Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)

docx 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận và đề kiểm tra cuối học kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Cam Thượng (Có đáp án)
TRƯỜNG THCS CAM THƯỢNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: ĐỊA LÝ 9
THỜI GIAN: 45 PHÚT
KHUNG MA TRẬN
TT
Chương/
chủ đề
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết (TNKQ)
Thông hiểu
(TL)
Vận dụng
(TL)
Vận dụng cao
(TL)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Nông nghiệp; công nghiệp; dịch vụ
Nông nghiệp
1TN
2,5%
2,.5%
Công nghiệp
1TN
2,5%
1TL
10%
12.5%
Dịch vụ
 1TN
2,5%
2.5%
2
Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
– Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng
3TN
7,5%
7.5%
3
Đồng bằng sông Hồng
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
– Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng
– Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng
– Vẽ biểu đồ cột
3TN
7,5%
1 TL
30%
1TL
20%
57,5%
4
Bắc Trung Bộ
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3TN
7,5%
7,5%
5
Duyên hải Nam Trung Bộ
– Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiênhiên
4TN
10%
10%
Tỷ lệ
40%
30%
20%
10%
100%
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 
Chọn câu trả lời đúng 
Câu 1. Tài nguyên nào được xem là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp?
A. Đất trồng. B. Khí hậu. C. Nguồn nước. D. Sinh vật.
Câu 2. Đặc điểm thuận lợi của tài nguyên khoáng sản nước ta để phát triển công nghiệp?
A. Phân bố chủ yếu ở miền núi. B. Chủ yếu là các mỏ vừa và nhỏ.
C. Đang ngày càng cạn kiệt. D. Đa dạng.
Câu 3. Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào?
A. Lao động trình độ cao. B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Đường lối chính sách D. Phân bố dân cư.
Câu 4. Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là?
A. Sơn La, Thác Bà. B. Hòa Bình, Uông Bí.
C. Uông Bí, Phả Lại. D. Hòa Bình, Phả Lại.
Câu 5. Công nghiệp chế biến thực phẩm của vùng đồng bằng sông Hồng phát triển dựa trên thế mạnh về?
A. Nguồn lao động dồi dào. B. Nhu cầu thị trường lớn.
C. Nguồn nguyên liệu tại chỗ. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Câu 6. Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là?
A. Cà phê. B. Chè. C. Bông. D. Hồi.
Câu 7. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Vịnh Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 8. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng là?
A. Đất feralit. B. Đất badan. C. Đất xám phù sa cổ. D. Đất phù sa.
Câu 9. Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là?
A. Đất phù sa màu mỡ. B. Nguồn nước mặt phong phú.
C. Có mùa đông lạnh. D. Địa hình bằng phẳng.
Câu 10. Các cây công nghiệp hàng năm quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là?
A. Mía, đỗ tương. B. Lạc, vừng. C. Bông, đay. D. Đay, thuốc lá.
Câu 11. Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là?
A. Khai khoáng và cơ khí. B. Khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Chế biến lâm sản và hàng tiêu dùng. D. Cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng
Câu 12. Hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của Bắc Trung Bộ là thành phố?
A. Thanh Hóa. B. Huế. C. Vinh. D. Đà Nẵng.
Câu 13 .Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là?
A. Hoàng Sa, Trường Sa. B. Trường Sa, Côn Sơn.
C. Hoàng Sa, Phú Quốc. D. Côn Sơn, Bạch Long Vĩ.
Câu 14. Đặc điểm lãnh thổ vùng duyên hải Nam Trung Bộ là?
A. Rộng lớn, có dạng hình thang. B. Có dạng tam giác châu.
C. Kéo dài, hẹp ngang. D. Trải dài từ đông sang tây.
Câu 15. Nghề khai thác tổ chim yến phát triển trên một số đảo ven bờ từ tỉnh?
A. Quảng Ngãi đến tỉnh Khánh Hòa. B. Khánh Hòa đến tỉnh Bình Thuận.
C. Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hòa. D. Khánh Hòa đến tỉnh Phú Yên.
Câu 16 .Một số cây công nghiệp có giá trị được trồng ở các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ là?
A. Bông vải, đay. B. Mía, thuốc lá.
C. Đậu tương, thuốc lá. D. Bông vải, mía đường.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3đ). Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông – lâm – thuỷ sản của vùng? 
Câu 2.(2đ) Cho bảng số liệu sau:
 Diện tích đất nông nghiệp , dân số của cả nước và đồng bằng sông Hồng, năm 2002
Vùng
Đất nông nghiệp 
( nghìn ha)
Dân số 
( triệu người
Cả nước
9406,8
79,7
Đồng bằng sông Hồng
855,2
17,5
Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước ( ha/ người). Nhận xét? 
Câu 3(1đ). Giải thích được tại sao nước ta cần phát triển công nghiệp xanh?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Mỗi câu 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
D
C
C
B
C
D
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
C
B
B
C
A
C
C
D
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng đối với sự phát triển nông – lâm – thuỷ sản của vùng
* Thuận lợi:- Đất phù sa màu mỡ thích hợp sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước
0.5
- Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
0.5
- Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau.
0.5
- Nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
0.5
* Khó khăn:
- Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.
- Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
- Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,
1.0
Câu2 
(2đ)
Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu
- Vẽ biểu đồ cột : Yêu cầu: Tên biểu đồ , có bảng chú giải, trình bày sạch đẹp
0,5
1,5
Câu 3
(1 điểm)
b. Việc phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp Việt Nam:
- Tiết kiệm đầu vào năng lượng, nguyên liệu, tăng hiệu suất sử dụng, giảm nhập khẩu nhiên liệu, đồng thời giảm gánh nặng nhập siêu cho nền kinh tế.
0.5
 Tạo nhiều việc làm mới góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo đảm môi trường bền vững.
0.5
 Cam Thượng, ngày , tháng , năm 
NGƯỜI DUYỆT 
(NHÓM TRƯỞNG)
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_9_nam_ho.docx