Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023

docx 9 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 2110Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023
 PHÒNG GD & ĐT .
 TRƯỜNG THCS ..
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 
NĂM HỌC: 2022-2023
I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN: SINH HỌC LỚP 9 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số câu hỏi
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
ADN và gen
Cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin
3
1
Câu 1 ý a (1đ)
2
Câu 1 ý b (0,5đ)
6
2 ý
Quá trình nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp ARN
2
2
2
Nhiễm sắc thể
Cấu trúc và tính đặc trưng của bộ NST
1
1
2
Nguyên phân
1
Câu 2 ý a (2đ)
1
2
1
5
1 ý
Giảm phân
1
1
1
Câu 2 ý C (0,5đ)
3
1 ý
Phát sinh giao tử và cơ chế xác định giới tính
1
Câu 2 ý b
(1đ)
1
2
1 ý
Tổng
8
4
6
2
20
Tỉ lệ
40% (4đ)
30% (3đ)
20%(2đ)
10%(1đ)
100% (10đ)
II. BẢN ĐẶC TẢ
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN:SINH HỌC 9 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức kĩ năng cần kiểm tra đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
ADN và gen
Cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin
Nhận biết:
- Nêu được cấu tạo hóa học của ADN, ARN, prôtêin
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN
- Nêu được nguyên tắc bổ sung.
- Nêu được các bậc cấu trúc không gian của prôtêin
-Trình bày được chức năng của các loại ARN 
Thông hiểu:
- Giải thích được tính đa dạng và đặc thù của ADN
- So sánh được cấu tạo của ADN và ARN
Vận dụng:
- Xác định được trình tự Nu trên 2 mạch của ADN
- Xác định được số Nu, chiều dài, số liên kết photphodieste của phân tử ADN
Vận dụng cao:
- Giải thích hiện tượng thực tế
3TN
1 TN và 1 ý a câu 1 tự luận 
2 TN và 1 ý b câu 1 tự luận
Quá trình nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp ARN
Nhận biết:
-Trình bày được quá trình tổng hợp ADN, ARN
Thông hiểu:
-So sánh được sự khác nhau giữa quá trình tổng hợp ADN với quá trình tổng hợp ARN
Vận dụng:
-Xác định được trình tự ARN được tổng hợp từ ADN
2 TN
2
Nhiễm sắc thể
Cấu trúc và tính đặc trưng của bộ NST
Nhận biết:
-Trình bày được tính đặc trưng và cấu trúc của NST
Thông hiểu:
-Giải thích được số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài 
-Phân biệt được bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội
1 TN
1 TN
Nguyên phân
Nhận biết:
-Trình bày được diễn biến của NST trong các kì của quá trình nguyên phân
Thông hiểu:
-Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân
 Vận dụng :
-Xác định được số NST trong các kì của nguyên phân
-Xác định được số tế bào con tạo ra sau nguyên phân 
1TN và 1 câu 2 ý a
1TN
2 TN
1 TN
Giảm phân
Nhận biết:
-Trình bày được diễn biến của NST trong các kì của quá trình giảm phân
Thông hiểu:
-So sánh sự khác nhau cơ bản của quá trình nguyên phân và giảm phân
 Vận dụng :
-Xác định được số NST trong các kì của giảm phân
-Xác định được số tế bào con tạo ra sau giảm phân
1TN
1TN
1TN
Câu 2 ý C
Phát sinh giao tử và cơ chế xác định giới tính
Nhận biết:
-Trình bày được quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái
- Trình bày được cơ chế NST xác định giới tính
Thông hiểu:
-So sánh được sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính
Vận dụng :
-Giải thích hiện tượng thực tế
1 TN
1TN và 1 câu 2 ý b tự luận 
1TN
TỔNG
PHÒNG GD ..
TRƯỜNG THCS .
(Đề gồm có 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022- 2023
MÔN SINH HỌC LỚP 9
Mã đề 101
Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Câu 1: Cho phân tử ADN có 3000 nuclêôtit, chiều dài phân tử này là
	A. 4080 A0.	B. 10200 A0	C. 3060 A0.	D. 5100 A0.
Câu 2: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào trong giảm phân?
	A. Kì giữa I.	B. Kì sau I.	C. Kì đầu I.	D. Kì đầu II
Câu 3: Trình tự đơn phân trên một mạch của 1 đoạn phân tử ADN như sau:
 – A– A – X– X – G – G – X – A – 
 Trình tự đơn phân của đoạn mạch còn lại là:
	A. – A– T – X – G – X – X – A – T –	B. – T – G – G – X – X – G – T – A –
	C. – T – T – G – G – X – X – G – T –	D. – A –A – X –X – G – G – X – A –
Câu 4: Một tế bào mẹ tham gia nguyên phân liên tiếp 3 lần. Hỏi số tế bào con được tạo ra là:
	A. 8	B. 4	C. 3	D. 6
Câu 5: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa:
	A. 20 cặp nuclêôtit	B. 20 nuclêôtit
	C. 10 nuclêôtit	D. 30 nuclêôtit
Câu 6: Ở người, có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
	A. 1 loại trứng 22A + X và 2 loại tinh trùng 22A + X; 22A +Y.
	B. 2 loại trứng 22A + X; 22A +Y và 2 loại tinh trùng 22A + X; 22A +Y.
	C. 1 loại trứng 22A + X và 1 loại tinh trùng 22A + X.
	D. 2 loại trứng 22A + X; 22A +Y và 1 loại tinh trùng và 22A + X.
Câu 7: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với:
	A. A của môi trường.	B. G của môi trường.
	C. T của môi trường.	D. X của môi trường.
Câu 8: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
	A. Kì sau	B. Kì trung gian	C. Kì giữa	D. Kì cuối.
Câu 9: Nhiễm sắc thể phân li về 2 cực tế bào xảy ra ở kì nào trong nguyên phân?
	A. Kỳ sau.	B. Kỳ đầu.	C. Kỳ giữa.	D. Kỳ cuối.
Câu 10: Chức năng của tARN là gì?
	A. Tham gia điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
	B. Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin
	C. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp
	D. Vận chuyển các axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin
Câu 11: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
	A. Nhân đôi.
	B. Co xoắn và tháo xoắn NST.
	C. Phân li NST về hai cực của tế bào.
	D. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng.
Câu 12: Từ 10 noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được
	A. 10 trứng và 30 thể cực.	B. 30 thể cực.
	C. 10 trứng.	D. 1 trứng và 3 thể cực.
Câu 13: Từ 5 tế bào sinh trứng của gà giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu trứng?
	A. 15	B. 10	C. 20	D. 5
Câu 14: Một gen có chiều dài 5100 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.
	A. 119	B. 150	C. 105	D. 210
Câu 15: Bộ NST chứa trong các tế bào con tạo ra sau giảm phân bình thường của tế bào sinh giao tử lưỡng bội là:
	A. n	B. 2n	C. 3n	D. 4n
Câu 16: Bộ NST lưỡng bội ở thỏ là 2n=44, trong 8 tinh trùng được tạo thành có bao nhiêu NST:
	A. 352	B. 176	C. 1048	D. 704
Câu 17: Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là:
	A. A, T, U, X.	B. A, T, G, U.	C. A, T, G, X.	D. A, U, G, X.
Câu 18: Trong các tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại:
	A. Thành từng chiếc riêng rẽ	B. Thành từng cặp tương đồng
	C. Luôn co ngắn	D. Luôn ở dạng sợi mảnh
Câu 19: Theo nguyên tắc bổ sung về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng?
	A. A+X=G+X.	B. A+X=A+G.
	C. A+X+G=T+A+X.	D. A+T+G=G+X+T.
Câu 20: Loại đơn phân nào dưới đây không tham gia cấu tạo ARN?
	A. Uraxin.	B. Ađênin.	C. Timin.	D. Guanin.
-----------------------------------------------
B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) 
 Một đoạn mạch ADN (gen) có cấu trúc như sau: 
-A-G-T-X-X-T-A-T-G-X-G-G-G-X-A-T-A-X-X-T-
a. Hãy viết trình tự các đơn phân của mạch còn lại của gen.
b. Tính số nucleotit từng loại của gen.
Câu 2 : (3,5 điểm)
a. Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì nguyên phân? 
b. Sinh con trai hay con gái do bố hay mẹ quyết định? Vì sao?
c. Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân 2 thì tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?
----------- HẾT ----------
PHÒNG GD .
TRƯỜNG THCS .
(Đề gồm có 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022- 2023
MÔN SINH HỌC LỚP 9
Mã đề 102
Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề
A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Câu 1: Cho phân tử ADN có 3000 nuclêôtit, chiều dài phân tử này là
	A. 4080 A0.	B. 5100 A0.	C. 10200 A0	D. 3060 A0.
Câu 2: Theo nguyên tắc bổ sung về mặt số lượng đơn phân thì trường hợp nào sau đây là đúng?
	A. A+X=G+X.	B. A+X=A+G.
	C. A+X+G=T+A+X.	D. A+T+G=G+X+T.
Câu 3: Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là:
	A. A, T, U, X.	B. A, T, G, U.	C. A, T, G, X.	D. A, U, G, X.
Câu 4: Một gen có chiều dài 5100 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.
	A. 119	B. 150	C. 105	D. 210
Câu 5: Trình tự đơn phân trên một mạch của 1 đoạn phân tử ADN như sau:
 – A– A – X– X – G – G – X – A – 
 Trình tự đơn phân của đoạn mạch còn lại là:
	A. – T – G – G – X – X – G – T – A –	B. – A –A – X –X – G – G – X – A –
	C. – A– T – X – G – X – X – A – T –	D. – T – T – G – G – X – X – G – T –
Câu 6: Bộ NST lưỡng bội ở thỏ là 2n=44, trong 8 tinh trùng được tạo thành có bao nhiêu NST:
	A. 352	B. 176	C. 1048	D. 704
Câu 7: Một tế bào mẹ tham gia nguyên phân liên tiếp 3 lần. Hỏi số tế bào con được tạo ra là:
	A. 6	B. 8	C. 3	D. 4
Câu 8: Trong các tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại:
	A. Luôn ở dạng sợi mảnh	B. Luôn co ngắn
	C. Thành từng cặp tương đồng	D. Thành từng chiếc riêng rẽ
Câu 9: Chức năng của tARN là gì?
	A. Tham gia điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
	B. Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin
	C. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp
	D. Vận chuyển các axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin
Câu 10: Ở người, có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
	A. 1 loại trứng 22A + X và 1 loại tinh trùng 22A + X.
	B. 2 loại trứng 22A + X; 22A +Y và 2 loại tinh trùng 22A + X; 22A +Y.
	C. 2 loại trứng 22A + X; 22A +Y và 1 loại tinh trùng và 22A + X.
	D. 1 loại trứng 22A + X và 2 loại tinh trùng 22A + X; 22A +Y.
Câu 11: Từ 10 noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được
	A. 10 trứng và 30 thể cực.	B. 30 thể cực.
	C. 10 trứng.	D. 1 trứng và 3 thể cực.
Câu 12: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào trong giảm phân?
	A. Kì đầu I.	B. Kì sau I.	C. Kì đầu II	D. Kì giữa I.
Câu 13: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với:
	A. X của môi trường.	B. T của môi trường.
	C. A của môi trường.	D. G của môi trường.
Câu 14: Bộ NST chứa trong các tế bào con tạo ra sau giảm phân bình thường của tế bào sinh giao tử lưỡng bội là:
	A. n	B. 2n	C. 3n	D. 4n
Câu 15: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
	A. Phân li NST về hai cực của tế bào.
	B. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng.
	C. Nhân đôi.
	D. Co xoắn và tháo xoắn NST.
Câu 16: Từ 5 tế bào sinh trứng của gà giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu trứng?
	A. 15	B. 20	C. 5	D. 10
Câu 17: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
	A. Kì trung gian	B. Kì cuối.	C. Kì sau	D. Kì giữa
Câu 18: Loại đơn phân nào dưới đây không tham gia cấu tạo ARN?
	A. Uraxin.	B. Ađênin.	C. Timin.	D. Guanin.
Câu 19: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa:
	A. 10 nuclêôtit	B. 30 nuclêôtit
	C. 20 cặp nuclêôtit	D. 20 nuclêôtit
Câu 20: Nhiễm sắc thể phân li về 2 cực tế bào xảy ra ở kì nào trong nguyên phân?
	A. Kỳ đầu.	B. Kỳ giữa.	C. Kỳ cuối.	D. Kỳ sau.
-----------------------------------------------
B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) 
 Một đoạn mạch ADN (gen) có cấu trúc như sau: 
-A-G-T-X-X-T-A-T-G-X-G-G-G-X-A-T-A-X-X-T-
a. Hãy viết trình tự các đơn phân của mạch còn lại của gen.
b. Tính số nucleotit từng loại của gen.
Câu 2 : (3,5 điểm)
a. Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì nguyên phân? 
b. Sinh con trai hay con gái do bố hay mẹ quyết định? Vì sao?
c. Ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân 2 thì tế bào đó có bao nhiêu NST đơn?
----------- HẾT ----------
HƯỚNG DẪN CHẤM 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: SINH HỌC 9
A. TRẮC NGHIỆM. Mỗi câu đúng cho 0,25đ
Mã đề S901
Mã đề S902
Câu 1
B
Câu 1
D
Câu 2
C
Câu 2
C
Câu 3
C
Câu 3
C
Câu 4
B
Câu 4
A
Câu 5
D
Câu 5
B
Câu 6
B
Câu 6
A
Câu 7
B
Câu 7
D
Câu 8
C
Câu 8
B
Câu 9
D
Câu 9
A
Câu 10
D
Câu 10
D
Câu 11
A
Câu 11
D
Câu 12
A
Câu 12
A
Câu 13
A
Câu 13
D
Câu 14
A
Câu 14
B
Câu 15
B
Câu 15
A
Câu 16
C
Câu 16
B
Câu 17
A
Câu 17
C
Câu 18
C
Câu 18
B
Câu 19
D
Câu 19
C
Câu 20
D
Câu 20
C
B. TỰ LUẬN 
Câu 1 : 
 a. Trình tự các đơn phân trong mạch còn lại của gen là : (1đ)
- T-X-A-G-G-A-T-A-X-G-X-X-X-G-T-A-T-G-G-T-
 b. Số nu từng loại của gen là : A=T=9 Nu ; G=X=11 nu. (0.5đ) 
Câu 2 : 
Những diễn biến cơ bản của NST qua nguyên phân.
Nội dung
Điểm
a.
 (2 điểm)
- Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn. Cuối kì NST nhân đôi và trở thành NST kép gồm 2 sợi cromatit dính với nhau ở tâm động.
- Kì đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn dần lại và có hình thái rõ rệt.
- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Mỗi NST kép trong tế bào tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.
- Kì cuối: Các NST ở tế bào con duỗi xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh.
0.5
0.25
0.5
0. 5
0.25
b
c
- Do bố quyết định. Vì sinh con trai hay con gái phụ thuộc vào tinh trùng của bố là X hoặc Y.
- Ở kì sau của giảm phân II thì tế bào ruồi giấm đó có số NST đơn là 8.
1,0
0,5
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_ban_dac_ta_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc.docx