Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6

docx 10 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 17/09/2023 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6
TẬP HUẤN XÂY DỰNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
NHÓM 1: BÀI KIỂM TRA GIỮA HK 2
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
 - Đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kỹ năng, khả năng vận dụng các nội dung kiến thức về: Đa dạng thế giới sống; lực (tác dụng lực, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc). 
- Qua bài kiểm tra, HS và GV rút ra được kinh nghiệm, cải tiến phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy.
2. Về năng lực
- Năng lực khoa học tự nhiên: Nhận thức KHTN, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kỹ năng đã học.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học.
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kết hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan.
III. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ:
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 khi kết thúc nội dung:
1. Đa dạng thế giới sống (phần còn lại). 
2. Lực (tác dụng lực, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc). 
- Thời gian làm bài: 60 phút.
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm; gồm 12 câu hỏi, mỗi câu 0,25 điểm. 
- Phần tự luận: 7,0 điểm.
 - Nội dung giữa học kì 2: 100% (10 điểm, Đa dạng thế giới sống (27 tiết); lực (tác dụng lực, lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc - 6 tiết). 
1. Khung ma trận
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số đơn vị kiến thức
Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
(0,5đ/ý)
Trắc nghiệm
(0,25đ/câu)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Đa dạng thế giới sống
 (27 tiết)
4
4
2
4
4
2
12
8
8,0
2. Lực ( 6 tiết)
4
2
2
4
2,0
Số câu TN/ Số ý TL
(Số YCCĐ)
4
8
4
4
4
2
14
12
10
Điểm số
2,0
2,0
2,0
1,0
2,0
0
1,0
0
7,0
3,0
10 
Tổng số điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10 điểm
10 điểm
2. Bảng đặc tả 
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số câu hỏi
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Ý/câu)
TN
(Câu)
1. Đa dạng thế giới sống (27 tiết)
8
8
- Sự đa dạng nguyên sinh vật.
- Một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên.
Nhận biết
- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên.
Thông hiểu
- Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...).
- Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.
- Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. 
- Sự đa dạng nấm.
- Vai trò của nấm.
- Một số bệnh do nấm gây ra.
Nhận biết
Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.
4
2
C 16
C1, C2
Thông hiểu
- Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.
2
C15
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...).
- Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm
 gây ra.
Vận dụng 
- Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).
Vận dụng cao
Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như: kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc
2
C13
- Sự đa dạng thực vật.
- Thực hành.
Thông hiểu
- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).
1
 C8
- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). 
Vận dụng
Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.
- Sự đa dạng động vật.
-Thực hành
Nhận biết
- Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.
1
 C3
- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.
3
 C5, C6, C7
Thông hiểu
- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình.
Vận dụng bậc cao
- Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên.
- Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên
- Bảo vệ đa dạng sinh học
- Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Nhận biết
- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, )
1
C4
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...).
Thông hiểu
- Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.
- Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.
- Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
4
C17
Vận dụng thấp
- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).
- Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
Vận dụng cao
- Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.
2 . Lực (6 tiết)
2
4
1
4
- Lực và tác dụng của lực
- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- Lực ma sát
- Khối lượng và trọng lượng
- Biến dạng của lò xo
Nhận biết
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
3
C9, C10, C11
- Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.
1
C12
- Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực
không tiếp xúc.
- Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.
- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
- Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).
Thông hiểu
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
2
C14
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.
- Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).
Vận dụng
- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).
- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
- Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.
IV. ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: 
Câu 1. Trong tự nhiên nấm có vai trò gì?
A. Cung cấp thức ăn. B. Lên men bánh, rượu, bia 
C. Dùng làm thuốc. D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật.
Câu 2. Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa. 
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa.
C. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức. 
D. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
Câu 3. Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?
 A. Mối. B. Rận. C. Ốc sên. D. Bọ chét.
Câu 4. Động vật nào thích nghi với đời sống ở môi trường hoang mạc đới nóng? 
 A. Gấu trắng. B. Chuột nhảy. C. Cú tuyết. D. Cáo Bắc cực.
Câu 5. Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?
 A. Bò sát. B. Lưỡng cư. C. Chân khớp. D. Thú.
Câu 6. Nhóm ngành nào của giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất:?
A. Bò sát. B. Chim. C. Cá. D. Thú.
Câu 7. Động vật không xương sống bao gồm?
 A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp. 
 C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang. D. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun.
Câu 8. Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành hạt trần mà không xuất hiện ở ngành khác?
 A. Quả. B. Hoa. C. Noãn. D. Rễ.
Câu 9. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực đẩy?
A. Em bé buộc dây vào đồ chơi và làm cho đồ chơi chuyển động.
B. Dùng chân đá vào quả bóng, làm quả bóng bay đi.
C. Dùng nam châm để thu gọn những viên bi sắt lại gần mình.
D. Lực tác dụng của đầu tàu hỏa lên những toa tàu phía sau.
Câu 10. Gió đã thổi căng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm lực gì? 
 A. Lực căng. B. Lực đẩy. C. Lực kéo. D. Lực hút.
Câu 11. Một học sinh bắt một quả bóng bay. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
 A. Qủa bóng bị biến dạng, đồng thời bị biến đỏi chuyển động.
 B. Qủa bóng bị biến dạng.
 C. Qủa bóng bị biến đỏi chuyển động. 
 D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.
Câu 12. Trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?
 A. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống. B. Hai đầu của hai thanh nam châm đẩy nhau.
 C. Em bé dùng tay cầm thìa xúc thức ăn. D. Trái đất quay quanh Mặt trời.
II. TỰ LUẬN: (7điểm) 
Câu 13: (1điểm) Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng? 
Câu 14: (1điểm) Người thủ môn đã bắt một quả bóng khi đối phương sút phạt. Em hãy cho biết lực của quả bóng tác dụng lên tay thủ môn và lực của thủ môn tác dụng lên quả bóng là lực hút hay lực đẩy. Lực tiếp xúc hay không tiếp xúc.
Câu 15: (1điểm) Em hãy trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn. 
Câu 16: (2điểm) Em hãy nêu một số tác hại của động vật trong đời sống.
Câu 17: (2điểm) Em hãy giải thích vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
V. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
 I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
D
A
B
C
D
B
C
B
B
A
C
II. TỰ LUẬN: 7 điểm
VI. XEM XÉT LẠI ĐỀ KIỂM TRA:

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_ban_dac_ta_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_khoa_ho.docx