ÔN TẬP SINH HỌC 8 QUA CÁC NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI 1. Khái quát - Chia thành 3 phần: đầu, thân và các chi (tay+chân) - Cơ hoành ngăn khoang ngực(tim+phổi) và khoang bụng(dạ dày+ruột+gan+tụy+cq ss+thận). 2. Các hệ cơ quan + Cơ quan + Chức năng Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan Hệ vận động Cơ và xương Vận động cơ thể Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa, và các tuyến tiêu hóa Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái Bài tiết nước tiểu Hệ thần kinh Não, tủy sống, dây thàn kinh và hạch thần kinh Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan 3. Tế bào: là đơn vị chức năng của cơ thể vì tham gia hoạt động trao đổi chất và năng lượng giúp cơ thể hoạt động, phân chia giúp cơ thể lớn lên đến giai đoạn trưởng thành tham gia vào quá trính ss. - Các bộ phận: Màng sinh chất Chất tế bào(ti thể, lưới nội chất, riboxom, bộ máy gongi, trung thể) Nhân (NST, nhân con) 4. Mô: là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng nhất định. Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh Đặc điểm cấu tạo Tế bào xếp xít nhau Tế bào nằm trong chất nền Tế bào dài, xếp thành từng bó Noron có thân nối với sợi trục và sợi nhánh Chức năng Bảo vệ, hấp thụ, tiết Nâng đỡ ( mô máu vận chuyển các chất) Co dãn, tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể Tiếp nhận + dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin, điều hòa các hoạt động các cơ quan - Mô cơ: gồm cơ vân (liên kết với xương) > cơ tim (tạo nên tim) > cơ trơn (thành nội quan) 5. Phản xạ: là phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích từ mồi trường thông qua HTK. - Cung PX: Cq thụ cảm noron hướng tâm T/Ư TK noron li tâmCq phản ứng. - Vòng phản xạ: Gồm cung PX và đường liên hệ ngược (điều chỉnh phản ứng chính xác) CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG 1. Khái quát bộ xương - Bộ xương gồm có 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi. - Xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, xương hàm bớt thô. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các vận động ngôn ngữ. - Cột sống gồm niều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cốt sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực bảo vệ tim, phổi. Xương tay và chân có các phần tương ứng ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau cho phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động. 2. Các loại khớp Các loại khớp Đặc điểm Chức năng +ví dụ Bất động Không cử động Bảo vệ (hộp sọ), nâng đỡ (x.chậu) Bán động Cử động hạn chế Bảo vệ (x.lồng ngực) đứng thẳng (x.cột sống) Động Cử động dễ dàng nhờ đầu xương có sụn và nằm trong bao dịch khớp Đảm bảo cử động linh hoạt của tay chân 3. Các loại xương Có 3 loại: - Xương dài - Xương ngắn - Xương dẹt L/ý: Cấu tạo h2 của xương: chất khoáng (tan trong axit) tạo sự bền chắc, chất cốt giao đảm bảo mềm dẻo. 4. Cơ - Tính chất: co và dãn - 1 bắp cơ gồm nhiều bó cơ. 1 bó gồm nhiều tế bào cơ. 1 tế bào cơ gồm tơ cơ dày và tơ cơ mỏng. - Công cơ: A=F.s (F là lực tạo ra đơn vị Niuton, A là jun, s là độ dài mét) 1kg đổi ra trọng lực là 10 niuton Ví dụ: nâng vật 2kg quãng đường 0,3m thì mất 6J. - Sự mỏi cơ: xảy ra khi làm việc quá sức và kéo dài + Nguyên nhân: cơ thể không cung cấp đủ oxi nên tích tụ axit lactic đầu độc cơ. + Biện pháp chống mỏi cơ: Luyện tập thể thao txuyên, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, xoa bóp cơ, tinh thần làm việc thoải mái vui tươi . 5. Sự tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh hệ vận động - Sự tiến hóa: X. sọ lớn, x.chân và cột sống thích nghi với lối đứng thẳng đi bằng 2 chân. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp, cơ mặt phát triển diễn tả cảm xúc, cơ vận động lưỡi phát triển. - Vệ sinh hệ vận động (để phát triển cân đối): chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể thao thường xuyên, ngồi học đúng tư thế, lao động vừa sức kết hợp nghỉ ngơi hợp lýtắm nắng để chuyển hóa vitamin D giúp quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi. 6. Sơ cứu và băng bó người gãy xương - Sau khi gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện các thao tác sau: Đặt nạn nhân nằm yên Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương Tiến hành sơ cứu (gồm 2 phần dưới đây). * Sơ cứu: Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên chỗ xương gãy Lót vải mềm xếp dày vào những chỗ đầu xương, Buột định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. Lưu ý: Nếu chỗ gãy là xương cảng tay thì dùng 1 nẹp gỗ đỡ lấy cẳng tay. * Băng bó cố định: - Xương tay: Dùng băng y tế quấn chặt từ trong ra cổ tayLàm dây đeo cẳng tay vào cổ - Xương ở chân: Băng từ cổ chân vào. + Nếu là xương đùi: Nẹp từ xương sườn đến gót chânBuộc cố định ở phần thân. CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN 1. Máu gồm: huyết tương (90% là nước, 10% là: dinh dưỡng, muối khoáng,) và các tb máu. - Các tế bào máu gồm: + Hồng cầu: là những tb hình đĩa lõm 2 mặt không có nhân, có Hb(huyết sắc tố) vận chuyển O2 (máu màu đỏ tươi khi giàu O2 – máu từ phổi về tim rồi tới các cơ quan) và CO2 (máu màu đỏ thẫm nếu giàu CO2- máu từ tim tới các cơ quan rồi tới phổi). + Bạch cầu: có các loại tế bào trong suốt, kích thước lớn có nhân gồm: Bạch cầu trung tính + bạch cầu môno (tham gia sự thực bào), Limpho B (tạo kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên), Limpho T (phá hủy các tế bào đã nhiễm bệnh).Tạo nên hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virut xâm nhập. + Tiểu cầu: chỉ là các mảnh chất tế bào của tb sinh tiểu cầu: tham gia chủ yếu vào hoạt động đông máu, giúp hình thành một búi tơ máu giữ các tế bào máu thành một khối đông bịt kín các vết thương.(Sơ đồ cụ thể của đông máu SGK-T48) 2. Miễn dịch và nguyên tác truyền máu - Miễn dịch: là khả năng mà cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó. Miễn dịch có thể là tự nhiên (sinh ra đã không mắc bệnh nào đó- vd: bệnh toi gà, lở mồm long móng: ở người ko bị nhiễm) và miễn dịch nhân tạo (sau khi mắc thì ko mắc nữa hoặc tiêm vacxin- vd: sởi, thủy đậu, quai bị..) - Nguyên tắc truyền máu: Khi truyền máu cần làm xét nghiệm máu trước để: + Truyền cho phù hợp theo sơ đồ tránh tai biến (gây đông máu do kết dính trong huyết tương người nhân-gây tắc mạch): H15-T49 + Tránh nhận máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh: vd: HIV, viêm gan B,.. 3. Tuần hoàn máu và vận chuyển máu trong hệ mạch - Tuần hoàn máu: + Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải động mạch phổimao mạch phổitĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái. (kết thức vòng máu được bơm xuống tâm thất trái) + Vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ tâm thất trái động mạch chủcác mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới rồi về tâm nhĩ phải. (kết thúc vòng máu được bơm xuống tâm thất phải) - Tim: gồm cơ tim và mô liên kết tạo thành 4 ngăn và các van tim. (tgian làm việc =1/3 tgian nghỉ) - Vận chuyển máu trong hệ mạch: Vận chuyển trong động mạch nhờ sức đẩy của tim phối hợp với sự co dãn của cơ. Vận chuyển trong tĩnh mạch chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do co bóp cơ quanh thành mạch, sức hút của tâm nhĩ khi dãn, sức hút của lồng ngực khi hít vào (và tĩnh mạch chủ dưới có sự tham gia hỗ trợ của van tĩnh mạch để máu chảy theo 1 chiều-chống lại chiều trọng lực) L/ý: Thành tâm thất trái > tâm thất phải > tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Thành động mạch > Tĩnh mạch > Mao mạch 4. Sơ cứu cầm máu * Chảy máu tĩnh mạch: (vết thương lòng bàn tay) Dùng ngón tay bịt vết thương vài phút (cho tới khi máu ngừng chảy ra) Sát trùng Băng dán nếu vết thương nhỏ, băng bông nếu vết thương lớn. * Chảy máu động mạch: (vết thương cổ tay) Dùng ngón tay dò tìm vị trí động mạch cánh tay bóp chặt vài ba phút cho máu ngừng chảyBuộc garo phần phía trên vết thương lực ép đủ cầm máuSát trùng rồi băng bó vết thươngđưa ngay tới bệnh viện cấp cứu. CHƯƠNG IV: HÔ HẤP 1. Hô hấp: là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại bỏ CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. - Quá trình hô hấp gồm sự thởsự trao đổi khí ở phổisự trao đổi khí ở tế bào. 2. Các cơ quan trong hệ hô hấp (Đường dẫn khí) MũiHọngThanh quảnKhí quảnPhế quảnVà 2 lá phổi Đường dẫn khí: dẫn khí ra vào, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào bảo vệ phổi. L/ý: Phổi: là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài (diện tích lớn 70-80m2) 3. Hoạt động hô hấp - Thông khí ở phổi: là hoạt động hít vào và thở ra được thực hiện nhờ sự phối hợp của cơ liên sườn và cơ hoành. - Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào: là nhờ sự khuếch tán nồng độ O2 và CO2 từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. (O2 từ phế nang(phổi)máutế bào. CO2 từ tế bàomáuphế nang(phổi)) 4. Vệ sinh hô hấp - Bảo vệ khỏi các tác nhân có hại: khí thải, khói thuốc lá, các vi sinh vật gây hại.. bằng cách đeo khẩu trang chống bụi khi làm việc hay khi hoạt động trong môi trường nhiều bụi, trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá - Cần luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh: tập thể dục đúng cách và thở đúng cách(thở sâu, số nhịp) 5. Hô hấp nhân tạo Các bước cấp cứu: B1: Cần loại bỏ các nguyên nhân làm dán đoạn hô hấp: Trường hợp đuối nước: loại bỏ nước bằng cách vừa cõng nạn nhân(dốc ngc đầu)vừa chạy. TH điện giật: tìm vị trí cầu dao hay công tắc ngắt điện. TH môi trường thiếu khí hay khí độc: khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó. B2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân (có 2 phương pháp để thực hiện) * Phương pháp hà hơi thổi ngạt: - Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau - Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay - Tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi thổi vào miệng nạn nhân và thổi hết sức. Không để khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng. - Ngừng thổi để tiếp tục hót vào rồi lại thổi tiếp. Làm liên tục 12-20 lần/phút cho đến khi nạn nhân thở lại bình thường. * Phương pháp ấn lồng ngực: - Đặt nạn nhân nằm ngừa, dưới lưng kê cao bằng một gối mềm đầu hơi ngửa về sau. - Cầm 2 cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ tể ép vào lồng ngực nạn nhân cho khí trong phổi bị ép ra, sau đó dang tay nạn nhân về phía đầu nạn nhân. - Thực hiện liên tục như thế 12-20 lần/phút cho tới khi nạn nhân hô hấp ổn định. CHƯƠNG V: TIÊU HÓA 1. Sự tiêu hoá: làm biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và thải chất - Hoạt động tiêu hóa gồm: + Ăn và uống, + Đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, + Tiêu hoá thức ăn: Biến đổi lí học, tiết dịch tiêu hoá ® Biến đổi hoá học. + Hấp thụ chất dinh dưỡng, + Thải phân 2. Quá trình biến đổi thức ăn và hệ thống ống tiêu hóa - Quá trình biến đổi t/ăn để hấp thụ chỉ diễn ra ở miệng+dạ dày+ruột non: Thức ăn Miệng Dạ dày Ruột non Quá trình biến đổi Vật lý (tiết dịch) Nhai, đảo trộn, tạo viên t/ăn, nuốt (tiết nước bọt) Làm nhuyễn, đảo trộn-nhờ 3 lớp cơ. (tiết dịch vị) Co bóp, đẩy, thám đều dịch- nhờ 2 lớp cơ. (tiết dịch mật+tụy+ruột) Hóa học Enzim amilaza làm 1 phần tinh bột(gluxit) ®đường mantozo Enzim pepsin phân cắt 1 phần protein thành các chuỗi ngắn axit amin. Nhờ enzim biển đổi: Gluxit®đường đơn Protein®axit amin Lipit®axit béo+glixerin Axit nucleic®các phần nhỏ - Hệ thống ống tiêu hóa: Ống tiêu hóa Miệng, họng Thực quản Dạ dày Ruột Hậu môn Tá tràng (cùng là r.non) R. non R.già + r.thừa Ruột thẳng Đặc điểm Răng, lưỡi Cơ vòng Hình túi gồm 4 lớp: màng bọc, cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc (có tế bào tiết d/vị). Lớp cơ gồm: vòng, dọc, chéo 4 lớp như dạ dày. Lớp cơ gồm cơ vòng và dọc. (có nếp gấp và lông ruột tăng diện tích lên 600 lần so với diện tích bề ngoài) (Cơ hậu môn và cơ thành bụng giúp thải phân ra ngoài) Tuyến Nước bọt 0 Tuyến vị Tuyến tụy +mật(theo ống dẫn đổ vào) Tuyến ruột 0 0 0 3. Vệ sinh hệ tiêu hóa - Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại như: VSV gây bệnh, chất độc hại trong đồ ăn thức uống . Bằng các biện pháp: ăn uống hợp vệ sinh, ăn khẩu phần ăn hợp lý, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, uống thuốc tẩy giun định kì. - Đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả: nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đúng cách (nhai kĩ) CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 1. Trao đổi chất: cơ thể trao đổi chât với môi trường mới có tồn tại và phát triển (lớn lên) Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể (Cơ thể và môi trường) Trao đổi chất ở cấp độ tế bào (Tế bào và môi trường trong0 Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra. Các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 đưa tới phổi thải ra ngoài. * Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường ngoài. TĐC ở tế bào bào tạo ra năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện TĐC. Þ TĐC ở 2 cấp độ là gắn bó mật thiết không tách rời. 2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào . Chuyển hóa: là quá trình biến đổi vật chất và năng lượng ở tế bào gồm 2 quá trình: Đồng hóa Dị hóa Tổng hợp các chất đơn giản ® chất phức tạp đặc trưng của cơ thể Tích lũy năng lượng Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản Giải phóng năng lượng. Xảy ra trong tế bào Mối quan hệ: ĐH và DH là 2 quá trình đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng gắn bó chặt chẽ nhau - Tương quan giữa ĐH và DH phụ thuộc vào: Độ tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể, (ở trẻ ĐH>DH, người già ĐH<DH) *L/ý: Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. * Cơ chế điều hòa chuyển hóa nhờ thần kinh và hoocmon. 3. Thân nhiệt: là nhiệt độ cơ thể (Người là động vật hằng nhiệt-đẳng nhiệt: nhiệt độ cơ thể 370C) 4. Sự điều hòa thân nhiệt -Vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt: Da có vai trò quan trọng: + Khi trời nóng hoặc lao động nặng: mao mạch ở da dãn làm tăng tỏa nhiệt và tiết mồ hôi. + Khi trời lạnh: mao mạch ở da và cơ chân lông co lại, ít tiết mồ hôi làm giảm sinh nhiệt. - Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt: Hệ thần kinh điều hòa thân nhiệt thông qua những phản xạ 5. Phương pháp chống nóng, chống lạnh - Rèn luyện cơ thể: tập TDTT để tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, - Sử dụng các biện pháp chống nóng và chống lạnh hợp lí bằng: chế độ sinh hoạt, quần áo, thức ăn, nhà ở, nơi làm việc, trồng cây xanh, . 6. Vitamin và muối khoáng – Bảng 34.1 và 34.2 SGK/T108-109 - Vai trò của Vitamin tham gia vào cấu trúc nhiều hệ enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin gây rối loạn các hoạt động sinh lí, thừa sẽ gây các bệnh nguy hiểm. (Thiếu vitamin D gây còi xương ở trẻ, thuốc lá làm tiêu hủy vitamin C, .) 7. Nguyên tắc lập khẩu phần ăn - Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng loại đối tượng(giới tính, lứa tuổi, tình trạng s/khỏe) - Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, muối khoáng và vitamin. - Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT 1. Bài tiết: giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra môi trường ngoài nhằm duy trì tính ổn định cho môi trường trong. - Hoạt động bài tiết do phổi, thận, da đảm nhiệm. Trong đó: + Phổi đóng vai trò quan trọng trong việc thải CO2; + Thận đóng vai trò quan trọng trong việc thải các chất qua nước tiểu 2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: Gồm: - Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. + Thận có 2 quả với 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. 3. Tạo thành nước tiểu: Nước tiểu được tạo thành ở đơn vị chức năng của thận, gồm 3 quá trình: Lọc máu ở cầu thận tạo thành nước tiểu đầu. Hấp thụ các chất cần thiết ở ống thận. Bài tiết tiếp các chất không cần thiết tạo thành nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu. * Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu: là lọc máu và thải các chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể nhằm duy trì tính ổn định cho môi trường trong. 4. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu - Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu như: vi sinh vật gây bệnh(cả viêm họng, tai, mũi..), chất độc trong thức ăn, ống thận thiếu oxi, khẩu phần ăn không hợp lý, nhịn tiểu quá lâu - Xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết tránh tác nhân có hại: Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học 1 Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh 2 Khẩu phần ăn uống hợp lí: Không ăn quá nhiều protein, quá măn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. Uống đủ nước. Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi Hạn chế tác hại của các chất độc Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục 3 Khi muốn đi tiểu thì đi ngay không nhịn lâu. Hạn chế khả năng tạo sỏi CHƯƠNG VII: DA 1. Cấu tạo của da: gồm 3 lớp - Lớp biểu bì: + Tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra. + Tầng tế bào sống: gồm những tế bào sống, có chứa hạt sắc tố tạo nên màu da. - Lớp bì: + Mô liên kết gồm những sợi bện chặt. + Các cơ quan: thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông và mạch máu. - Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ. 2. Chức năng của da: - Bảo vệ cơ thể. - Tiếp nhận kích thích xúc giác. - Bài tiết. - Điều hòa thân nhiệt. - Da tạo vẻ đẹp con người. 3. Vệ sinh da - Bảo vệ da: Cần giữ da sạch (để vi khuẩn ko phát triển đc) và tránh bị xây xát để bảo vệ da (để ko bị viêm nhiễm) - Rèn luyện da: rèn luyện cơ thể chính là rèn luyện da: tập chạy buổi sáng, tắm nắng lúc 8 – 9 giờ sáng lao động chân tay vừa sức, tham gia thể thao buổi chiều, xoa bóp da. Luyện từ từ nâng dần mức chịu đựng và thường xuyên tiếp xúc với a/sáng mặt trời. - Phòng chống bệnh ngoài da: Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường, tránh để da bị xây xát, bị phỏng. + Trị bệnh: dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. CHƯƠNG VIII: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN 1. Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. Cấu tạo: 1 nơron gồm: + Một thân: chứa nhân. + Nhiều sợi nhánh. + Một sợi trục. 2. Các bộ phận của hệ thần kinh: * Theo cấu tạo: - Bộ phận trung ương: não và tủy sống. - Bộ phận ngoại biên: các dây thần kinh (bó sợi cảm giác và bó sợi vận động) và các hạch thần kinh. * Theo chức năng: chia thành 2 loại: Hệ thần kinh vận động Hệ thần kinh sinh dưỡng Điều khiển hoạt động cơ vân Điều hòa hoạt động các cơ quan sinh dưỡng(nội tạng) và cơ quan sinh sản Hoạt động có ý thức Hoạt động không có ý thức 3. Cấu tạo của tủy sống Tủy sống Đặc điểm Cấu tạo ngoài - Vị trí: Tủy sống được bảo vệ nằm trong cột sống từ đốt sống cổ I đến đốt thắt lưng II. - Hình dạng: + Hình trụ, dài 50 cm + Có 2 chổ phình to là phình cổ và phình thắt lưng . - Màng tủy: có 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng nuôi. Cấu tạo trong - Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm, là căn cứ của các PXCĐK. - Chất trắng: nằm ngoài bao quanh chất xám là các đường dẫn truyền nối các căn cứ tủy sống với nhau và với não bộ. 4. Dây thần kinh tủy *Cấu tạo: - Từ tủy sống phát đi 31 đôi dây thần kinh tủy. - Mỗi dây thần kinh tủy nối với tủy sống qua 2 rễ: + Rễ trước: Rễ vận động, + Rễ sau: Rễ cảm giác * Chức năng: - Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm), - Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm) => Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tủy sống qua rễ sau và rễ trước ® Dây thần kinh tủy là dây pha. 5. Trụ não, tiểu não, não trung gian – Vị trí Hình 46-1 SGK/T144 Trụ não Não trung gian Tiểu não Cấu tạo Gồm: Hành não, cầu não và não giữa Gồm: đồi thị và vùng dưới đồi Gồm chất trắng và chất xám Chất trắng bao ngoài (có 12 đôi dây TK não) Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh Có các nhân xám Có các nhân xám cùng dưới đồi Chất xám nằm phía ngoài Chức năng Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp. Chất trắng dẫn truyền Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể 6. Đại não - Đại não là phần phát triển nhất của não người. Đại não gồm: chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện; chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường liên hệ thần kinh. Trong chất trắng còn có chất nền. - Nhờ các rãnh và khe do sự gấp nếp của vỏ não, một mặt làm cho diện tích về mặt của vỏ não tăng lên, mặt khác chia não thành các thùy và hồi não, trong đó có các phân vùng vận động, cảm giác, đặc biệt là vùng ngôn ngữ và vùng tiếng nói và chữ viết. 7. Hệ thần kinh sinh dưỡng So sánh cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng Đặc điểm Cung phản xạ vận động Cung phản xạ sinh dưỡng Trung ương TK: Hạch thần kinh Đường hướng tâm Đường li tâm Chất xám ở đại não và tủy sống. Không Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương Đến thẳng cơ quan phản ứng Chất xám ở trụ não và tủy sống Có Từ cơ quan thụ cảm đến trung ương Qua sợi trước hạch, sợi sau hạch. Điều khiển hoạt động có ý thức Điều khiển hoạt động không có ý thức (nội quan). Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng: Gồm phân hệ giao cảm và đối giao cảm: * Phân hệ giao cảm: Trung ương nằm ở sừng bên tủy sống (đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt lưng III) Các nơron trước hạch qua chuỗi hạch giao cảm rồi đến nơron sau hạch. * Phân hệ đối giao cảm: Trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống. Các nơron trước hạch qua chuỗi hạch giao cảm (nằm cạnh cơ quan) rồi đến nơron sau hạch. ² Các sợi trước hạch đều có bao miêlin, còn sợi sau hạch không có. => 2 phân hệ này đối lập giúp điều hòa hoạt động sinh dưỡng. 8. Cơ quan thị giác: - Gồm 3 phần: Tế bào thụ cảm ở màng lưới của cầu mắt. → Đây thần kinh thị giác→ Vùng thị giác ở thùy chẩm (Cq phân tích: Cq thụ cảm →dây TK→bộ phận phân tích ở trung ương) a) Cấu tạo của cầu mắt - Cầu mắt gồm 3 lớp: + Lớp ngoài cùng là màng cứng. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt. + Tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt + Lớp trong cùng là màng lưới, trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác, bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que b) Cấu tạo của màng lưới: Màng lưới có chứa tế bào thụ cảm thị giác là: tế bào nón và tế bào que - Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc - Các tế bào que có khả năng tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm. - Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng. Càng xa điểm vàng, số lượng tế bào nón càng ít và chủ yếu là tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác (giúp nhìn rõ vật khi ảnh rơi vào điểm vàng) - Nơi đi ra của các sợi trục thần kinh thị giác không có tế bào thụ cảm gọi là điểm mù. c) Vệ sinh mắt * Các tật của mắt: Các tật của mắt Nguyên nhân Các khắc phục Cận thị - Bẩm sinh: cầu mắt dài - Đo kính cận ( Kính mặt lõm) - Do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách ( đọc quá gần) Viễn thị - Bẩm sinh: cầu mắt ngắn - Đeo kính viễn ( Kính mặt lồi) - Do thủy tinh thể bị lão hóa ( già) mất khả năng điều tiết - Phòng tật cận thị: đọc sách nơi đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế khi học tập. * Phòng các bệnh về mắt: (như đau mắt hột: nổi cộm do virut,..) không dùng khăn chung, rửa mắt bằng nước muối sinh lý thường xuyên, ăn uống đủ vitamin. 9. Cơ quan phân tích thính giác - Gồm: cơ quan thụ cảm thính giác (cq Coocti) →dây TK thính giác→vùng thính giác ở thùy thái dương. a) Cấu tạo của tai Tai ngoài: + Vành tai: Hứng sóng âm + Ống tai: Hướng sóng âm + Màng nhĩ (ngăn tai ngoài và tai giữa) Tai giữa: + Chuỗi xương tai: truyền sóng âm, + Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ, Tai trong: + Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận thông tin về sự chuyển động và vị trí của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: Thu nhận các kích thích của sóng âm. b) Chức năng(cách) thu nhận sóng âm - Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ tác động lên chuỗi xương tai rồi lên cửa bầu dục làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch làm rung màng cơ sở kích thích tế bào thụ cảm thị giác ở cơ quan Coocti xuất hiện xung thần kinh lên vùng thính giác giúp ta nhận biết âm thanh. c) Vệ sinh tai - Dùng tăm bông để lấy ráy tai, không dùng những vật nhọn làm tổn thương màng nhĩ. - Trẻ em tránh để viêm họng (sẽ dẫn đến viêm tai giữa) - Có biện pháp làm giảm tiếng ồn để bảo vệ màng nhĩ. 10. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện * So sánh tính chất của PXKĐK và PXCĐK: Tính chất của PXKĐK Tính chất của phản xạ CĐK Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện Bẩm sinh Được hình thành trong đời sống Bền vững Dễ mất khi không được củng cố Có thính chất di truyền, mang tính chất chủng loại Có tính chất cá thể, không di truyền Số lượng hạn chế Số lượng không hạn định Cung phản xạ đơn giản Hình thành đường liên hệ tạm thời Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống Trung ương thần kình nằm ở vỏ não Sự hình thành PXCĐK theo thí nghiệm của Paplốp SGK/T166-167 Quá hình thành và ức chế PXCĐK giúp cơ thể thích nghi với điều kiện của môi trường. 11. Hoạt động TK cấp cao ở người - Sự thành lập và ức chế PXCĐK ở người là 2 quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết là cơ sở để hình thành các thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa. - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có đk cấp cao, và là phương tiện để con người giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Là cơ sở để tư duy. 12. Vệ sinh hệ TK: Lao động nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc đúng giờ, tránh lạm dụng các chất kích thích có hại cho hệ TK. CHƯƠNG X: NỘI TIẾT 1. Đặc điểm tuyến nội tiết: Phối hợp với hệ TK điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể. Nhờ hoocmon. 2. So sánh tuyến nội tiết và ngoại tiết (phân biệt) - Giống nhau ở chỗ các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết - Khác nhau: + Ở sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu.(tuyến yên, giáp, tụy, trên thận, sinh dục) + Sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. ( các tuyến tiêu hóa, tuyến lệ. mồ hôi.) 3. Tính chất của hoocmon và vai trò *Tính chất: - Có tính đặc hiệu (chỉ tác động đến 1 số cq nhất định) - Có hoạt tính sinh học rất cao (một lượng nhỏ nhưng hiệu quả rõ rệt) - Không mang tính đặc trưng cho loài (nhiều loài có thể cùng 1 loại) * Vai trò của hoocmon: - Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể. - Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường. 4. Các tuyến nội tiết Tuyến yên Tuyến giáp Tuyến tụy Tuyến trên thận Tuyến sinh dục Vị trí Nằm ở nền sọ, nhở bằng hạt đậu Nằm trước sụn giáp của thanh quản Nằm trên 2 quả thận -Nam: tế bào kẽ ở tinh hoàn -Nữ: Thể vàng và dịch nang trứng ở buồng trứng Cấu tạo Thùy trước +thùy sau (thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ) Gồm các đảo tụy Gồm vỏ và tủy tuyến Chức năng tiết hoocmon Kích tố tuyến giáp(TSH), tuyến trên thận, tăng trưởng (GH) Tiết tiroxin (TH) quan trọng trong trao đổi chất. Tiết glucagon và insulin điều hòa lượng đường trong máu Tiết hoocmon điều hòa lượng muối, đường, protein.. trong máu - Nam: tiết testosteron. - Nữ: tiết ostrogen. Đều gây biến đổi cơ thể ở tuổi dạy thì. L/ý: bệnh bướu cổ do thiếu Iot, bazodo do ưu năng tuyến giáp (đều gây phì tuyến giáp-bướu) Biểu hiện dạy thì bảng 58-1 và 58-2 SGK/T183+184. CHƯƠNG XI: SINH SẢN 1. Các bộ phận sinh dục nam –SGK/T187 2. Tinh hoàn và tinh trùng – SGK-T188 - Tinh trùng có 2 loại: Tinh trùng X < tinh trùng Y. - Tinh trùng sống được 3 – 4 ngày trong cơ quan sinh dục nữ 3. Cơ quan sinh dục nữ - SGK?T190 4. Buồng trứng và trứng – SGK/T191 - Trứng chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 1 ngày nếu gặp được tinh trùng. 5. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai - Thụ tinh: Là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử. - Thụ thai: + Hợp tử di chuyển (vừa phân chia tạo thành phôi) + Hợp tử bám và làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai - Phát triển của thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai. + Khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng; tránh sử dụng các chất kích thích gây nghiện như: rượu, bia, thuốc lá, * Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu (sau khi trứng rụng 14 ngày). Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì hàng tháng 28 – 32 ngày. 6. Cơ sở biện pháp tránh thai - Ý nghĩa: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: đảm bảo sức khỏe của người mẹ và chất lượng cuộc sống. Không đẻ dày, đẻ nhiều. + Đối với học sinh (tuổi vị thành niên): không có con sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và tinh thần => Không đẻ sớm. - Cơ sở của biện pháp tránh thai: + Ngăn trứng chín và rụng bằng thuốc tránh thai. + Tránh không cho tinh trùng gặp trứng: Dùng bao cao su, màng ngăn âm đạo hoặc đình sản. + Ngăn sự làm tổ của trứng đã thụ tinh: đặt dụng cụ tử cung (vòng tránh thai). 7. Các bệnh lấy qua đường tình dục - Bệnh lây chủ yếu qua đường tình dục: Lậu, giang mai, HIV .. - Phòng bệnh: quan hệ tình dục an toàn. - Trị bệnh: cần phát hiện sớm để điều trị. Bệnh HIV phải uống thuốc trong thời gian phơi nhiễm- hiện chưa có thuốc điều trị HIV. 8. Đại dịch AIDS- thảm họa của loài người: (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) CHÚC MỌI NGƯỜI THI TỐT
Tài liệu đính kèm: