Họ và tên: Lớp: 2 BÀI TẬP CUỐI TUẦN–TUẦN 22 Thứ ngày tháng năm 20 Bài 1 Đọc bài sau: VỆ SĨ CỦA RỪNG XANH Đại bàng ở Trường Sơn có hai loại phổ biến: loại lông đen, mỏ vàng, chân đỏ và loại lông màu xanh cánh trả, mỏ đỏ, chân vàng. Mỗi con đại bàng khi vỗ cánh bay lên cao nhìn như một chiếc tàu lượn. Nó có sải cánh rất vĩ đại, dài tới 3 mét. Và cũng phải nhờ sải cánh như vậy, nó mới có thể bốc được thân mình nặng gần ba chục cân lên bầu trời cao. Cánh đại bàng rất khỏe, bộ xương cánh tròn dài như ống sáo và trong như thủy tinh. Lông cánh đại bàng dài tới 40 phân, rất cứng. Và đôi chân thì giống như đôi móc hàng của cần cẩu, những móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạt giang vậy. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát ra những tiếng kêu vi vút, vi vút. Anh chiến sĩ đã gọi đó là dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khoẻ và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy sức khoẻ của mình để bắt nạt các giông chim khác. Hình ảnh con chim đại bàng trở thành hình tượng của lòng khát khao tự do và tinh thần dũng cảm, đức tính hiền lành của nhân dân miền núi. (Theo Thiên Lương) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Bài văn tả chim đại bàng ở vùng nào? a. Vùng núi phía Bắc. b. Vùng rừng núi Trường Sơn. c. Vùng Tây Nguyên. 2. Khi vỗ cánh bay lên cao, đại bàng được tác giả so sánh với gì? a. Một cánh diều. b. Một chiếc thuyền. c. Một chiếc tàu lượn. 3. Vì sao tiếng đại bàng vỗ cánh được anh chiến sĩ gọi là “dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời”? a. Vì đại bàng đập cánh rất nhanh. b. Vì cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo nên luồng gió phát: những tiếng kêu vi vút, vi vút. c. Vì cánh đại bàng đập vào nhau tạo ra tiếng kêu. 4. Vì sao đại bàng được gọi là “vệ sĩ của rừng xanh”? a. Vì nó có sải cánh rất vĩ đại. b. Vì móng vuốt nhọn của nó có thể cào bong gỗ như tước lạt giang. c. Vì đại bàng rất khỏe nhưng không cậy sức của mình để bắt nạt các giống chim khác. 5. Hình ảnh chim đại bàng trở thành hình tượng của điều gì? a. Vệ sĩ của rừng xanh. b. Dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. c. Lòng khao khát tự do và tinh thần dũng cảm. 6. Viết tiếp vào chỗ trống cho thành câu: Bài 2 Em rất yêu thích chim đại bàng. Đó là một loài chim Điền: a. r, d hay gi? a1. ọt nước a2. iêng rẽ a3. ngồi ữa a4. u lịch a5. lá ong b. Dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm? b1. văng văng b2. tho the b3. ngân ngơ Bài 3 b4. quả vú sưa b5. nghi ngơi Trong mỗi dãy từ sau, có một từ không thuộc nhóm, đó là từ nào? a. Từ ngữ chỉ tên các loài chim : chào mào, sáo sậu, cú mèo, cò, sóc, công, vẹt, đại bàng, gõ kiến. Bài 4 b. Từ chỉ tiếng hót của các loài chim : líu lo, ríu rít, gâu gâu, choách choách, thánh thót, vi vút, véo von. Tên các loài chim nào có thể điền vào chỗ trống trong các thành ngữ sau: a. Nhanh như b. Hót như c. Lủi như d. Bỡ ngỡ nhưlạc vào rừng. Bài 5 e. Gầy như (chim chích, cuốc, cò hương, cắt, khướu) “Vệ sĩ của rừng xanh” là cách gọi hình ảnh chim đại bàng. Em hãy tìm tên các loài chim phù hợp với những cách gọi sau: a. “Cánh chim báo mùa xuân” b. “Con chim báo nhà có khách” c. “Con chim có tiếng kêu báo mùa vải chín” d. “Dũng sĩ diệt chuột” Bài 6 e. “Bạn nhà nông” Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào ô trống: Bài 7 Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm ¨ (1) Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn ¨ (2) được việc ¨ (3) nhảy cứ liên liến ¨ (4) Hai chiếc cánh nhỏ xíu ¨ (5) Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Điền thêm dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu dưới đây, rồi chép lại đoạn văn cho đúng (nhớ viết hoa chữ đầu câu). Trên vòm lá dày ướt đẫm những con chim Klang mạnh mẽ dữ tợn bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch cất lên những tiếng kêu khô sắc chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. (Theo Đoàn Giỏi) Bài 8 Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn miêu tả chú chào mào: Chú chào mào có chỏm lông đen ở trên đầu giống như .trông. Đôi mắt đen như., lúc nào cũng . Cái mỏ . của chú mổ thức ăn nhanh . Chú cất tiếng hót ., véo von suốt ngày nghe thật . (lanh lảnh, hạt đậu, thoăn thoắt, thật ngộ, vui tai, long lanh, cái mào, nhỏ xíu)ĐÁP ÁN – TUẦN 22 TIẾNG VIỆT Bài 1: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án b c b c c Ví dụ: Em rất yêu thích chim đại bàng. Đó là một loài chim to, khỏe và bay rất cao. Bài 2: a. a1. giọt nước a2. riêng rẽ a3. ngồi giữa a4. du lịch a5. lá dong b. b1. văng vẳng b2. thỏ thẻ b3. ngẩn ngơ b4. quả vú sữa b5. nghỉ ngơi Bài 3: a. sóc b. gâu gâu Bài 4: a. cắt b. khướu c. cuốc d. chim chích e. cò hương Bài 5: a. chim én b. chim sáo (hoặc khứu, vẹt) c. chim tu hú d. chim cú mèo e. chim sâu Bài 6: (1) chấm, (2) phẩy, (3) phẩy, (4) chấm, (5) chấm. Bài 7: Trên vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ dữ tợn bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc. Chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Bài 8: Thứ tự các từ cần điền: cái mào, thật ngộ, hạt đậu, long lanh , nhỏ xíu, thoăn thoắt, lanh lảnh, vui tai TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN - TUẦN 22 Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Câu nói nào của Chồn thể hiện thái độ coi 4. Tìm câu nói thể hiện sự thay đổi thái độ của Chồn thường Gà Rừng? đối với Gà Rừng? a. Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. a. Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. b. Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm. b. Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm. c. Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả. c. Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả. d. Cậu có bao nhiêu trí khôn? 5. Như vậy, giữa Gà Rừng và Chồn, con vật nào thông d. Cậu có bao nhiêu trí khôn? minh hơn? 2. Khi đang dạo trên chơi cánh đồng, vì sao đôi bạn a. Chồn b. Gà Rừng cuống quýt nấp vào hang? a. Vì trời nổi cơn giông bão lớn. b. Vì chúng bị gấu đuổi bắt. c. Vì chúng gặp người thợ săn. d. Vì chúng gặp hổ dữ ăn thịt. 3. Mẹo của Gà Rừng giúp cả hai thoát nạn là gì? a. Giả chết để đánh lừa người thợ săn. b. Dụ người thợ săn bắt Chồn để bỏ trốn. c. Đào hang thật sâu, trốn thật kĩ. d. Nhờ sự trợ giúp của chị Thỏ và bác Gấu. Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé! 1 1 1 2 1 3 1 4
Tài liệu đính kèm: