Nội dung ôn tập kiểm tra giữa kì môn Hoạt động trải nghiệm 7 – Tuần 9

docx 7 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 15/09/2023 Lượt xem 366Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập kiểm tra giữa kì môn Hoạt động trải nghiệm 7 – Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn tập kiểm tra giữa kì môn Hoạt động trải nghiệm 7 – Tuần 9
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM 7 – TUẦN 9
I. Trắc nghiệm : 
Câu 1. Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?
A. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được.
C. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.
D. Kết họp tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả giao tiếp,... với nhận xét, đánh giá của mọi người.
Câu 2. Chỉ ra điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống?
A. Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh 
B. Giao tiếp tiếng anh chưa tốt
C. Hay lo lắng thái quá. 
D. Cả 3 câu trên
Câu 3. Điểm hạn chế của em là thiếu tự tin trong giao tiếp. Em khắc phục điểm hạn chế đó bằng cách
A. Chủ động nói chuyện với người khi người thân.
B. Chủ động nói chuyện với bạn bè về các vấn đề trong cuộc sống
C. Chăm đọc sách để nâng cao kiến thức.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4:  Em hãy nêu cách kiểm soát cảm xúc bản thân trong tình huống sau:
Khi em nghe các bạn nói xấu về mình em sẽ xử lí như thế nào?
A. Em giữ im lặng, hít thở đều, suy nghĩ về những điều xấu 
B. Em giữ im lặng, ra ngoài hít thở không khí, nghĩ về những điều không tốt.
C.Tìm cách gặp bạn ấy để tranh cải, hỏi cho ra lẻ
D. Gặp bạn ấy để nhẹ nhàng trao đổi về điều mình nghe, suy nghĩ những điều tích cực trong thời gian tới. 
Câu 5: Em sẽ làm gì trong các trong trường hợp sau: khi nghe bố mẹ la nặng lời.
Ngồi khóc 1 mình, giận bố mẹ.
Suy nghĩ điều bố mẹ la là đúng hay sai.
Hít thở đều và xem như không có chuyện gì xãy ra.
Suy nghĩ là: bố mẹ cứ la hoài thôi kệ bố mẹ đi. ( không quan tâm
Câu 6: Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ chúng ta cần. 
Bày sách vở bừa bộn trên bàn.
Vứt quần áo lung tung.
Vứt vỏ kẹo trên bàn học.
Gấp chăn màn mỗi khi ngủ dậy.
Câu 7: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kiên trì
Giải hết bài tập cô giáo yêu cầu rồi mới xem tivi.
Luôn tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Cố gắng suy nghĩ tìm lời giải khi gặp bài toán khó.
Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Việc làm nào sau đây thể hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ khi ở gia đình?
A. Lau chùi bàn ghế, nhà cửa mỗi ngày.
B. Bày sách vở bừa bộn trên mặt bàn.
C. Ngủ dậy không gấp chăn màn.
D. Vứt quần áo bừa bãi.
Câu 9: Chỉ ra đâu là ảnh hưởng tốt của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống.
A. Mất thời gian cho việc tìm kiếm đồ đạc, ảnh hưởng đến thời gian làm việc hữu ích.
B. Không gian sống và học tập bừa bộn, gây mất thiện cảm với những người xung quanh.
C. Gây phiền hà đến người khác
D. Tiết kiệm được thời gian, tạo cảm hứng tốt trong quá trình học tập và làm việc.
Câu 10 : Chỉ ra điểm mạnh của em trong học tập và cuộc sống?
A. Biết cách giải quyết vấn đề. 
B. Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh
C. Ngại giao tiếp 
D. không tự tin trước đám đông 
Câu 11: Điểm mạnh của em là học tốt môn tiếng Anh. Em sẽ rèn luyện để phát huy điểm mạnh của mình bằng cách.
A. Học thêm từ mới mỗi ngày 
B. Không học và làm gì cả 
C. Luyện phát âm và tăng cường giao tiếp với người nước ngoài.
D. Câu A và C đều đúng
Câu 12: Một số thói quen trong học tập và cuộc sống cần được hình thành, rèn luyện thường xuyên.
1. Suy nghĩ trước khi nói, phát biểu.
2. Hay run và nói không rõ rang khi đứng trước đám đông.
3. Đọc kĩ đề bài/ nhiệm vụ trước khi làm.
4. Kiểm tra lại kết quả thực hiện.
5. Hay đi học trễ 
Em hãy chọn những thói quen em cho là thói quen tốt trong học tập và cuộc sống
A. 1,2,3 B. 1,3,4 C. 3,4,5 D. 2,4,5
Câu 13: Bạn Quỳnh là một học sinh lớp 7. Điểm yếu của bạn là rất tự ti khi phát biểu trước đám đông, trong lớp vì ngại nên bạn rất ít khi phát biểu xây dựng bài. Em hãy giúp bạn chọn một số cách để khắc phục điểm hạn chế của bạn Quỳnh.
A. Thường xuyên tự thuyết trình với chính mình trước gương.
B. Chủ động tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ
C. Thường xuyên giao lưu, nói chuyện với bạn bè.
D. Tất cả các đáp án trên 
Câu 14: Những thuận lợi sau khi học xong chủ đề về rèn luyện thói quen là:
Duy trì thói quen ngăn nắp, gọn gàng
Không sắp xếp sách vở ngăn nắp sau mỗi lần sử dụng
Nhận biết được những cách rèn luyện điểm mạnh và điểm yếu từ bản thân,
A và C 
Câu 15: Những khó khăn sau khi học xong chủ đề rèn luyện thói quen là:
Em kiểm soát được cảm xúc của mình trong một số tình huống 
Thực hành chưa tốt
Chưa kiểm soát được cảm xúc bản thân
B và C
Câu 16. Đâu là biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ?
A. Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài 
B. Bỏ cuộc khi bị thất bại
C. Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích 
D. Câu A và C 
Câu 17. Đâu không phải là biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ?
A. Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài 
B. Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích 
C. Bỏ cuộc khi gặp khó khăn 
D. Thất bại nhiều lần mà không nản chí
Câu 18. Đâu là biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ?
A. Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài 
B. Bỏ cuộc khi bị thất bại
C. Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích 
D. Câu A và C 
Câu 19. Đâu không phải là biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ?
A. Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài 
B. Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích 
C. Bỏ cuộc khi gặp khó khăn 
D. Thất bại nhiều lần mà không nản chí
Câu 20 Những biện pháp nào sau đây là tự vệ bản thân
Luôn đi theo cùng người lớn hoặc đi theo nhóm bạn
Bắt nạn người khác
Tìm kiếm sự hỗ trợ của những người đáng tin cậy
A và C 
Câu 21 Những tình huống nào sau đây thể hiện đang gặp nguy hiểm
Đi ăn sinh nhật cùng với đại gia đình
Đi học về muộn, đường tối, vắng vẻ không một bóng người.
Đi tham quan cuối năm cùng với lớp và cô giáo chủ nhiệm
Vui vẻ ở nhà xem tivi
Câu 22 .Những thuận lợi khi rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ
A.Trang bị đủ kiến thức về an toàn lao động
Chưa thể tập quen được sự kiên trì với một số công việc
Có thể bắt đầu thực hành từ những thói quen, hành động nhỏ nhất.
Duy trì thói quen ban đầu gây ra những áp lực
Câu 23 .Những khó khăn khi rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ
A.Có nhiều tấm gương sáng là động lực để noi theo.
B. Học liên tục trong thời gian nhất định, không ngắt quãng.
C. Việc rèn luyện cần thời gian bền bỉ, không thể phải ngày một ngày hai.
D. Phân chia thời gian học và các hoạt động khác hợp lý.
Câu 24. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?
A. Đi học chuyên cần, tập trung vào việc học tập trên lớp và ở nhà.
B. Chỉ cần làm bài tập đầy đủ, trình bày sạch, đẹp .
C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.
D. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.	
Câu 25: Hôm nay, trường của Khoa tổ chức sự kiện đến tối muộn. Vì có việc đột xuất, bố không đón Khoa được nên Khoa phải tự về. Tuy nhiên, đường về nhà Khoa khá vắng vẻ. Khoa nên làm gì để về nhà an toàn?
A. Khoa nên nhờ bố mẹ của bạn đưa mình về.
B. Khoa nên tự về nhà một mình.
C. Khoa nên đi về cùng bạn qua đoạn đường vắng, tránh đi một mình vì như vậy rất nguy hiểm.
D. A và C đều đúng.
Câu 26: Lựa chọn nào sau đây thể hiện sự duy trì những thói quen tích cực?
Thường xuyên tập thể dục buổi sáng và học bài đúng thời gian biểu đã đặt ra.
Học bài đúng thời gian quy định hay thức quá khuya
Thường xuyên tập thể dục buổi sáng và học bài đúng thời gian biểu đã đặt ra, hay thức khuy chơi game.
Thường xuyên tập thể dục buổi sáng và học bài đúng thời gian biểu đã đặt ra, ăn uống không đúng giờ.
Câu 27: Khi gặp một bài toán khó em sẽ làm gì?
Không làm
Nhờ người thân giải giúp
Gọi điện nhờ bạn làm
Đọc lại đề nhiều lần, xem lại bài giảng và sách giáo khoa.
Câu 28 :Khi gặp người mới quen cho em tiền và rủ đi chơi, em sẽ làm gì?
Nhận tiền và đi cùng
Không nhận tiền và từ chối đi chơi cùng.
C.Không nhận tiền, từ chối đi chơi cùng và về kể lại chuyện cho bố mẹ hoặc thầy cô biết.
Không nhận tiền nhưng đi chơi cùng.
Câu 29: Khi em có mâu thuẫn với bạn cùng lớp, em chọn cách giải quyết như thế nào?
A. Bình tĩnh, hít thở sâu cùng tìm cách giải quyết tốt cho cả hai.
B. Nổi giận, la hét
C. Im lặng và tìm cách trả thù
D. Nhờ các anh chị lớp lớn hăm doạ bạn
Câu 30: Em gặp khó khăn trong quá trình học môn toán.
A. Bỏ cuộc
B. Nhờ bạn kế bên cho chép bài
C. Xin ba mẹ đi học thêm
D. Cùng bạn học nhóm môn toán để hiểu bài hơn, nếu không hiểu sẽ đi học phụ đạo. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_kiem_tra_giua_ki_mon_hoat_dong_trai_nghiem_7.docx