Họ và tên: Lớp: 2 BÀI TẬP CUỐI TUẦN – TUẦN 4 Thứ ngày tháng năm 20 Bài 1 Đọc bài sau: Bài học đầu tiên của Gấu con Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn: - Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn. Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên. Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to: - Cứu tôi với! Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng: - Cháu xin lỗi bác Voi! Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải: - Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con, con phải cảm ơn. (Theo Lê Bạch Tuyết) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì? a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi. b. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi. c. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn. 2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn? a. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá. b. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn. c. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc. 3. Vì sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin lỗi? a. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi. b. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình. c. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai. 4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói: ...................................................................................................................................... Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói: ...................................................................................................................................... 5. Khoanh trong từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau: a. giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu b. giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã c. vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu 6. Hãy tìm và ghi lại 5 từ chỉ sự vật có trong câu chuyện trên. Bài 2 ...................................................................................................................................... Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo câu theo mẫu “Ai là gì?” A B a. Hoa cúc 1. là tên nước ta. b. Gà trống 2. là nắng của mùa thu. c. Sư tử 3. là sứ giả của bình minh. d. Hạ Long 4. là chúa sơn lâm. Bài 3 e. Việt Nam 5. là thắng cảnh của nước ta. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu. a. Ngày mở đầu năm học gọi là ngày........................................................................... b. Tháng 1 còn gọi là tháng ......................................................................................... Bài 4 c. Mùa hè còn gọi là mùa ............................................................................................ Viết một đoạn văn khoảng 3-4 câu, trong đó có dùng lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi thích hợp. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ĐÁP ÁN – TUẦN 4 TIẾNG VIỆT Bài 1: Câu 1 c Câu 2 b Câu 3 c Câu 4 Gợi ý: Cám ơn bạn đã giúp tớ! Tớ xin lỗi vì va phải bạn! Tớ không cố ý! Câu 5 a. buồn dầu b. dục giã c. ngẩng ngơ Câu 6 Gợi ý: Gấu con, gấu mẹ, đất, tay, đường,... Bài 2: a. Hoa cúc 1. là tên nước ta. b. Gà trống 2. là nắng của mùa thu. c. Sư tử 3. là sứ giả của bình minh. d. Hạ Long 4. là chúa sơn lâm. e. Việt Nam 5. là thắng cảnh của nước ta. Bài 3: a. Ngày mở đầu năm học gọi là ngày khai trường. b. Tháng 1 còn gọi là tháng giêng. c. Mùa hè còn gọi là mùa hạ. Bài 4: Gợi ý Tối qua học bài xong, em quên mất không cất hộp bút vào cặp. Thế là sáng nay em không có bút để viết bài. Thấy em loay hoay, Lan liền lấy chiếc bút dự trữ của mình cho em mượn. Em vui mừng: - May quá! Tớ cám ơn cậu! TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: BÍM TÓC ĐUÔI SAM – TUẦN 4 Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Các bạn gái khen Hà thế nào? 3. Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? a. Tóc bạn đẹp lắm! a. Thầy giáo khen Hà ngoan. b. Bím tóc đẹp quá! b. Thầy giáo trách mắng Tuấn. c. Hà xinh quá! c. Thầy giáo khen tóc Hà đẹp. 2. Vì sao Hà lại khóc? 4. Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì? a. Vì Hà bị ngã. a. Tuấn xin lỗi Hà. b. Vì Hà bị hỏng bím tóc. b. Tuấn bảo Hà đừng khóc. c. Vì Hà bị Tuấn đùa dai. c. Tuấn khen Hà có bím tóc đẹp. 5. Câu chuyện khuyên em điều gì? a. Không nên trêu chọc các bạn. b. Không nên nghịch tóc của các bạn nữ. c. Phải khen tóc các bạn nữ. Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé! 1 1 1 2 1 3 1 4
Tài liệu đính kèm: