Đề cương ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 9

doc 87 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi môn Giáo dục công dân Lớp 9
MÔN HỌC : GDCD THCS
Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 1
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 1: Chí công vô tư
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là chí công vô tư.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 1. Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu ví dụ về một việc làm thể hiện chí công vô tư.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 1. 
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 
- Nêu một ví dụ, có thể là: Một người cán bộ lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến phê bình của cán bộ cấp dưới để cải tiến công tác lãnh đạo được tốt hơn; một học sinh không vì cảm tình riêng mà bỏ qua hoặc che dấu khuyết điểm cho bạn; một người dân hiến đất của gia đình để xây trường học cho trẻ em; ...
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 1: Chí công vô tư
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của phẩn chất chí công vô tư.
* Trang số (trong chuẩn): 166
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 2. Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 2. 
- Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng. 
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 1: Chí công vô tư
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là chí công vô tư.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 3. Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó. 
	Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 3. Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác ....
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 1: Chí công vô tư
* Chuẩn cần đánh giá: Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
* Trang số (trong chuẩn): 166
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 4. Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ. 
	Em hãy nhận xét hành vi của Lan.
	Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 4.
- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải. 
- Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của chí công vô tư.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 5. Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?
A. Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình.
B. Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm.
C. Hôm nay đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, An tự quét dọn lớp để kịp giờ vào học.
D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài khi kiểm tra.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 5. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của chí công vô tư.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 6. Những biểu hiện dưới đây là chí công vô tư hay không chí công vô tư ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Biểu hiện
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
A. Không vì tình cảm riêng hoặc vì danh lợi mà đối xử thiên lệch.
B. Có thái độ vô tư, khách quan khi đánh giá người khác.
C. Ba phải, ai nói thế nào, làm thế nào cũng cho là đúng, là được. 
D. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vén cho riêng mình. 
E. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân mình.
G. Coi trọng lợi ích chung hơn lợi ích cá nhân mình.
H. Bỏ qua cho những việc làm sai trái để được lợi.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 6. 
- Chí công vô tư: A, B, D, G
- Không chí công vô tư: C, E, H
Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 2
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là tự chủ.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 1. Em hiÓu thÕ nµo lµ tù chñ ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 1. Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống ; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là tự chủ.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 2. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. 
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 2. 
- Không tán thành ý kiến đó.	
- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì: 
+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động.	
+ Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.	
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 3. Linh là học sinh lớp 9. Linh đang học bài ở nhà thì Tuấn đến rủ Linh đi chơi điện tử ăn tiền. Nếu là Linh, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 3. 
- Nêu cách ứng xử của bản thân: Kiên quyết và khéo léo từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền, khuyên Tuấn không chơi điện tử ăn tiền và rủ Tuấn cùng học bài.
- Giải thích lí do : Chơi điện tử ăn tiền là một hình thức cờ bạc, là tệ nạn xã hội, bị pháp luật nghiêm cấm.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của người có tính tự chủ.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 4. Hãy nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 4. Biểu hiện của người có tính tự chủ: biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình,...
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 5. V× sao con ng­êi cÇn biÕt ph¶i biÕt tù chñ ? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 5. Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá ; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: 
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ ?
A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác.
B. Sống đơn độc, khép kín.
C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.
D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 6. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của người có tính tự chủ.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 7. Hành vi dưới đây là tự chủ hay thiếu tự chủ ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi
Tự chủ
Thiếu tự chủ
A. Khi làm bài kiểm tra, thấy bài khó là Tâm lại cuống lên, không tập trung để làm bài được.
B. Bị bạn trêu chọc, Lâm phản ứng lại ngay như văng tục hoặc đánh bạn.
C. Hòa luôn giữ bình tĩnh khi gặp những tình huống khó khăn bất ngờ.
D. Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi là Yên đi ngay.
E. Mặc dù trời mưa và một số bạn xung quanh bỏ buổi lao động ở trường, nhưng Hải vẫn đi lao động.
G. Lan có tính nóng nảy, hay bốp chát với bạn bè, sau đó Lan thấy như vậy là dở nên cố gắng sửa chữa, bỏ được tính nóng nảy.
H. Thấy các bạn tuổi mình làm blog, Hà cũng lao vào làm, do đó mất nhiều thời gian, học hành bị sút kém.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 7. 
- Tự chủ: C, E, G, 
- Thiếu tự chủ: A, B, D, H
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là tự chủ.
* Trang số (trong chuẩn): 165
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 8. Những câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ ?
A. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.
D. Ăn chắc mặc bền.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 8. A, C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 2: Tự chủ
* Chuẩn cần đánh giá: Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.
* Trang số (trong chuẩn): 53
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 9. Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 9. 
- Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày 
- Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...).
Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 3
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là dân chủ, kỉ luật.
* Trang số (trong chuẩn): 167
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 1. Em hiểu thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 1. 
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. 
- Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, mhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật
* Chuẩn cần đánh giá: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
* Trang số (trong chuẩn): 167
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 2. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào ? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 2. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện : kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là dân chủ, kỉ luật.
* Trang số (trong chuẩn): 167
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 3. Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng ? 
A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu. 
B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ.
C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể.
D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 3. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật
* Chuẩn cần đánh giá: Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.
* Trang số (trong chuẩn) : 167
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 4. Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 4. Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở;  
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là dân chủ, kỉ luật.
* Trang số (trong chuẩn) : 167
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 5. Hành vi nào dưới đây là thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật ?
A. Chăm chú lắng nghe thầy cô giảng và phát biếu ý kiến xây dựng bài.
B. Nói tự do, nói đế lời thầy cô khi thầy cô đang giảng bài. 
C. Lớp trưởng tự đề ra kế hoạch thu tiền của các bạn trong lớp để gây quỹ.
D. Tranh nhau phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp/sinh hoạt Đội.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 5. A
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
* Trang số (trong chuẩn): 167
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 6. Theo em, vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 6. Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ :
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.
Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 4
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá : Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 1. Thế nào là hoà bình?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 1. Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 2. Thế nào là bảo vệ hòa bình ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 2. Bảo vệ hoà bình là làm mọi việc để bảo vệ, gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên ; là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia ; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá: 
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 3. Theo em, vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 3. 
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán.
- Hiện nay, chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 4. Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 4. 
- Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Duy còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè. 
- Góp ý cho Duy: 
	- Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn.
	- Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
	- Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 5. Theo em, lòng yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày ? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 5. Một số biểu hiện như : Biết lắng nghe, biết đặt mình vào vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn ; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác ; sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác ; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác ;...
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 6. Theo em, những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày ? 
A. Tôn trọng và lắng nghe người khác.
B. Có thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người.
C. Hay gây gổ, cãi vã với mọi người xung quanh.
D. Thừa nhận và học hỏi những ưu điểm của người khác.
E. Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người khác.
G. Tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 6. A, B, D, G
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
* Trang số (trong chuẩn): 170
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 7. Em sẽ ứng xử thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau ? 
A. Tránh đi, không tham gia vào cuộc cãi lộn hoặc đánh lộn đó .
B. Tham gia đánh/cãi nhau để bênh vực lẽ phải. 
C. Can ngăn các bạn và giúp các bạn hoà giải. 
D. Đứng ngoài cổ vũ cho bên nào mạnh hơn.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 7. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
* Trang số (trong chuẩn): 170
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 8. Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn ? 
A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng.
B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng. 
C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn.
D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe doạ, xúc phạm bạn.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 8. B
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
 * Chuẩn cần đánh giá: Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Trang số (trong chuẩn): 170
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 9. Theo em, học sinh có thể làm gì để đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 9. Nêu một số việc làm, ví dụ như : giao lưu với thanh, thiếu nhi quốc tế ; mít tinh, viết thư, gửi quà ủng hộ nhân dân, trẻ em những vùng bị ảnh hưởng của chiến tranh ; tham gia vẽ tranh, hát, đi bộ vì hoà bình ; tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hoà bình,...
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 4 : Bảo vệ hòa bình
* Chuẩn cần đánh giá: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
* Trang số (trong chuẩn): 170
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 10. Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì. 
- Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ?
- Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 10. 
- Không tán thành những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái.
- Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn, can ngăn các bạn không đánh bạn T. Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn.
Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 5
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 1. Em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 2. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là (chọn câu trả lời đúng nhất) :
A. quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác.
B. quan hệ giữa các nước láng giềng.
C. quan hệ thường xuyên, ổn định giữa nước này với nước khác. 
D. quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 2. D
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 3. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? 
A. Thiếu tôn trọng, trêu chọc khách nước ngoài.
B. Không giúp đỡ người nước ngoài khi họ gặp khó khăn.
C. Gửi quà ủng hộ trẻ em các nước bị thiên tai.
D. Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết với học sinh các nước.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 3. C
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 4. Hành vi, thái độ nào dưới đây không thể hiện tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới ? 
A. Chăm học ngoại ngữ để có thể giao lưu với người nước ngoài.
B. Kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài. 
C. Niềm nở khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
D. Viết thư giao lưu, kết bạn với học sinh và thiếu nhi các nước khác.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 4. B
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 5. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 5. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuấn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài và tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. 
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và học sinh các nước khác ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 6. 
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống như có khách nước ngoài đến thăm trường; khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế; khi có người nước ngoài đến làm việc tại địa phương; khi có khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu; ...
- Tích cực tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức, như : Mít tinh ủng hộ, bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh tàn phá, quyên góp ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị thiên tai, các hoạt động giao lưu khác, ...
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 7. Những ý kiến dưới đây về tình hữu nghị giữa các dân tộc là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến
Đúng
Sai
A. Không thể có quan hệ bình đẳng, hữu nghị giữa nước giầu và nước nghèo.
B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc giúp các dân tộc hiểu và tôn trọng nhau, tránh được nguy cơ chiến tranh.
C. Chỉ những nước có cùng chế độ chính trị mới có quan hệ hữu nghị với nhau.
D. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trên thế giới.
E. Chỉ những nước có hoàn cảnh giống nhau mới có thể thiết lập được quan hệ hữu nghị.
G. Học sinh còn nhỏ không thể xây dựng được tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 7. 
- Đúng : B, D
- Sai : A, C, E, G
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. 
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 8. Trường của Thanh tổ chức viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài, nhưng Thanh không tham gia. Các bạn trong tổ hỏi vì sao không tham gia thì Thanh nói nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết, làm mất thời gian, ảnh hưởng đến học tập. 
- Em có tán thành suy nghĩ của Thanh không ? Vì sao ? 
- Bản thân em suy nghĩ và đã thực hiện việc này như thế nào ? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 8. 
- Không tán thành suy nghĩ của Thanh vì việc viết thư giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài là thể hiện tình hữu nghị, qua đó nâng cao hiểu biết về các dân tộc và học hỏi được nhiều điều bổ ích. 
- Trình bày suy nghĩ và việc làm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trưởng tổ chức. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
* Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. 
* Trang số (trong chuẩn): 168
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài? 
A. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem. 
B. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài.
C. Tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ. 
D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng nói của họ.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 9. B
Thông tin chung
* Khối: 7 Học kỳ: I
* Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
* Chuẩn cần đánh giá: Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 10. Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói : “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”.
 Em hãy nhận xét hành vi của Dũng. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 10. Hành vi của Dũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng, không thân thiện với người nước ngoài, không giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.
Mã nhận diện câu hỏi GDCD 9 – B 6
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 1. Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển ? Hãy nêu một ví dụ về sự hợp tác. 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 1. 
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên. 	
- Ví dụ : Nước ta hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, ...
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển
* Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 2. Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu ? 
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 2.
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo, ... 
- Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. 
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển.
* Trang số (trong chuẩn): 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 3. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển? 
A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài.
B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm.
D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp.
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 3. B
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển
* Chuẩn cần đánh giá: Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
* Trang số (trong chuẩn) : 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 4. Đảng và Nhà nước ta tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới theo nguyên tắc nào ?
GỢI Ý TRẢ LỜI HOẶC ĐÁP ÁN: 
Câu 4. 
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng, cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Thông tin chung
* Khối: 9 Học kỳ: I
 * Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển
* Chuẩn cần đánh giá: Thế nào là hợp tác cùng phát triển.
* Trang số (trong chuẩn) : 169
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI : 
Câu 5. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ? 
A. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.doc