Ôn tập hè 2016 - Lớp 6 lên 7 Chủ đề 1: Ôn tập về truyện dân gian, truyện trung đại

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1265Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập hè 2016 - Lớp 6 lên 7 Chủ đề 1: Ôn tập về truyện dân gian, truyện trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập hè 2016 - Lớp 6 lên 7 Chủ đề 1: Ôn tập về truyện dân gian, truyện trung đại
Ơn tập hè 2016- Lớp 6 lên 7
Chủ đề 1: Ơn tập về truyện dân gian, truyện trung đại
 Ngày soạn:1/7/2016
 Ngày dạy: /7/2016
 Thời gian thực hiện: tiết
A- Mục tiêu 
- Củng cố , ơn tập lại những kiến thức về truyện dân gian, truyện trung đại đã học.
B- Nội dung
I. TRUYỆN DÂN GIAN:
	 1. Một số khái niệm của thể loại truyện dân gian :
 a. Truyền thuyết :Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
 b. Truyện cổ tích :Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : 
 - Nhân vật bất hạnh ( như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,.);
 - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
 - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ;
 - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động như con người).
 Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
 c. Truyện ngụ ngôn :Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính về con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
 d. Truyện cười :Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
 	2. Bảng tổng kết các truyện dân gian đã học: 
stt
Tên văn bản
Thể loại
Nội dung chính
1
CON RỒNG CHÁU TIÊN
Truyền thuyết
 Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
2
THÁNH GIÓNG
Truyền thuyết
 Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
3
SƠN TINH, THỦY TINH
Truyền thuyết
 - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt 
 - Sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai 
 - Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
4
THẠCH SANH
Truyện cổ tích
 Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
5
EM BÉ THÔNG MINH
Truyện cổ tích
 Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
6
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Truyện ngụ ngôn
 Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
7
THẦY BÓI XEM VOI
Truyện ngụ ngôn
 Truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta : Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
8
TREO BIỂN
Truyện cười
 Truyện có ý phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
	II.TRUYỆN TRUNG ĐẠI:
Bảng tổng kết các truyện trung đại đã học: 
stt
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung chính
1
CON HỔ CÓ NGHĨA ( ĐT )
Truyện trung đại, Vũ Trinh, Lan trì kiến văn lục.
Truyện thuộc loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
2
MẸ HIỀN DẠY CON ( ĐT )
Truyện trung đại, trích Liệt nữ truyện của Trung Quốc
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
3
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Truyện trung đại, Hồ Nguyên Trừng ( 1374 -1446 )
 Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm : không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.
III- Bài tập vận dụng
1) Tại sao nĩi: “ Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc, nịi giống dân tộc Việt” ?
2) Qua việc lựa chọn Lang Liêu, em hiểu tiêu chuẩn của vua Hùng khi chọn người nối ngơi như thế nào ?
- Là người nối được chí vua cha.
- Khơng nhất thiết phải là con trưởng
- Là người tài năng , thơng minh, hiếu thảo, biết yêu quý và tơn kính tổ tiên.
- Là người yêu lao động, biết quý trọng nghề nơng, quý trọng những sản vật do chính bàn tay con người làm ra.
3) Tại sao nĩi truyện Thánh Giĩng phản ánh sự kiện lịch sử dân tộc ta xưa ?
4) Vì sao cĩ thể nĩi: Sức mạnh của Thánh Giĩng là kết tinh sức mạnh của nhân dân ?
-> Giĩng là con của nhân dân, được sinh ra từ một bà mẹ nơng dân hiền lành, tốt bụng.
-> Giĩng lớn lên nhờ cơm gạo của nhân dân. Khơng chỉ cha mẹ Giĩng mà cả dân làng đều gĩp gạo nuơi Giĩng lớn lên.
-> Vũ khí của Giĩng cũng được nhân dân làm ra.
5) Tìm các sự việc chính trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
6) Tại sao Long Quân khơng tặng luơn thanh gươm thần cho Lê Lợi mà chỉ cho mượn? Việc địi lại gươm khi đất nước hịa bình cĩ ý nghĩa gì ?
7) Kể tên các chi tiết thần kì trong truyện Thạch Sanh ? Nêu ý nghĩa của một trong những chi tiết thần kì đĩ .
8) Cách giải đố của em bé thơng minh trong truyện cổ tích cùng tên cĩ gì độc đáo ?
-> Đố lại, đẩy thế bí về phía người đố để họ tự nĩi ra sự vơ lí trong câu đố mà mình đưa ra. Giải đố bằng kinh nghiệm dân gian. Giải bằng những cách rất hồn nhiên, trẻ con: Khĩc, hát...
9) Mã Lương đã dùng cây bút thần vào những việc gì ?
10) Em cĩ nhận xét gì về nhân vật ơng lão trong truyện “ Ơng lão đánh cá và con cá vàng”.
11) Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 8-10 câu) nêu cảm nhận của em về bài học rút ra từ truyện “ Ếch ngồi đáy giếng”.
12) Cách xem voi của năm ơng thầy bĩi cĩ gì khác thường ?
13) Ý nghĩa của truyện “ Chân, tay, tai, mắt, miệng” ?
- Trong tập thể, mọi người phải biết tơn trọng, hợp tác, gắn bĩ với nhau để cùng tồn tại.
14) Ơng chủ trong truyện “ Treo biển” là người như thế nào ?
15) Hai nhân vật trong truyện “ Lợn cưới, áo mới” cĩ điểm gì giống nhau?
16) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong truyện “ Con hổ cĩ nghĩa”?
17) Trong truyện “ Mẹ hiền dạy con” người mẹ đã vì con mà đã làm điều gì ?
18) Trong truyện “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lịng”, vì sao thầy thuốc Phạm Bân là bậc lương y chân chính ?
-> Giỏi nghề; cĩ tấm lịng nhân đức, thương xĩt nhân dân; xứng đáng với lịng vua mong đợi.
Chủ đề 2: Ơn tập về truyện kí
 Ngày soạn: 1/7/2016
 Ngày dạy: /7/2016
 Thời gian thực hiện: tiết
A- Mục tiêu
- Củng cố ơn tập lại những kiến thứuc về truyện kí đã học.
B- Nội dung
I. Truyện và kí :
STT
Tên tác phẩm 
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Bài học đường đời đầu tiên
Tơ Hồi
Truyện( Đoạn trích )
Bài văn miêu tả Dế Mèn cĩ vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết cịn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trị trêu chị Cốc đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
Tính kiêu căng của tuổi trẻ cĩ thể làm hại người khác khiến ta phải ân hận suốt đời.
2
Sơng nước Cà Mau 
Đồn Giỏi
Truyện ( Đoạn trích)
Cảnh sơng nước Cà Mau cĩ vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam Tổ quốc
-Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ.
- Sử dụng ngơn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
Sơng nước Cà Mau là mợt đoạn trích đợc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
3
Bức tranh của em gái tơi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Qua câu chuyện về người anh và cơ em gái cĩ tài hội họa, truyện bức tranh của em gái tơi cho thấy: Tình cảm trong sáng và lịng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
- Kể chuyện bằng ngơi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật.
Tình cảm trong sáng nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đớ kị.
4
Vượt thác
Võ Quảng
Truyện 
( Đoạn trích )
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sơng Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ
-Phới hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình , hành đợng của con người.
-Sử dụng phép nhân hóa so sánh phong phú và có hiệu quả.
-Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
 Sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.
Vượt thác là mợt bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về người lao đợng ; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tợc của nhà văn.
5
Buổi học cuối cùng
An-phơng-xơ Đơ-đê
Truyện ngắn Pháp
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An- dát bị quân Phổ chiếm đĩng và hình ảnh căm động cuat thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lịng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nĩi của dân tộc và nêu lên chân lí: “ Khi một dân tộc rơi vào vịng nơ lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nĩi của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khĩa của chốn lao tù”
- Kể chuyện bằng ngơi thứ nhất.
- Xây dựng tình huớng truyện đợc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng suy nghĩ, ngoại hình.
- Ngơn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
-Tiếng nói là mợt giá trị văn hóa cao quý của dân tợc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tợc. Tình yêu tiếng nói dân tợc là mợt biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tợc là sức mạnh của văn hóa, khơng mợt thế lực nào có thể thủ tiêu. 
6
Cơ Tơ
Nguyễn Tuân
Kí 
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cơ Tơ và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo Cơ Tơ
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, đợc đáo.
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo.
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp đợc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cơ Tơ, vẻ đẹp của người lao đợng 
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nơng dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre cĩ vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
Xây dựng hình ảnh phong phú chọn lọc vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
Lựa chọn lời văn giàu nhịp điệu và có tính biểu cảm cao.
Sử dụng thành cơng các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sớng dân tợc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
II) Bài tập vận dụng:
1) Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Dế Mèn qua văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”
2) Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bức tranh thiên nhiên vùng sơng nước Cà Mau
3) Theo em tài năng hay tấm lịng của Kiều Phương đã “cảm hĩa” được người anh trai?
- Tài năng đã giúp Kiều Phương vẽ được bức tranh anh trai tơi đẹp đến lạ lùng.
- Tấm lịng trong sáng , nhân hậu của người em gái giúp cho bức tranh ấy cĩ hồn hơn. Hơn thế nữa, chính tấm lịng độ lượng ấy đã giúp cho người anh nhận ra được sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình.
4) Từ câu chuyện “ Bức tranh của em gái tơi”, em hãy tưởng tượng và miêu tả lại chân dung hai anh em Kiều Phương
* MB: Giới thiệu hai anh em Kiều Phương trong truyện “ Bức tranh của em gái tơi”. Nêu cảm nghĩ.
*TB:
Nhân vật Kiều Phương:
- Ngoại hình:
+ Là cơ bé khoảng 10 tuổi.
+ Vĩc người nhỏ nhắn, cao gầy, thanh mảnh, cân đối.
+ Khuơn mặt bầu bĩnh, mái tĩc dài, thắt hai bím, đơi mắt trịn, to, trong sáng; mặt lọ lem; miệng rộng; răng khểnh; quần áo lấm lem màu vẽ.
- Cử chỉ và hành động: Hiếu động, tự chế màu vẽ, ham học vẽ.
- Tính cách: Hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ, hồn nhiên; tài năng, độ lượng, nhân hậu.
Nhân vật người anh:
- Ngoại hình: Khoảng 15 tuổi. Cao gầy, đẹp trai, thơng minh; luơn tỏ ra nghiêm nghị.
- Cử chỉ, hành động: Tị mị xem người em chế màu vẽ, xem lén tranh của em; buồn vì cảm thấy mình bất tài; hay gắt gỏng với em. Khi đi xem tranh của em vẽ thì ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.
- Tính cách: Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm nhưng rất trung thực, biết ận hận, hối lỗi.
* KB: Nhận xét và nêu cảm nghĩ về hai anh em Kiều Phương
5) Qua văn bản “ Vượt thác” viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư.
- Ngoại hình: Gân guốc, vạm vỡ, khỏe mạnh, cường tráng của một con người lao động được tơi luyện qua bao nắng giĩ gian nan.
- Hành động, cử chỉ: Nhanh nhẹn, khéo léo ( thể hiện qua các động tác thả sào, rút sào... mạnh mẽ, dứt khốt, nhịp nhàng).
- Dượng Hương Thư là một người lao động khỏe mạnh, quả cảm, dạn dày kinh nghiệm. Ơng đã nhiều lần đối diện với thử thách của thiên nhiên và đã nhiều lần chiến thắng. Vì vậy tác giả đã so sánh dượng Hương Thư với hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh , hùng vĩ mang vẻ đẹp hào hùng, mạnh mẽ. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng đến những người anh hùng trong huyền thoại xưa. Đĩ chính là những con người lao động dũng mãnh, đã chinh phục và làm chủ thiên nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn tập hè 2016.doc