Ôn tập chuyên đề phân số - Năm học 2018-2019

docx 26 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 725Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập chuyên đề phân số - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập chuyên đề phân số - Năm học 2018-2019
CHƯƠNG IV. 	 PHÂN SỐ - CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ.
	 GIỚI THIỆU HÌNH THOI
CHUYÊN ĐỀ: 	 PHÂN SỐ
A. Kiến thức cần nhớ:
Kiến thức
Nội dung kiến thức
1. Khái niệm phân số
Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới dạng gạch ngang.
2. Phép chia số tự nhiên
Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
3. Tính chất cơ bản của phân số
- Nếu ta nhân hay chia tử số và mẫu số của 1 phân số với cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì ta được 1 phân số bằng phân số đó.
- Liên hệ với phép chia: Khi nhân (hay chia) số bị chia và số chia với cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương vẫn không thay đổi.
4. Rút gọn phân số
- Ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó với cùng 1 số lớn hơn 1 mà tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số đó.
- Phân số tối giản là phân số mà tử số và mẫu số không cùng chia hết cho một số nào khác 1.
5. Quy đồng mẫu số các phân số
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ 1 nhân với mẫu số của phân số thứ 2.
- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ 1.
* Chú ý: Trước khi quy đồng ta rút gọn các phân số thành phân số tối giản (nếu có) ròi quy đồng.
* Còn một số chú ý khác (dành cho HSG) giáo viên giảng thêm cho HS.
6. So sánh 2 phân số cùng mẫu số
- Phân số nào có tử số (mẫu số) bé hơn (lớn hơn) thì bé hơn (lớn hơn).
- Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
7. So sánh hai phân số khác mẫu số
- Ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của 2 phân số mới.
B. Bài tập vận dụng:
1. Khái niệm phân số:
Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Nối mỗi hình với phân số chỉ phần tô đậm của hình đó:
Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm
A. Phân số 23 có tử số là 2, mẫu số là 3 
B. Phân số 53có tử số là 5, mẫu số là 3 
C. Phân số 57 đọc là bảy phần trăm 
D. Phân số 38 đọc là ba phần tám 
Câu 3. Trong phân số 48, thì :
a) Mẫu số 8 cho biết:
A. Hình tròn được chia làm 8 phần bằng nhau.
B. Hình tròn được chia làm 8 phần ngẫu nhiên.
C. Hình tròn được chia làm 4 phần bằng nhau và 4 phần không bằng nhau.
D. Cả đáp án A & B & C đều đúng.
b) Tử số 4 cho biết:
A. Đã to màu 4 phần bằng nhau đó.
B. Đã tô màu 4 phần không bằng nhau đó.
C. Đã tô màu 2 phần bằng nhau và 2 phần không bằng nhau.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng.
Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm:
a) Mẫu số của phân số chỉ rõ đơn vị đã được chia làm bao nhiêu phần bằng nhau.	.
b) Tử số của phân số chỉ rõ ta đã lấy mấy phần đó.	.
c) Có thể coi dấu gạch ngang phân số là dấu chỉ phép chia.	
d) Phân số là thương đúng của phép chia tử số cho mẫu số. 	
e) Tử số củ phân số phải khác 0.	
h) Mẫu số của phấn oos phải khác 0.	 ..
Câu 5. Dùng hai trong ba số: 68, 0, 63 để viết thành phân số, mỗi số chỉ viết một lần ở một phân số ta được:
Phần tự luận:
Câu 1. 
a) Đọc các phân số sau: 911; 137; 99101; 107112
b) Viết các phân số sau: 
- Năm phần mười ba. 	..
- Hai mươi bảy phần bốn mươi mốt.	
- Một trăm linh sáu phần một trăm bảy mươi chín. ..
c) Viết cách đọc các phân số: 710; 613; 920; 7100
Câu 2.
a) Đọc các phân số có cùng mẫu số trong các phân số sau :
b) Đọc các phân số có cùng tử số trong các phân số sau :
Câu 3.
 Viết rồi đọc phân số chỉ phần tô đậm trong mỗi hình dưới đây :
Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết gì, tử số cho biết gì ?
Câu 4. Viết phân số :
a) Bốn phần bảy ;
b) Năm phần mười một ;
c) Bảy mươi hai, phần một trăm.
Câu 5.
a) Viết số thích hợp vào ô trống : b) Viết phân số thích hợp vào ô trống
Câu 6. 
Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) :
Câu 7. 
Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
Câu 8. Đã tô đâm  3/4 hình tròn nào?
Câu 9.
Mẹ chia cái bánh thành 8 phần bằng nhau. Mẹ biếu bà 3 phần bánh, mẹ cho em 1 phần bánh. 
Phân số chỉ phần bánh mẹ đã biếu bà và cho em là phân số nào ?
2. Phân số và phép chia số tự nhiên:
Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Nối mỗi phép chia với thương của nó viết dưới dạng phân số:
Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm:
Câu 3. Cộng phân số nào dưới đây với phân số 58 thì được phân số lớn hơn 1 ?
A. 12 B. 13 C. 14 D. 15
Câu 4. Đánh dấu X vào ô thích hợp
Câu
Đúng
Sai
a) Cho a là số tự nhiên và a < 3739 thì a = 1
b) Cho a là số tự nhiên và a < 119120 thì a = 0
c) Cho a là số tự nhiên và a < 2008409. Giá trị lớn nhất của a là 4
Câu 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) Thương đúng của phép chia hai số tự nhiên là một phân số. ..
b) Thương đúng của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 là một phân sô. .
Câu 6. Trong các phân số : 45; 1015; 86; 711; 2018; 2525
a) Các phân số lớn hơn 1 là: 
b) Các phân số bé hơn 1 là: 
c) Các phân số bằng 1 là: ...
Câu 7. Nối phép chia với phân số (theo mẫu):
8: 9
7 : 10
6 : 15
20 : 25
8 : 17
615
2025
88
710
817
178
Phần tự luận:
Câu 1. Cho các số 71 ; 8 ; 11 ; 0
a) Viết tất cả các phân số có tử số và mẫu số là các số đã cho
b) Tìm trong đó các phân số nhỏ hơn 1, các phân số lớn hơn 1 và các phân số bằng 1
Câu 2. Viết và đọc các phân số có tổng tử số và mẫu số bằng 3
a) Xác định quy luật viết của dãy phân số trên
b) Viết tiếp 3 phân số tiếp theo vào dãy phân số đó
Câu 3. 
a) Hình tròn bên đã được chia thành mấy phần bằng nhau ?
b) Có mấy phần đã được tô đậm ? Viết phân số chỉ phần đã được tô đậm trong hình tròn.
c) Có mấy phần không tô đậm ? Viết phân số chỉ phần không tô đậm trong hình tròn.
Câu 4. 
a) Hình bên đã được chia thành mấy phần bằng nhau ?
b) Có mấy phần đã được tô đậm ? Viết phân số chỉ phần đã được tô đậm trong hình bên.
c) Có mấy phần không tô đậm ? Viết phân số chỉ phần không tô đậm trong hình bên.
Câu 5. 
a) Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số 8 : 9 ; 17 : 25 ;
 115 : 327 ; 73 : 100 ; 0 : 7 ; 6 : 48 ; 32 : 16; 1 : 7; 13 : 5; 24 : 6.
b) Cho các phân số sau: 1917; 2121; 85; 1325; 1111;1227; 3129; 4545
 Hãy viết các phân số nhỏ hơn 1 bên tay trái, các phân số bằng đơn vị ở giữa và phân số lớn hơn đơn vị bên tay phải. Giữa mỗi phần đê một khoảng cách rộng hơn khoảng cách hai phân số thường để dễ phân biệt.
Câu 6. Viết 5 phân số mà mỗi phân số đều nhỏ hơn 1 và có chung mẫu số là 515
Câu 7. Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với 5 ta được phân số. Hỏi phân số đó là bao nhiêu?
Câu 8. Hãy đọc và viết các số đo đại lượng sau:
13yến ; 35 dm ; 1112 giờ ; 34 thế kỉ ; 710 km
3. Phân số bằng nhau: 
Câu 1. Trong các phân số: 1314; 2432; 3236;936 phân số bằng phân số 34 là:
A. 1314 B. 2432 C. 3236 D. 936
Câu 2. Nối các phân số bằng nhau với nhau: 
Câu 3. Khoanh vào các phân số bằng nhau:
Câu 4. Viết năm phân số bằng phân số
Câu 5. Trong các nhóm hai phân số dưới đây, nhóm nào có hai phân số bằng nhau ?
Câu 6. Trong các hình dưới đây, hai hình nào có các phân số chỉ phần tô đậm là hai phân số bằng nhau ?
A. (1 ) VÀ (2 )	B. (1 ) VÀ (4)	C. (2 ) và (3)	D. (3 ) và ( 4)
Câu 7.  Tìm x: x36= 34 
A. x = 3	B. x = 3	C. x = 36	D. x = 27
Câu 8. Trong hộp có 198 viên bi, trong đó có 18 viên bi xanh. Vậy số bi xanh chiếm ............ số viên bi trong hộp?
A. 1/18	B. 8/11	C. 7/18	D. 1/11
Câu 9. Lan và Hoa có 2 cái bánh như nhau. Lan ăn 2/3 cái bánh, Hoa ăn 14/21 cái bánh. Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây.
A. Hoa ăn số phần bánh nhiều hơn Lan.
B. Lan ăn số phần bánh nhiều hơn Hoa.
C. Hai bạn ăn số phần bánh bằng nhau.
Câu 10. Phân số nào dưới đây bằng phân số 3/4.
A. 3/8	B. 5/6	C. 6/8	D. 3/4
Câu 11: Trên giá có một số quyển sách. Lan lấy đi 1/3 số sách trên giá. Bình lấy đi 3/9 sổ sách trên giá. Số sách 2 bạn lấy đi là:
A. Bằng nhau	B. Bình lấy nhiều sách hơn
C. Lan lấy nhiều sách hơn	D Đáp án khác.
Câu 12:Chọn đáp án đúng điền vào chỗ chấm: 162 : 198 .... (27 : 3) : (3 x 3)
A. >	B. <	C. =
Câu 13: Chọn đáp án đúng: 17/21 .......... 34/12
A. 	C. =
Phần tự luận:
Câu 1. Tìm y biết: 
Câu 2. Ngày thứ nhất công nhân làm được 6/81 số sản phẩm được giao, ngày thứ hai công nhân làm số sản phẩm bằng ngày thứ nhất làm. Hỏi nếu số sản phẩm được giao chia thành 27 phần bằng nhau thì ngày thứ hai công nhân đó làm được mấy phần trong số đó? 
Câu 3. 
a) Viết năm phân số bằng phân số: 5/7
b) Viết năm phân số bằng phân số 4/9
Câu 4. Hãy tìm số tự nhiên x, biết: 
a) 7/9 = x/18	b) 27/132 = 9/x	c) 
Câu 5. Điền tử số hoặc mẫu số:
a) 2/3 = . / 6 = 6 /  = .../15 = 18/  = / 42 = / 300
b) 400/500 = 200/  = /125 = 20/ = /5 = 40/ 
Câu 6. Mẫu số của phân số có thể bằng 0 không? Vì sao?
4. Rút gọn phân số:
Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Trong các phân số: các phân số tối giản là:
A. 3/5	B. 9/20	C. 17/27	D. Cả A & B & C đều đúng.
Câu 2. Viết số thích hợp vào ô trống:
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng
Câu 4: Bao gạo có 45kg, cửa hàng đã bán 9kg. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu phần bao gạo?
A. 1/5 bao gạo	B. 45/9 bao gạo
C. 36/9 bao gạo	D. 9/36 bao gạo
Câu 5. Phân số nào trong các phân số dưới đây không bằng phân số 18/36?
A. 9/18	B. 6/12	C. ¾	D. 1/2
Câu 6: 35/49 của 21kg gạo là ............kg gạo.
Câu 7. Rút gọn phân số 108216ta được phân số tối giản là:
Câu 8. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm:
Câu 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
a) Rút gọn phân số 18/24được phân số tối giản 2/3. 
b) Rút gọn phân số 15/45 được phân số tối giản 3/9.	 .
Câu 10.  Phân số 90126 được rút gọn thành phân số tối giản là :
Phần tự luận:
Câu 1. Rút gọn các phân số:
Câu 2. Tìm phân số tối giản trong các phân số sau:
Câu 3: Hãy tìm 1 số tự nhiên, biết rằng sau khi chia cả tử số và mẫu số của phân số 49/56 cho số đó ta được phân số 7/8.
Câu 4. Tính theo mẫu:
Chú ý : cùng chia nhẩm tích ở trên và tích ở dưới gạch ngang lần lượt cho 2 rồi cho 5 .
Câu 5: 
a) Tính giá trị của biểu thức sau: 
b) Tìm x, biết: 
Câu 6. Cho các phân số:
a) Tìm trong đó các phân số tối giản
b) Rút gọn các phân số chưa tối giản thành phân số tối giản
Câu 7. Rút gọn các phân số sau:
Câu 8. Tính nhanh
Câu 9. Rút gọn các phân số sau: 
Câu 10. 
a) Viết 5 phân số có mẫu số khác nhau và băng phân số 5/7?
b) Rút gọn các phân số sau thành phân số tối giản:
1845; 3584; 72120; 36108; 75145; 100175
5. Quy đồng mẫu số các phân số:
Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Quy đồng tử số các phân số 37;59; 1517 ta được
Câu 2. Đánh dấu X vào ô thích hợp
Câu
Đúng
Sai
a) Quy đồng mẫu số hai phân số 79 và35 được 2127 và 2135.
b) Quy đồng tử số hai phân số 911 và38 được 911 và 924 
Câu 3. Viết 45 và 3 thành 2 phân số đều có mẫu số là 15:
Câu 4. Hãy quy đồng mẫu số 3 phân số sau với mẫu số chung là nhỏ nhất: 
7/30; 17/45; 11/60.
A. 42/80; 34/180; 33/180 	C. 42/180; 68/180; 33/180
B. 84/360; 136/360; 66/360	D. Đáp án khác.
Câu 5: Viết các phân số lần lượt bằng 3/8 và 7/12 có mẫu số chung là 24?
A. 18/24; 14/24	B. 9/24; 14/24	C. 18/24; 21/24
Câu 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm
Câu 7. Ba phân số lần lượt bằng 3 phân số 2/15; 7/30; 1/45 là:
A. 12/90; 21/90; 2/90 B. 24/180; 37/180; 4/180 C. 4/30; 7/30; 3/180
Câu 8. Ba phân số lần lượt bằng 3 phân số: 1/3; 2/5; 1/2 là:
A. 11/30; 12/30; 15/30 B. 10/30; 12/30; 15/30	C. 5/30; 6/30; 7/30
Câu 9. Hai phân số lần lượt bằng hai phân số 3/7 và 1/2 có mẫu chung bằng 42 là:
A. 18/42; 14/42	B. 9/42; 15/42	C. 18/42; 21/42
Câu 10. Tính tổng phân số sau: 
710+ 91100+ 37100+ 5491000+ 7281000
Câu 11.  Mẫu số chung nhỏ nhất của các phân số:
A. 80	B. 60	C. 40	D. 20
Phần tự luận:
Câu 1. Viết các phân số 724; 340; 130; 1160  thành các phân số có mẫu số là 120.
Câu 2. Quy đồng mẫu số các phân số sau: 
Câu 3. Quy đồng tử số các phân số sau: 
Câu 4. Quy đồng mẫu số các phân số :
Câu 5. Quy đồng mẫu số các phân số :
Câu 6. Rút gọn phân số rồi quy đồng mẫu số các phân số sau :
Câu 7. 
a) Viết các phân số lần lươt bằng  7/ 9 và 5/12 và có mẫu số chung là 36.
b) Hãy viết —4/7 và 3 thành hai phân số đều có mẫu số là 7 ; là 14.
c) Hãy viết 8 và 8/ 11 thành hai phân số đều có mẫu số là 11 ; là 22.
Câu 8. Tính (theo mẫu) :
Câu 9. Người ta bán 3/7 số gạo có trong bao. Hỏi nếu số gạo trong bao được chia thành 126 phần thì số gạo đã bán chiếm bao nhiêu phần trong số đó?
Câu 10. Tìm mẫu số chung: 
a) Bé nhất có thể có của 2 phân số 11/56 và 3/28 là số tự nhiên nào?
b) Bé nhất của 3 phân số 13/36; 23/72; 31/54 là số tự nhiên nào?
c) Nhỏ nhất có thể của các phân số sau: 3/5; 4/5; 2/3?
d) Nhỏ nhất của hai phân số 7/9 và 2/3 ?
7. so sánh hai phân số cùng và khác mẫu số:
Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Điền dấu > ; < ; = thích hợp vào ô trống :
Câu 2. Sắp xếp các phân số  theo thứ tự từ bé đến
 lớn như sau:
Câu 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Trong các phân số phân số lớn nhất là:
Câu 4. Điều dấu > ; < ; = thích hợp vào ô trống:
Câu 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng:
Câu 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
Câu 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm:
Câu 7. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ chấm:
a) Trong 2 phân số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. .
b) Trong 2 phân số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì lớn hơn. .
c) Trong 2 phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. .
d) Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số vs cùng 1 phân số (khác 0) thì phân số đó không thay đổi. .
e) Khi cộng cả tử số và mẫu số vs cùng 1 phân số thì phân số đó không thay đổi. .
f) sau khi rút gọn phân sốthì phân số đó sẽ bé đi. .
Câu 8. Viết dấu ( > < = ) thích hợp vào chỗ chấm:
Câu 9. Viết dấu ( > < = ) thích hợp vào chỗ chấm:
Câu 10. Phân số 5/7  bé hơn phân số nào dưới đây ?
Câu 11. Viết số thích hợp, khác 0 vào ô trống :
Câu 12. Đúng ghi Đ, sai ghi s vào ô trống :
Môt lớp hoc có 2/5  sô hoc sinh thích tâp bơi, 3/7 số hoc sinh thích đá bóng. Như vậy :
a) Số học sinh thích tập bơi nhiều hơn số học sinh thích đá bóng 
b) Số học sinh thích tập bơi bằng  số học sinh thích đá bóng 
c) Số học sinh thích tập bơi ít hơn   số học sinh thích đá bóng 
Phần tự luận:
Câu 1. So sánh hai phân số:
Câu 2. Rút gọn rồi so sánh hai phân số:
Câu 3. Cho các phân số  tìm phân số lớn nhất trong các phân số trên.
Câu 4. So sánh các phân số bằng cách thuận tiện nhất
Câu 5. Cho hai số tự nhiên x và y , trong đó x có thể là 7 ; 8 hoặc 15, y có thể là 63 ; 68 ; 19. Hãy tìm giá trị lớn nhất và bé nhất của phân số X/Y?
Câu 6. Lịch ăn hết 1/3 cái bánh, Long ăn hết 2/5 cái bánh, Lanh ăn hết 4/15 cái bánh. Hỏi ai ăn nhiều bánh nhất? Ai ăn ít bánh nhất ?
Câu 7. 
Câu 8. So sánh các phân số bằng hai cách khác nhau :
Câu 9. Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn :
Câu 10. Tìm các giá trị số tự nhiên khác 0 thích hợp của X để có :
*Tham khảo thêm 1 số bài tập để làm. Đây chỉ là 1 phần.
MÔN TIẾNG VIỆT
I – Bài tập về đọc hiểu:
Bông sen trong giếng ngọc
 Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.
 Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.
 Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bên ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú (1) “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên (2).
 Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai nước).
(Thái Vũ)
(1) Phú: tên một loại bài văn thời xưa
(2) Trạng nguyên: danh hiệu dành cho người đỗ đầu khoa thi ở kinh đô do nhà vua tổ chức
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Vẻ bên ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu bằng chi tiết nào?
a- Là người đen đủi, xấu xí
b- Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ
c- Là người thông minh, học giỏi nhất trường
Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu mà nhà vua định không cho đỗ?
a- Vì Mạc Đĩnh Chi không phải là người giỏi nhất
b- Vì Mạc Đĩnh Chi chưa thể hiện được là người có phẩm chất tốt
c- Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí, bé loắt choắt, lại là con thường dân
Câu 3. Tại sao sau đó nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?
a- Vì thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường
b- Vì đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay
c- Vì nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông
Câu 4. Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”?
a- Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý.
b- Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý.
c- Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Điền vào chỗ trống rồi giải câu đố (ghi vào chỗ trống trong ngoặc):
a) tr hoặc ch
Có mắt màẳng có tai
Thịtong thìắng, da ngoài thì xanh
Khi.ẻ ngủ ởên cành
Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon?
(Là .)
b) uôt hoặc uôc
Con gì trắng m.như bông
Bên người cày ctrên đồng sớm hôm.
(Là )
Câu 2. 
a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau:
(1) Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. (2) Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. (3) Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. (4) Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. (5) Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. (6) Hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng. (7) Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.
(Theo Tô Hoài)
b) Chọn 3 câu em tìm được điền vào bảng sau:
Câu
Bộ phận chủ ngữ
Bộ phận vị ngữ
Câu số.
..
.
Câu số.
..
.
Câu số.
..
.
Câu 3. 
a) Nối từ khỏe (trong tập hợp từ chứa nó) ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:
A
B
a) Một người rất khỏe
1) Ở trạng thái cảm thấy khoan khoái, dễ chịu
b) Chúc chị chóng khỏe
2) Cơ thể có sức trên mức bình thường ; trái với yếu
c) Uống cốc nước dừa thấy khỏecả người
3) Trạng thái khỏi bệnh, không còn ốm đau
b) Chọn từ thích hợp trong các từ khỏe, khỏe mạnh, khỏe khắn, vạm vỡ để điền vào chỗ trống:
(1) Cảm thấy.ra sau giấc ngủ ngon.
(2) Thân hình
(3) Ăn, ngủ ngon, làm việc.
(4) Rèn luyện thân thể cho.
Câu 4. Viết lời giới thiệu (khoảng 8 câu) về một vài nét đổi mới ở xóm làng (phố phường) nơi em ở (hoặc một địa phương mà em biết)
Gợi ý:
- Giới thiệu chung về địa phương nơi em sinh sống (tên, đặc điểm chung)
- Giới thiệu cụ thể một vài nét đổi mới của địa phương (quang cảnh, con người và cuộc sống)
- Nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
CHUYÊN ĐỀ 2
I- Bài tập về đọc hiểu
Đôi cánh của Ngựa Trắng
 Trên đồng cỏ xanh mênh mông, Ngựa Trắng sống no đủ trong tình yêu thương và sự chở che của mẹ. Hễ chạy xa vài bước, Ngựa Trắng lại nghe mẹ dặn: “Con phải ở cạnh mẹ đây, đừng rời xa vó mẹ!”
 Thấy Ngựa Trắng suốt ngày quẩn quanh bên mẹ “gọi dạ bảo vâng”, Đại Bàng bật cười. Tuy chỉ là một chú chim non nhưng sải cánh Đại Bàng đã khá vững vàng. Mỗi lúc chú liệng vòng, cánh không động đậy, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng loang loáng trên đồng cỏ. Ngựa Trắng mê 
quá, cứ ước ao làm sao bay được như Đại Bàng.
- Làm thế nào mà anh Đại Bàng bay được thế?
- Từ cao lao xuống, xòe cánh ra mà lượn. Từ thấp vút lên, vỗ cánh, vỗ cánh.
- Nhưng em không có cánh?
- Phải đi tìm! Cứ ở cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh! Muốn đi thì hãy theo anh.
 Ngựa Trắng thích quá chạy theo Đại Bàng. Thoáng một cái đã xa lắm Chao ôi, chưa thấy “đôi cánh” nào cả nhưng đã gặp biết bao nhiêu cảnh lạ. Bỗng có tiếng “hú.ú.ú” rống lên, Sói Xám đang lao đến. Ngựa Trắng sợ quá, hí to gọi mẹ. Đúng lúc Sói định vồ Ngựa Trắng thi Đại Bàng từ trên cao lao xuống bổ một nhát như trời giáng xuống giữa trán Sói, khiến Sói hoảng hồn chạy mất. Ngựa Trắng khóc gọi mẹ. Đại Bàng vỗ nhẹ cánh lên lưng Ngựa, an ủi:
- Em đừng khóc! Nào, về với mẹ đi!
- Em không nhớ đường đâu!
- Có anh dẫn đường.
- Nhưng anh bay, mà em thì không có cánh!
Đại Bàng cười, chỉ vào chân Ngựa:
- Cánh của em đấy chứ đâu! Hãy phi nước đại, em sẽ “bay” như anh!
 Đại Bàng sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên, lao mạnh và thấy mình bay như Đại Bàng. Tiếng hí của Ngựa Trắng vang xa, mạnh mẽ đến nỗi Sói nghe thấy cũng phải lùi vào hang.
(Theo Thy Ngọc)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Lúc đầu, Ngựa Trắng là một cậu bé như thế nào?
a- Sống quẩn quanh bên mẹ, trong sự che chở của mẹ
b- Rất nghịch ngợm, hay rời mẹ chạy đi chơi xa
c- Không ngoan ngoãn, ít khi vâng lời mẹ
Câu 2. Ngựa Trắng ước ao điều gì?
a- Luôn luôn ở bên mẹ 	c- Được biết nhiều cảnh lạ
b- Bay được như Đại Bàng	d- Đáp án khác.
Câu 3. Hành động nào cho thấy rõ nhất tính cách vững vàng, dũng cảm của Đại Bàng?
a- Sài cánh bay liệng ở trên cao
b- Dẫn Ngựa Trắng đi tìm “đôi cánh”
c- Lao xuống bổ một nhát vào trán Sói để cứu Ngựa Trắng
Câu 4. Vì sao Ngựa Trắng thấy mình “bay như Đại Bàng”?
a- Vì đã dũng cảm, nỗ lực phi nước đại
b- Vì đã tìm được cánh cho mình
c- Vì được Đại Bàng dạy cho biết bay
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây (gạch dưới chữ viết đúng chính tả đã chọn)
(Rừng /Dừng / Giừng) cây im lặng quá. Một tiếng lá (rơi/ dơi/ giơi) lúc nào (củng / cũng) có (thể / thễ) khiến người ta (rật/ dật / giật) mình. Lạ quá, chim chóc (chẳng/ chẵng) nghe con nào kêu. Hay vẫn có tiếng chim ở một nơi xa lắm,vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? (Ró/ Dó/ Gió) cũng bắt đầu (thổi / thỗi) rào rào theo với khối mặt trời còn đang tuôn ánh sáng vàng (rực/ dực/ giực) xuống mặt đất. Một làn hơi nhè nhẹ (tỏa / tõa) lên, (phủ / phũ) mờ những bụi cây cúc áo, rồi nhè nhẹ tan (rần/ dần/ giần) theo hơi ấm mặt trời. Phút yên (tỉnh/ tĩnh) của (rừng/dừng/ giừng) ban mai dần dần biến đi.
(Theo Đoàn Giỏi)
Câu 2.
a) Gạch dưới những câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
(1) Tùng! Tùng! Tùng! (2) Đấy là tiếng trống của trường tôi đấy! (3) Anh chàng trống trường tôi được đặt trên một cái giá chắc chắn trước cửa văn phòng nhà trường. (4) Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. (5) Bụng trống phình ra. (6) Tang trống được ghép bằng những mảnh gỗ rắn chắc. (7)Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. (8) Mặt trống phẳng phiu nhẵn bóng.
b) Chọn 3 câu kể Ai thế nào? ở bài tập a và điền vào bảng sau:
Câu
Bộ phận chủ ngữ
Bộ phận vị ngữ
Câu số
.
.
.
Câu số
.
.
Câu số
.
.
Câu 3. 
a) Nối từng câu ở cột trái với nhận xét về cấu tạo của vị ngữ ở cột phải cho thích hợp:
a) Mặt trăng lấp ló sau đám mây
(1) Vị ngữ do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành
b) Nước chảy cuồn cuộn
(2) Vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tạo thành
c) Những bông hoa gạo đỏ rừng rực như những ngọn lửa
d) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh
b) Điền tiếp vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn miêu tả chú gà trống:
(1) Chú gà trống nhà em 
(2) Đầu chú.
(3) Bộ lông.
(4) Đôi chân của chú..
Câu 4. Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây có bóng mát mà em thích (Viết dàn ý ra vở nháp)
Gợi ý:
a) Mở bài: (Giới thiệu) Đó là cây gì? Cây được trồng ở đâu, từ bao giờ?....
b) Thân bài
- Tả bao quát: Nhìn từ xa, cây có nét gì dễ nhận ra? Đến gần, thấy nét gì rõ nhất về sự phát triển của cây?
- Tả chi tiết từng bộ phận: Thân cây, gốc cây, vỏ cây có những đặc điểm gì? Cành lá có điểm gì nổi bật? Quả cây (nếu có) thế nào?
- Tả một số sự vật khác (VD: nắng, gió, chim chóc) hoặc sinh hoạt của người có liên quan đến cây.
c) Kết bài: Nêu ích lợi của cây, cảm nghĩ của em về cây
chuyên đề 3
I – Bài tập về đọc hiểu
Mùa thu trong tôi
Sáng sớm buổi đầu thu, không khí khác lạ thường. Cái lành lạnh thoáng
 qua làm tôi giật mình nhận ra. Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè. Đường chân trời không xa thẳm, bình minh không còn vẻ gắt gỏng. Từng tia nắng nhẹ nhàng và yếu ớt còn trốn sau những đám sương mù, vẫn muốn đùa nghịch trên ngọn cây nơi sườn đồi xa xa. Từng cơn gió nhẹ thoảng qua. Một mùa thu nữa lại đến.
Suốt mười một năm trôi qua, đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận được từng ngày mùa thu đến. Phải chăng mình đã lớn. Thời gian trôi nhanh thật đấy! Mới ngày nào, khi lần đầu tiên đượcnghe thấy từ “mùa thu’, tôi còn hỏi mẹ:
- Mẹ ơi mùa thu là gì? Nó thế nào hả mẹ?
Vậy mà bây giờ tôi đã có thẻ giải thích thế nào là mùa thucho em nhỏ rồi.
Mùa thu. Mùa của tựu trường, mùa đi xây những ước mơ, mùa mà rừng bắt đầu chuyển sang màu vàng ối. Mùa thu cũng là mùa thôi thúc cái gọi là ý chí trong tôi, nó nhắc cho tôi nhớ đến nhiệm vụ mà mình phải cố gắng trong năm học tới.
Mẹ ơi, con làm được mẹ ạ! Con sẽ nuôi ước mơ của con và cả của mẹ nữa, không chỉ trong mùa thu mà cả mùa đông, mùa xuân, mùa hạ. Suốt cả bốn mùa mẹ ơi.
(Khuất Minh Quyên)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Bài văn miêu tả thời điểm nào của mùa thu?
a- Đầu mùa thu	b- Giữa mùa thu	c- Cuối mùa thu
Câu 2. Sáng ớm mùa thu được miêu tả bằng hình ảnh nào?
a- Không có cái nóng bức sớm sủa của buổi sáng mùa hè
b- Đường chân trời trở nên xa thẳm, bình minh vẫn còn vẻ gắt gỏng
c- Từng tia nắng nhẹ nhàng, yếu ớt trốn sau những đám sương mù, từng cơn gió nhẹ thoảng qua.
Câu 3. Hai dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận của tác giả về mùa thu vào năm mười một tuổi?
a- Mùa thu kế tiếp sau mùa hè làm cho ta biết kì vui chơi đã hết
b- Mùa thu là mùa tựu trường, mùa đi xây những ước mơ
c- Mùa thu là mùa thôi thúc ý chí, tinh thần cố gắng học tập của tác giả
Câu 4. Trong đoạn cuối bài, tác giả thầm hứa với mẹ điều gì?
a- Vào mùa thu sẽ quyết tâm học tốt
b- Quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình trong suốt bốn mùa
c- Sẽ làm cho mẹ rõ ước mơ của mình và của mẹ trong suốt bốn mùa.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (l /n, ut/ uc) trong mỗi câu
 tục ngữ, ca dao rồi chép lại các câu đó cho đúng:
a)
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể nặng mới yên tấm nòng.
b)
Nời nói chẳng mất tiền mua
Nựa nời mà nói cho vừa nòng nhau.
c)
Nước lục thì lúc cả làng
Muốn cho khỏi lục, thiếp chàng cùng lo.
d) Giữ quần áo lút mới may, giữ thanh danh lút còn trẻ.
Câu 2.
a) Dùng dấu gạch chéo (/) tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu sau:
(1) Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt. (2) Bầu trời dần tươi sáng. (3) Tất cả thung lũng đều hiện màu vàng. (4) Hương vị thôn quê đầy vẻ quyến rũ của mùi lúa chín ngào ngạt.
b) Nối từng câu ở cột trái với những nhận xét về chủ ngữ của câu ở cột phải cho thích hợp:
(a) Câu 1
(1) Chủ ngữ do danh từ tạo thành
(b) Câu 2
(2) Chủ ngữ do cụm danh từ tạo thành
(c) Câu 3
(3) Chủ ngữ chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất nêu ở VN
(d) Câu 4
(4) Chủ ngữ chỉ sự vật có trạng thái được nêu ở vị ngữ
Câu 3. Tìm 3 từ khác nhau có tiếng tuyệt điền vào 3 chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
a) Nàng Bạch Tuyết đẹp
b) Vịnh Hạ Long là một món quà.thiên nhiên dành cho đất nước ta.
c) Bức tượng Thần Vệ nữ quả là một ..
Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một bộ phận của cây mà em thích
Gợi ý: Khi tả cần nêu cụ thể, chân thực những nét tiêu biểu về bộ phận đã chọn tả (gốc hoặc thân, cành, lá, hoa.) dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa thích hợp để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
----- HẾT ----

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_chuyen_de_phan_so_nam_hoc_2018_2019.docx