được kế hoạch là của riêng giáo viên, có thể điều chỉnh thay đổi, chỉnh sửa khi cần thiết. 
	Giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động. Nội dung thường nặng về nhận thức, ghi chép nhiều nhưng không xác định được trọng tâm.
	Giáo viên chưa tự soạn theo mức độ hiểu của cá nhân còn sao chép rập khuôn của bạn. Mục tiêu cần hướng vào trẻ: trẻ phát triển và có những kỹ năng, thái độ, tình cảm, nhận thức, hứng thú, hành vinhư thế nào (trẻ có thể biết gì, làm được gì và có thái độ như thế nào?...) sau quá trình giáo dục. 
THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ LÀM QUEN CHỮ VIẾT
Ưu điểm :
 Một số đơn vị thực hiện tốt đổi mới hoạt động làm quen chữ viết thông qua hoạt động chơi, thông qua môi trường .... 
Sử dụng hiệu quả bảng tương tác tổ chức các hoạt động làm quen chữ viết.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh giúp phụ huynh hiểu rõ và nhận thức đúng việc làm quen chữ viết của trẻ mầm non..
Tồn tại
Giáo viên còn thực hiện nhiều nội dung khi tổ chức hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ.
Giáo viên còn dạy từng chữ cái riêng lẻ và phát âm chữ cái riêng lẻ không thông qua đọc thơ, đồng dao .
Chưa xây dựng môi trường chữ phong phú để kích thích trẻ tự học qua quan sát.
Chưa tìm hiểu mức độ nhận biết về chữ viết của trẻ trước khi lên nội dung dạy học.
Môi trường chữ chưa được thay đổi thường xuyên .Giáo viên chưa khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường chữ. Chưa chú trọng môi trường chữ trong cả khuôn viên trường chứ không chỉ trong lớp học (khẩu hiệu, bảng biểu, thông báo.cho người lớn).
	Chưa cho trẻ hoạt động hàng ngày với các bảng biểu. VD: tìm đúng tên ở tủ đồ dùng cá nhân, trong các giờ sinh hoạt; trẻ thay đổi tên bạn trực nhật, “đọc” các nhiêm vụ ( làm gì, lúc nào) với sự gợi ý của hình ảnh minh họa và trợ giúp của GV	
THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ ÂM NHẠC
Ưu điểm :
Một số đơn vị thực hiện tốt đổi mới hoạt động giáo dục âm nhạc . Giáo viên đã tận dụng thời gian để trẻ được hoạt đông âm nhạc. 
Sử dụng hiệu quả bảng tương tác tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc .
Giáo viên tham gia hoạt động cùng trẻ một cách tích cực và hứng thú. 
Tồn tại
Giáo viên chọn bài hát chưa phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm cơ quan phát âm của trẻ ... 
Còn đưa nhiều mục đích yêu cầu vào một giờ học âm nhạc.
Còn kết hợp các môn học khác vào giờ âm nhạc. Ví dụ: LQCV, Khám phá, Tóan 
Chưa cho trẻ làm quen với nhiều loại bài hát , âm nhạc khác nhau. 
Giáo viên khi cho trẻ múa, vận động, có những động tác chung cho cả lớp, nhưng chưa có những động tác khác biệt giữa bé trai và bé gái.
Phương pháp tổ chức dạy hát chưa linh hoạt, còn cứng nhắc theo một khuôn mẫu gò bó. 
 Giáo viên chọn bài hát chưa phù hợp lứa tuổi và thực tế địa phương; độ dài của bài và cao độ chưa phù hợp với chất giọng giáo viên , còn chọn cho trẻ hát các bài quá dài, bài có tiết tấu, giai điệu khó; 
PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN THỜI GIAN TỚI
Chỉ đạo các quận huyện bồi dưỡng giáo viên lập kế họach : 
	- Cụ thể hóa các nội dung giáo dục còn chung chung. Cố gắng thiết kế các nội dung này vào mạng chủ đề họat động. Sau mỗi chủ đề, giáo viên sẽ rà soát các nội dung, kỹ năng quan trọng còn thiếu (do không thiết kế được vào chủ đề), từ đó giáo viên sẽ tăng cường dạy ở các chủ đề tiếp hoặc dạy ngoài chủ đề. 
	- Nhiệm vụ của Ban giám hiệu : 
	+ Định hướng, hỗ trợ giáo viên trong việc: xác định nội dung kế hoạch được lựa chọn sao cho bám sát nội dung chương trình giáo dục mầm non, phù hợp thực tế trẻ, lớp và cá nhân giáo viên.
- Những điểm cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch giáo dục ngày 
	+ Thời gian trẻ cần có để tiến hành các hoạt động. Các hoạt động cần phù hợp và mang tính liên tục, liên kết với nhau. 
	+ Tạo điều kiện cho trẻ tích cực sử dụng nhiều giác quan. 
	+ Sử dụng triệt để các điều kiện có lợi của môi trường xung quanh. 
	+ Chú trọng quá trình giáo dục, không nên nghĩ đơn thuần mình làm như thế nào, mà nên xem xét trẻ học như thế nào. Thúc đẩy sự phát triển của mỗi trẻ trên cơ sở trình độ khác nhau. 
+ Giúp giáo viên hiểu rõ: kế hoạch là của riêng giáo viên, có thể điều chỉnh thay đổi, chỉnh sửa khi cần thiết. 
	+ Yêu cầu giáo viên tự soạn theo mức độ hiểu của cá nhân không sao chép rập khuôn của bạn. Mục tiêu cần hướng vào trẻ: trẻ phát triển và có những kỹ năng, thái độ, tình cảm, nhận thức, hứng thú, hành vinhư thế nào (trẻ có thể biết gì, làm được gì và có thái độ như thế nào?...) sau quá trình giáo dục. 
Chỉ đạo các quận huyện bồi dưỡng CBQL và giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ tự học : 
	- Trẻ học bằng nhiều con đường. Ngoài việc dạy học, giáo viên có thể xây dựng môi trường giúp trẻ tự học một cách tự nhiên nhưng rất hiệu quả trong chế độ sinh hoạt hàng ngày 
	- Xây dựng môi trường cho trẻ phát triển nhận thức và kỹ năng tư duy giáo viên cần lưu ý những điểm sau :
	+ Môi trường phải có nhiều cơ hội thử thách, khuyến khích, kích thích trí tưởng tượng, sự quan tâm của trẻ.
+ Động viên trẻ khuyến khích, tìm tòi tự mình giải quyết vấn đề trong môi trường phù hợp lứa tuổi.
	+ Cùng với trẻ nêu ra những ý tưởng, những trò chơi, sản phẩm thiết kế cho môi trường trong lớp, ngoài trời. Luôn đặt câu hỏi môi trường tạo ra có khuyến khích phát triển trẻ không ? Vì sao?
	+ Tôn trọng trẻ, tôn trọng ý tưởng của trẻ tận dụng tất cả sản phẩm trẻ làm ra để trang trí môi trường.
+Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp phải đạt hiệu quả; Cần xác định ý tưởng mới trong hoạt động của giáo viên với trẻ là gì? Từ đó mới tạo được môi trường phục vụ cho ý tưởng mới đó.
	+Tạo môi trường kích thích sự tò mò tìm hiểu và khám phá của trẻ.
	+ Môi trường ở các góc chơi cần đảm bảo trẻ tiếp tục học cá nhân. Do đó thiết kế các bài tập ở góc chơi phải dựa trên sự phát triển trò chơi của trẻ và nội dung trẻ đang học. 
 +Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp phải đạt hiệu quả; Cần xác định ý tưởng mới trong hoạt động của giáo viên với trẻ là gì? Từ đó mới tạo được môi trường phục vụ cho ý tưởng mới đó.
	+Tạo môi trường kích thích sự tò mò tìm hiểu và khám phá của trẻ.
	+ Môi trường ở các góc chơi cần đảm bảo trẻ tiếp tục học cá nhân. Do đó thiết kế các bài tập ở góc chơi phải dựa trên sự phát triển trò chơi của trẻ và nội dung trẻ đang học. 
Tiếp tục đơn giản hóa hồ sơ sổ sách của giáo viên: sử dụng phần mềm Mind - Manager vào việc lập kế hoạch giáo dục và mạng nội bộ để quản lý kế hoạch giáo viên.
 Trang bị cơ sở vật chất phù hợp yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục 	mầm non theo các nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, theo thứ tự ưu tiên và chú trọng việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ, kết hợp giáo dục mọi lúc mọi nơi, giáo dục tích hợp cho trẻ. 
Cần tiếp tục giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học bằng khai thác các tài nguyên giáo dục trên internet (theo các đường link mà PGDMN đã giới thiệu). 
 Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng xã hội: 
 Chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong tổ chức chế độ sinh họat hàng ngày. 
	Chú trọng giáo dục trẻ về giao tiếp. 
 Chú trọng kiểm tra thực hiện chương trình trong hoạt động chăm sóc trẻ. 
B. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
Chế độ chăm sóc trẻ:
Tiếp tục thực hiện thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non”.
Tổ chức kiểm tra đánh giá “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích các cơ sở giáo dục mầm non”.
 trường mầm non đều có Quyết định thành lập Ban Sức khỏe và an toàn trường học; kế hoạch phòng chống tai nạn, thương tích của nhà trường. 
Thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho trẻ. 
Thực hiện tốt việc tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ tiêm ngừa sởi-rubella trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng của thành phố tại các cơ sở giáo dục mầm non. 
Các trường đã thực hiện theo công văn 1360/GDĐT-HSSV ngày 2/5/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng sử dụng thuốc y tế tại trường học. 
Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh viện quận, huyệntổ chức khám sức khoẻ, uống vitamin A, tẩy giun định kỳ cho trẻ.
Duy trì công tác phối hợp với bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 trong công tác sinh hoạt truyền thông giáo dục sức khỏe với các chuyên đề: cách phát hiện, phòng ngừa bệnh tay chân miệng; Sốt xuất huyết; Bệnh đau mắt... 
Đẩy mạnh tăng cường vận động cho trẻ, thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội được vận động một cách tích cực và có định hướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể lực, sức mạnh, độ bền, sự nhanh nhẹn, khéo léo.	
Kết quả:
Đảm bảo tốt qui trình chế biến, phân phối, vận chuyển thức ăn và tổ chức bàn ăn vệ sinh, an toàn, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm. Trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần.
Tổ chức các chuyên đề thiết thực, phù hợp với tình hình của cơ sở nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc nuôi dưỡng. 
Các trường quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào trong việc thực hiện hồ sơ, sổ sách quản lý chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Tồn tại – Hạn chế
Chất lượng bữa ăn ở một số cơ sở mầm non ngoài công lập chưa cao do mức thu tiền ăn còn thấp. 
Một số trường, nhóm lớp có cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo theo quy định. 
Một số cơ sở mầm non chưa có điều chỉnh định mức cơ cấu khẩu phần dinh dưỡng và năng lượng trẻ nhà trẻ, mẫu giáo theo thông tư Số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25  tháng 7  năm 2009 ban hành Chương trình Giáo dục mầm non của Bộ trưởng Bộ GDĐT . Cơ cấu khẩu phần dinh dưỡng cần được lựa chọn cơ cấu cố định. Vd: 14-26-60 hoặc 15-25-60.
Bố trí bảng biểu trong bếp chưa phù hợp với từng khu vực trong bếp, còn sử dụng nhiều bảng biểu không cần thiết.
Lượng mua cho toàn trường và lượng phân chia thực phẩm cho nhóm nhà trẻ, lớp mẫu giáo còn phân số lẻ ở hàng chục, hàng đơn vị. Ví dụ: 2.111 gram thay vì là 2.100 gram hay 2.000 gram. 
Lượng thực phẩm phân chia trong sổ tính tiền ăn và sổ tính khẩu phần dinh dưỡng chưa khớp, chưa trùng lấp nhau. Dẫn đến khẩu phần dinh dưỡng đạt được chưa chính xác.
Với mức thu tiền ăn hiện nay từ 25.000 đồng – 30.000 đồng khẩu phần dinh dưỡng tỉ lệ năng lượng đạt được từ 48% - 53% so với định mức năng lượng trong ngày theo lứa tuổi.
Nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng từ động vật chưa phong phú chủ yếu từ thịt heo, ngoài ra năng lượng cung cấp từ gạo, dầu ăn, đường tinh chế (lượng sử dụng còn cao so với định mức). 
 + Sổ tính tiền chợ: 
Số liệu tính toán còn sai lệch nhiều. Tiền chi chợ mỗi ngày còn thừa, thiếu nhiều hoặc cuối ngày chênh lệch bằng không (0) là không khả thi. Do phần tiền gas bù vào thừa, thiếu tiền chợ.
Tiền gaz nên được tính theo số tiền chi thực tế: tổng số tiền gas, trong ½ tháng/ sỉ số trẻ½ tháng = mức chi tiền gas của trẻ/ngày
Sự kết hợp giữa các thành viên trong việc thực hiện hồ sơ, sổ sách quản lí chất lượng bữa ăn cho trẻ chưa có sự đồng bộ thống nhất giữa các thành viên đảm trách, thiếu sự kiểm tra đối chiếu của Ban Giám hiệu.
Quỹ tiền ăn cuối tháng còn tồn nhiều, do chưa hoàn trả mua thực phẩm, nhưng không có phân tích tiền tồn cuối tháng (tiền mua thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm khô chưa thanh toán). Cần thanh toán dứt điểm vào cuối tháng.
Hồ sơ, sổ sách chưa được cập nhật, chưa thực hiện đầy đủ phần tổng hợp thu tiền ăn đầu tháng và tổng kết thu, chi tiền cuối tháng. (Các chứng từ, hóa đơn mua hàng lưu trữ chưa đầy đủ, chưa khoa học
Sổ điểm danh cần thực hiện sổ điểm danh của các lớp (do giáo viên thực hiện) và tổng hợp điểm danh toàn trường theo tổng số học sinh từng nhóm, lớp (do kế toán tài chánh hoặc do kế toán bán trú thực hiện).
Nội dung trọng tâm công tác chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2015-2016
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát về công tác đảm bảo an toàn, công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 
Xây dựng kế hoạch và tham mưu cải tạo cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ dùng đáp ứng công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chất lượng Thành phố về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 
Tổ chức tham quan học tập chia sẻ về công tác chăm sóc nuội dưỡng trong từng cụm chuyên môn. 
Tăng tỷ lệ trẻ học bán trú, đặc biệt là trẻ 5 tuổi. 
Hội thảo “Tổ chức ăn bán trú và ứng dụng phần mềm xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ. 
Xây dựng chuyên đề theo tình hình thực tiễn của địa phương. 
Tiếp tục thực hiện điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng theo cơ cấu mới. 
Tăng cường kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện hồ sơ, sổ sách quản lí chất lượng bữa ăn cho trẻ đầy đủ, đúng theo quy định (thực hiện mẫu hồ sơ Phòng GDMN đã triển khai, hướng dẫn.). 
Tiếp tục quan tâm đến việc đảm bảo an toàn và giảm tải cường độ lao động cho giáo viên và nhân viên. 
 PHÓ HIỆU TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG
PHAN THỊ TUYẾT LINH PHẠM THỊ MÙI

Tài liệu đính kèm:

  • docRut_kinh_nghiem_chuyen_mon.doc