Phiếu học tập môn Vật lí 10 - Chương trình học kỳ 1

docx 90 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 09/01/2023 Lượt xem 553Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu học tập môn Vật lí 10 - Chương trình học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu học tập môn Vật lí 10 - Chương trình học kỳ 1
Chương I : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM.
Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ.
I. PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU BÀI:
1. Hãy cho biết Vật lý học nghiên cứu những vấn đề gì ? Phương pháp nghiên cứu của môn Vật lý THPT ?
2. Chương trình môn Vật lý 10 THPT nghiên cứu những vấn đề gì ?
3. Các tính chất vật lý khác nhau của một vật thể được biểu diễn bằng các đại lượng vật lí khác nhau. Nêu tên và phân biệt hai loại đại lượng vật lý ta gặp trong chương trình THPT ?
4. Hãy phân biệt đơn vị và thứ nguyên của đơn vị ? Lấy ví dụ ? 
5. Cơ học nghiên cứu vấn đề gì ? Việc nghiên cứu cơ học sẽ giúp chúng ta biết được điều gì ? Nêu các vấn đề nghiên cứu, các khái niệm trong phần Động học chất điểm ? 
6. Nêu định nghĩa Chuyển động cơ bằng nhiều cách khác nhau ? Lấy ví dụ về chuyển động cơ ?
7. Trong định nghĩa Chuyển động cơ ở trang 8/SGK, hãy phân biệt “vật đó” và “vật khác” ? “Vật khác” có thể thay đổi khi khảo sát chuyển động cơ của một vật được không ? Tên gọi chung của “vật khác” là gì? Vật mốc là gì, lấy ví dụ ? Những vật nào thường được chọn là vật mốc ?
8. Vì sao chuyển động cơ có tính tương đối ? Lấy ví dụ ? Khi nghiên cứu chuyển động (hay phát biểu “một vật đang chuyển động”) thường ta cần chú ý điều gì ? Trả lời câu hỏi C2/9SGK ?
9. Chất điểm là gì ? Khi nào một vật được coi là chất điểm ? Lấy ví dụ ? Trả lời câu hỏi C1/8SGK ?
10. Quỹ đạo chuyển động là gì ? Lấy ví dụ ? 
11. Để xác định vị trí của vật trong không gian ta phải làm gì ? Để thuận tiện cho việc xác định vị trí của xe () trên các lộ trình, Bộ GTVT đã làm gì ? Hãy nêu ý nghĩa của các cột số bên đường ? 
12. Bạn cần đóng một cái đinh lên tường, hãy nói cho tôi vị trí đó ? Để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta làm thế nào ? Trả lời câu hỏi C3/9SGK ?
13. Để xác định vị trí (toạ độ) của vật ở những thời điểm khác nhau, ta cần phải làm gì ? Hãy phân biệt các khái niệm sau : mốc (gốc) thời gian; thời điểm; khoảng thời gian (thời gian). Trả lời câu hỏi C4/10SGK ?
14. Để xác định vị trí của một vật theo thời gian (khảo sát chuyển động cơ của một vật) ta cần phải làm gì ? Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố nào ?
II. PHIẾU GHI BÀI.	
.1. Chuyển động cơ. Chất điểm.
. * Chuyển động cơ 
. Ví dụ :
. Vật mốc : 
. Chuyển động cơ có
. * Chất điểm :
. Ví dụ :
. * Quỹ đạo :
.2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
. * Để xác định vị trí của vật trong không gian, ta cần
. Nếu vật chuyển động theo đường thẳng : 
. Nếu vật chuyển động theo đường cong : 
.3. Cách xác định thời gian trong chuyển động
. * Để xác định thời gian trong chuyển động, ta cần
. Thời điểm :
. Thời gian :
.4. Hệ quy chiếu. Khi khảo sát chuyển động cơ ta cần chọn hệ quy chiếu.
. Hệ quy chiếu gồm :
III. PHIẾU HỌC TẬP VẬN DỤNG:
Câu 1. Điều nào sau đây đúng khi nói về chất điểm ?
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ .
B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo của vật 
C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ . D. Các phát biểu trên là đúng.
Câu 2. Vật chuyển động nào dưới đây có thể xem như chất điểm ?
A. Ôtô đi từ ngoài đường vào gara. B. Vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất.
C. Vận động viên nhảy cầu xuống bể bơi. D. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? Chuyển động cơ học là
A. sự di chuyển của vật này so với vật khác. B. sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. D. sự dời chỗ của vật.
Câu 4. Tìm phát biểu sai : A. Mốc thời gian (t = 0) luôn được chọn lúc vật bắt đầu chuyển động.
B. Một thời điểm có thể có giá trị dương (t>0) hay âm (t<0).
C. Khoảng thời gian trôi qua luôn là số dương (Dt > 0). D. Đơn vị SI của thời gian trong Vật lý là giây (s).
Câu 5. Hệ quy chiếu gồm có :
A. Vật được chọn làm mốc. B. Một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc.
C. Một gốc thời gian và một đồng hồ. D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 6. Mốc thời gian là : A. khoảng thời gian khảo sát chuyển động.
B. thời điểm ban đầu chọn trước để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng.
C. thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng. D. thời điểm kết thúc một hiện tượng.
Câu 7. Một ôtô khởi hành lúc 7 giờ. 
a. Nếu chọn mốc thời gian là lúc 5 giờ thì thời điểm ban đầu là :
A. to = 7h. B. to = 0h C. to = 2h. D. to = 5h.
b. Sau 3 giờ đồng hồ thì ôtô dừng lại nghỉ. Nếu chọn mốc thời gian như câu a. Thời điểm ôtô dừng lại là :
A. t = 10h. B. t = 5h. C. t = 8h. D. 3h.
c. Nếu chọn mốc thời gian là lúc 8h, và sau 3 giờ chuyển động thì ôtô dừng lại nghỉ. Thời điểm ban đầu và thời điểm dừng lại nghỉ là :
A. to = -1h và t = 2h. B. to = -1h và t = 3h. C. to = 1h và t = 3h. D. Không xác định.
d. Nếu chọn gốc thời gian lúc 7h và lúc 10 giờ thì ôtô dừng lại nghỉ. Thời điểm ban đầu, thời điểm dừng lại nghỉ và thời gian ôtô chuyển động là : 
A. to = -1h ; t = 3h và Dt = 3h . B. to = 1h ; t = 3h và Dt = 3h . 
C. to = 0h ; t = 3h và Dt = 3h. D. Không xác định.
Câu 8. Nếu chọn 7giờ 30 phút làm gốc thời gian thì thời điểm 8 giờ 15phút có giá trị :
A.
0.75h
B.
8.25h
C.
-0.75h
D.
1.25h
Câu 9. Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, tới ga Vinh vào lúc 0h34min ngày hôm sau. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Vinh là 
A. 5h34min	B. 24h34min	C. 4h26min	D.18h26min
Câu 10. Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
A. Viên đạn bay trong không khí loãng.	B. Trái đất quay quanh mặt trời.
C. Viên bi rời từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.	D. Trái đất quay quanh trục của nó.
Câu 11. Chọn câu phát biểu đúng? Một hệ quy chiếu gồm: 
A. Một mốc thời gian và một đồng hồ.
B. Một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó và một thước đo.
C. Vật làm mốc, hệ tọa độ, gốc thời gian và đồng hồ.	
D. Một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ.
Câu 12. Nếu nói " Trái Đất quay quanh Mặt Trời " thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc:
A. Cả Mặt Trời và Trái Đất.	 B. Trái Đất.	C. Mặt Trăng.	D. Mặt Trời.
Câu 13. Biết giờ Bec Lin( Cộng hoà liên bang Đức) chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ, trận chung kết bóng đá Wold Cup năm 2006 diễn ra tại Bec Lin vào lúc 19h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006 giờ Bec Lin. Khi đó giờ Hà Nội là:
A. 1h00min ngày 10 tháng 7 năm 2006	B. 13h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006
C. 1h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006	D. 13h00min ngày 10 tháng 7 năm 2006
Câu 14. Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
A. 32h21min	B. 33h00min	C. 33h39min	D. 32h39min
Câu 15. Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri( Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 19h30min giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Pa-ri lúc 6h30min sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Pa-ri là:
A. 11h00min	B. 13h00min	C. 17h00min	D. 26h00min
Câu 16. Chọn câu trả lời đúng. Động học là một phần của cơ học:
A. Nghiên cứu về nguyên nhân gây ra chuyển động của vật.
B. Chỉ nghiên cứu sự ch/động của các vật mà không chú ý đến các nguyên nhân gây ra các chuyển động này.
C. Nghiên cứu về tính chất của chuyển động và nguyên nhân gây ra nó.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 17. Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm? 
A. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó.	B. Hai hòn bi lúc va chạm vào nhau.
Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.	D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 18. Chọn câu đúng.
A.Một vật đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn có giá trị không đổi.
B. Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đẳng Tây vì trái đất quay quanh trục Bắc – Nam từ Tây sang Đông.
C. Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người đứng trên đường thấy đầu van xe vẽ thành một đường tròn.
D. Đối với đầu mũi kim đồng hồ thì trục của nó là đứng yên.
Câu 19. Chọn câu sai.
A. Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x có thể dương hoặc âm.
B. Toạ độ của 1 chất điểm trong các hệ qui chiếu khác nhau là như nhau.
C. Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
D. Giao thừa năm Mậu Thân là một thời điểm.
Câu 20. Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, tại sao người ta lại không chon hệ qui chiếu găn với Trái Đất?
A.
vì hệ qui chiếu gắn với Trái Đất không lớn.
B.
Vì hệ qui chiếu gắn với Trái đất không thuận tiện.
C.
Vì hệ qui chiếu gắn với trái đất không thông dụng.
D.
Vì hệ qui chiếu gắn với trái đất không cố định trong không gian vũ trụ.
Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.
I. PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU BÀI:
1. Một chất điểm chuyển động theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm to, vật đi qua điểm Mo có toạ độ xo; Tại thời điểm t1, vật qua điểm M có toạ độ x. Hãy xác định thời gian chuyển động và quãng đường vật đi được ?
2. Nêu công thức xác định tốc độ trung bình của một chất điểm ? Đơn vị của tốc độ trung bình ? Trả lời câu hỏi C1/12SGK ? Phân biệt tốc độ và vận tốc của chuyển động ? 
3. Thế nào là chuyển động thẳng đều ? Lấy ví dụ ?
4. Nêu công thức và đặc điểm quãng đường trong chuyển động thẳng đều ? 
5. Từ câu hỏi 1: Xây dựng phương trình xác định vị trí của chất điểm (toạ độ x) theo thời gian. (Gợi ý: Toạ độ x = OM được xác định như thế nào ? OM = OMo + MMo ? xác định MMo ?....)
6. Phương trình chuyển động là gì ? Viết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều ? Giải thích các đại lượng có trong phương trình ?
7. Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đường với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, ô tô qua A cách bến xe 20km. Chọn bến xe làm vật mốc, chiều dương là chiều chuyển động của ô tô, gốc thời gian lúc ô tô qua A.
a. Viết phương trình chuyển động của ô tô ?	
b. Hãy biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ x và thời gian t bằng đồ thị ? Nhận xét ?
8. Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng như thế nào ? Nêu sự giống và khác nhau trong cách vẽ đồ thị ở Vật lý và Toán học ?
II. PHIẾU GHI BÀI.
.1. Chuyển động thẳng đều.
. * Một chất điểm chuyển động trên trục Ox với chiều dương là chiều chuyển động. Tại thời điểm to, vật đi qua điểm Mo có toạ độ xo; Tại thời điểm t1, vật qua điểm M có toạ độ x.
. Thời gian chuyển động của vật trên quãng đường từ Mo đến M là :
. Quãng đường đi được của vật trong thời gian t là :
. a. Tốc độ trung bình :
. Tốc độ trung bình cho biết
 Tốc độ trung bình = vtb = 
. Đơn vị :
. b. Chuyển động thẳng đều :
. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có : +
. +
. c. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
. Biểu thức :
. Trong chuyển động thẳng đều, 
. 2. Phương trình chuyển động; đồ thị tọa độ - thời gian của ch.động thẳng đều 
. a. Phương trình chuyển động thẳng đều 
. b. Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
. 3. Vận dụng 
. Bài toán: Lúc 7h sáng, 2 xe chuyển động thẳng đều, đi cùng chiều qua hai điểm A và B cách nhau 12km. Vận tốc của xe đi qua A là 54km/h; của xe đi qua B là 48km/h.
a. Viết phương trình chuyển động của hai xe. 
b. Xác định thời gian, thời điểm và vị trí xe A đuổi kịp xe B ?
c. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ. Nhận xét ?
. * Phương pháp :
. B1: Vẽ hình. Chọn hệ quy chiếu.
. B2: Viết pt tổng quát.
. Xác định các đại lượng xo, to, v
. Viết ph. trình cụ thể cho từng vật.
. B3: Hai xe gặp nhau x1 = x2
. Giải ph.trình. Biện luận nghiệm.
. Vẽ đồ thị .
. Dạng 1. Tốc độ trung bình.
Bài 1. Một ô tô đi từ A đến B. Đầu chặng ô tô đi ¼ tổng thời gian với v = 50km/h. Giữa chặng ô tô đi ½ thời gian với v = 40km/h. Cuối chặng ô tô đi ¼ tổng thời gian với v = 20km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô?
Bài 2. Một ôtô chuyển động trên đoạn đường MN. Trong ½ quãng đường đầu đi với v = 40km/h. Trong ½ quãng đường còn lại đi trong ½ thời gian đầu với v = 75km/h và trong ½ thời gian cuối đi với v = 45km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn MN.
Bài 3. Một ôtô chạy trên đoạn đường thẳng từ A đến B phải mất khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60km/h. Trong nửa khoảng thời gian cuối là 40km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn AB.
Bài 4. Một người đua xe đạp đi trên 1/3 quãng đường đầu với 25km/h. Tính vận tốc của người đó đi trên đoạn đường còn lại. Biết rằng vtb = 20km/h.
Bài 5. Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với v = 12km/h, 1/3 đoạn đường tiếp theo với v = 8km/h và 1/3 đoạn đường cuối cùng đi với v = 6km/h. Tính vtb trên cả đoạn AB.
. Dạng 2. Viết phương trình chuyển động. Bài toán gặp nhau.
Bài 1. Lúc 7 giờ hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 36 km/h và của xe đi từ B là 28 km/h . a/ Lập phương trình chuyển động của hai xe ? 
b/ Tìm vị trí và khoảng cách giữa hai xe lúc 9 giờ ? c/ Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau ?
d/ Hai xe cách nhau 15 km lúc mấy giờ ? e/ Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe ?
Bài 2. Một chất điểm chuyển động thẳng đều dọc theo trục tọa độ Ox có phtrình chuyển động dạng: x = 40 + 5t (m,s) 
a/ Xác định tính chất chuyển động ? (chiều, vị trí ban đầu, vận tốc ban đầu). b/ Định tọa độ chất điểm lúc t = 10 s ?
c/ Tìm quãng đường trong khoảng thời gian từ t1 = 10 s đến t2 = 30 s ?
Bài 3. Lúc 8 giờ sáng, một người khởi hành từ A chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 20 km/h .
a/ Lập phương trình chuyển động ? b/ Lúc 11 giờ thì người đó ở vị trí nào ?
c/ Người đó cách A 40 km lúc mấy giờ ?
Bài 4. Cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, có hai ô tô chuyển động thẳng đều, xe A đuổi theo xe B với vận tốc lần lượt là 40 km/h và 30 km/h.
a/ Lập phương trình chuyển động của hai xe ? b/ Xác định khoảng cách giữa hai xe sau 1,5 giờ và sau 3 giờ ?
c/ Xác định vị trí gặp nhau của hai xe ? 
d/ Hai xe cách nhau 25 km lúc mấy giờ ? Giả sử xe A bắt đầu đuổi xe B là lúc 9 giờ 30 phút.
e/ Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe ?
Bài 5. Lúc 7 giờ một xe chuyển động thẳng đều khởi hành từ A về B với vận tốc 12 km/h. Một giờ sau, một xe đi ngược từ B về A cũng chuyển động thẳng đều với vận tốc 48 km/h . Biêt đoạn đường AB = 72.
a/ Lập phương trình chuyển động của hai xe ? b/ Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau ?
c/ Vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của hai xe lên cùng hệ trục ? d/ Hai xe cách nhau 36 km vào lúc mấy giờ ? 
. Dạng 3. Bài toán liên quan đến đồ thị chuyển động thẳng đều.
Bài 1. Một chất điểm chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa – thời gian như hình 7.
a/ Hãy viết phương trình chuyển động của chất điểm ?
b/ Tính quãng đường vật đi được trong 20 giây ?
Bài 2. Đồ thị chuyển động của hai xe  và ‚ được mô tả như hình bên.
a/ Hãy lập phương trình chuyển động của mỗi xe ?
b/ Dựa vào đồ thị xác định hai xe cách nhau 4 km ?
Bài 3. Cho đồ thị chuyển động của hai xe  và ‚ như hình vẽ 9. 
a/ Lập phương trình chuyển động của hai xe ?
b/ Dựa vào đồ thị xác định thời điểm hai xe cách nhau 40 km ?
II. PHIẾU HỌC TẬP VẬN DỤNG:
Câu 1. Trong chuyển động thẳng đều :	A. đường đi s tỉ lệ thuận với vận tốc v.
B. tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v.	C. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
D. đường đi s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
Câu 2. Chọn câu SAI. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau :	A. Quỹ đạo là một đường thẳng.
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
C. Vận tốc trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
D. Đường đi s tỉ lệ thuận với vận tốc v.
Câu 3. Với xo là tọa độ của vật tại thời điểm to; x là tọa độ của vật tại thời điểm t; v là vận tốc của chuyển động. Chọn câu sai. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là
A. x = v.t B. x = xo + v.t 	C. x = xo + v(t – to).	D. x = t + xo.v 
Câu 4. Phương trình nào là phương trình của chuyển động thẳng đều.
A. x = - 3(t – 1). B. C. D. Cả ba phương trình trên.
Câu 5. Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox. Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động. Tại các thời điểm t1 = 2s và t2 = 6s, tọa độ tương ứng của vật là x1 = 20m và x2 = 4m. Kết luận nào sau đây là SAI ?
A. Vận tốc của vật có độ lớn 4m/s.	
B. Vật chuyển động ngược chiều dương của trục Ox.
C. Thời điểm vật đến gốc tọa độ là t = 5s.	
D. Phương trình tọa độ của vật là x = 28 - 4t (m) 
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng: Một xe đạp chuyển động thẳng đều trên một quãng đường dài 12,1 km hết 0,5 giờ. Vận tốc của xe đạp là:
A. 25,2km/h	B. 90,72m/s	
C. 7m/s	D. 400m/ phút
Câu 7. Hai vật chuyển động đều trên một đường thẳng .Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 1 phút .Vật thứ hai cũng xuất phát từ A cùng lúc với vật thứ nhât nhưng đến B chậm hơn 15 giây.Biết AB =90m. Tốc độ của vật thứ hai là:
A. 60 m/s.	B. 1,5 m/s.
C. 1,2 m/s.	D. 2 m/s.
Câu 8. Trong những phương trình sau, phương trình nào biểu diễn qui luật của chuyển động thẳng đều:
A). x = 5t + 3	B). x = 5t2 + 3	
C). v = 5t + 3 	D). x = 5/t + 3
Câu 9. Hai xe 1 và 2 cùng xuất phát vào lúc 9h từ hai thành phố A và B cách nhau 108km tiến về gặp nhau. Xe 1 chạy với tốc độ 36km/h, xe 2 chạy tốc độ 54km/h. Phương trình nào mô tả chuyển động của xe 2
A. -54t (km,h)
C. -54t – 108 (km,h)
B.
D.
-54t + 108 (km,h)
A, B
Câu 10. Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h.Thời điểm mà 2 xe gặp nhau là
A. t = 2h	B. t = 4h	
C. t = 6h	D. t = 8h
Câu 11. Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là
A. 6min15s	B. 7min30s	
C. 6min30s	D. 7min15s
Câu 12. Hai vật chuyển động đều trên một đường thẳng .Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 1 phút .Vật thứ hai cũng xuất phát từ A cùng lúc với vật thứ nhất nhưng đến B chậm hơn 15 giây.Biết AB =90m. Tốc độ của vật thứ nhất là:
A. 0,9 m/s.	B. 90 m/s.
C. 1,5 m/s.	D. 15 m/s. 
Câu 13. Phương trình chuyển động của chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 2 + 3t (x đo bằng m, t đo bằng giây). Chọn đáp án đúng:
A. Chất điểm xuất phát từ O, với vận tốc 3m/s.
B. Chất điểm xuất phát từ M cách O 3m, với vận tốc 2m/s.
C. Chất điểm xuất phát từ M cách O 2m, với vận tốc 3m/s.
D. Chất điểm xuất phát từ O, với vận tốc 3m/s.
Câu 14. Hai xe 1 và 2 cùng xuất phát vào lúc 9h từ hai thành phố A và B cách nhau 108km tiến về gặp nhau. 
Xe 1 chạy với tốc độ 36km/h, xe 2 chạy tốc độ 54km/h. Phương trình nào mô tả chuyển động của xe 1:
A. 36t (km,h). B. 36t + 108 (km, h).
C. 36t – 108 (km,h). D. A, C
Câu 15. Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. 
Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h.Vị trí hai xe gặp nhau là
A. Cách A 240km và cách B 120km	
B. Cách A 80km và cách B 200km
C. Cách A 80km và cách B 40km	
D. Cách A 60km và cách B 60km
Câu 16. Tốc kế của một ôtô đang chạy chỉ 70km/h tại thời điểm t. Để kiểm tra xem đồng hồ tốc kế đó chỉ có đúng không, người lái xe giữ nguyên vận tốc, một người hành khách trên xe nhìn đồng hồ và thấy xe chạy qua hai cột cây số bên đường cách nhau 1 km trong thời gian 1min. Số chỉ của tốc kế
A. Bằng vận tốc của của xe	B. Nhỏ hơn vận tốc của xe
C. Lớn hơn vận tốc của xe	D. Bằng hoặc nhỏ hơn vận tốc của xe
Câu 17. Hai người đi bộ theo một chiều trên một đường thẳng AB, cùng xuất phát tại vị trí A, với vận tốc lần lượt là 1,5m/s và 2,0m/s, người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5,5min. Quãng đường AB dài
A. 220m	B. 1980m	
C. 283m	D. 1155m
Câu 18. Trong những phương trình dưới đây, phương trình nào không biểu diễn qui luật của chuyển động thẳng đều
A.
v = 4t
B.
v = -4
C.
x = 2t + 5
D.
s = ½ t
Câu 19. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ v = 2m/s. Và lúc t = 2s thì vật có toạ độ x = 5m. Phương trình toạ độ của vật là
A.
x = 2t +1
B.
x = -2t +5
C.
x = -2t +1
D.
x = 2t +5
Câu 20. Phương trình của một vật chuyển động thẳng có dạng: x = 3t + 4 (m; s) Vậy vật sẽ chuyển động theo chiều nào trên quỹ đạo?
A.
Chiều dương trong suốt thời gian chuyển động
B.
Đổi chiều từ âm sang dương khi x= 4
C.
Đổi chiều từ dương sang âm lúc t= 4/3
D.
Chiều âm trong suốt thời gian chuyển động
Câu 21. Hai xe 1 và 2 cùng xuất phát vào lúc 9h từ hai thành phố A và B cách nhau 108km tiến về gặp nhau. Xe 1 chạy với tốc độ 36km/h, xe 2 chạy tốc độ 54km/h. Thời điểm hai xe gặp nhau
A.
10h12
B.
10h30
C.
9h30
D.
10h
Câu 22. Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h. Phương trình chuyển động của hai xe khi chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B, gốc 0ºA là
A. xA = 40t(km); xB = 120 + 20t(km)	
B. xA = 40t(km); xB = 120 - 20t(km)
C. xA = 120 + 40t(km); xB = 20t(km)	
D. xA = 120 - 40t(km); xB = 20t(km)
Câu 23. Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có tốc độ v1 = 60km/h, xe kia có tốc độ v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ ? tại vị trí cách B bao nhiêu km ?
A.
9h30ph; 100km
B.
9h30ph; 150km
C.
2h30ph; 150km
D.
2h30ph; 100km
Câu 24. Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60Km. Xe 1 có tốc độ 15km/h chạy liên tục. Xe 2 khởi hành sớm hơn 1h nhưng dọc đường nghỉ lại 2h. Để tới B cùng lúc với xe 1 thì xe 2 chạy với tốc độ bao nhiêu
A.
20km/h
B.
một đáp án khác
C.
15km/h
D.
24km/h
Câu 25. Vào lúc 8h một xe xuất phát từ điểm A với tốc độ v1= 40Km/h về thành phố B, một tiếng sau xe nghỉ lại dọc đường 30 phút sau đó chạy tiếp với tốc độ cũ. Một xe khác xuất phát cũng từ A vào lúc 9h15 phút với tốc độ v2 = 60Km/h đuổi theo xe trước. Thời điểm hai xe gặp nhau là
A.
11h20p
B.
10h15p
C.
12h
D.
10h45p
Câu 26. Vào lúc 8h một xe xuất phát từ điểm A với tốc độ v1= 40Km/h về thành phố B, một tiếng sau xe nghỉ lại dọc đường 30 phút sau đó chạy tiếp với tốc độ 50Km/h. Một xe khác xuất phát cũng từ A vào lúc 9h15 phút với tốc độ v2 = 60Km/h đuổi theo xe trước. Thời điểm hai xe gặp nhau là
A.
12h30p
B.
12h
C.
12h15p
D.
11h30p
Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU.
I. PHIẾU HỌC TẬP TÌM HIỂU BÀI:
1. Một chiếc xe chuyển động không đều trên một đường thẳng; lấy chiều chuyển động làm chiều dương. Nêu các cách để biết được tại một điểm M trên quỹ đạo, xe đang chuyển động nhanh hay chậm ? Em hiểu thế nào là vận tốc tức thời ? Trả lời C1/16SGK.
2. Muốn biểu diễn chuyển động của chiếc xe trên tại điểm M cả về hướng (phương, chiều) và tốc độ ta phải làm gì ?
3. Nêu định nghĩa và đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) ? Nêu đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời của chuyển động thẳng ? Hoàn thành yêu cầu C2/17SGK ?
4. Em hiểu thế nào là chuyển động thẳng biến đổi ? Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều ? Một vật chuyển động, ban đầu có vận tốc tăng dần đều theo thời gian, sau đó chuyển động chậm dần đều có được xem là chuyển động thẳng biến đổi đều không ?
5. Thế nào là chuyển động thẳng nhanh dần đều; chuyển động thẳng chậm dần đều ?
6. Xét hai chuyển động sau : Vật 1 : tại thời điểm t1 = 2s có vận tốc v1 = 2m/s ; tại thời điểm t2 = 8s có vận tốc v2 = 14m/s. Vật 2 : tại thời điểm t1 = 3s có vận tốc v1 = 2m/s ; tại thời điểm t2 = 8s có vận tốc v2 = 17m/s. Hỏi vật nào có sự thay đổi vận tốc nhanh hơn. Nêu cách thức tính ? Xây dựng một khái niệm đặc trưng cho sự tăng (giảm) nhanh hay chậm của vận tốc ?
7. (Thảo luận nhóm. Trình bày trước ở bảng phụ) Cho hai chuyển động trên trục Ox được biểu diễn bằng hình vẽ sau:
Chuyển động 1
Chuyển động 2
O x O x 
+ lần lượt là vận tốc của vật tại thời điểm to, t. Hãy cho biết đặc điểm của hai chuyển động trên ?
+ Vectơ gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. . (*)
+ Dùng kiến thức toán học về phép trừ vectơ xác định vectơ , từ đó suy ra đặc điểm của vectơ gia tốc trong hai chuyển động trên. + Nêu đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều ?
8. Từ công thức tính độ lớn của gia tốc, xây dựng biểu thức thể hiện sự biến đổi vận tốc theo thời gian ? 
9. Vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều có đặc điểm gì (phụ thuộc vào t như thế nào) ? Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng như thế nào ? Hoàn thành yêu cầu C3/19SGK ?
10. Nêu công thức tính tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng biến đổi đều (tên các đại lượng có trong công thức) ? Xây dựng công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều ?
11. Xây dựng công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều ? 
12. Tương tự cách xây dựng phương trình chuyển động thẳng đều, hãy xây dựng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều ? 
13. Viết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều ? Giải thích các đại lượng có trong phương trình ? 14. Hoàn thành các yêu cầu C4, C5, C6, C7, C8 ?
II. PHIẾU GHI BÀI.	
.1. Vectơ vận tốc tức thời.
. + Vận tốc của vật tại một vị trí hay một thời điểm nào đó gọi là 
. + Vectơ vận tốc tức thời đặc trưng cho
. * Đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời : 
 . Điểm đặt :
 . Phương :
* . Chiều :
 . Độ lớn :
. 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều :
. * Cđ thẳng biến đổi là c/đ có : +
. +
. * Cđ thẳng biến đổi đều là cđ có : + 
. +
. 
. 3. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
. * Khái niệm: Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho 
. * Biểu thức :
. trong đó :
. * Đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều :
 . Điểm đặt :
 . Phương :
* . Chiều :
 . Độ lớn :
. 4. Vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
. * Công thức :
. Nếu chọn gốc thời gian tại thời điểm ban đầu (t = ) thì : 
. 5. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều :
.* Tốc độ trung bình trên đoạn đường s trong chuyển động thẳng biến đổi đều :
. * Công thức tính quãng đường (to = ):
. * Đặc điểm :
. 6. Công thức liên hệ:
. 7. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều. (to = 0)
. 8. Chú ý :
Câu 1. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, đại lượng nào sau đây tăng đều theo thời gian ?
A. Tọa độ. B. Đường đi. C. Vận tốc. D. Gia tốc.
Câu 2. Công thức nào dưới đây là công thức tính vận tốc của một vật chuyển động thẳng chậm dần đều ?
A. v = 5 + 2t2. B. v = 5 – 2t2. C. v = 5 + 2t. D. v = 5 – 2t.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng ?
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc luôn luôn âm.
B. Vận tốc trong chuyển động chậm dần đều luôn luôn âm.
C. Chuyển động thẳng nhanh dầu đều có gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc ở mọi điểm.
D. Chuyển động chậm dần đều có vận tốc nhỏ hơn chuyển động nhanh dần đều.
Câu 4. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều từ trạng thái nằm yên với gia tốc a < 0. Có thể kết luận như thế nào về chuyển động này ?
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều. 
C. chậm dần đều cho đến dừng lại rồi chuyển thành nhanh dần đều. D. không có trường hợp như vậy.
Câu 5. Chuyển động chậm dần đều có:
A. vectơ vận tốc ngược hướng với vectơ gia tốc. B. vectơ vận tốc cùng hướng với vectơ gia tốc.
C. tích số a.v < 0. D. Các kết luận A và C đều đúng.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khái niệm gia tốc ?
A. Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
B. Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.
C. Gia tốc là một đại lượng vectơ. D. Các phát biểu đều đúng.
Câu 7. Điều nào sau đây là phù hợp với đặc điểm của vật chuyển động thẳng biến đổi đều ?
A. Vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc hai. B. Gia tốc thay đổi theo thời gian.
C. Vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
D. Gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian.
Câu 8. Tìm phương trình đúng của tọa độ vật chuyển động thẳng biến đổi đều ?
A. B. . C. . D. 
Câu 9. Chọn câu sai.
A. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, các vectơ vận tốc và gia tốc ngược chiều nhau
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều, vận tốc biến thiên theo hàm bậc nhất đối với thời gian.
C. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, vận tốc luôn có giá trị dương.
D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, tọa độ là hàm bậc hai của thời gian.
Câu 10. Phương trình chuyển động của một vật có dạng x = 4 – 3t + t2 (m, s) Gia tốc của chuyển động là :
A. 0,5m/s2. B. 1m/s2. 
C. 2m/s2. D. Đáp án khác.
Câu 11. Một vật cđ thẳng chậm dần đều với vận tốc đầu là 10m/s, sau 5s thì vật dừng lại. Lúc 2s vật có vận tốc là: 
A. 4m/s. B. 6m/s.	
C. 8m/s.	 D. 2m/s.
Câu 12. Phương trình chuyển động của một vật có dạng : x = 5 – 4t + 2t2. Chuyển động của vật là chuyển động nhanh hay chậm dần đều; với gia tốc bằng bao nhiêu ?
A. C/động nhanh dần đều; a = 2m/s2. 
B. C/động nhanh dần đều; a = 4m/s2. 
C. C/động chậm dần đều; a = 2m/s2. 
D. C/động chậm dần đều; a = 4m/s2
Câu 13. Một vật chuyển động với phương trình đường đi như sau: s = 5t - 0,2t2 (m;s). Phương trình vận tốc của chuyển động này là
A. vt = -5 + 0,4t.	B. vt = 5 - 0,2t .	 
C. B. vt = -5 - 0,2t.	D. vt = 5 - 0,4t.
Câu 14. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng x = 10 - 10t + 0,2t2 (m;s). Phương trình vận tốc của chuyển động này là
A. vt = -10 + 0,2t.	B. vt = -10 + 0,4t.	
C. vt = 10 + 0,4t.	D. vt = -10 - 0,4t 
Câu 15. Ph.trình chuyển động của một vật ch.động thẳng biến đổi đều có dạng x = 40 - 10t - 0,25t2 (m;s). Lúc t = 0,
A. vật đang ở mét thứ 40, chuyển động ngược chiều dương với gia tốc 0,25m/s2.
B. vật có vận tốc 10m/s, chuyển động thẳng nhanh dần đều, ngược chiều dương, với gia tốc 0,5m/s2.
C. vật đang ở mét thứ 40, chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 0,5m/s2.
D. vật đang chuyển qua điểm có tọa độ 40m, chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc đầu là 10m/s.
Câu 16. Một xe chạy nửa đoạn đường đầu với tốc độ trung bình là 12km/h, nửa còn

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_mon_vat_li_10_chuong_trinh_hoc_ky_1.docx