Câu 1: ( 2,0đ): Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra như thế nào? Sự tạo thành nước tiểu trong cỏc đơn vị chức năng của thận gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn lọc máu ở nang cầu thận: + Máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận (0,25đ) + Các tế bào máu và phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. (0,25đ) + Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận. (0,25đ) - Giai đoạn hấp thụ lại xảy ra trong ống thận: ống thận hấp thụ lại phần lớn nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như Na+, Cl-... (0,5đ) - Giai đoạn bài tiết tiếp: ở phần sau ống thận (0,25đ) các chất được tiếp tục bài tiết từ máu vào ống thận gồm các chất cặn bã (0,25đ) các chất ion thừa như H+, K+... để tạo thành nước tiểu chính thức (0,25đ) Câu 2: ( 2.0đ): Trình bày cấu tạo và chức năng của da? - Da có cấu tạo gồm 3 lớp: + Lớp biểu bì: Tầng sừng và tầng TB sống (0,25đ) + Lớp bì: ở dưới lớp tế bào sống, được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông và mạch máu. (0,5đ) + Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ (0,25đ) - Chức năng của da + Bảo vệ cơ thể, bài tiết (0,25đ) + Tiếp nhận các kích thích từ môi trường (0,25đ) + Điều hòa thân nhiệt (0,25đ) + Da và sản phẩm của da tạo lên vẻ đẹp con người (0,25đ) - Khối lượng nóo so với cơ thể ở người lớn hơn các ĐV thuộc lớp thú. - Vừ nóo cú nhiều khe và rảnh (0,5đ) làm tăng diện tớch bề mặt vừ não lớn( khối lượng chất xám lớn). (0,5đ) Câu 3: (2.0đ): Chứng minh đặc điểm tiến hóa của bộ nóo người so với bộ nóo động vật thuộc lớp thú? - Ở người có các trung khu vận động ngôn ngữ (0,5đ) : núi, viết, hiểu tiếng núi và hiểu chữ viết (0,5đ) Câu 4: ( 3.0đ): Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết về cấu tạo và chức năng? Cho ví dụ minh họa về các tuyến nội tiết, ngoại tiết trong cơ thể? Đặc điểm phân biệt Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết * Cấu tạo: - Có ống dẫn chất tiết (0,25đ) - Chất tiết đổ trực tiếp vào máu rồi đến cơ quan đích (0,25đ) - Không có ống dẫn chất tiết (0,25đ) - Chất tiết đổ vào ống dẫn rồi đến cơ quan đích(0,25đ) * Chức năng - điều hòa các quá trình sinh lí trong cơ thể - Tham gia vào quá trình tiêu hóa, bài tiết, sát trùng.. * Một số ví dụ: - Tuyến yên, tuyến tụy, tuyến trên thận... (0,5đ) - Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến gan...(0,5đ) Câu 5: ( 1.0đ) :Nêu các biến đổi về sinh lí và hình thái của cơ thể ở tuổi dậy thì đối với nam? - Sinh lí: có sự sinh tinh, có khả năng có con (0,5đ) - Hình thái: cao lớn nhanh, cơ bắp phát triển, cơ quan sinh dục to ra...... (0,5đ) Câu 6: ( 1,0đ): Kể tên các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu? * Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu: - Vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh tai, mũi, họng ...) (0,25đ) - Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thuốc, thức ăn ôi thiu ... (0,25đ) - Khẩu phần ăn không hợp lí (0,25đ) - Các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận. (0,25đ) .Câu 7: ( 2.0đ): Trình bày các biện pháp bảo vệ da và các nguyên tắc rèn luyện da? * Các biện pháp bảo vệ da: - Tránh làm cho da bị xây xát (0,25đ) - Tắm rữa xuyên và thay quần áo hàng ngày (0,25đ) - Không nặn mụn trứng cá, không lạm dụng mỹ phẩm (0,25đ) - Rèn luyện da để nâng dần sức chịu đựng của da (0,25đ) * Các nguyên tắc rèn luyện da: - Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng(0,25đ) - Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người (0,25đ) - Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống bệnh còi xương. (0,5đ) Câu 8: (3.0đ): a. Tủy sống có cấu tạo trong như thế nào và có chức năng gì? b. Giải thích tại sao ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể? a.* Cấu tạo trong của tủy sống: Tủy sống có cấu tạo gồm 2 thành phần: chất xám và chất trắng: - Chất xám: ở bên trong, tập trung thành hình chử H, được cấu tạo từ thân nơron và các sợi nhánh (0,5đ) - Chất trắng: ở ngoài bao lấy chất xám, được tạo thành từ các sợi trục của nơron (0,5đ) * Chức năng của tủy sống: - Chất xám là trung ương thần kinh của các phản xạ không điều kiện. (0,5đ) - Chất trắng làm thành các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với nhau và với các bộ phận khác của hệ thần kinh(0,5đ) b. Vì: - Ngủ là một quá trình ức chế lan tỏa trong khắp vỏ não. (0,5đ) - Giấc ngủ có ý nghĩa bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh. (0,5đ) Câu 9: ( 3.0đ): Nêu các tính chất và vai trò của hoocmôn? Lấy ví dụ minh họa? * Các tính chất của hoocmon: (2đ) - Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định ( gọi là cơ quan đích) mặc dù các hoocmon này theo máu đi khắp cơ thể. (0,5đ) VD: insulin do tuyến tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết. (0,5đ) - Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao: chỉ với một lượng rất nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt. (0,25đ) - Hoocmon không có tính đặc trưng cho loài: (0,25đ) VD: người ta dùng insulin của bò để chữa bệnh tiểu đường cho người (0,5đ) * Vai trò của hoocmon: (1đ) - Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. (0,5đ) - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường. (0,5đ) Câu 10:Nêu các biến đổi về sinh lí và hình thái của cơ thể ở tuổi dậy thì đối với nữ? - Sinh lí: có sự rụng trứng, có hiện tượng kinh nguyệt, có khả năng mang thai (0,5đ) - Hình thái: da trở nên mềm mại, vú phát triển, cơ thể cao lớn nhanh... (0,5đ Câu 1: Nơrôn là gì ? Cấu tạo nơrôn ? Chức năng của nơrôn ? Norôn là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. Cấu tạo nơrôn: gồm có: - Thân hình sao, chức nhân - Sợi nhánh từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh - Sợi trục là một tua dài, bên ngoài có bao miêlin, tận cùng sợi trục là các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơrôn này với nơron khác hoặc với các cơ quan. Chức năng của nơron: có 2 chức năng là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Câu 2: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não ? Các bộ phận Đặc điểm Trụ não Não trung gian Tiểu não Cấu tạo Gồm hành não, cầu não và não trung gian Chất trắng bao ngoài, chất xám là các nhân xám Gồm đồi thị và dưới đồi thị. Đồi thị và các nhân xám, nằm dưới đồi là chất xám Gồm:vỏ chất xám nằm ngoài. Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác cũa hệ thần kinh Chức năng Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong đại não? Cấu tạo ngoài của đại não: Đại não là phần não phát triển nhất ở người, bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành võ não, bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt của võ não. Rãnh trên bán cầu chia đại não ra làm 2 nửa. Rãnh sâu chia bán cầu não là 4 thùy (thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy trán, và thùy thái dương) Cấu tạo trong của đại não : Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ não dày 2 - 3mm, gồm có 6 lớp chủ yếu là các tế bào hình tháp, trung tâm của các phản xạ không điều kiện . Chất trắng ở trong, nằm dưới võ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Trong chất trắng còn có các nhân nền Câu 4: Cơ quan phân tích thị giác gồm những phần nào ? Trình bày cấu tạo của cầu mắt và màng lưới ? Cơ quan phân tích thị giác: gồm có: các tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm Cấu tạo của cầu mắt: gồm có 3 lớp: màng cứng, màng mạch, màng lưới Màng cứng: ở ngoài, bảo vệ cầu mắt, phía trước trong suốt là màng giác để ánh sáng đi qua. Màng mạch: Ở giữa có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen. Màng lưới: Ở trong cùng, chứa các tế bào thụ cảm thị giác hình que và hình nón. Môi trường trong suốt gồm có: thủy dịch, thể thủy dịch và dịch thủy tinh Cấu tạo màng lưới: gồm có: các tế bào nón, tế bào que, điểm vàng, điểm mù Tế bào nón: tiếp nhận ánh sáng mạch và màu sắc. Tế bào que: tiếp nhận ánh sáng yếu Điểm vàng: nơi tập trung các tế bào nón Điểm mù: là nơi tập trung các tế que (không có tế bào thụ cảm củaa thị giác) Các tế bào có 2 cực tiếp nhận kích thích ánh sáng và màu sắc Cậu 5 : Trình bày tật về mắt, cho biết nguyên nhân và cách khắc phục ? Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần Nguyên nhân: có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài hoặc thể thủy tinh quá phồng, do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách ,báo. làm cho thể thủy dịch luôn luôn phồng, lâu ngày mất khả năng đàn hồi. Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở xa phải đeo kính lõm. Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. Nguyên nhân: có thể do tật bẩm sinh do cầu mắt ngắn, hay do người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi nên không phồng được. Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở gần phải đeo kính lồi. Câu 7:Trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được ? Sóng âm truyền vào tai trong làm rung lớp màng nhĩ à chuỗi xương tai à Tai trong rung động ngoại dịch, nội dịch à tác động đền tế bào phụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở làm các tế bào hưng phấn chuyển thành xung thần kinh à đến dây thần kinh thính giác à vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra. Câu 8: Phản xạ có điều kiện là gì ? Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện và ý nghĩa việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người ? Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập và rèn luyện . Những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện: - Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện. - Kích thích có điều kiện tiến hành trước kích thích không điều kiện trong vài giây. - Phải có sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần Ý nghĩa: Việc hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người là đảm bảo được sự kích thích với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của động vật và sự hình thành các thói quen ,các tập quán tốt của con người Câu 9: Nêu ý nghĩa của giấc ngủ? Nêu các biện pháp để có giấc ngủ tốt ? Ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể, bản thân của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ và phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh. Biện pháp để có giấc ngủ sâu: Ngủ đúng giờ, cơ thể sảng khoái làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh. Câu 10: So sánh tuyến nội tiết và tyuến ngoại tiết ? Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha ? Giống nhau: Cùng là các tuyến có các tế bào tuyến (tế bào tiết), có khả năng tiết ra các chất tiết của cơ thể để thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Khác nhau: Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiếp - Không có ống dẫn. - Chất tiết ra được thẳng vào nơi để tới cơ quan đích - Có ống dẫn - Đưa các chất tiết tứ tuyến ra ngoài Tuyến tụy là một tuyến pha vì nó có cả 2 hoạt động ngoại tiết và nội tiết Câu11: Trình bày chức năng của hoóc môn tuyến tụy ? Tuyến tụy: có 2 loại hoócmôn là insulin và glucagôn có vai trò điều hòa lượng đường trong máu luôn được ổn định . Khi lượng đường trong máu tăng: insulin biến đổi glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và tế bào làm giãm đường huyết . Khi lượng đường trong máu giảm: glucagôn biến đổi glicôgen thành glucôzơ làm tăng đường huyết. Câu 12: Trình bày cơ thể chế hoạt động của tuyến tụy ? Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β của đảo tụy trong tuyến tụy, khi đường huyết tăng hay giảm chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định . Sau bữa ăn, thức ăn được hấp thụ làm tăng lượng đường huyến trong máu, các tế bào β của đảo tụy tiết ra insulin biến đổi glucôzo thành glycogen dự trữ ở gan và cơ, làm giảm đường huyến đến mức bình thường. Sau các hoạt động mạnh hay đói kéo dài làm lượng đường huyết trong máu giảm,các tế bào α của đảo tụy tiết ra glucagôn biến đổi glicôgen thành glucozơ làm tăng lượng đường huyết đến mức trung bình. Câu 13: Tinh trùng được tạo ra như thế nào? Sự rụng trứng là gì ? Hiện tượng kinh nguyệt là gì ? Tinh trùng được sản sinh trong ống sinh tinh, từ các tế bào mầm, trải qua quá trình phân chia giảm nhiễm, tinh trùng bắt đầu được tinh hoàn tạo ra từ lúc có thể trước vào tuổi dậy thì . Khi trứng chín bao noãn vỡ ra để trứng thoát ra ngoài đó là sự rụng trứng. Khi trứng chín, hoócmôn buồng trứng làm lớp niêm mạc ở tử cung trở nên xốp và xung huyết, chuẩn bị cho trứng được thụ tinh đến làm tổ, nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ thoái hóa sau 14 ngày và lớp niêm mạc sẽ bung ra, gây hiện tượng kinh nguyệt. Câu 14: Sự thụ tinh và thụ thai là gì ? Nếu những hậu quả của việc có thai sớm và ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên ? Sự thụ tinh và thụ thai: Sự thụ tinh: là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Sự thụ thai: Là quá trình trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung. Những hậu quả của việc có thai sớm: Làm tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ và trẻ sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ sẩy thai, đẻ con non cao do tử cung chưa phát triển nay đầy đủ để mang thai đủ tháng, thường hay bị sót nhau, làm băng huyết bị nhiễm khuẩn và sẽ dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến học tập đến gia đình và xã hội và tương lai công việc sau này Câu 15: So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện ? Nêu ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động và con người ? Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Trả lời: các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện Đơn giản, bẩm sinh. Di truyền mang tính chất chủng loại Bền vững Cung phản xạ đơn giản. Trung ương: trụ não, tủy sống Trả lời: Các kích thích tương ứng hay kích thích có điều kiện Phức tạp do luyện tập Do di truyền mang tính chất cá thể Ít bền vững Hình thành đường liên hệ tạm thời Trung ương vỏ não * Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với các động vật và con người là: đảm bảo sự thích nghi với môi trường điều kiện sống luôn thay đổi của các động vật và sự hình thành các thói quen ,các tập quán tốt của con người Câu 5(3,5đ). (2đ) Nêu cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam? (1,5đ) Kể tên các biện pháp tránh thai và tác dụng của các biện pháp đó? Cơ quan sinh dục nam gồm : tinh hoàn,túi tinh,ống dẫn tinh, dương vật, tuyến hành,tuyến tiền liệt Chức năng: Tinh hoàn : là nơi sản xuất tinh trùng . Túi tinh : Là nơi chưá tinh trùng Ống dẫn tinh : dẫn tinh trùng tới túi tinh . Dương vật : Đưa tinh trùng ra ngoài . + Tuyến hành , tuyến tiền liệt : tiết dịch nhờn - Các biện pháp tránh thai: + Dùng bao cáo su- ngăn không cho trứng thu tinh + Uống thuốc ngừa thai-ngăn trứng chín và rụng + Đặt vòng: ngăn trứng thụ tinh làm tổ Thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng Câu 6(1đ). Trình bày thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? Thói quen vệ sinh hệ bài tiết: + Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu + Khẩu phần ăn uống hợp lí, không ăn quá nhiều Protein, quá chua, quá mặn, quá nhiều chất tạo sỏi, không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm độc hại,uống đủ nước Khi muốn đi tiểu phải đi ngay Câu 7: (2đ) Nêu cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nữ? Cơ quan sinh dục nữ gồm : buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,tuyến tiền đình Chức năng: Buồng trứng : Nơi sản sinh ra trứng . Ống dẫn trứng, phễu ống dẫn trứng: thu trứng và dẫn trứng Tử cung : Đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh . Âm đạo : thông với tủ cung Tuyến tiền đình : Tiết dịch nhờn Câu 1: Nêu vai trò của bài tiết đối với cơ thể. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? (2.0 điểm) Bài tiết là hoạt động của cơ thể loại thải các chất cặn bã và chất độc hại để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể. (0.5 điểm) Hệ bài tiết nước tiểu gồm thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Thận gồm 2 quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. ( 1 điểm) Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm : cầu thận, nang cầu thận và ống thận. (0.5 điểm) Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron? (2 điểm) - Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. (0.5 điểm) - Mỗi nơron gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. (0.5 điểm) - Sợi trục thường có bao myelin. Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. (0.5 điểm) - Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh (0.5 điểm) Câu 3: Nêu vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người? (1 điểm) Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. (0.5 điểm) Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau (0.5 điểm) Câu 4: Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của đại não người? (2.5 điểm) a/Cấu tạo ngoài: (1.5 điểm) Có rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa. Các rãnh sâu chia mỗi bán cầu não làm 4 thùy (thùy trán, thùy đỉnh , thùy thái dương và thùy chẩm) Mặt ngoài não có nhiều khe và rãnh tạo các khúc cuộn não làm tăng diện tích bề mặt não. b/Cấu tạo trong (1 điểm) Chất xám ( nằm ngoài) làm thành vỏ não dày 2 – 3 mm. Chất trắng ( nằm trong) là các đường thần kinh , hầu hết bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống. Câu 5: Để có giấc ngủ tốt cần làm gì và cần tránh những yếu tố gì?(1 điểm) Muốn có giấc ngủ tốt, ngủ sâu, ta cần tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ như đi ngủ đúng giờ, rửa mặt đánh răng trươc khi ngủ, hít thở sâu để đi vào giâc ngủ (0.5 điểm) Tránh những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ như không ăn no trước khi ngủ, không dùng chất kích thích trước khi ngủ, đảm bảo không khí yên tĩnh, không để đèn sáng (0.5 điểm) CHÚ THÍCH HÌNH : 4 chi tiết ( 1 điểm ), tên hình ( 0.5 điểm) . -HẾT-
Tài liệu đính kèm: