Ngân hàng câu hỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9

docx 82 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9
BÀI 01. CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Câu 1: Chí công vô tư là phẩm đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, luôn giải quyết công việc theo
A. lẽ phải. C. niềm tin.
C. lợi ích cá nhân D. ý muốn chủ quan.
Câu 2: Người chí công vô tư luôn xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của
A. tập thể
B. cơ quan
C. tổ chức
D. cá nhân
Câu 3: “Phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải” thể hiện nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tự chủ 
B. Hợp tác 
C. Chí công vô tư 
D. Bảo vệ hòa bình
Câu 4: Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
A. Quan tâm đến bản thân. B. Luôn coi trọng lợi ích cá nhân.
B. Quan tâm đến hoạt động của tập thể D. Coi trọng lợi ích của tập thể.
Câu 5: Câu nói “ Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” của Bác Hồ thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Tự chủ 
B. Đoàn kết 
C. Chí công vô tư 
D. Yêu thương con người
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện biện pháp để rèn luyện phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
Phê phán những hành vi vụ lợi. B. Ủng hộ, quý trọng người tốt.
C.Giải quyết công việc theo lợi ích chung. D. Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
Luôn xuất phát từ lợi ích chung. 
Luôn xuất phát từ lợi ích cá nhân.
C.Tán thành việc dùng vũ lực trong cuộc sống. 
 D. Ủng hộ dùng bạo lực trong giải quyết mâu thuẫn.
Câu 8: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự
A. Công bằng. 
B. Vụ lợi. 
C. Thực dụng. 
D. Thiên vị.
Câu 9: Người luôn giải quyết công việc theo lẽ phải là biểu hiện của phẩm chất nào dưới đây?
A. Đoàn kết. 
B. Tự lập. 
C. Chí công vô tư. 
D. Dân chủ.
Câu 10: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự chí công vô tư?
A. Chỉ làm những gì có lợi cho bản thân. 
B. Khi giải ki,ukuquyết công việc luôn ưu tiên cho người thân quen.
C. Kiên quyết không hi sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của tập thể.
D. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể.
Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây trái với chí công vô tư?
A. Không hi sinh lợi ích tập thể vì quyền lợi của cá nhân.
B. Tòa xét xử đúng người, đúng tội.
C. Luôn tính toán, so đo thiệt hơn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể.
D. không ưu tiên cho người thân quen khi giải quyết công việc.
Câu 12: Đối tượng nào dưới đây cần phải rèn luyện để có được phẩm chất chí công vô tư?
A. Học sinh, sinh viên.	B. Các nhà lãnh đạo, quản lý.
C. Tất cả mọi người.	D. Người lao động.
Câu 13: Em tán thành với quan điểm nào dưới đây?
A. Chí công vô tư là phẩm chất rất cần thiết.
B. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
C. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.
D. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.
Câu 14: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
A. Cái khó ló cái khôn. B. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
B. Quân pháp bất vị thân. D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 15: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Trong gia đình em phải luôn được nhiều phần hơn anh.
B. Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau.
C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp.
D. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải chí công vô tư.
Câu 16: Chí công vô tư là:
A. Một phẩm chất đạo đức của con người.
B. Sống vô tư, lạc quan trước hoàn cảnh.
C. Một nét đẹp ngoại hình của con người.
D. Làm chủ bản thân trong lao động, sinh hoạt.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
A. Giúp con người giải quyết công việc theo lẽ phải.
B. Luôn mang lại lợi ích cho cá nhân.
C. Làm cho con người không còn quan tâm đến bản thân.
D. Khiến cho cá nhân phụ thuộc vào tập thể.
Câu 18: Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người
A. Tin cậy nhưng không trọng dụng . B. Tin cậy và kính trọng.
C.Tôn trọng nhưng chê dại dột. D. Tôn trọng nhưng cô lập.
Câu 19: Chí công vô tư có ý nghĩa là?
A. Đem lại lợi ích cho tập thể.
B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.
D. Cả A,B,C.
Câu 20: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện:
A. Ông D là người Chí công vô tư. 
B. Ông D là người trung thực.
C. Ông D là người thật thà. 
D. Ông D là.người tôn trọng người khác.
Câu 21: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Q là người không công chí công vô tư. B. Q là người trung thực.
C. Q là người láu cá. D. Q là người khiêm nhường.
Câu 22: Biểu hiện của chí công vô tư là ?
A. Không phân biệt nam hay nữ. B. Không phân biệt giàu hay nghèo.
C. Không phân biệt tôn giáo. D. Cả A,B,C.
Câu 23: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?
A. Không thật thà. B. Không thẳng thắn.
C. Không trung thực. D. Không chí công vô tư.
Câu 24: Biểu hiện nào dưới đây không phải là chí công vô tư ?
A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
D. Cả A,B,C.
Câu 25: Ông M kiên quyết không nhận quà biếu của bất cứ ai trong đợt tuyển dụng để có thể tuyển được người tài cho công ty là đã thực hiện đúng phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Chí công vô tư. B. Tiết kiệm.
C.Tự lập.	 D. Yêu thương con người
Câu 26: Anh D chỉ đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ mình trong mọi việc kể cả khi sai là đã thực hiện sai phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Đoàn kết B. Tự lập.
C.Chí công vô tư D. Dân chủ. 
Câu 27: Bà H vui vẻ chấp hành chính sách giải tỏa mặt bằng liên quan đến mảnh vườn có giá trị của mình để xây dựng trường học là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Đoàn kết B. tự chủ. 
C. Dân chủ. D. Chí công vô tư. 
Câu 28: A là học sinh giỏi nhưng không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, trường vì sợ ảnh hưởng đến thời gian học tập của bản thân là đã không thể hiện đúng phẩm chất đạo đức nào dưới đây? 
A.Tự lập. B. Yêu thương con người.
C. Kỷ luật. D. Chí công vô tư. 
Câu 29: Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
A.Trong các cuộc bình bầu, hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình.
B. Hiền chỉ chăm lo việc của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm.
C. Hôm nay đến lớp đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, Hoa tự quét dọn lớp cho kịp giờ học
D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân, vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài khi kiểm tra.
Câu 30. Lan làm lớp trưởng, chơi thân với Hằng, hằng ngày Hằng thường đi học muộn, quên đồng phục . Với cương vị là lớp trưởng, là bạn thân của Hằng , theo em Lan nên lựa chọn cách sử xự nào dưới đây?
A. Bao che cho bạn. B. Nói thẳng không giữ ý.
C. Bỏ qua cho bạn. D. Góp ý giúp bạn tiến bộ.
Câu 31: Hành vi nào dưới đây không chí công cô tư ?
A. Lớp trưởng ghi tên và nhắc nhở tất cả các bạn vi phạm kỉ luật.
B. Cô giáo phê bình và kỉ luật những bạn vi phạm nội quy lớp học.
C. Cô giáo tuyên dương những bạn có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện.
D. Lớp phó học tập không ghi tên, nhắc nhở bạn thân của mình khi bạn không học bài, không làm bài tập .
Câu 32: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
A. Công bằng. B. Xuất phát từ lợi ích chung.
C. Không thiên vị. D.Tự do phê phán người khác.
Câu 33: Anh T đưa ra quan điểm của mình là chỉ tham gia hoạt động nào mang lại lợi ích cho bản thân là anh thực hiện chưa đúng phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Hợp tác. B. Đoàn kết.
C.Chí công vô tư. D. Kỷ luật.
Câu 34: Vì chơi thân nên bạn A lớp trưởng lớp 9A1 thường xuyên bỏ qua lỗi vi phạm nội quy của bạn B và C. Thấy vậy, bạn D và T thẳng thắn phê phán hành vi của bạn A nhưng bị bạn B và C phủ nhận, buông lời xúc phạm. Những ai trong tình huống trên vi phạm phẩm chất chí công vô tư?
A. Bạn A, bạn B và C B. Bạn D, bạn T.
C. Bạn D, bạn T, bạn A D. Bạn C, bạn B.
Câu 35: Trong đợt bình xét cuối năm, bạn K lớp trưởng và bạn V bí thư đưa đúng danh sách các bạn có thành tích tốt để bình xét thi đua vào đội tuyển nhưng lại bị D và X chê bai là dại, không biết đưa nhiều danh sách để lấy thành tích cho lớp. Thấy vậy, S đã giải thích cho D và X hiểu thì bị X rủ M xúc phạm và tung tin xấu lên mạng xã hội. Những ai trong tình huống trên không thực hiện đúng phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
A. Bạn K, bạn V. B. Bạn D, bạn X.
C. Bạn D, bạn X, bạn M. D. Bạn K, bạn V, bạn M.
Câu 36: Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
A. Bạn Q cho bạn H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng.
B. Bạn M nói xấu bạn N vì N thường xuyên phê bình mình.
C. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên mất trật tự dù T là bạn thân.
D. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân.
Câu 37: Khi kiểm tra bài tập về nhà của bạn. T phát hiện K (bạn thân của mình) chưa làm bài tập. Nếu là T, em sẽ xử sự như thế nào để thể hiện chí công vô tư?
A. Thẳng thắn nhắc nhở K và báo cáo trung thực với cô giáo.
B. Cho K chép bài và báo cáo với cô giáo bạn đã làm đủ bài tập.
C. Lờ sự việc đi, không báo với cô về việc K chưa làm bài tập.
D. Khuyên K giả vờ ốm xuống phòng y tế, tránh việc kiểm tra của cô giáo.
Câu 38: Lớp trưởng A thường xuyên bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của A, em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của A.
C. Phê bình A, khuyên các bạn trong lớp không chơi với A nữa.
C. Khuyên A không nên làm thế, nếu A không nghe sẽ báo cáo các cô giáo.
Câu 39: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư?
A. Là lớp trưởng P thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.
B. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ, bảo vệ ông trong mọi việc.
C. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, M cho rằng chỉ nên bầu những bạn ủng hộ mình.
D. Để chấn chỉnh nề nếp kỉ luật trong công ty, ông A ( giám đốc công ty) xử lí nghiêm những cán bộ vi phạm.
Câu 40: Chí công vô tư không có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho công dân và tập thể.
B. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội.
C. Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
D. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và quý mến.
BÀI 2: TỰ CHỦ
Câu 1: Tự chủ là
A. Kiểm soát được người khác. B. Làm chủ bản thân.
C. Tự làm theo ý mình. D. Làm chủ công việc.
Câu 2: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống là người có đức tính 
A. Tự lập. 	B. Tự tin.	C. Tự chủ. 	D. Chủ quan.
Câu3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
A. Sống cô đơn khép kín.	B. Tự quyết định công việc của mình.
C. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.	D. Luôn luôn hành động theo ý mình.
Câu 4: Hành vi nào sau đây không thể hiện tính tự chủ?
A. Bình tĩnh suy xét mọi việc trước khi nêu ý kiến
B. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người.
C. Thay đổi kế hoạch tùy theo công việc cụ thể.
D.Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề.
Câu 5: Khi đối diện với những lời đồn thổi không hay về mình, em sẽ làm gì để thể hiện sự tự chủ của bản thân?
A. Bình tĩnh, lắng nghe, xem xét để xử lí đúng.
B. Cố gắng truy tìm cho ra nguồn gốc và phải làm sáng tỏ mọi chuyện.
C. Tỏ ra hốt hoảng.
D. Vội tìm cách thanh minh với mọi người.
Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tính tự chủ?
A. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thể hiện sự tự chủ.
B. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.
C. Cần phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi đánh giá về người khác.
D. Đã là bạn thân phải có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc giống nhau.
Câu 7: Tự chủ có ý nghĩa?
A. Giúp ta có chỗ đứng vững chắc trong xã hội.
B. Khiến ta được mọi người quý mến.
C. Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thách thức, cám dỗ.
D. Giúp ta dễ dàng làm mọi công việc đạt kết quả cao.
Câu 8: Câu ca dao: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, nói về phẩm chất đạo đức nào sau đây?
A. Nhân nghĩa. B. Tự tin. C. Tự chủ D. Chí công vô tư.
Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ?
A. Giấy rách phải giữ lấy nề B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận. D. Ăn chắc mặc bền.
Câu 10: Đâu không phải là biện pháp để rèn luyện tính tự chủ?
A. Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động
B. Đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa chữa sai trái sau mỗi việc làm
C. Cứ làm cho xong việc không cần để ý đến kết quả
D. Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, hành động, lời nói của mình là đúng hay sai.
Câu 11: Để rèn luyện tính tự chủ cho bản thân, theo em mỗi chúng ta cần rèn luyện theo những yêu cầu nào sau đây?
A. Nghe theo mọi người, gió chiều nào xoay chiều ấy.
B. Luôn làm theo ý mình, không cần đến sự tham gia của người khác.
C. Suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi nói hoặc làm một việc gì đó.
D. Không cần đánh giá, rút kinh nghiệm về thái độ, hành vi của bản thân.
Câu 12: Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn? 
A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng.
B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng. 
C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn.
D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe doạ, xúc phạm bạn.
Câu 13: Em đồng ý với thái độ, cách cư xử của bạn nào?
A. Hằng đi siêu thị cùng mẹ, thấy bộ quần áo nào đẹp bạn cũng đòi mẹ mua. 
B. Nam dành tiền ăn sáng để mua tất cả tranh ảnh, quần áo có in hình thần tượng của mình.
C. Tuấn đánh Hùng chỉ vì không may Hùng làm rách quyển truyện mà Tuấn rất thích.
D. Đạt từ chối khi Long rủ bỏ học đi chơi điện tử.
Câu 14: Cho tình huống sau: Giờ ra chơi, Lan vô tình xô bạn Minh bị ngã, Minh quay lại mắng và nói những lời rất thậm tệ đối với Lan, cho rằng Lan đã cố ý làm Minh bị ngã. Theo em, bạn Lan cần có cách xử sự như thế nào là hợp lý nhất?
A. Quay lại nói và mắng bạn Minh một trận.
B. Bình tĩnh giải thích cho bạn hiểu rằng mình không cố ý.
C. Bực tức bỏ đi không thèm nói gì.
D. Giận dỗi và không thèm chơi với bạn ấy nữa.
Câu 15: Sắp đến kì thi vào Trung học phổ thông, M đang ở nhà học bài một mình thì có 5 bạn cùng lớp đến rủ M đi chơi game ở quán net gần nhà. Nếu là M, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. đi cùng các bạn	B. không đi và khuyên các bạn cùng ở lại ôn bài.
C. tỏ thái độ bực tức với các bạn.	D. rất thích nhưng sợ mẹ không dám đi.
Câu 16. Người biết kiềm chế cảm xúc, luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống là biểu hiện của
A. chí công vô tư.	C. đức tính tự chủ.
B. việc giữ chữ tín.	D. lối sống liêm khiết.
Câu 17. Cho biết biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?
A. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn. 
B. Sống đơn độc, khép kín.	
C. Tự quyết định công việc của mình trong mọi hoàn cảnh.	
D. Dễ bị lôi kéo làm theo người khác.
Câu 18. Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ?
A. Kiềm chế trước ham muốn của bản thân. 	C. Bình tĩnh trong hành động.
B. Ôn hòa từ tốn trong giao tiếp.	D. Luôn hành động theo ý mình.
Câu 19. Hành vi nào sau đây có tính tự chủ?
A. Thiếu cân nhắc, chín chắn.
B. Nóng nảy khi gặp những việc không vừa ý.
C. Hoang mang sợ hãi trước khó khăn.
D. Biết điều chỉnh hành vi của mình trong các tình huống khác nhau.
Câu 20. Tự chủ giúp con người:
A. Đứng vững trước khó khăn, cám dỗ. 
B. Dễ mắc sai lầm trong cuộc sống.
C. Dễ gây mâu thuẫn với bạn bè. 
D. Bốt phát khi giải quyết công việc.
Câu 21. Câu ca dao sau thể hiện đức tính gì?
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
A. Tính chí công vô tư. 	B. Tính tự chủ.	 C. Tính dân chủ. 	D. Tính kỉ luật.
Câu 22. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tự chủ?
A. Cả bè hơn cây nứa. 	C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 	D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
Câu 23. Chủ nhật, Hăng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiềuMquần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mua hết bộ này đến bộ khác, làm mẹ rất bực mình, buổi đi chơi phố mất vui. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Việc làm của Hằng là không tự chủ, không kiềm chế trước ham muốn cá nhân
B. Việc làm của Hằng là tự chủ khi luôn hành động theo ý mình.
C. Hằng là con nên có quyền đòi hỏi mẹ mua sắm đồ khi cho đi chơi.
D. Mẹ Hằng cần đáp ứng nhu cầu ăn mặc của Hằng.
Câu 24: Biểu hiện nào sau đây thể hiện người không có tính tự chủ?
A. Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình
B. Không nóng nảy vội vàng khi quyết định một việc gì đó
C. Biết kiềm chế cảm xúc của mình trước những tình huống bất ngờ
D. Bình tĩnh giải quyết khi gặp xích mích với những người xung quanh
Câu 25: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
A. Cân nhắc trước khi làm một việc nào đó
B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng
C. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình
D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.
Câu 26: Hành vi nào thể hiện không tự chủ?
A. Kiềm chế bản thân khi giải quyết sự việc
B. Luôn luôn ôn tồn mềm mỏng khi giải quyết vấn đề
C. Im lặng trước thái độ coi thường của người khác
D. Phản đối ý kiến của người khác khi chưa được phép
Câu 27: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.
B. Luôn làm theo số đông không quan tâm đến việc khác
C. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập.
D. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.
Câu 28: Người có tính tự chủ sẽ:
A. Luôn tự tìm ra cách xử lý công việc của mình
B. Không dựa dẫm ỷ lại
C. Luôn nhường nhịn người khác
D. Luôn làm chủ hành động và suy nghĩ của mình
Câu 29: Đâu không phải là biện pháp để rèn luyện tính tự chủ?
A. Cứ làm cho xong việc không cần để ý đến kết quả
B. Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động
C. Xem lại thái độ, hành động, lời nói của mình là đúng hay sai.
D. Đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa chữa sai trái sau mỗi việc làm
Câu 30: Khi đối diện với những lời đồn thổi không hay về mình, em sẽ làm gì để thể hiện sự tự chủ của bản thân?
A. Vội tìm cách thanh minh với mọi người.
B. Tỏ ra hốt hoảng.
C. Cố gắng truy tìm cho ra nguồn gốc
D. Bình tĩnh, lắng nghe, xem xét để xử lí đúng.
Câu 31: Tự chủ giúp con người
A. Biết sắp xếp thời gian hợp lí 	C. Làm những việc mình thích.
B. Làm chủ bản thân. 	D. Trở thành bạn tốt
Câu 32: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Không nên bày tỏ ý kiến trước đám đông
B. Tự chủ là quyết định nhanh trong mọi vấn đề không cần suy nghĩ.
C. Cần phải bình tĩnh, cân nhắc khi đánh giá về người khác
D. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.
Câu 33: Câu tục ngữ “Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói đến phẩm chất nào?
A. Tự chủ,	C. Chí công vô tư
B. Dân chủ. 	D. Kỉ luật
Câu 34: Người có đức tính tự chủ là người:
A. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
B. Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê.
C. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.
D. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.
Câu 35: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính tự chủ?
A. Sống đơn độc, khép kín.
B. Tự quyết định công việc của mình.
C. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ. 
D. Luôn luôn hành động theo ý mình.
Câu 36: Biểu hiện nào sau đây thể hiện người không có tính tự chủ?
A. Biết kiềm chế cảm xúc của mình trước những tình huống bất ngờ
B. Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình
C. Bình tĩnh giải quyết khi gặp xích mích với những người xung quanh
D. Không nóng nảy vội vàng khi quyết định một việc gì đó
Câu 37: Thiếu tính tự chủ con người sẽ:
A. Khó đứng vững trước khó khăn, thử thách và cám dỗ
B. Tự tin trong mọi hoàn cảnh, công việc
C. Biết cư xử đúng đắn, có văn hóa
D. Lạc quan, ung dung trước mọi tình huống
Câu 38: Hai bạn X và V rủ bạn S và M đi chơi trong giờ học. Khi 4 bạn bị cô K là mẹ của X phát hiện và cùng cô giáo chủ nhiệm yêu cầu 4 bạn viết bản kiểm điểm, cam kết sẽ không xảy ra tình trạng trốn học đi chơi nữa, thì chỉ có bạn V và S là nghiêm túc thực hiện. Những ai dưới đây không biết điều chỉnh hành vi của bản thân.
A. Bạn X, bạn M
B, Bạn V, bạn S
C. Bạn X và bạn V
D, Bạn S và bạn M
Câu 39: Bạn C xúi giục bạn B lấy máy tính của bố mẹ mang đi bản lấy tiền trả nợ tiền chơi game, khi hai bạn mang máy tính đi bán thì bị cô K, bác của B phát hiện nên ngăn lại, Biết chuyện anh D bố bạn C tức giận nên đánh bạn C bị thương. Những ai trong tình huống trên không biết làm chủ bản thân
A. Bạn C, anh D
B. Bạn B, cô K
C. Cô K, anh D, ban B
D. Anh D, bạn C, bạn B
Câu 40: Đã nhiều lần A tự hứa với bản thân là không nói dối bố mẹ nữa. Nhưng mỗi khi mắc lỗi, A không đủ cản đảm để nói sự thật với bố mẹ. Điều này thể hiện A là người không có đức tính nào sau đây?
A. Dân chủ.
B. Tự chủ,
C. Kỉ luật.
D. Chí công vô tư.
BÀI 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
Câu 1: Kỉ luật là những quy định chung của
A. Một nhóm bạn thân. B. Nhà nước.
C. Một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội. D. Các quốc gia trên thế giới.
Câu 2: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc tuân theo kỉ luật?
A. Tạo ra sự thống nhất hành động trong tập thể.
B. Bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong tập thể.
C. Không phát huy được quyền làm chủ của mỗi cá nhân.
D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc của tập thể.
Câu 3: Dân chủ.để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung của tập thể, của xã hội.
A. Tạo cơ hội. B. Là điều kiện. C. Là động lực. D. Là tiền đề.
Câu 4. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho .... thực hiện có hiệu quả.
A. Công việc. B. Tự chủ.
C. Dân chủ. D. Pháp luật
Câu 5. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ?
A. Được quyền làm những điều mình thích.
B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội.
C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể.
D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội.
Câu 6. Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính
A. Năng động. B. Tự chủ. C. Sáng tạo. D. Kỉ luật.
Câu 7. Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội?
A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể.
B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên.
C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước.
D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Câu 8. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật?
A. Phát huy dân chủ là phát huy sức mạnh của tập thể.
B. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
C. Kỉ luật khiến cho mọi người bị gò bó, không phát huy được khả năng của mình.
D. Dân chủ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực của bản thân.
Câu 9. Quy định chung của một cộng đồng, tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động đề có hiệu quả trong công việc là 
A. Thoả thuận. B. Đạo đức. C. Quy ước. D. Kỉ luật.
Câu 10. Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm quyền tự chủ.
C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm quy chế.
Câu 11. Dân chủ là mọi người được
A. Làm những gì mình muốn. 
B. quyết định công việc của mình và của người khác.
C. Làm chủ công việc của tập thể và xã hội. 
D.làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình.
Câu 12. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về dân chủ và kỉ luật?
A. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể.
B. Kỉ luật sẽ làm hạn chế quyền dân chủ của mỗi người.
C. Dân chủ và kỉ luật là hai phạm trù không thể song song cùng tồn tại.
D. Học sinh lớp 9 không thể phát huy quyền dân chủ vì các em chưa đủ 18 tuổi.
Câu 13. Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
A. Kỷ luật là động lực để dân chủ được thực hiện.
B. Kỷ luật là mục đích để dân chủ được thực hiện.
C. Kỷ luật là nội dung của dân chủ.
D. Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
Câu 14. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh?
A. Chỉ làm những việc đã được phân công.
B. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm.
C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học.
D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp để không bị phê bình.
Câu 15. Việc làm nào đưới đây vi phạm kỉ luật?
A. Không làm bài tập về nhà. B. Mặc đúng đồng phục khi đến lớp.
C. Chăm chú nghe cô giáo giảng bài. D. Làm bài tập đây đủ trước khi đên lớp.
Câu 16. Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?
A. Tìm mọi lí do để trốn tránh trách nhiệm trước tập thể.
B. Nhắc nhớ, phê bình những bạn nói chuyện riêng trong lớp.
C. Bảo vệ ý kiến của mình đến cùng trong các cuộc thảo luận.
D. Tìm ra lỗi sai của bạn để phê bình vì hôm trước bạn đã phê bình mình trước lớp.
Câu 17. Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật của học sinh?
A. Đi học đúng giờ. B. Nghỉ học không xin phép.
C. Tự ý bỏ việc không báo trước. D. Phát biểu trong các cuộc họp lớp.
Câu 18. Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là 
A. Khiêm nhường. B. Dân chủ. C. Trung thực. D. Kỉ luật.
Câu 19. Câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỉ luật?
A. Tiên học lễ, hậu học văn.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.	
D. Nước có vua, chùa có bụt. 
Câu 20. Hành vi nào sau đây là hành vi thực hiện tốt dân chủ và kỉ lụât?
A. Trong buổi thảo luận chủ đề học tập, các bạn lớp 9A tranh nhau phát biểu ý kiến.
B. Nam luôn chú ý nghe cô giảng bài và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
C. Hùng hay nói tự do trong giờ học.	
D. Tuấn lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.
Câu 21. Việc làm nào dưới đây có nội dung thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?
A. Ông Bính trưởng thôn quyết định mỗi gia đình nộp 50.000 làm quỹ thôn.
B. Cầu thủ bóng đá xô xát trên sân cỏ không tuân theo quyết định của trọng tài.
C. Bảo vệ ý kiến của các bạn đến cùng trong các buổi thảo luận.
D. Nga đến trường dự sinh hoạt Liên đội theo kế hoạch.
Câu 22. Khẩu hiệu: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nói về
A. Vai trò của nhân dân. B. Sức mạnh của nhân dân.
C. Tự quản. D. Dân chủ.
Câu 23. Thực hiện tốt dân chủ có ý nghĩa
A. tạo cơ hội tốt cho mọi người phát triển. B. tạo ra sự tự do tuyệt đối của mỗi người.
C. xây dựng tình bạn đẹp. C. đem lại cuộc sống ấm no.
Câu 24. Ý kiến nào sau đây em cho là đúng?
A. Tính kỉ luật sẽ làm mất tự do cá nhân. B. Chỉ có trong nhà trường mới cần đến kỉ luật.
C. Học sinh nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ. D. Có kỉ luật thì xã hội mới ổn định.
Câu 25. Trong buổi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?
A. Để cán bộ lớp quyết định. B. Sôi nổi đề xuất ý kiến.
C. Tôn trọng ý kiến của tập thể. D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
Câu 26. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Kỉ luật làm hạn chế tinh thần dân chủ.
B. Có kỉ luật, dân chủ mới được thực hiện có hiệu quả.
C. Dân chủ là được làm tất cả những gì mình thích.
D. Dân chủ không phải đảm bảo tính kỉ luật.
Câu 27. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Dân chủ tức là được nói và làm theo ý mình.
B. Kỉ luật làm hạn chế tính dân chủ.
C. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
D. Dân chủ làm mất tính kỉ luật.
Câu 28. Hành vi nào sau đây chưa thực hiện quyền dân chủ?
A. Tham gia bầu chọn cán bộ lớp.
B. Đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp.
C. Không dám phát biểu ý kiến.
D. Hăng hái xây dựng bài.
Câu 29. Hành vi nào sau đây thực hiện đúng kỉ luật nhà trường ?
A. Tự do vứt rác bừa bãi. B. Nói tục, chửi bậy.
C. Làm bài tập đầy đủ. D. Viết vẽ bậy lên bàn.
Câu 30. Nhà trường cho học sinh học tập nội quy nhà trường, học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy đó thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tự chủ. B. Dân chủ.
C. Pháp luật. D. Kỉ luật.
Câu 31. Hành vi nào sau đây thể hiện tính dân chủ?
A. Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác.
B. Tiếp thu ý kiến của người dân.
C. Bắt người khác phục tùng mình.
D. Cấp trên có quyền ra lệnh cho cấp dưới.
Câu 32. Hành vi nào sau đây vi phạm dân chủ?
A. Ba mẹ không cho con cái còn nhỏ tuổi đi chơi khuya.
B. Giáo viên nhắc nhở học sinh đến lớp phải thuộc bài.
C. Giám đốc không lắng nghe ý kiến của công nhân.	
D. Nhà trường để hòm thư góp ý để lắng nghe ý kiến của học sinh. 
Câu 33. Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật đem lại cho chúng ta điều gì?
A. Yêu thương con người. B. Nâng cao dân trí.
C. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc. D. Làm chủ cảm xúc bản thân.
Câu 34. Trường hợp nào sau đây thể hiện sự thiếu dân chủ? 
A. Quốc hội đưa ra dự thảo luật để nhân dân đóng góp ý kiến.
B. Lớp trưởng đưa ra quyết định mà chưa thông qua ý kiến của tập thể.
C. Lãnh đạo cho phép nhân viên giám sát công việc của mình.
D. Cả lớp bàn bạc sôi nổi để chuẩn bị tham gia hội trại 26/3.
Câu 35. Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh cần phải làm gì?
A. Chỉ tham gia ý kiến khi có lợi cho bản thân. 
B. Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp.
C. Tìm mọi cách làm những điều mình thích. 
D. Lắng nghe ý kiến của mọi người mà không có ý kiến gì.
Câu 36. Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. Trung thành. B. Kỉ luật. C. Dân chủ. D. Tự chủ.
Câu 37. Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khu dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc là

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.docx