Đề cương ôn tập vật lý 10 học kỳ II – năm học 2015 - 2016

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập vật lý 10 học kỳ II – năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập vật lý 10 học kỳ II – năm học 2015 - 2016
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 10
HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2015_- 2016
I- NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP.
1. Khái niệm xung lượng, động lượng, mối liên hệ giữa xung lượng và động lượng
2. Định luật bảo toàn động lượng cho hệ kín, bài toán va chạm và bài toán đạn nổ, tên lửa và đại bác.
3. Khái niệm về công và công suất, biểu thức và đặc điểm
4. Động năng, thế năng, cơ năng. Định nghĩa, biểu thức. Liên hệ giữa động năng và công. Định luật bảo toàn cơ năng. Mối liên hệ giữa cơ năng và công của các lực không phải là lực thế.
5. Nội dung của thuyết động học của chất khí.Chất khí lý tưởng
6. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi lơ - Ma ri ốt. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác lơ. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Quá trình đẳng áp.
7. Nội năng và sự biến đổi nội năng. Nhiệt lượng, công thức tính nhiệt lượng
8. Các nguyên lý của nhiệt động lực học?Vận dụng vào các quá trình
9. Nội năng các cách làm thay đổi nội năng
10. Nguyên lý thứ nhất, thứ hai của NĐLH
II- CÂU HỎI ÔN TẬP.
Câu 1. Trong trường hợp tổng quát, công của một lực được xác định bằng công thức:
 A. A = F.s.cosα	B. A = mgh C. A = F.s.sinα D. A = F.s 
Câu 1. Công thức nào sau đây là công thức tính thế năng của vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi ?
 A. Wt = 	 B. Wt = 	 C. Wt = 	 D. Wt = 	
Câu 1. Khi tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi thế nào?
 A. Không đổi.	 B. Tăng gấp 2. C. Tăng gấp 4.	 D. Tăng gấp 8. 
Câu 1. Một vật có khối lượng m = 1(kg) khi có động năng bằng 8J thì nó đã đạt vận tốc là 
 A. 8 (m/s)	 B. 2 (m/s) C. 4 (m/s)	 D. 16 (m/s)
Câu 5. Từ điểm A có độ cao so với mặt đất bằng 0,5m, ném một vật với vận tốc đầu 2m/s.Biết khối lượng của vật 0,5kg.Lấy g =10m/s2. Cơ năng của vật là:
 A.3,5J B.2,5J C.4,5J D.5,5J
Câu 6. Người ta dùng 1 lực kéo có độ lớn = 50N kéo vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết chiềucủa lực kéo hợp với chiều dịch chuyển 1 góc . Xác định công của lực kéo khi kéo vật đi được 8 (m)? 
 A. 200 ( W )	B. 400( J )	 C. 200 ( J )	 D. 6,25 ( J )
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng với định lý biến thiên động lượng
A. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó tỷ lệ thuận với xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
B. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn là một hằng số.
C. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
D. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn nhỏ hơn xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
Câu 8: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s. Lấy g = 10m/s2. Ở độ cao nào sau đây thì thế năng bằng động năng?
A. 1,2m	B. 1,5m.	C. 0,9m	D. 2m
Câu 9: Trong trường hợp nào sau đây cơ năng của vật không thay đổi
A. Vật chuyển động trong trọng trường, dưới tác dụng của trọng lực.
B. Vật chuyển động dưới tác dụng của ngoại lực
C. Vật chuyển động trong trọng trường và có lực ma sát tác dụng 
D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 10: Một vật có khối lượng 1kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m và nghiêng 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật nhận giá trị nào ? 
Lấy g = 10m/s2.
A. 4m/s.	B. 6m/s.	C. 8m/s.	D. 10m/s
Câu 11: Điều nào sau đây là chính xác khi nói về định lý động năng?
A. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay đổi theo công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó.
B. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay luôn lớn hơn hoặc bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó.
C. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó.
D. Độ biến thiên động năng của một vật tỷ lệ thuận với công thực hiện.
Câu 12: Ngoài đơn vị Oát ( W ), ở nước Anh còn dùng Mã lực ( HP ) làm đơn vị của công suất. Phép đổi nào sau đây là đúng ?
A. 1HP = 674W	B. 1HP = 467W	C. 1HP = 476W	D. 1HP = 746W
Câu 13: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng đàn hồi của hệ vật và lò xo?
A. Cơ năng đàn hồi bằng thế năng đàn hồi của lò xo
B. Cơ năng đàn hồi bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo.
C. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật và cũng bằng thế năng đàn hồi của lò xo.
D. Cơ năng đàn hồi bằng động năng của vật
Câu 14: Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn?
A. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng.	 B. Vật rơi trong không khí.
C. Vật chuyển động trong chất lỏng.	 D. Vật rơi tự do.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn cơ năng
A. Khi một vật c/động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn.
B. Trong một hệ kín thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn.
C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn.
D. Khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn.
Câu 16: Một tên lửa có khối lượng tổng cọng 100 tấn đang bay với vận tốc 200m/s đối với Trái đất thì phụt ra ( tức thời ) về phía sau 20 tấn khí với vận tốc 500m/s đối với tên lửa.Vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí là :
A. 250m/s.	B. 150m/s.	C. 325m/s.	D. 525m/s
Câu 17: Một quả pháo thăng thiên có khối lượng 150g. Khi đốt pháo, toàn bộ thuốc pháo có khối lượng 50g cháy tức thì phụt ra với vận tốc 98m/s. Biết pháo bay thẳng đứng, độ cao cực đại của pháo là:
A. 60m.	B. 100m.	C. 90m.	D. 120m
Câu 18: Một vật khối lượng 200g rơi tự do không vận tốc đầu. Lấy g = 10m/s2. Để động năng của vật rơi có giá trị Wđ1 =10J, Wđ2 =40J thì thời gian rơi tương ứng của vật bao nhiêu?
A. t1 = 0,1s và t2 = 0,22s. B. t1 = 5s và t2 = 8s. C. t1 = 10s và t2 = 20s. D. t1 = 1s và t2 = 2s.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường?
A. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz. B. Thế năng trọng trường có đơn vị N/m2.
C. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất.
D. Khi tính thế năng trọng trường có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.
Câu 20: Một máy bay có vận tốc v đối với mặt đất, bắn ra phía trước một viên đạn có khối lượng m và vận tốc v đối với máy bay. Động năng của đạn đối với mặt đất là :
A. 2mv2.	B. mv2.	C. mv2/2.	D. mv2/4.
Câu 21: Trong các chuyển động sau đậy chuyển động nào dựa trên nguyên tắc của định luật bảo toàn động lượng
A. Chuyển động của tên lửa. B. Chiếc xe ô tô đang chuyển động trên đường.
C. Chiếc máy bay trực thăng đang bay trên bầu trời. D. Một người đang bơi trong nước.
Câu 22: Lò xo có độ cứng k = 200N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng bao nhiêu.
A. 0,04 J.	B. 0,05 J.	C. 0,045 J.	D. 0,08 J.
Câu 23: Một vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất, gốc thế năng chọn ở độ cao ho so với mặt đất (h > ho). Thế năng của vật được tính theo biểu thức.
A. Wt = mgh.	B. Wt = mg(h + ho).	C. Wt = mg(h - ho).	D. Wt = mgho.
Câu 24: Gọi Q là nhiệt lượng vật thu hay toả ra ( J ); m là khối lượng của vật (kg ); c là nhiệt dung riêng của chất là vật ( J/kg.độ );∆t là độ biến thiên nhiệt độ ( oC hoặc 0K ). Khi nhiệt độ của vật thay đổi, nhiệt lượng mà vật nhận được ( hay mất đi ) được tính bởi biểu thức:
A. Q = mc/∆t.	B. Q = mc∆t.	C. Q = mc2∆t.	D. Q = m2 c∆t.
Câu 25: Một động cơ nhiệt nhận nhiệt lượng 5000J từ nguồn nóng và thực hiện công 4500J . Độ biến thiên nội năng của động cơ nhiệt là:
 A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 26: Nung nóng một viên bi bằng sắt nặng 5kg từ 30oC lên đến 130oC. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 0,46.103 J/(kg.K). Nhiệt lượng mà viên bi sắt nhận được là:
 A. 2,3 KJ	B. 23KJ	C. 23.104 J	D. 23.105 J
Câu 27: Một vật khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 9,8 m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,5 kg.m/s.	B. 4,9 kg.m/s.	C. 10 kg.m/s.	D. 5 kg.m/s.
Câu 28: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó:
 A. nhỏ hơn xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
B. bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
C. tỉ lệ với xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. D. là một hằng số.
Câu 29: Động lượng được tính bằng
A. N.m/s.	B. N/s.	C. N.m. D. N.s. 
Câu 30. Tập hợp ba thông số trạng thái nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.
 A. Áp suất, thể tích, khối lượng.	 B. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, thể tích.
 C. Thể tích, khối lượng, áp suất.	 D. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, khối lượng.
Câu 31. Công thức nào sau đây là công thức biểu diễn định luật Sáclơ?
 A. hằng số B. pV = hằng số C. hằng số D. hằng số	
Câu 32. Nếu đồng thời tăng nhiệt độ tuyệt đối lên 2 lần và giảm thể tích 2 lần thì áp suất của một khối lượng khí xác định sẽ:
 A. Tăng 2 lần.	 B. Không đổi.	C. Giảm 4 lần.	D. Tăng 4 lần. 
Câu 33. Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3 . Coi nhiệt độ như không đổi. Áp suất trong xilanh lúc này là:
 A. 1,5.105 Pa. 	B. 3.105 Pa. C. 0,66.105 Pa. D. 50.105 Pa.
Câu 34. Xét quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí trong một xi lanh. Hỏi khi thể tích khí thay đổi từ 4 lít đến 10 lít thì áp suất khí trong xi lanh sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần? 
 A. Tăng 2,5 lần.	B. Tăng 5 lần.	 C. Giảm 2,5 lần.	 D. Giảm 5 lần.
Câu 35. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, áp suất tăng gấp đôi thì thể tích của khối khí thay đổi như thế nào ? 
 A. Tăng gấp đôi.	B. Không đổi. C. Giảm đi một nửa D. Chưa đủ dữ kiện trả lời.
Câu 36. Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác-Lơ ? 
 A.p ~ t	 B. 	 C. 	 D. 
Câu 37. Một khối khí ban đầu được đặc trưng bởi các thông số trạng thái: 2 Pa, 30cm3, 00. Biết khối khí đó đã thực hiện 1 quá trình biến đổi trạng thái và có trạng thái sau biến đổi là: 4 Pa, 30, . Xác định = ?.
 A. 	 B. 546 (K)	 C.136,5 (K).	 D.
Câu 38. Một khối khí thực hiện quá trình đẳng áp, biết sau đó thể tích của khối khí giảm đi một nửa. Hỏi nếu lúc đầu khối khí có nhiệt độ thì nhiệt độ của khối khí ở trạng thái sau là bao nhiêu ?
 A.141,5 (K)	B. 	 C. 566 (K)	D. 
Câu 39: Gọi v là tốc độ tức thời của vật, F là độ lớn của vật theo phương dịch chuyển, công suất có thể tính bằng công thức nào sau đây?
A. P = F.v2.	B. P = F/v.	C. P = F.v.	D. P = v/F.
Câu 40: Trong hệ toạ độ ( p, T ) thông tin nào sau đây là phù hợp với đường đẳng tích?
 A. Đường đẳng tích co dạng hypebol. 
 B. Đường đẳng tích là một đường thẳng.
 C. Đường đẳng tích là nữa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ. 
 D. Đường đẳng tích co dạng parabol.
Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử, phân tử trong chất rắn?
 A. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi.
 B. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định.
 C. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí cố định khác.
 D. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các VTCB xác định.
Câu 42: Biết thể tích của một lượng khí không đổi. Chất khí ở 270C có thể tích p. Phải đun nóng chất khí đến nhiệt độ nào thì áp suất tăng lên 1,5 lần/
 A. 1500K.	B. 4500K.	C. 810K.	D. 2000K
Câu 43: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí
 A. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. 
 B. Các phân tử khí ở rất gần nhau.
 C. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu.
 D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
Câu 44: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Boyle-Mariotte ?
 A. Trong mọi quá trình, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số.
 B. Trong quá trình đẳng nhiệt, T=hằng số, thì p.V của một lượng khí xác định là một hằng số.
 C. Trong quá trình đẳng tích, T=hằng số, thì p.V của một lượng khí xác định là một hằng số.
 D. Trong quá trình đẳng áp, T=hằng số, thì p.V của một lượng khí xác định là một hằng số.
Câu 45: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất của chất khí?
 A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
 B. Do trong khi chuyển động các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
 C. Do chất khí thường có thể tích lớn. D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín.
Câu 46: Một bóng đèn dây tóc có chứa khí trơ ở 270C và dưới áp suất 0.6atm ( dung tích của bóng đèn không đổi ). Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn, lúc đó nhiệt độ khí trong đèn nhận giá trị nào sau đây:
 A. 2720C.	B. 2270C	C. 300C.	D. 450C.
Câu 47: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 200C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 400C thì áp suất là bao nhiêu ?
 A. 1,068.105Pa.	B. 2,73.105Pa.	C. 0,5.105Pa.	D. 105Pa.
Câu 48: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 00C để chuyển nó thành nước ở 200C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K).
 A. 1794,4 kJ.	B. 1694,4 kJ.	C. 1684,4 kJ.	D. 1664,4 kJ.
Câu 49: Trong một xi lanh của động cơ đốt trong có 2dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1atm và nhiệt độ 270C. Pittông nén xuống làm thể tích giảm 1,8dm3 và áp suất tăng thêm 14atm. Nhiệt độ lúc đó là bao nhiêu ?
 A. 1600C.	B. 1880C.	C. 155,30C.	D. 1770C.
Câu 50: Trong quá trình nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí đều thay đổi ?
 A. Không khí trong một xi lanh bị đun nóng giãn nở và đẩy pittông dịch chuyển.
 B. Không khí bị đun nóng trong một bình đậy kín.
 C. Không khí trong một quả bóng bàn bị một học sinh dùng tay bóp xẹp. 
 D. Trong cả ba hiện tượng trên.
Câu 51: Một xi lanh có pittông đóng kín ở nhiệt độ 270C, áp suất 750mmHg. Nung nóng khối khí đến nhiệt độ 2050C thì thể tích tăng gấp rưỡi. Tính áp suất của khối khí trong xi lanh lúc đó ?
 A. 750,4mmHg.	B. 820,1mmHg.	C. 796,6mmHg.	D. 630,5mmHg.
Câu 52: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với định luật sáclơ ?
 A. .	B. .	C. .	D. 
Câu 53: Công thức nào dưới đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
 A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 54: Một khối khí có thể tích 600cm3 ở mhiệt độ -330C. Hỏi nhiệt độ nào khối khí có thể tích 750cm3. Biết áp suất không đổi.
 A. 300C.	B. 230C.	C. 350C.	D. 270C.
Câu 55: Hiện tượng nào sau đây có liên quan tới định luật saclơ.
 A. Đun nóng khí trong một xi lanh hở. B. Quả bóng bàn bị xẹp nhúng vào nước nóng phồng lên như cũ.
 C. Thổi không khí vào một quả bóng bay. D. Đun nóng khí trong một xi lanh kín.
Câu 56: Xét một mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 1atm, nhiệt độ 00C). Nén đẳng nhiệt để thể tích bằng ½ thể tích ban đầu thì áp suất khí là bao nhiêu ?
 A. 2atm.	B. 4atm.	C. 1atm.	D. 0,5atm.
Câu 57. Hệ thức ∆U = Q là hệ thức của nguyên lí I nhiệt động lực học
 A. áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt. B. áp dụng cho quá trình đẳng áp.
 C. áp dụng cho quá trình đẳng tích. D. áp dụng cho cả ba đẳng quá trình.
Câu 58: Một quả bóng khối lượng 100g rơi từ độ cao 10m xuông sân và nẩy lên được 7m. Tính độ biến tiên nội năng của quả bóng do ma sát với mặt sân và không khí lấy g = 10m/s2 . 
 A. 30J. B. 7J. C. 3J. D. 70J. 
Câu 59: Thả một thỏi đồng có khối lượng 0,4kg ở nhiệt độ 800C vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 180C. Cho nhiệt dung riêng CCu = 400J/kg.độ; Cnước = 4200J/kg.độ. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là:
 A. 180C.	B. 49,50C.	C. 26,20C.	D. 800C.
Câu 60: Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở nhiệt độ 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp có nước là 37,50C, khối lượng hỗn hợp là 140g. Biết nhiệt độ ban đầu của nó là 200C, nhiệt dung riêng của nước Cnước = 4200J/kg.độ. Nhiệt dung riêng của chất lỏng đó là:
 A. 4500J/kg.độ.	B. 3000J/kg.độ.	C. 2500J/kg.độ.	D. 1000J/kg.độ.
Câu 61: Nguyên lý thứ nhât của nhiệt động lực học là sự vận dụng của định luật bảo toàn nào sau đây?
 A. Định luật bảo toàn động lượng. B. Định luật bảo toàn cơ năng.
 C. Định luật II Newton. D. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Câu 62: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng?
 A. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế. 
 B. Đơn vị nội năng là Jun ( J ).
 C. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
 D. Nội năng của một vật là dạng năng lượng bao gồm động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
Câu 63. N/lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của khí” điều đó đúng với quá trình nào sau đây?
 A. Quá trình khép kín ( chu trình ). B. Đẳng tích. C. Đẳng nhiệt. D. Đẳng áp.
Câu 64. Người ta truyền cho khí trong một xi-lanh nhiệt lượng 110 J.Chất khí nở ra thực hiện công 75 J đẩy pittong lên. Nội năng của khí biến thiên một lượng là : 
 A. 35 J B. -35 J 	C. 185 J D. -185 J 
Câu65. Hệ nhận nhiệt và sinh công thì A & Q trong hệ thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây? 
 A.Q 0.	 B. Q > 0 và A 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0
Câu 66. Người ta truyền cho khối khí trong xilanh một nhiệt lượng (J), biết khối khí giãn nở và đẩy pittông làm thể tích của khí tăng thêm 0,5 () và áp suất trong xilanh khi đó là (J)(coi như là không đổi ).Độ biến thiên nội năng của khối khí là :
 A. (J) B. (J)	 C. (J) D. (J).
Câu 67: Người ta cung cấp cho chất khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Chất khí nở ra đẩy pittông lên và thực hiện một công 70J. Nội năng của khí đã biến thiên một lượng:
 A. 30J.	B. -30J.	C. 7000J.	D. 170J.
Câu 68: Một viên đạn k/lượng 2g đang bay với vân tốc 200m/s thì va chạm vào bức tường gỗ. Nhiệt dung riêng của viên đạn là 234J/(kg.K). Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn tăng thêm:
 A. ∆t = 85,5 oC	B. ∆t = 80,5 oC	C. ∆t = 58,5 oC	D. ∆t = 85,5 K
Câu 69: Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật
 A. chuyển động chậm đi. B. nhận thêm động năng. C. ngừng chuyển động.	D. va chạm vào nhau.
Chú ý: Các bài tập trong đề cương chỉ mang tính chất minh họa giúp các em ôn tập. Mọi người tham khảo và làm thêm các bài tập trong sách bài tập để có kết quả thi tốt nhất. 
	Đề thi sẽ có 10 câu trắc nghiệm chiếm khoảng 5 điểm và từ 2 tới 3 bài tập tự luận rơi vào chương 4 và chương 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docđề cương ôn tập thi học kì II khối 10.doc