Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì II môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 14 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì II môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì II môn Công nghệ Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP: 8
THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút
Bản đặc tả
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
Vận
dụng cao
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
I. Đồ dùng điện gia đình
1.1. An toàn điện.
Nhận biết:
Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện.
Một số biện pháp an toàn điện.
Thông hiểu:
Những nguyên tắc khi sử dụng và sửa chữa an toàn điện.
Vận dụng:
Phòng tránh một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện.
2
1.2. Đồ dùng điện.
Nhận biết:
Phân loại các loại đồ dùng điện trong gia đình.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc một số đồ dùng điện. 
Các thông số kỹ thuật trên đồ dùng điện.
Cách sử dụng đồ dùng điện.
Thông hiểu: 
Giải thích ý nghĩa các thông số kỹ thuật ghi trên đồ dùng điện.
Cách phân loại đồ dùng điện.
Vận dụng:
Sử dụng hợp lý các đồ dùng điện trong gia đình
Tính toán về máy biến áp một pha trong thực tế.
3
1
1.3. Xử dụng hợp lý điện năng.
Nhận biết:
Biết được giờ cao điểm.
Biết sử dụng điện năng hợp lý.
Thông hiểu:
Nguyên nhân dẫn đến giờ cao điểm.
Cách sử dụng điện năng trong giờ cao điểm
Vận dụng:
Có ý thức sử dụng tiết kiệm điện.
Tính toán được điện năng tiêu thụ.
2
2
II. Mạng điện trong nhà
2.1. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà.
Nhận biết:
Biết được cấu tạo, chức năng của một số phần tử của mạng điện.
Thông hiểu:
Hiểu được đặc điểm, cấu tạo và một số phần tử của mạng điện trong nhà.
Vận dụng:
Lựa chọn các đồ dùng điện phù hợp với mạng điện trong nhà.
2
1
2.2. Thiết bị điện
Nhận biết: 
Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số thiết bị điện.
Thông hiểu:
Hiểu được công dụng của một số thiết bị điện.
Hiểu được vị trí lắp đặt các thiết bị điện.
Vận dụng:
Lựa chọn cac thiết bị điện phù hợp với nhu cầu.
Phân biệt một số thiết bị điện.
Mô tả được nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt các thiết bị điện.
3
2.3. Sơ đồ điện
Nhận biết:
Biết khái niệm về sơ đồ điện.
Phân loại các loại sơ đồ điện.
Thông hiểu:
Ý nghĩa của sơ đồ điện, sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạng điện
Vận dụng:
Đọc một số sơ đồ mạch điện đơn giản.
1
TỔNG
12
2
1
Ma trận
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số CH
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
I. Đồ dùng điện gia đình.
1.1. An toàn điện.
0,5
2,25
22,5%
1.2. Đồ dùng điện.
0,75
2
4,0
40%
1.3. Xử dụng hợp lý điện năng.
0,5
0,75
7,5%
II. Mạng điện trong nhà.
2.1. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà.
0,5
3
2,25
22,5%
2.2. Thiết bị điện
0,75
0,5
5%
2.3. Sơ đồ điện
2
0,25
2,5%
TỔNG
3
3
4
10
TỈ LỆ (%)
30%
30%
40%
TỈ LỆ (%) CHUNG
30%
30%
40%
100%
Đề kiểm tra
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng.
Câu 1. Em hãy lựa chọn hành động đúng:
A. Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện.	 	
B. Trong mạch điện không sử dụng thiết bị bảo vệ mạch điện như cầu dao, cầu chì, ...
C. Không sử dụng dụng cụ cách điện khi sửa chữa điện.	
D. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp.
Câu 2. Hành động nào dưới đây là sai:
A. Xây nhà xa đường dây điện cao áp.	
B. Thả diều nơi không có dây điện.
C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp.	
D. Tránh xa dây điện đứt rơi xuống đất.
Câu 3: Ở nước ta mạng điện trong nhà có điện áp:
A. 110V. 	B. 220V.
C. 380V.	D. 200V.
Câu 4. Những đồ dùng điện nào sau đây có số liệu kỹ thuật phù hợp với mạng điện trong nhà ở nước ta?
	A. Quạt điện 220V – 30W	 	 	B. Máy giặt 110V – 400W
	C. Bếp điện 110V – 250W	D. Tủ lạnh 110V – 80W
Câu 5. Đâu là đơn vị dòng điện định mức của đồ dùng điện?
	A. V. 	B. W.
	C. A. 	D. KVA.
Câu 6. Trên bóng đèn có ghi 220V – 60W, số đó có ý nghĩa là:
	A. Điện áp định mức, dòng điện định mức.	B. Dòng điện định mức, công suất định mức.
	C. Điện áp định mức, công suất định mức.	D. Trị số thực của bóng đèn.
Câu 7 . Năng lượng đầu ra của nồi cơm điện là gì:
	A. Điện năng	B. Quang năng
C. Nhiệt năng	D. Cơ năng
Câu 8. Đèn led có công suất 20W, hoạt động bình thường và liên tục trong 2 giờ. Điện năng đèn đã tiêu thụ là:
 	A. 40Wh
B. 24Wh
 	C. 60W
D. 180W 
Câu 9. Hành vi nào sau đây là tiết kiệm điện năng:
A. Tan học không tắt đèn phòng học	
B. Bật đèn ở nhà suốt ngày đêm
 	C. Khi ra khỏi nhà không tắt đèn các phòng.	
D. Khi xem ti vi tắt đèn bàn học.
Câu 10. Công tắc điện thuộc loại thiết bị điện nào
 	A. Thiết bị lấy điện.	
B. Thiết bị bảo vệ.
 	C. Thiết bị đóng- cắt.	
D. Cả ba loại thiết bị trên.
Câu 11. Bộ phận quan trọng nhất của cầu chì là:
	 A. Vỏ	B. Dây chảy 
	 C. Các cực giữ dây dẫn và giữ dây chảy.	D. Như nhau
Câu 12. Thiết bị nào vừa đóng cắt vừa bảo vệ mạch điện.
	 A. Cầu dao	B. Aptomat
	 C. Cầu chì	D. Công tắc
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 13. (3,0 điểm) Nêu đặc điểm và yêu cầu mạng điện trong nhà?
Câu 14. (2,0 điểm) Một máy biến áp một pha có điện áp ở cuộn sơ cấp là 220V, số vòng dây quấn cuộn sơ cấp là 660 vòng, và cuộn thứ cấp có điện áp là 12V. Tính số vòng dây quấn cuộn thứ cấp? Máy này thuộc loại tăng áp hay hạ áp?
Câu 15. (2,0 điểm) Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện xoay chiều gồm: 1 bóng đèn sợi đốt, 1 công tắc, 1 cầu chì.
Hướng dẫn chấm:
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp Án
D
C
B
A
C
C
C
A
D
C
B
B
B. TỰ LUẬN
Câu hỏi 
Đáp án 
Điểm
13
Đặc điểm:
Có điện áp định mức là 220V.
Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà rất đa dạng.
Điện áp định mức của các thiết bị điện, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp định mức.
Yêu cầu:
Đảm bảo cung cấp đủ điện.
Đảm bảo an toàn cho người và ngôi nhà.
Sử dụng thuật tiện, chắc, đẹp.
Dể dàng kiểm tra và sửa chữa.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
14
Viết được: 
Suy ra được: 
Thế vào: 
Tính đúng: 
Máy biến áp này thuộc loại hạ áp.
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
15
Học sinh vẽ theo cách khác mà vẫn đúng theo yêu cầu và vị trí các thiết bị vẫn đạt điểm tối đa.
2.0 điểm
 Tổ chuyên môn 	 Chuyên môn 	 Giáo viên ra đề
Thầy cô thấy hữu ích có thể ủng hộ em ít vào số đt 0343574747.! Em cảm ơn
TRƯỜNG THCS .......	 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I-NĂM HỌC 2022-2023
Họ và tên:	 MÔN: CÔNG NGHỆ 8
Lớp: 8A....	 Thời gian làm bài: 45 phút
Điểm:
 Nhận xét:
Đề ra:
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng.
Câu 1. Cơ khí có vai trò quan trọng trong:
A. Sản xuất.	 	B. Đời sống.
C. Sản xuất và đời sống.	D. Đáp án khác.
Câu 2. Đâu không phải tính chất kim loại màu?
A. Có tính chống mài mòn.	B. Đa số có tính dẫn nhiệt.
C. Dẫn điện tốt.	D. Khả năng chống ăn mòn thấp.
Câu 3: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là:
A. Dễ gia công. 	B. Không bị oxy hóa.
C. Ít mài mòn.	D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4. Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?
	A. 2. 	B. 3.
	C. 4. 	D. 5.
Câu 5. Vật liệu có tỉ lệ cacbon càng cao thì:
	A. Vật liệu càng cứng. 	B. Vật liệu càng mềm.
	C. Vật liệu càng dẻo. 	D. Vật liệu càng dể gia công.
Câu 6. Trong các dụng cụ sau, đâu là dụng cụ gia công:
	A. Mỏ lết.	B. Búa.
C. Kìm.	D. Ke vuông.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thước lá?
	A. Chiều dày: 0,9 – 1,5 mm.	 	 	B. Các vạch cách nhau 1mm.
	C. Chiều rộng: 10 – 25 mm.	D. Chiều dài: 150 – 1000 cm.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về an toàn khi cưa?
 	A. Kẹp vật cưa đủ chặt. 
B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không sử dụng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm vỡ.
 	C. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.
D. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa mạnh hơn.
Câu 9. Phương pháp hàn nào gọi là hàn mềm?
 	A. Hàn thiếc.	 	B. Hàn áp lực.
 	C. Hàn nóng chảy.	 	D. Hàn hồ quang.
Câu 10. Chọn phát biểu đúng:
 	A. Hàn thuộc mối ghép tháo được.	
B. Ghép ren thuộc mối ghép không tháo được.
 	C. Mối ghép bằng đinh tán thuộc mối ghép tháo được.	
D. Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.
Câu 11. Mối ghép vít cấy có chi tiết nào sau đây?
	 A. Vít cấy.	B. Đai ốc.
	 C. Bu lông.	D. Vòng đệm.
Câu 12. Đối với khớp tịnh tiến, để giảm ma sát, người ta sẽ:
	 A. Sử dụng vật liệu chịu mài mòn. 	B. Làm nhẵn bóng các bề mặt.
	 C. Bôi trơn bằng dầu, mỡ. 	D. Tất cả các đáp án trên.
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 13. (2,0 điểm) Nêu vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống?
Câu 14. (3,0 điểm) Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
Câu 15. (2,0 điểm) Chi tiết máy là gì? Xích xe đạp có phải là chi tiết máy không? Tại sao?
BÀI LÀM:

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_cong_nghe_lop_8_na.doc