Ma trận và đề kiểm tra học kì II môn Công nghệ Lớp 9 - Trường TH và THCS Kim Bôi (Có đáp án)

docx 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kì II môn Công nghệ Lớp 9 - Trường TH và THCS Kim Bôi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra học kì II môn Công nghệ Lớp 9 - Trường TH và THCS Kim Bôi (Có đáp án)
PHÒNG GD ĐT KIM BÔI
TRƯỜNG TH&THCS KIM BÔI
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HOC KỲ II Môn: Công nghệ 9
Thời gian: 45 phút
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp
Vận dụng cấp cao
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Kĩ thuật trồng cây vải
1Câu 0.25đ
1Câu 1đ
3Câu 
0,75đ
1Câu 0.25đ
6 câu
2.25đ
TH giâm cành
2Câu 
0.5đ
1Câu 
0.25đ
3 câu
0.75đ
Bài: TH chiết cành, 
3Câu 
0.75đ
2Câu 
0.5đ
5 câu
1.25đ
TH ghép cành
1Câu 
0.25đ
2Câu 
0.5đ
3 câu
0.75
Bài: TH Trồng cây ăn quả
1Câu 
2đ
1 câu
2. đ
Bài: TH bón thúc cho cây ăn quả
2Câu 0.5đ
2Câu 
0.5đ
0,5 câu
1đ
0.5 Câu 
1.0đ
5 câu
3 đ
Tổng
10 câu
(3.25đ)
11 câu
(4.5 đ)
1câu 
(1.25đ)
1 câu
1đ
23 câu
(10đ)
PHÒNG GD ĐT KIM BÔI
TRƯỜNG TH&THCS KIM BÔI
ĐỀ THI HỌC KÌ II
Môn: Công nghệ 9
Thời gian: 45’
A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng (2 điểm):
Câu 1. Đặc điểm của cây vải là:
A. Là loại cây đặc sản của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
B. Có giá trị dinh dưỡng cao
C. Mang lại thu nhập cho người dân
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của cây vải trồng bằng cành chiết?
A. Rễ ăn sâu
B. Rễ ở độ sâu từ 0 – 60cm
C. Rễ phát triển rộng gấp 1,5 – 2 lần tán cây
D. Rễ ăn nông
Câu 3. Yêu cầu đầu tiên về ngoại cảnh của cây vải là:
A. Nhiệt độ
B. Lượng mưa
C. Ánh sang
D. Đất
Câu 4. Giống vải nào có chất lượng tốt?
A. Vải thiều
B. Vải chua
C. Vải lai
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Cây vải có phương pháp nhân giống nào là phổ biến?
A. Chiết cành
B. Ghép cành
C. Ghép mắt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Đặc điểm của cành giâm cần cắt là:
A. Cành giâm có đường kính 0,5 cm
B. Cành giâm cắt thành từng đoạn từ 5 đến 7 cm
C. Cành giâm có từ 2 đến 4 lá
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Người ta phải cắm cành giâm xuống luống đất hoặc cát với độ sâu:
A. 3 cm
B. 5 cm
C. 3 cm đến 5 cm
D. 10 cm
Câu 8. Cần tưới nước cho những khu vực nào khi chăm sóc cành giâm?
A. Đất
B. Cát
C. Mặt lá
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Bước 1 của quy trình chiết cành là:
A. Chọn cành chiết
B. Khoanh vỏ
C. Trộn hỗm hợp bó bầu
D. Bó bầu
Câu 10. Chọn cành chiết có độ tuổi:
A. 1 năm
B. 3 năm
C. 2 năm
D. 1 năm đến 2 năm
Câu 11. Yêu cầu của kích thước bầu là:
A. Kích thước lớn
B. Kích thước nhỏ
C. Kích thước trung bình
D. Tùy loại cây
Câu 12. Cành chiết sau khi cắt, được đem giâm ở đâu?
A. Vườn ươm
B. Bầu đất
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 13. Bước thứ nhất của quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ là:
A. Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép
B. Cắt mắt ghép
C. Ghép mắt
D. Kiểm tra sau khi ghép
Câu 14. Có cách ghép cây ăn quả nào?
A. Ghép đoạn cành
B. Ghép mắt nhỏ có gỗ
C. Ghép chữ T
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Bước thứ tư của quy trình ghép mắt nhỏ có gỗ là:
A. Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép
B. Cắt mắt ghép
C. Ghép mắt
D. Kiểm tra sau khi ghép
Câu 16. Người ta để thuốc kích thích ra rễ vào vị trí nào khi bó bầu?
A. Vết cắt khoanh vỏ ở phía trên
B. Trộn thuốc kích thích vào đất bó bầu
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 17. Phân kali dùng cho bón thúc cây ăn quả có kí hiệu là:
A. N                                                                       
B. P
C. K                                                                       
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Rãnh bón phân có độ sâu bao nhiêu là hợp lí?
A.10cm                                                                  
B. 20cm
C.50cm                                                                  
D. 5cm
Câu 19. Phân đạm dùng cho bón thúc cây ăn quả có kí hiệu là:
A. N                                                                       
B. P
C. K                                                                       
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20. Cần chuẩn bị mấy loại phân hóa học cho việc bón thúc cây trồng ăn quả?
A. 1                                                                        
B. 2
C. 3                                                                        
D. 4
B. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 21: (1 điểm)
 Em hãy nêu các công việc chăm sóc cây vải?
Câu 22: (2 điểm)
 Vì sao cần phải bón phân thúc cho cây ăn quả ?Tại sao lại bón vào rãnh hoặc hố theo hình chiếu của tán cây
Câu 23: (2 điểm) 
 Phân tích quy trình thực hành trồng cây ăn quả? 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Mỗi ý đúng 0.25đ
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
A
A
A
C
D
C
D
A
D
D
C
A
D
D
C
C
B
A
C
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
Câu 21: 
* các công việc chăm sóc cây vải:
- Làm cỏ, vun xới
- Bón phân thúc
- Tưới nước
- Tạo hình, sửa cành
- Phòng trừ sâu, bệnh
(1 điểm)
Câu 22: 
(2 điểm)
- Cần phải bón phân thúc cho cây ăn quả để cung cấp thêm chất 
dinh dưỡng cho cây phát triển. 
- Bón phân vào rãnh hoặc hố theo hình chiếu của mép tán cây, sâu 15 - 20 cm, rộng 20 - 30 cm và lấp đất kín. Vì căn cứ vào đặc điểm thực vật của cây ăn quả : bộ rễ phát triển, rễ con tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt ăn rộng theo hình chiếu của mép tán cây, do đó bón phân như vậy giúp cây hút được chất dinh dưỡng nhanh hơn, có hiệu quả hơn 
1đ
1đ
Câu 23
(2 điểm)
- Bước 1. Đào hố đất
Kích thước hố tùy theo loại cây, chú ý cần để riêng lớp đất mặt bên miệng hố.
 - Bước 2. Bón phân lót vào hố
Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 – 50kg/hố và phân hóa học (Phân lân, kali) tùy theo loại cây, cho vào hố và lấp đất kín.
- Bước 3. Tồng cây
Đào hố trồng, bóc bỏ vỏ bầu cây, đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 3 – 5cm và ấn chặt, tưới nước.
0.5 đ
0,75
0.75 đ
NHÀ TRƯỜNG DUYỆT
(Ký tên, đóng dấu)
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁO VIÊN RA ĐỀ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bùi Văn Hiến

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_9_truong.docx