Ngân hàng Câu hỏi- Đáp án môn: Sinh học 8

doc 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5556Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng Câu hỏi- Đáp án môn: Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng Câu hỏi- Đáp án môn: Sinh học 8
NGÂN HÀNG CÂU HỎI- ĐÁP ÁN
Môn : Sinh học 8
---------------------------------------------------
Tiết 1: Bài mở đầu
 Câu 1.( nhận biết- kiến thức tuần 2, thời gian 1 phút) Chọn đáp án đúng :
 Chọn đáp án đúng: Phương pháp chủ yếu học tập môn cơ thể người và vệ sinh là:
Trực quan:Quan sát tranh ảnh mẫu vật.
Làm thí nghiệm
cả a và b.
- Đáp án : c
 Câu 2.( thông hiểu - kiến thức tuần 2, thời gian 5 phút): 
Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh là:
- Đáp án: Cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết để phòng chống bệnh tật và vệ sinh cơ thể.
 Câu 3: ( vận dụng -kiến thức tuần 2, thời gian 5 phút)
 Chứng minh con người là sinh vật tiến hóa nhất trong giới sinh vật ?
Đáp án: Vì con người cũng có các hệ cơ quan tiến hóa như các sinh vật lớp thú nhưng còn có ngôn ngữ, tư duy, có khả năng làm việc có mục đích. Có khả năng caoir tạo môi trường sống.
Tiết 2: Cấu tạo cơ thể.
Câu 1.( nhận biết- kiến thức tuần 1, thời gian 1 phút) Chọn đáp án đúng :
Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là:
a. Hệ hô hấp b. Hệ thần kinh c. Hệ tiêu hóa 
- Đáp án: c
 Câu 2.( thông hiểu- kiến thức tuần 1, thời gian 5 phút) 
Nêu cấu tạo cơ thể ?
Đáp án: Cơ thể gòm 3 phần : đầu , thân, chi( chân, tay)
Khoang bụng được ngăn cách với khoang ngực bởi cơ hoành..
 Câu 3: ( vận dụng -kiến thức tuần 1, thời gian 5 phút)
Khi hệ thần kinh bị tổn thương theo em điều gì sẽ xảy ra:
- Đáp án: Nhẹ thì nó ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác, nặng có thể gây liệt một số cơ quan, nặng có thể gây tử vong.
 Tiết 3:Tế bào 
Câu 1.( nhận biết- kiến thức tuần 2, thời gian 1 phút) Chọn đáp án đúng :
Thành phần quan trọng nhất của tế bào là:
A. Màng B. Nhân. C. Chất tế bào.
Đáp án: Học sinh chọn A
Câu 2.( thông hiểu- kiến thức tuần 2, thời gian 5 phút): Nêu cấu tạo của tế bào ? (1,5đ)
Đáp án: Học sinh nêu được tế bào gồm 
+ Màng: có cấu tạo gồm 3 lớp: 2 lớp Protein, 1 lớp lipit.
+ Chất tế bào: Chứa các bào quan: ty thể, bộ máy gonghi, lưới nội chất, trung tử..
+ Nhân: bao gồm màng nhân và nhân con.
Câu 3: ( vận dụng -kiến thức tuần 2, thời gian 5 phút)
So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật.
Đáp án: Giống nhau: đều có 3 thành phần cơ bản là màng, chất tế bào và nhân.
 Khác nhau: tế bào thực vật thành có màng xellulo còn ở động vật không có, chất tế bào của thực vật chứa diệp lục còn ở động vật không có.
 Tiết 4: Mô
Câu 1. ( nhận biết- kiến thức tuần 2, thời gian 1 phút) Trong cơ thể mô máu thuộc loại mô:
A. Cơ B. Mô biểu bì C. Mô liên kết.
Đáp án : Chọn C (0,5đ) 
 Câu 2.( thông hiểu- kiến thức tuần 2, thời gian 5 phút): Trình bày cấu tạo của mô biểu bì?
Đáp án: HS trả lời được mô biểu bì gồm các tế bào xép xít nhau có ở bề mặt da hay lót bên trong các cơ quan rỗng trong các tuyến 
Câu 3. Câu 3: ( vận dụng -kiến thức tuần 2, thời gian 3 phút)
- So sánh mô biểu bì mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sư sắp xếp các tế bào trong cơ thể ?
Đáp án (2đ) yêu cầu nêu được 
+Vị trí : Mô biểu bì có ở bề mặt da hay lót bên trong các cơ quan rỗng trong các tuyến 
 Mô liên kết có ở hầu hết các cơ quan 
+Sư sắp xếp các tế bào trong cơ thể 
 -Mô biểu bì :Chủ yếu là các tế bào xếp xít nhau phi bào rất ít 
 -Mô liên kết: Các tế bào rất ít nằm rải rác chủ yếu là phi bào 
 Tiết 5:Phản xạ 
Câu 1. ( nhận biết- kiến thức tuần 3, thời gian 1 phút) 
 Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần : 
a. Nơ ron hướng tâm,nơ ron li tâm,cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng 
 b. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm,nơ ron trung gian,cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng 
 c. Nơ ron hướng tâm,nơ ron li tâm, nơ ron trung gian ,cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ 
d. Nơ ron hướng tâm ,nơ ron li tâm,nơ ron trung gian,cơ quan phản xạ 
 Đáp án (0,5đ) Yêu cầu chọn được b
Câu 2. .( thông hiểu- kiến thức tuần 3, thời gian 7 phút): Nêu cấu tạo –chức năng của nơ ron 
 Đáp án :(2đ)yêu cầu nêu được :
 +Cấu tạo :- Gồm thân trong đó chứa nhân 
 - Xung quanh thân có nhiều sợi nhánh 
 - Có 1 sợi trục dài bên ngoài có bao mi ê lin 
 - Cuối sợi trục phân nhánh là nơi tiếp xúc với cơ quan thụ cảm hoặc với các nơ ron khác 
 +Chức năng : Cảm ứng và dẫn truyền 
 Câu 3: (Vận dụng – kiến thức tuần 3 , thời gian 3’)
Giải thích vì sao khi cắt đứt dây thần kinh cảm giác thì có thể không có phản ứng với kích thích.
Đáp án: Vì không có xung thần kinh truyền về trung ương thần kinh. 
Tiết 7: Bộ xương
Câu1: .( nhận biết- kiến thức tuần 4, thời gian 1 phút) trong cơ thể có mấy loại khớp xương 
 a.1 loại b. 2 loại c. 3 loại 
Đáp án :(0,5đ) yêu cầu chọn được c 
Câu 2: .( thông hiểu- kiến thức tuần 4, thời gian 10 phút) Nêu thành phần chức năng chính của bộ xương 
Đáp án( 2đ) yêu cầu nêu được 
+Thành phần :Bộ xương chia làm 3 phần chính 
 -Xương đầu 
 -Xương thân 
 -Xương các chi 
+Chức năng 
 -Tạo khung năng đỡ cơ thể giúp cơ thể có hình dáng nhất định 
 -Tạo khoang chứa và bảo vệ các nội quan
 -Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động 
Câu 3: (Vận dụng -kiến thức tuần 4, thời gian 1 phút)
Giải thích tại sao các khớp xương ở sọ đa số là các khớp bất động?
Đáp án: Vì sọ chứa và bảo vệ não bộ trung ương thần kinh.
Tiết 8; Cấu tạo và tính chất của xương
Câu 1 . ( nhận biết- kiến thức tuần 4, thời gian 1 phút) Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì 
 a.Cấu trúc có sư kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng 
 b.Xương có tủy xương và muối khoáng 
 c.Xương có chất hữu cơ và màng xương 
 d.Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ 
Đáp án (0,5đ) Yêu cầu chọn được a 
Câu 2: .( thông hiểu- kiến thức tuần 4, thời gian 10 phút) Xương to ra,dài ra là do đâu ?
Đáp án : (1đ) yêu cầu trả lời được 
 -Xương to ra là nhờ sự phân chia các tế bào ở màng xương 
 -Xương dài ra là nhờ sự phân chia các tế bào ở sụn tăng trưởng .
Câu 3: (Vận dụng -kiến thức tuần 4, thời gian 5 phút)
Giải thích tại sao khi bị gãy xương tre nhỏ mau liền xương hơn người già.
- Đáp án: Vì ở trẻ nhỏ có tỷ lệ chất cơ so với chất vô cơ là cao hơn.
Tiết 9: Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ ?
Câu 1: ( nhận biết- kiến thức tuần 5, thời gian 1 phút)
Chọn đáp án đúng: Mỗi bắp cơ gồm nhiều:
a. Tiết cơ b. Bó cơ c. sợi cơ
Đáp án : b
Câu 2: .( thông hiểu- kiến thức tuần 5, thời gian 10 phút)
Đáp án (2đ) yêu cầu nêu được 
 +Cấu tạo của bắp cơ :-Gồm nhiều bó cơ ,mỗi bó gồm nhiều sợi 
 -Bên ngoài là màng liên kết 2 đầu thuôn lại thành gân bám vào xương
 -Ở giữa phình to gọi là bụng cơ 
 + Cấu tạo của tế bào cơ : Gồm các tơ cơ ,có 2 loại là tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp xen kẽ nhau 
Câu 3 (Vận dụng -kiến thức tuần 5, thời gian 5 phút)
Có khi nào cả cơ cả cơ gấp và duỗi của một bộ phận trên cơ thể cùng co tối đa và cùng duỗi tối đa.
Đáp án: không vì cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ( trường hợp người bị liệt).
Tiết 10: Hoạt động của cơ
Câu 1. ( nhận biết - kiến thức tuần 5, thời gian 1 phút)
Nguyên nhân gây mỏi cơ là ?
 a. Lượng nhiệt sinh ra nhiều c. Do lượng cácbonníc quá cao
 b. Do dinh dưỡng thiếu hụt d. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axít trong cơ
Đáp án ( 0,5đ) yêu cầu chọn được d
Câu 2: .( thông hiểu- kiến thức tuần 5, thời gian 10 phút)
Tại sao khi cơ co lại sinh ra công ?Công của cơ được sử dụng vào những mục đích gì ?
Đáp án ( 2đ) yêu cầu trả lời được vì 
 - Cơ co tạo ra 1 lực tác động vào vật làm vật đó di chuyển đi 1 đoạn đường nhất định 
 - Công của cơ giúp cơ thể di chuyển,vận động và thực hiện động tác lao động .
Câu 3: (Vận dụng -kiến thức tuần 5, thời gian 3 phút)
Nêu các hoạt động hàng ngày có tác dụng rèn luyện cơ.
- Đáp án: tập thể dục thể thao, mát sa, thi các trò chơi kéo co, nhảy bao bố.
Tiết 11: Tiến hóa của hệ vận động
Câu 1: (nhận biết-- kiến thức tuần 6, thời gian 1 phút)
Xương đầu của người tiến hóa hơn so với xương đầu động vật là:
Xương sọ chiếm tỷ lệ lớn hơn so với xương mặt.
Các khớp xương khớp bất động.
Xương cằm dài.
- Đáp án: a.
Câu 2: .( thông hiểu- kiến thức tuần 6, thời gian 10 phút)
Nêu cấu tạo của xương cột sống?
Đáp án: Gồm 33 đốt: 7đốt sống cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 cốt cùng, 4 đốt cụt có 4 điểm cong, các đốt khớp bán động với nhau giữa các đót có các đĩa sụn.
Câu 3: (Vận dụng -kiến thức tuần 6, thời gian 3 phút)
chứng minh sự sự tiến hóa bộ xương người phù hợp với dáng đứng thẳng và chức năng lao động 
Đáp án:(2,5đ) Yêu cầu nêu được 
 - Xương sọ phát triển chứa bộ não 
 - Xương lồng ngực phát triển rộng 2 bên hẹp lưng bụng 
 - Cột sống cong 4 chỗ tạo thành chữ S
 - Xương chi trên nhỏ các khớp linh hoạt ,ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại 
 - Xương chi dưới to khỏe các khớp chặt chẽ ,xương bàn chân hình vòm xương gót chân phát triển 
Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể
Câu 1. ( nhận biết - kiến thức tuần 7, thời gian 1 phút)
 Môi trường trong cơ thể gồm:
 a.Máu, nước mô, bạch cầu 
 b.Máu, nước môvà bạch huyết 
 c. Huyết tương ,các tế bào máu và kháng thể .
 d. Nước mô,các tế bào máu và kháng thể .
Đáp án: (0,5đ) yêu cầu chọn được b
Câu 2: .( thông hiểu- kiến thức tuần 6, thời gian 5 phút)
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? 
Đáp án :(2,5đ) yêu cầu trả lời được 
 - Máu gồm có huyết tương chiếm 55% thể tích (90% là nước 10% là các chất dinh dưỡng ,muối khoáng các chất thải ) và các tế bào máu chiếm 45% thể tích gồm hồng cầu ,bạch cầu và tiểu cầu 
 Câu 3: (Vận dụng -kiến thức tuần 6, thời gian 5 phút)
 Chứng minh cấu tạo của hồng cầu phù hợp với chức năng?
Cấu tạo: Hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mắt, không có nhân nó có thể sống khoảng 113 ngày
 - Chức năng của hồng cầu :Vận chuyển ôxy và khí cácboníc tới các tế bào, vì có hình đĩa lõm 2 mặt nên tế bào hồng cầu tăng diện tích tiếp xúc với oxy, do không có nhân nên nó giảm sự tiêu hao năng lượng khi vận chuyển 
Tiết 14: Bạch cầu miễn dịch
Câu 1. (nhận biết- kiến thức tuần 7, thời gian 1 phút)
Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là
 a. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô
 b. Bạch cầu ưa kiềm
 c . Bạch cầu ưa a xít 
 d.Bạch cầu lim phô. 
Đáp án (0,5đ)Yêu cầu chọn được a
 Câu 2.( thông hiểu- kiến thức tuần 7, thời gian 5 phút)
Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể 
Đáp án (1,5đ) Yêu cầu trả lời được các nội dung sau 
-Sự thực bào do bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô 
-Tiết ra các kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do bạch cầu lim phô B 
-Phá hủy các tế bào đã nhiễm bệnh do bạch cầu lim phô T
Câu 3: (Vận dụng -kiến thức tuần 7, thời gian 5 phút)
Tại sao cơ thể có các hành rào bảo vệ mà không ngăn được vi rut HIV.
Đáp án: Vì chúng tấn công vào tế bào limpo gây mất điều khiển sự hoạt động của các bạch cầu khác.
Tiết 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 8, thời gian 1 phút)
Nhóm máu có thể truyền được cho các nhóm máu khác là:
a. Nhóm máu A b. Nhóm máu B c. Nhóm máu O d. Nhóm máu AB 
Câu 2. (thông hiểu- kiến thức tuần 8, thời gian 5 phút)
- Ở người có mấy nhóm máu ? Viết sơ đồ truyền máu .
Đáp án (1,5 đ) Yêu cầu trả lời được 
-ở người có 4 nhóm máu :A,B,AB,O
-Viết đúng sơ đồ truyền máu như SGK trang 49
Câu 3. (Vận dụng -kiến thức tuần 8, thời gian 5 phút)
Bố có nhóm máu A có 2 đứa con, 1đứa có nhóm máu A một đứa có nhóm máu O .đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố 
 a.Đứa con có nhóm máu A c. Hai câu a,b đúng 
 b. Đứa con có nhóm máu O d .Hai câu a,b 
 Đáp án(0.5đ):Yêu chọn được b
Tiết 16 : Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Câu 1. (nhận biết- kiến thức tuần 8, thời gian 1 phút)
Câu nào sau đây không đúng
ở vòng tuần hoàn nhỏ máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi giàu ô xy
ở vòng tuần hoàn nhỏ máu giàu ô xy do trao đổi khí ở phổi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái 
ở vòng tuần hoàn lớn máu động mạch đi nuôi cơ thể giầu ô xy 
ở vòng tuần hoàn lớn máu tĩnh mạch từ cơ quan về tim nghèo ô xy. 
Đáp án (0,5đ) Yêu cầu chọn được a. 
Câu 2 . (thông hiểu- kiến thức tuần 8, thời gian 5 phút)
Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn
Đáp án (2đ) Yêu cầu trả lời được các nội dung sau 
-Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi tới các cơ quan 
-Đến các mao mạch xảy ra sự trao đổi chất và trao đổi khí trở thành máu đỏ thẫm 
-Máu đỏ thẫm từ mao mạch các cơ quan theo tĩnh mạch chủ trở về tâm nhĩ phải 
-Từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải
Câu 3: . (Vận dụng -kiến thức tuần 8, thời gian 3 phút)
Giải thích thế nào là hiện tượng sơ vữa động mạch?
Đáp án: Là hiện tượng lớp biểu bì của động mạch bị tổn thương làm cho mạch bọ hẹp lại, sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành các cục máu đông gây tắc mạch.
Tiết 17: Tim và mạch máu
Câu 1 (nhận biết- kiến thức tuần 9, thời gian 1 phút)
 Thành cơ tim mỏng nhất là:
a.Tâm nhĩ trái c.Tâm thất trái
b.Tâm nhĩ phải d.Tâm thất phải
Đáp án(0.5đ):yêu cầu chọn được b
Câu 2: . (thông hiểu- kiến thức tuần 9, thời gian 5 phút)
Trình bày cấu tạo thành động mạch:
Đáp án: Động mạch bao gồm có 3 lớp ngoài cùng là lớp mô liên kết, tiếp đến là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp biểu bì, càng xa tim các động mạch càng nhỏ dần do đó độ dày của 3 lớp này cùng giảm dần.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 9, thời gian 5 phút)
Tại sao tim hoạt động liên tục mà không hề mệt mỏi:
 Đáp án(1đ):yêu cầu trả lời được:Vì tim hoạt đông theo chu kì , mỗi chu kì co tim 0.8s trong đó tim làm việc 0.4s , nghỉ 0.4s tức thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi nên tim hoạt động liên tục mà không mệt mỏi.
Tiết 18: vận chuyển máu trong hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn.
Câu1: (nhận biết- kiến thức tuần 9, thời gian 1 phút)
Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch là:
Sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch b.Nhờ sự đàn hồi của thành mạch
 c.Sự co bóp của các cơ bắp ảnh hưởng lên thành tĩnh mạch sức hút của lồng ngực khi hít vào và tâm nhĩ khi thở ra
 d.Hai câu a, b đúng 
Đáp án (0.5đ):Yêu cầu trọn được d
Câu 2: . (thông hiểu- kiến thức tuần 9, thời gian 5 phút)
Máu vận chuyển trong động mạch là nhờ các yếu tố nào?
Đáp án: - Nhờ sức co bóp của tim, nhờ sự co dãn của thành mạch, do giữa tim và động mạch có van tỏ chim giúp máu chỉ lưu thông theo một chiều.
Câu 3 : (Vận dụng- kiến thức tuần 9, thời gian 5 phút)
Trình bày các hoạt động hàng ngày có tác dụng rèn luyện tim mạch:
 Đáp án(1.5đ):Yêu cầu trả lời được các nội dung sau
_Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như là :chạy, bơi, đi bộ
_Lao động vừa sức _Xoa bóp, luyện khí công. 
Tiết 21: Hô hấp – cơ quan hô hấp
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 11, thời gian 1 phút)
 Cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp là: (0.5đ’) 
A. Khí quản B, Phế quản C. Phổi D. Mũi.
- Đáp án: C.
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 11, thời gian 5 phút)
Nêu các cơ quan trong hệ hô hấp? (1 đ’)
HS: Bao gồm đường dẫn khí ( Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và 2 lá phổi..
Câu 3: Câu 3 : (Vận dụng- kiến thức tuần 11, thời gian 5 phút)
Giải thích mối quan hệ giữa trao khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào?
Đáp án: chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau nếu không có sự trao đổi khí ở phổi sẽ không có oxy để thực hiện quá trình trao đổi khí ở tế bào, nếu không có quá trình trao đổi khí ở tế bào không tạo ra năng lượng để thực hiện quá trình trao đổi khí ở phổi.
Tiết 22: Hoạt động hô hấp
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 11, thời gian 1 phút)
Trong hoạt động hô hấp bình thường có sự tham gia của các cơ:
A. Cơ hoành B, Cơ liên sườn ngoài C. Cả 2 loại trên.
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 11, thời gian 5 phút)
Nêu quá trình trao đổi khí ở phổi?(1đ’)
HS: Máu từ tim lên phổi mang nhiều CO2 nên có mầu đỏ thẫm khi đến các phế nang do nồng độ O2 trong máu nhỏ hơn ngoài phế nang nên O2 từ phế nang đi vào máu còn nồng độ CO2 trong máu cao hơn nên CO2 từ máu ra phế nang.Máu từ phổi về tim có nhiều O2 nên có màu đỏ tươi.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 11, thời gian 5 phút)
Giải thích tại sao khi chạy về đích ta vẫn phải hít thở sâu một thời gian ngắn.
- Đáp án: Do trong quá trình chạy cơ thể không cung cấp đủ oxy nên gây hiện tượng nợ oxy vì vậy sau khi chạy về vẫn phải cung cấp thêm lượng oxy còn thiếu để oxy hóa hết axit lactic trong tế bào.
Tiết 23: Vệ sinh hô hấp.
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 12, thời gian 1 phút)
Các khí nào sau đây có hại cho hệ hô hấp : (0.5đ)
A. Oxi B. CO2 C. SO2 D. Đáp án B và C.
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 12, thời gian 5 phút)
Cần rèn luyện như thế nào đẻ có một hệ thần kinh khỏe mạnh.(1đ’)
HS: - Tập thể dục thể thao kết hợp với hít thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 12, thời gian 5 phút)
Tại sao hút thuốc lá lại có hại cho đường hô hấp.
- Vì khói thuốc lá bám vào niêm mạc đường hô hấp và phổi cản trở quá trình hô hấp, các chất độc hại có trong thuốc lá gây ưng thư phổi
Tiết 25: Tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa.
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 13, thời gian 1 phút)
 Các chất nào sau đây không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa.
A. Nước B. Gluxit C. lipit D. Vi ta min E. Cả A và D.
- Đáp án: D
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 13, thời gian 5 phút)
Nêu các hoạt động của quá trình tiêu hóa ? (1đ’)
HS: Bao gồm các hoạt động: Ăn và uống, Đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 13, thời gian 5 phút)
Tiếp nước hoa quả có nhiều vitamin cho cơ thể bệnh nhân có được coi là quá trình tiêu hóa để cung cấp vitamin cho cơ thể không.
- Đáp án: Không vì nó không thông qua hoạt động của hệ tiêu hóa.
Tiết 27: Tiêu hóa ở khoang miệng
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 14, thời gian 1 phút)
 Trong khoang miệng chất hữu cơ nào có trong thức ăn bị biến đỏi về mặt hóa học?(0.5đ)
A. Protein B. Tinh bột C. Lipit 
Đáp án: B.
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 14, thời gian 5 phút)
Nêu quá trình biến đổi thức ăn về mặt lý học ở khoang miệng? ( 1đ)
HS:Thức ăn được làm nhỏ, làm mềm, thấm đều dịch vị, vón thành viên và được đẩy xuống thực quản.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 14, thời gian 5 phút)
Giải thích câu tục ngữ nhai kỹ no lâu?
Đáp án: Vì khi nhai kỹ làm cho thức ăn càng nhỏ và nhuyễn giúp thức ăn ngấm được nhiều dịch tiêu hóa, tạo ra nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể hấp thụ được sẽ lâu thấy đói.
Tiết 28: Tiêu hóa ở dạ dày
Câu 1 : (nhận biết- kiến thức tuần 14, thời gian 1 phút)
 Trong dạ dày chất hữu cơ nào trong thức ăn bị biến đỏi về mặt hóa học?(0.5đ)
A. Protein bị cắt nhỏ thành các chuỗi protein ngắn. B. Tinh bột C. Lipit 
- Đáp án: A. 
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 14, thời gian 5 phút)
 Nêu quá trình biến đổi thức ăn về mặt lý học ở dạ dày ? (1đ’)
HS: - Thức ăn dưới sự co bóp của dạ dày được làm nhuyễn thấm đều dịch vị, được đưa xuống ruột non thành từng đợt.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 14, thời gian 5 phút)
Giải thích tại sao dịch vị trong dạ dày chứa HCL có thể biến đổi protein trong thức ăn mà thành dạ dày cũng được cấu tạo từ protein mà không bị biến đổi.
Đáp án: Vì lớp niêm mạc của dạ dày được bao phủ bởi dịch nhầy mang tính kiềm trung hòa bớt axit ngăn không cho HCL ngấm vào bên trong, thức ăn làm giảm lượng axit
Tiết 29: Tiêu hóa ở ruột non
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 15, thời gian 1 phút)
Ruột non hấp thụ thức ăn nhờ : (0.5đ’)
A. Cơ vòng B. Cơ dọc C. Lông ruột.
- Đáp án: C.
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 15, thời gian 5 phút)
Nêu quá trình tiêu hóa về măt hóa học ở ruột non.(1đ’)
HS: Dưới tác dụng của dịch ruột và dịch mật:
Đường đôi -> đường đơn , protein -> axitamin , Lipit -> axitbeo và glyxerin
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 15, thời gian 5 phút)
Chứng minh ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Đáp án: do ruột non dài khoảng 3m, trên bề mặt lớp niêm mạc có rất nhiều lông ruột có nhiều nếp gấp.
Tiết 30: Hấp thụ dinh dưỡng và thải phân
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 15, thời gian 1 phút)
Phần lớn lipit được hấp thụ nhờ: (0.5đ)
A. Bạch huyết B. Đường máu C. Cả 2 con đường
- Đáp án: A
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 15, thời gian 5 phút)
- Nêu qua trình vận chuyển, hấp thụ cấc chất dinh dưỡng.
Đáp án: Vận chuyển theo đường máu: gluxit, protein, một phần lipit, các vitaminvà con đường bạch huyết vận chuyển khoảng 70% lipit.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 15, thời gian 5 phút)
Giả sử gan không đảm nhiệm được chưc năng của mình dẫn đến điều gì?
- Đáp án: Cơ thể không khử được các chất độc, không tích lũy được nhiều glucogen..
Tiết 31: Vệ sinh tiêu hóa.
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 16, thời gian 1 phút)
Chọn đáp án đúng: Tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là:
a. Vi khuẩn helicobacter pilori b. tâm lý căng thẳng kéo dài c,. ăn uống không khoa học.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 16, thời gian 5 phút)
Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa? (1đ’)
Đáp án: tránh các tác nhân có thể gây hại cho đường tiêu hóa như cấc vi sinh vật gây hại, các chất độc hại. hình thành thói quen ăn uống hợp vệ sinh, vệ sinh răng miệng.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 16, thời gian 5 phút):
Giải thích câu tục ngữ : sáng ăn cho ta, trưa ăn cho bạn, tối ăn cho thù.
Đáp án: Câu này hàm ý: thức ăn lưu lại trong dạ dày và được tiêu hóa hàn toàn trong 6-8 tiếng vì vậy thức ăn buổi sáng, buổi trưa đủ thời tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng, còn đén buổi tối khi cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi lượng thức ăn tối nhiều sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.
Tiết 32: Trao đổi chất.
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 16, thời gian 1 phút)
Chọn đáp án đúng:
Cơ thể thực hiện quá trình trao dổi chất với môi trường ngoài qua các hệ cơ quan:
a. Hệ tiêu hóa b. Hệ hô hấp c. Hệ bài tiết d. cả 3 đáp án trên.
- Đáp án : d
Câu 2 : (thông hiểu- kiến thức tuần 16, thời gian 5 phút)
 Nêu quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào? (1đ)
HS: Oxi và các chất cần thiết từ máu vào tế bào còn CO2 và chất thải của quá trình hô hấp của tế bào được đưa vào máu thông qua nước mô.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 16, thời gian 5 phút):
Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp dộ cơ thể với cấp độ tế bào.
Đáp án: Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau nêu không có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể sẽ không có nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào còn nếu không có sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào sẽ không tạo ra năng lượng cho quá trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
Tiết 33: Chuyển hóa.
Câu 1: (nhận biết- kiến thức tuần 17, thời gian 1 phút)
Chọn đáp án đúng: 
Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng phụ thuộc vào sự điều khiển của các yếu tố:
a. thần kinh b. cơ chế thể dịch c. cả 2 đáp án trên.
Câu 2: (thông hiểu- kiến thức tuần 17, thời gian 5 phút)
Thế nào là quá trình đồng hóa? dị hóa? (1đ’)
Đáp án : - Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản đồng thời tích lũy năng lượng.
- Dị hóa là quá trình phân giải các các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng.
Câu 3: (Vận dụng- kiến thức tuần 17, thời gian 5 phút):
Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
Đáp án: Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau nêu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho quá trình dị hóa còn nếu không có dị hóa sẽ không tạo ra năng lượng cho quá trình đồng hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_cau_hoi_sinh.doc