Ngân hàng đề kiểm tra học kì II - Lớp 12 – Môn Sinh

doc 91 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1205Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng đề kiểm tra học kì II - Lớp 12 – Môn Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng đề kiểm tra học kì II - Lớp 12 – Môn Sinh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
NĂM HỌC 2010-2011
NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 12 – MÔN SINH
I- PHẦN CHUNG:
Câu 1: (B 34 NC- 24 CB- chung- mức 1)
Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của các nucleotit trong ADN để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng : 
A. Sinh học phân tử 
 	B. Giải phẫu so sánh 
 	C. Phôi sinh học 
D. Địa lí sinh vật học.
Đáp án : A
Câu 2: (B 32 NC- 24 CB- chung- mức 2)
Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật? 
A Cánh bướm và cánh dơi 
 B. Tay người và vây cá 
 C. Tay người và cánh dơi 
 D. Cánh dơi và cánh ong mật.
Đáp án : C
Câu 3: (B 32 NC- 24 CB- chung- mức 3)
Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do: 
A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài
B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau
C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau
D. Thực hiện các chức phận giống nhau.
Đáp án : B
Câu 4: (B 32 NC- 24 CB- chung- mức 2)
Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài, người ta không dựa vào: 
A. Sự so sánh các cơ quan tương tự.
B. Sự so sánh các cơ quan tương đồng.
C. Các bằng chứng phôi sinh học.
D. Các bằng chứng sinh học phân tử.
Đáp án A
Câu 5: (B 32 NC- 24 CB- chung- mức 1)
Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống trong môi trường nước? 
A. Phôi cá, kì giông, rùa, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có khe mang.
B. Não bộ hình thành 5 phần như não cá.
C. Phôi cá, kì giông, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có đuôi.
D. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
Đáp án :A
Câu 6: (B32 NC- 24 CB- chung- mức 1)
Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh: 
A. Nguồn gốc chung của chúng.
B. Sự tiến hóa đồng quy.
C. Ảnh hưởng của môi trường.
D. Tiến hóa thích ứng.
Đáp án: A
Câu 7: (B32 NC- 24 CB- chung- mức 1)
Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện các chức năng như nhau là: 
A. Cơ quan tương tự.
B. Cơ quan tương đồng.
C. Cơ quan thoái hóa.
D. Hiện tượng lại tổ.
Đáp án: A
Câu 8: (B32 NC- 24 CB- chung- mức 1)
Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau: 
A. Phản ánh sự tiến hóa phân li.
B. Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống.
C. Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
D. Phản ánh mức độ quan hệ giữa các nhóm loài.
Đáp án : C
Câu 9: (B35 NC- 25 CB- chung- mức 1)
Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là quá trình: 
A. Đào thải những biến dị bất lợi cho con người.
B. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người.
C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho con người.
D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Đáp án : C 
Câu 10: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 1)
Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là: 
A. Quần thể.
B. Loài.
C. Quần xã.
D. Cá thể.
Đáp án: D 
Câu 11: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 1)
Theo Lamac, nguyên nhân tiến hóa của sinh vật là: 
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của động vật.
C. Sự tích lũy các đột biến trung tính.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào sinh vật, không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. 
Đáp án: B
Câu 12: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 1)
Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm: 
A. Đột biến trung tính.
B. Biến dị tổ hợp. 
C. Biến dị cá thể.
D. Đột biến.
Đáp án: C
Câu 13: (B 35 NC- 25 CB - chung- mức 2)
Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn về nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên? 
A. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. Chỉ có biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
C. Chỉ có đột biến gen mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
Đáp án: A
Câu 14: (B 35 NC, 25 CB- chung- mức 1)
Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là: 
A. Đấu tranh sinh tồn.
B. Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người.
C. Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài.
D. Sự không đồng nhất của điều kiện môi trường.
Đáp án: A
Câu 15: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 1)
Theo quan niệm của Đacuyn chọn lọc tự nhiên là quá trình: 
A. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.
B. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. 
Đáp án: C
Câu 16: (B 35 NC-25 CB- chung- mức 1)
Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là: 
A. Đấu tranh sinh tồn.
B. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
C. Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài.
D. Sự không đồng nhất của điều kiện môi trường.
Đáp án: B
Câu 17: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 2)
Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn: 
A. Xuất hiện các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản.
B. Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống.
C. Sự phân hóa khả năng sống của các kiểu gen khác nhau
D. Trực tiếp dẫn đến hình thành loài mới. 
Đáp án: B
Câu 18: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 2)
Những nội dung nào dưới đây không thuộc học thuyết tiến hóa của Lamac:
A. Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho sinh vật biến đổi.
B. Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật biến đổi kịp thời để thích nghi.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, từ đó hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
D. Tất cả những biến đổi trên cơ thể sinh vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ.
Đáp án: C
Câu 19: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 1 ) 
Hạn chế lớn nhất trong học thuyết tiến hóa cuả Đacuyn là: 
Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
Giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chưa rõ ràng.
Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
Chưa phân tích rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên.
Đáp án: C 
 Câu 20: (B35 NC- 25 CB- chung- mức 1)
Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là: 
A. Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và cây trồng.
B. Chọn lọc nhân tạo.
C. Chọn lọc tự nhiên.
Sự thích nghi cao độ của vật nuôi, cây trồng với môi trường.
Đáp án: B
Câu 21: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 1)
Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do: 
A. Sự xuất hiện các đột biến cổ dài.
B. Sự tích lũy các đột biến cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên.
C. Hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao.
D. Sự chọn lọc các đột biến cổ dài.
Đáp án: C
Câu 22: (Bài 35 NC- 25 CB- chung- mức 2)
Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? 
Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung.
Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thay đổi kịp thời.
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng
Đáp án: C
Câu 23: (B35 NC- 25 CB- chung- mức 2)
Quan niệm của Lamac về biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại? 
Thường biến.
Biến dị.
Đột biến.
Di truyền.
Đáp án: A
Câu 24: (B 35 NC- 25 CB- chung- mức 1) 
Theo Lamac, ngoại cảnh là nhân tố chính: 
Làm tăng tính đa dạng của loài.
Làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi.
Làm phát sinh các biến dị không di truyền.
Làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.
Đáp án: D
Câu 25: (B35 NC- 25 CB- chung- mức 2)
Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hóa là: 
Sự củng cố nhiều những đột biến trung tính.
Các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền.
Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
Các biến đổi nhỏ, riêng rẽ tích lũy thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Đáp án: D
Câu 26: (B35 NC- 25 CB- chung- mức 3)
Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn so với học thuyết tiến hóa của Lamac là: 
Giải thích cơ chế tiến hóa ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm Lamac.
Giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
Giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh. 
Đáp án: C
Câu 27: (B35 NC- 25 CB- chung- mức 2) 
Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo dựa trên cơ sở là: 
	A .Đào thải và tích lũy.
	B .Biến dị và di truyền. 
	C . Phân li tính trạng.
	D . Biến dị tổ hợp.
Đáp án: B
Câu 28: (B 35 NC- b 25 CB – chung – mức 1 )
Theo Đacuyn, thì tất cả các loài sinh vật có nguồn gốc từ: 
	A . Một vài dạng tổ tiên chung trong tự nhiên.
	B . Thần thánh tạo ra.
	C . Chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
	D . Nhiều dạng tổ tiên riêng. 
Đáp án: A
Câu 29. (b 26cb; 36nc/ chung/ mức 1) 
Tiến hóa lớn là 
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài, diễn ra trên qui mô rộng lớn.
B. Quá trình hình thành loài mới, diễn ra trên qui mô rộng lớn .
C. Quá trình hình thành loài mới, diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp .
D. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài, diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp.
Đáp án : A
Câu 30. (b 26 cb;36 nc/ chung/mức 1)
Tiến hóa nhỏ là 
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn .
B. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành loài mới, diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp .
C.Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn .
D. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành loài mới,diễn ra trên qui mô rộng lớn .
Đáp án : B
Câu 31. (b 26 cb; 37 nc/chung/mức 1)
Các nhân tố tiến hóa gồm: 
A.Đột biến , thường biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
B.Đột biến , di- nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và sự cách li.
C.Đột biến , di- nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D.Đột biến , di-nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên.
Đáp án : C
Câu 32. (b 26cb;37nc/chung/mức 1)
Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là 
A.Chọn lọc tự nhiên 
B.Biến dị tổ hợp.
C.Đột biến.
D.Di-nhập gen.
Đáp án: C
Câu 33. (b 26cb;37nc/chung/mức 1)
Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là: 
A.Biến dị tổ hợp.
B.Đột biến gen.
C.Đột biến nhiễm sắc thể.
D.Di-nhập gen.
Đáp án: A
Câu 34. (b 26cb;37nc/chung/mức 2)
Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là:
A.Đột biến.
B.Di-nhập gen.
C.Chọn lọc tự nhiên.
D.Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án: D
Câu 35. (b26cb;37,38/chung/mức 3)
Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là 
A.Đột biến , giao phối không ngẫu nhiên.
B.Di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên .
C. Đột biến , chọn lọc tự nhiên .
D.Đột biến , di nhập gen .
Đáp án: D
Câu 36. (b 26cb;37-38 nc/chung /mức 3)
Nhân tố tiến hóa dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A.Giao phối không ngẫu nhiên.
B.Đột biến.
C.Di-nhập gen.
D.Giao phối ngẫu nhiên.
Đáp án : A
Câu 37. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Các nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể là 
A.Đột biến , di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
B.Đột biến , di- nhập gen , chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên .
C.Đột biến , chọn lọc tự nhiên , các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên .
D.Đột biến , di-nhập gen , các yếu tố không ngẫu nhiên , giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án : B
 Câu 38. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp là: 
A.Giao phối không ngẫu nhiên.
B.Các yếu tố ngẫu nhiên.
C.Quá trình đột biến.
D.Chọn lọc tự nhiên .
Đáp án : A
Câu 39. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 1)
Điều nào dưới đây không đúng khi nói về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên ? 
A.Làm thay đổi tần số các alen không theo một chiều hướng nhất định .
B.Dễ làm thay đổi tần số các alen ở những quần thể có kích thước nhỏ .
C.Làm tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột .
D.Làm cho quần thể luôn ở trạng thái cân bằng .
Đáp án : D
Câu 40. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 1)
Nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường là 
A.Đột biến.
B.Di-nhập gen.
C.Chọn lọc tự nhiên.
D.Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án : C
Câu 41. (b 26cb;36nc/chung/mức 1)
Đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa là: 
A.Cá thể .
B.Quần thể.
C.Quần xã.
D.Loài.
Đáp án :B
Câu 42. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Nhân tố tiến hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả hai quần thể là: 
A.Đột biến .
B.Di-nhập gen.
C.Biến động di truyền.
D.Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án : B
Câu 43. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp là: 
A.Giao phối không ngẫu nhiên.
B.Các yếu tố ngẫu nhiên.
C.Quá trình đột biến.
D.Chọn lọc tự nhiên .
Đáp án : A
Câu 44. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 1)
Điều nào dưới đây không đúng khi nói về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên ? 
A.Làm thay đổi tần số các alen không theo một chiều hướng nhất định .
B.Dễ làm thay đổi tần số các alen ở những quần thể có kích thước nhỏ .
C.Làm tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột .
D.Làm cho quần thể luôn ở trạng thái cân bằng .
Đáp án : D
Câu 45. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 1)
Nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường là 
A.Đột biến.
B.Di-nhập gen.
C.Chọn lọc tự nhiên.
D.Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án : C
Câu 46. (b 26cb;36nc/chung/mức 1)
Đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa là: 
A.Cá thể .
B.Quần thể.
C.Quần xã.
D.Loài.
Đáp án :B
Câu 47. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Nhân tố tiến hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả hai quần thể là: 
A.Đột biến .
B.Di-nhập gen.
C.Biến động di truyền.
D.Giao phối không ngẫu nhiên.
Đáp án : B
Câu 48. (b 26cb;37nc/chung/mức 1)
Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là: 
A.10-6 đến 10-2 .
B.10-6 đến 10-4 .
C.10-2 đến 10-4 .
D.10-2 đến 10-6 .
Đáp án : B
Câu 49. (b 26cb; 37nc/chung/mức 3)
Vì sao quá trình giao phối ngẫu nhiên chưa được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản? 
A.Vì tạo ra những tổ hợp gen thích nghi . 
B. Vì làm thay đổi tần số alen trong quần thể .
C. Vì tạo ra vô số biến dị tổ hợp .
D. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể .
Đáp án : D
Câu 50. (b26cb;37-38nc/chung/mức 2)
Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi tần số các alen thuộc một gen trong quần thể theo hướng xác định là 
A. Đột biến .
B. Di-nhập gen .
C. Các yếu tố ngẫu nhiên
D. Chọn lọc tự nhiên .
Đáp án : D
Câu 51. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể là 
A. Đột biến , biến động di truyền .
B. Di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên .
C. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên .
D. Đột biến , di-nhập gen .
Đáp án: C
Câu 52. (b 26cb;38nc/chung/mức 2)
Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên? 
A. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ .
B. Chọn lọc tự nhiên tác động đối với toàn bộ kiểu gen .
C. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng cá thể riêng rẽ .
D. Chọn lọc tự nhiên tác động đối với cả quần thể .
Đáp án : C
Câu 53. (b 26cb;37nc/chung/mức 1)
Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về quần thể? 
A. Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên .
B. Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa .
C. Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa lớn . 
D. Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ . 
Đáp án : C
Câu 54. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về vai trò, tác dụng của giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối)?
A. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp .
B. Phát tán đột biến trong quần thể .
C. Tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể .
D. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể .
Đáp án : D
Câu 55. (b 26cb;37nc /chung/mức 3)
Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa? 
A. Vì làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể .
B. Vì tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp .
C. Vì làm thay đổi tần số các alen trong quần thể .
D. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể .
Đáp án : A
Câu 56. (b 26cb;37-38nc/chung/ mức 1)
Nhân tố tiến hóa quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là 
A. Đột biến .
B. Chọn lọc tự nhiên .
C. Biến động di truyền .
D. Di-nhập gen .
Đáp án : B
Câu 57. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 2)
Các nhân tố có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là 
A. Quá trình đột biến và biến động di truyền .
B. Quá trình đột biến và quá trình giao phối .
C. Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên .
D. Biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên .
Đáp án : B
Câu 58. (b 26cb;38nc/chung/mức 1)
Vai trò của biến động di truyền trong tiến hóa nhỏ là 
A. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên .
B. Làm cho tần số tương đối các alen thay đổi theo một hướng xác định .
C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột .
D. Làm cho quần thể trở nên cân bằng hơn .
Đáp án : C
Câu 59. (b 26;37-38nc/chung/mức 2)
Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen thuộc một gen trong quần thể nhỏ là 
A. Đột biến .
B. Di-nhập gen .
C. Chọn lọc tự nhiên .
D. Biến động di truyền .
Đáp án : D
Câu 60. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 1)
Nhân tố tiến hóa phát huy vai trò chủ yếu trong quần thể có kích thước nhỏ là: 
A. Đột biến .
B. Biến động di truyền .
C. Chọn lọc tự nhiên .
D. Giao phối không ngẫu nhiên .
Đáp án : B
Câu 61. (b 26cb;37nc/chung/mức 2)
Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa? 
A. Vì cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa .
B. Vì là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp .
C. Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn .
D. Vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể .
Đáp án : D
Câu 62. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 2)
Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là: 
A. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất .
B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể .
C. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa .
Đáp án : D
Câu 63. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 1) 
Chọn lọc tự nhiên tác động như thế nào vào sinh vật? 
A. Tác động trực tiếp vào kiểu gen.
B. Tác động trực tiếp vào các alen.
C. Tác động trực tiếp vào kiểu hình.
D. Tác động nhanh với gen lặn và chậm với gen trội.
Đáp án: C
Câu 64. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Những hình thức giao phối nào sau đây làm thay đổi tần số các kiểu gen qua các thế hệ? 
A.Ngẫu phối và giao phối có lựa chọn.
B. Ngẫu phối và giao phối gần.
C. Ngẫu phối và giao phối cận huyết.
D. Giao phối gần và giao phối có lựa chọn.
Đáp án : D
Câu 65. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 1)
Biến động di truyền là hiện tượng: 
A. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc .
B. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi từ từ , khác dần với tần số của các alen đó trong quần thể gốc .
C. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen trội .
D. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen lặn .
Đáp án : A
Câu 66. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 2)
Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách 
A. Làm cho đột biến phát tán trong quần thể.
B. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C. Trung hòa tính có hại của đột biến.
D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
Đáp án :D
Câu 67. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 3)
Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì: 
A. Sự kết hợp của hai quá trình đột biến và giao phối tạo ra.
B. Số cặp gen đồng hợp trong quần thể giao phối là rất lớn.
C. Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể là rất lớn.
D. Tính có hại của đột biến đã được trung hòa.
Đáp án : A
Câu 68. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 1)
Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là: 
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .
B. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể .
C. Biến dị tổ hợp .
D. Đột biến gen .
Đáp án : D
Câu 69. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 2)
Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tính chất và vai trò của đột biến ? 
A.Đột biến thường ở trạng thái lặn.
B. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
C. Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể.
Đáp án : C
Câu 70.(b 26cb;36nc/chung/mức 2)
Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ? 
A. Diễn ra trên quy mô của một quần thể (trong phạm vi của loài).
B. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất dài.
Đáp án : D
Câu 71. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 2)
Đặc điểm nào dưới đây không đúng với tiến hóa lớn? 
A. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất dài.
B. Quá trình biến đổi trên quy mô lớn.
C. Làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
D. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
Đáp án : D
Câu 72. (b 26cb;37-38nc/chung/mức 2)
Vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên là 
A. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
C. Làm nghèo vốn gen của quần thể , giảm sự đa dạng di truyền.
D. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
Đáp án : B 
Câu 73: (b 41-29/ chung/ Mức độ 3)
Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là: 
A. Có sự cách li về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loài; 
B. Không phù hợp về mặt cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài; 
C. Không có cơ quan sinh sản hoặc cơ quan sinh sản bị thoái hoá; 
D.Trở ngại do sự phát sinh giao tử. 
Đáp án : D
Câu 74: (b 41-29/ chung/ Mức độ 3)
Lúa mì (A) lai với lúa mì hoang dại (hệ gen DD, 2n = 14), thu được con lai ABD = 21. Để có kết quả này loài lúa mì (A) phải có: 
A. Hệ gen AB, 2n = 16 	
B. Hệ gen AB, 2n = 14	
C. Hệ gen AABB, 4n = 28	
D. Hệ gen AABB, 2n = 14
Đáp án : C
Câu 75: (b 41- 30/ chung/ Mức độ 1)
Lai xa và đa bội hóa là phương thức hình thành loài phổ biến ở nhóm sinh vật: 
A.Động vật	
B.Thực vật bậc cao 	
C. Thực vật bậc thấpvà nấm	
D. Vi sinh vật 
Đáp án : B
Câu 76: (b 41 -29/ chung / Mức độ 1)
Quá trình nào dưới đây phân biệt sự giải thích hình thành loài mới với sự giải thích hình thành đặc điểm thích nghi: 
A. Quá trình giao phối 	
B. Quá trình cách li	
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên 	
D. Quá trình đột biến 
Đáp án : B
Câu 77 : (b 41-29 / chung / Mức độ 1)
Hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng: 
A. Ngày càng đa dạng phong phú. 
B. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
C. Tạo ra các đột biến có lợi.	
D. Thích nghi.
Đáp án : D
Câu 78: (b 41-29/chung / Mức độ 1)
Phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở: 
A. Thực vật và các loài động vật có khả năng di chuyển xa.
B. Thực vật và các loài động vật ít có khả năng di chuyển xa.
C. Thực vật và các loài động vật sống ở môi trường cạn.
D. Thực vật và các loài động vật sống ở môi trường nước
Đáp án : B
Câu 79: (b 41-29 / chung /Mức độ 1)
Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh trong trường hợp: 
A.Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau.
B.Chọn lọc tự nhiên tích luỹ nhiều đột biến nhỏ
C.Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
D.Hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái diễn ra độc lập.
Đáp án : C
Câu 80: (b 41-29 / chung / Mức độ 1)
Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có ý nghĩa quyết định trong việc đánh dấu có loài mới hình thành: 
A. Chọn lọc tự nhiên 	
B. Giao phối 	
C. Đột biến 	
D. Cách li sinh sản
Đáp án : D
Câu 81: (b 39 -27 / chung / Mức độ 2 )
Giải thích nào dưới đây không đúng về sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp? 
A.Bụi than của các nhà máy phủ kín lên cơ thể bướm, là nguyên nhân tạo sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp.
B. Dạng đen xuất hiện do đột biến trội đa hiệu,vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm
C. Trong môi trường không có bụi than,màu đen là màu có hại bị đào thải
D. Trong môi trường có bụi than,màu đen trở thành có lợi,nên bướm maù đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại.Số cá thể màu đen được sống sót,con cháu ngày một đông và thay dần dạng trắng
Đáp án : A
Câu 82: (b 39-27/ chung / Mức độ 3)
Sự hình thành màu đen đặc trưng phát hiện ở loài bướm (Biston betularia) tại các vùng công nghiệp nước Anh vào cuối thế kỉ XIX là bằng chứng độc đáo về: 
A.Tầm quan trọng của quá trình giao phối	
B.Sự phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản
C.Mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường	
D.Tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Đáp án : D
Câu 83: (b 39-27/ chung/ Mức độ 2 )
Dưới sự chi phối của các nhân tố: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đã tạo nên: 
A. Loài mới
B. Sự phân ly tính trạng 	
C. Sự thích nghi mới 	
D. Nòi mới 
Đáp án : C
Câu 84: (b 42-31 / chung / Mức độ 2)
Trong lịch sử tiến hóa, ngày nay có sự song song tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm sinh vật có tổ chức cao vì: 
A. Vì sinh giới phải phát triển theo hướng đa dạng và phong phú .
B. Sinh vật bậc thấp có cấu trúc đơn giản nên dễ thích nghi .
C. Do sinh vật có tổ chức thấp và tổ chức cao có khả năng thích nghi như nhau với môi trường.
D. Tuy sinh vật có tổ chức thấp nhưng vẫn thích nghi được với môi trường nên vẫn tồn tại.
Đáp án: D
Câu 85: ( b 42-31 / chung / Mức độ 1)
Phát biểu nào dưới đây là không đúng về sự tiến hoá của sinh giới: 
A.Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có một hoặc một vài nguồn gốc chung
B.Dạng sinh vật nguyên thuỷ nào sống sót cho đến nay, ít biến đổi được xem là hoá thạch sống.
C.Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
D.Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hoá thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau.
Đáp án: D
Câu 86: (b 42-31 / chung / Mức độ 1)
Nhận định sau đây là đúng theo quan điểm tiến hóa hiện đại: 
A. Sinh vật tuy đa dạng phong phú nhưng cùng chung nguồn gốc.
B. Sinh vật rất đa dạng phong phú, mỗi loài có nguồn gốc riêng của nó.
C. Sự hình thành loài mới là kết quả sự tác động của ngoại cảnh làm phân hóa sinh vật.
D. Sinh vật ngày càng đa dạng phong phú là hướng tiến hóa quan trọng nhất của sinh giới.
Đáp án : A
Câu 87: (b 42-31/ chung/ Mức độ 1)
Hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là: 
A. Ngày càng đa dạng phong phú. 
B. Thích nghi ngày càng hợp lí. 
C. Tổ chức ngày càng cao. 
D. Ngày càng đa dạng phong phú, thích nghi ngày càng hợp lí.
Đáp án: B
Câu 88: (b 41- 29 / chung/ Mức độ 2)
Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với các động vật vì: 
A. Chúng di chuyển xa, phân bố rộng dễ tạo quần thể cách li nhau.
B. Chúng có khả năng thích nghi cao với môi trường.
C. Chúng có hệ thần kinh phát triển ,dễ xác định phương hướng.
D. Chúng di chuyển nhanh nên dễ cách li.
Đáp án : A
Câu 89: (b 39 -27 /chung / Mức độ 3)
Qui định chiều hướng và nhịp điệu hình thành đặc điểm thích nghi mới cho sinh vật là vai trò của: 
A. Đột biến 	 
B. Chọn lọc tự nhiên 	
C. Giao phối 	
D. Cách ly
Đáp án: B
Câu 90: (b 40-29/ chung/ Mức độ 1)
Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí thường xãy ra: 
A. Nhanh chóng, tạo kết quả nhanh.
B. Chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
C. Không ổn định tùy thuộc vào điều kiện địa lí.
D. Nhanh chóng liên quan đến những đột biến và biến dị tổ hợp. 
Đáp án : B
Câu 91: (b 40- 28 / chung / Mức độ 3)
Điều nào dưới đây không đúng với loài: 
A. Là nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí.
B. Cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác.
C. Các cá thể trong loài có khả năng giao phối với nhau.
D. Là các nhóm cá thể có vốn gen khác nhau. 
Đáp án : D
Câu 92: (b 41-30 /chung /Mức độ 3)
Nhận định sai khi đề cập đến vấn đề: Hình thành loài mới diễn ra nhanh là:
A. Cấu trúc lại bộ nhiễm sắc thể .
B. Lai xa và đa bội hóa khác nguồn.
C. Con đường địa lí. 
D. Đa bội hóa cùng nguồn .
Đáp án : C
Câu 93: (b 41-30 / chung / Mức độ 2)
Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì:
A. Cơ quan sinh sản của 2 loài không hợp nhau.
B. Con lai sinh ra thường bất thụ.
C. Cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài phức tạp, sự đa bội hóa gây rối loạn giới tính.
D. Hai loài có bộ NST, số lượng không giống nhau. 
Đáp án : C
Câu 94: (B 32 CB - 43NC– Chung – Mức 1)
Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_TONG_HOP_1112.doc