Lý thuyết ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học 9

doc 13 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 41519Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học 9
Phần 1: Các quy luật di truyền
Câu 1: SS 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong lai 1 cặp tính trạng .Vì sao trong trội không hoàn toàn không cần dùng phép lai phân tích cũng biết được thể đồng hợp trội và thể dị hợp?
Trả lời:
1.1. So sánh F1 và F2 trong lai 1 cặp tính trạng ở 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:
* Giống nhau:
- Đây đều là phép lai 1 cặp tính trạng.
- Bố mẹ đem lai đều thuần chủng
- Kết quả thu được về KH ở F1 là đều đồng tính
- Kết quả thu được về KG ở F1 là 100% có KG dị hợp và ở F2 đều thu được các KG với tỉ lệ: 1 : 2 : 1.
* Khác nhau:
Trội hoàn toàn
Trội không hoàn toàn
- Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn do đó KG dị hợp biểu hiện KH của gen trội.
- ở F1 thu được đồng loạt là KH mang tính trạng trội.
- ở F2 thu được các KH theo tỉ lệ: 3 trội : 1 lặn 
- Gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn do đó KG dị hợp biểu hiện KH trung gian giữa bố và mẹ.
- ở F1 thu được đồng loạt là KH trung gian 
- ở F2 thu được các KH theo tỉ lệ: 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
1.2. Trong trội không hoàn toàn không cần dùng phép lai phân tích cũng biết được thể đồng hợp trội và thể dị hợp dựa và KH vì trong trội không hoàn toàn thì KG dị hợp đã biểu hiện ra KH trung gian.
Câu 2: Sự phân li ĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì nào của GP và có ý nghĩa như thế nào? 
Trả lời:
	- Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì giữa( tổ hợp tự do ) và kì sau( phân li độc lập ) của quá trình giảm phân 
	- ý nghĩa: Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST góp phần tạo ra nhiều loại giao tử, do đó trong quá trình thụ tinh các giao tử đó tổ hợp với nhau để tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá và trong chọn giống, và tạo nên sự đa dạng trong sinh vật. 
Câu 3: Vì sao BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối? Vì sao ở các loài SS sinh dưỡng không có loại biến dị này? 
Trả lời:
 	- BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối vì: trong cơ thể của sinh vật số lượng gen là rất nhiều, và phần lớn các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp do đó trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử ( nếu có n cặp gen dị hợp phân li độc lập sẽ cho ra 2n loại giao tử ) , và trong quá trình thụ tinh các loại giao tử đó lại tổ hợp tự do ngẫu nhiên với nhau do đó đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, tạo nên sự đa dạng về KG, phong phú về KH ở các loài giao phối.
	- ở các loài SS sinh dưỡng thì lớn lên và phát triển chủ yếu bằng hình thức nguyên phân không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái do đó thế hệ con cái sinh ra là giống với cơ thể bố mẹ ban đầu. VD: hiện tượng gặp phổ biến tron tự nhiên là hình thức giâm, chiết, ghép cây.
Câu 4: Thế nào là sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng? Vì sao lại có hiện tượng đó?
Trả lời:
 	a. Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng: là hiện tượng di truyền mà trong đó các tính trạng không phụ thuộc vào nhau, sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào cặp tính trạng kia và chúng phân li ĐL với nhau.
	b. Nguyên nhân: là do cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau, dẫn đến trong giảm phân và thụ tinh chúng đã PLĐL và tổ hợp tự do với nhau.
	Do các gen PLĐL và tổ hợp tự do với nhau nên các tính trạng do chúng quy định cũng phân li độc lập với nhau.
Câu 5: Nêu ý nghĩa của sự phân li ĐL của các cặp tính trạng? vì sao nói rằng BDTH có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống?
Trả lời 
	a. ý nghĩa của sự phân li độc lập các cặp tính trạng:
	Hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là cơ sở tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm phong phú và đa dạng về KG và KH của sinh vật, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá và chọn giống.
b. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa đối chọn giống thể hiện:
 Trong chọn giống: nhờ có BDTH, trong các quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn làm xuất hiện các tính trạng mới, qua đó giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể ( những biến dị ) mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất để tạo ra những giống cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Câu 6: Hiện tượng DTLK đã bổ sung cho quy luật PLĐL của Menđen như thế nào?
Trả lời:
	- Khi giải thích các thí nghiệm ( Định luật ) của mình Menđen cho rằng các tính trạng được quy định bởi các nhân tố di truyền.Và sau này thì đã được Moocgan khẳng định nhân tố di truyền chính là các gen tồn tại trên NST.
	- Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau, nhưng trên thực tế với mỗi loài SV thì số lượng gen trong tế bào là rất lớn nhưng số lượng NST lại có hạn do đó theo Moocgan là trên 1 NST có thể chứa nhiều gen và các gen đó đã di truyền cùng nhau( phụ thuộc vào nhau). 
Câu 7: Vì sao hiện tượng DTLK lại hạn chế sự xuất hiện BDTH?
Trả lời: 
	Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen
	Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau do đó qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra vô số loại giao tử và qua quá trình thụ tinh sẽ tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
	Còn theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau, do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những KH giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1, giống như trong trường hợp lai một cặp tính trạng ( tức là không làm xuất hiện các BDTH ). 
	Vậy..........
Câu 8: Thế nào là phép lai phân tích? Người ta thực hiện phép lai phân tích nhằm mục đích gì? 
Câu 9: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp ?
Trả lời: 
Không dùng phép lai phân tích có thể xác định được một cơ có KH trội là ở thể đồng hợp hay dị hợp bằng cách cho cơ thể đó tự thụ phấn:
Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp 
(SĐL: AA x AA)
Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ là 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp 
(SĐL: Aa x Aa )
Câu 10: So sánh kết quả của hiện tượng di truyền PLĐL và hiện tượng di truyền LKG?
Phần 2: Tế bào ( NST – Nguyên phân – Giảm phân – Thụ tinh )
Câu 1: NST là gì? Cấu trúc của NST được biểu hiện rõ nhất vào lúc nào? Hãy mô tả cấu trúc đó? Những đặc trưng cơ bản của NST? 
Trả lời 
Khái niệm NST: 
NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bị bắt màu bằng thuôc nhuộm mang tính kiềm. Có số lượng, hình dạng, kích thước đặc trưng cho từng loài. NST có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp ổn định qua các thế hệ. NST có khả năng bị đột biến thay đổi số lượng, cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.
2. NST có cấu trúc đặc trưng được biểu hiện rõ nhất, có thể quan sát được dưới kính hiển vi vào kì giữa của quá trình phân bào ( nguyên phân, giảm phân ), lúc này NST co ngắn cực đại. 
3. Cấu trúc của NST ở kì giữa:.
NST có dạng kép gồm 2 crômatit ( 2 nhiễm sắc tử chị em ) giống hệt nhau và dính với nhau tại tâm động( eo thứ nhất – eo thứ cấp ), là điểm đính của NST vào sợi tơ vô sắc trong quá trình phân bào, nhờ đó khi các sợi tơ vô sắc thì các NST di chuyển được về các cực tế bào. Một số NST còn có eo thứ hai ( eo thứ cấp ) là nơi tổng hợp ARN ribôxôm.
NST của các loài có nhiều hình dạng khác nhau như: hình hạt, hình que, hình chữ V, hình móc.
NST có kích thước: chiều dài từ 0,5 đến 50 muycrômet, đường kính từ 0,2 đến 2 muycrômet. 
Crômatit cấu trúc lên NST được cấu tạo từ 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
4. Những đặc trưng cơ bản của NST:
- Mỗi loài sinh vật đều có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc. Đây là đặc trưng để phân biệt các loài với nhau, không phản ánh trình độ tiến hoá cao hay thấp. 
- ở những loài giao phối, tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội, trong đó các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (trong đó 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ ) 
- Các NST còn đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST. 
Câu 2: Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định? Những chức năng cơ bản của NST? 
Trả lời: 
Cơ chế đảm bảo cho bộ NST của loài ổn định:
- ở các loài giao phối bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ sự kết hợp 3 quá trình: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. 
Trong đó các sự kiện quan trọng nhất là: sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của các NST trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong quá trình thụ tinh.
+ Nhờ khả năng tự nhân đôi và phân li chính xác mà bộ NST lưỡng bội từ hợp tử được sao chép y nguyên cho tế bào con.
+ Nhờ sự tự nhân đôi, kết hợp với sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân mà tạo nên các giao tử chứa bộ NST đơn bội.
+ Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử đơn bội của cơ thể đực và cơ thể cái kết hợp với nhau, do đó mà bộ NST lưỡng bội củat loài được khôi phục.
- ở các loài sinh sản sinh dưỡng bộ NST của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế nguyên phân.
2. Chức năng cơ bản của NST:
- Là vật chất mang thông tin di truyền 
- Có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh nhằm đảm bảo sự truyền đạt thông tin di truyền ổn định ở cấp độ tế bào.
- NST chứa các gen có cấu trúc khác nhau, mỗi gen giữ một chức năng di truyền nhất định.
- Những biến đổi về số lượng, cấu trúc của NST sẽ gây ra những biến đổi ở các tính trạng di truyền.
Câu 3: Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa quá trình tạo trứng và quấ trình tạo tinh trùng?
Trả lời
1. Giống nhau:
 - Đều xảy ra ở các TB sinh dục ở thời kì chín 
 - Đều diễn ra các hoạt dộng của NST là: nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do.
 - Đều tạo thành các TB con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc. 
 - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
2. Khác nhau:
Quá trình tạo tinh trùng
Quá trình tạo trứng
- Kết thúc GP I tạo thành 2 TB có kích thước bằng nhau.
- Kết thúc quá trình giảm phân tạo thành 4 TB có kích thước bằng nhau, sau này phát triển thành các tinh trùng.
- Tinh trùng có kích thước bé gồm 3 phần: đầu, cổ, đuôi.
- Cả 4 tinh trùng đều có khả năng trực tiếp tham gia vào quá trình thụ tinh 
- Kết thúc giảm phân I tạo thành 2 TB, trong đó: 1 TB có kích thước lớn, 1 TB có kích thước bé.
- Kết thúc quá trình giảm phân tạo thành 4 TB trong đó: có 1 TB có kích thước lớn sau này phát triển thành trứng và 3 TB có kích thước bé gọi là thể định hướng.
- Trứng có kích thước lớn và có dạng hình cầu.
- Chỉ có trứng trực tiếp tham gia vào quá trình thụ tinh.
Câu 4: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân, giảm phân. ý nghĩa của các quá trình đó?
Trả lời:
1. So sánh 2 quá trình nguyên phân và giảm phân:
a. Giống nhau: 
- Đều là sự phân bào có sự thành lập thoi vô sắc, nhân phân chia trước, tế bào chất phân chia sau. 
- Đều có sự nhân đôi của NST(thực chất là sự tự nhân đôi của ADN) ở kì trung gian.
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau, diễn biến xảy ra ở các giai đoạn tương tự nhau: NST đóng xoắn, trung thể tách làm đôi, thoi vô sắc được hình thành, màng nhân tiêu biến, NST tập trung và di chuyển về hai cực của tế bào, màng nhân tái lập, NST tháo xoắn, Tế bào chất phân chia. 
b. Khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra đối với TB sinh dưỡng và TB sinh dục sơ khai.
- Chỉ gồm 1 lần phân bào.
- Không 
- Tại kì giữa các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Tại kì sau có sự phân cắt của các NST kép thành 2 NST đơn tại tâm động và các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
- Kết thúc kì cuối tạo thành 2 TB con giống nhau có bộ NST lưỡng bội đơn.
- Không 
- Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 2 TB con giống nhau, có bộ NST lưỡng bội đơn
( giống như ở TB mẹ ) .
- Các TB con sinh ra sẽ phân hoá tạo thành các loại TB sinh dưỡng khác nhau. 
- Xảy ra đối với các TB sinh dục ở thời kì chín .
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp ( lần phân bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bào nguyên phân ).
- ở kì đầu I có sự bắt chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc dẫn tới sự tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng( khác nguồn gốc ).
- Tại kì giữa I các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Tại kì sau I diễn ra sự phân li của các NST ở trạng thái kép trong từng cặp tương đồng.( Không có sự phân cắt tâm động ). 
- Kết thúc kì cuối I tạo thành 2 TB con có bộ NST đơn bội kép. ( Đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau ) 
- Các TB con sinh ra lại tiếp tục bước vào lần phân bào thứ 2. 
- Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 4 TB con có bộ NST đơn bội đơn ( giảm đi 1 nửa so với TB mẹ ). 
- Các TB con sinh ra sẽ phân hoá tạo thành giao tử. 
2. ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân: 
- ý nghĩa của NP: 
 	 + ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào của cùng 1 cơ thể ( Với những loài sinh sản vô tính).
 	 + Là phương thức sinh sản của tế bào làm gia tăng số lượng, kích thước của tế bào, dẫn đến sự lớn lên của cơ thể. Khi cơ thể đã ngừng lớn nguyên phân giúp tái tạo các phần cơ thể bị tổn thương, thay thế các tế bào già, tế bào chết
- ý nghĩa của giảm phân: 
 	 + Bộ NST trong giao tử giảm đi 1 nửa nhờ vậy khi qua quá trình thụ tinh bộ NST của loài được khôi phục.
 	 + Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc. Đây là cơ sở tạo nên các biến dị tổ hợp tạo nên tính đa dạng của sinh giới.
Câu 5: Tại sao những diễn biến của NST ở kì sau của giảm phân I ( kì sau I ) là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các TB con được tạo thành qua giảm phân?
Trả lời:
Trong TB NST xếp thành từng cặp. Trong giảm phân:
 - Vào kì trung gian I các cặp NST trở thành các cặp NST ở trạng thái kép. Trong mỗi cặp luôn có một chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ. 
 - Đến kì giữa I các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào theo 1 cách ngẫu nhiên và mỗi cặp cùng nằm trên 1 sợi tơ vô sắc của thoi phân bào.
 - Vào kì sau I các NST kép trong cặp tương đồng phân li về 2 cực của TB ( không có sự phân cắt tâm động ), chiếc có nguồn gốc từ bố đi về 1 cực và chiếc có nguồn gốc từ mẹ di chuyển về cực còn lại của TB. 
 - Kết thúc kì cuối I tạo thành các 2 TB con trong đó: 1 TB chứa NST có nguồn gốc từ bố, 1 TB chứa NST có nguồn gốc từ mẹ trong cặp tương đồng.
 Như vậy, chính sự sắp xếp 1 cách ngẫu nhiên các NST ở kì giữa I và sự phân li không tách tâm động của các NST kép ở kì sau I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các TB con được tạo thành qua giảm phân.
Câu 6: Trình bày vai trò của cặp NST thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người?
Trả lời
 - ở người cặp NST số 23 là cặp NST giới tính có vai trò xác định giới tính ở người, trong đó: 
+ ở nam giới cặp này gồm 2 chiếc: 1 chiếc hình gậy, 1 chiếc hình móc và được kí hiệu là XY.
+ ở nữ giới cặp NST này gồm 2 chiếc giống nhau và có hình gậy, được kí hiệu là XX
 - NST giới tính mang các gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan tới giới tính.
Câu 7: Trình bày cơ chế NST xác định giới tính ở người?
Trả lời
 - Cơ chế NST xác định giới tính ở người được xác định bởi sự kết hợp 2 cơ chế là phân li của cặp NST giới tính trong GP và tổ hợp NST giới tính trong thụ tinh. 
	+ ở nam giới khi giảm phân cho 2 loại tinh trùng mang X và mang Y với tỉ lệ ngang nhau; ở nữ giới khi giảm phân chỉ tạo ra 1 loại trứng mang X.
	+ Khi thụ tinh, nếu TB trứng gặp tinh trùng mang X thì hợp tử có cặp NST giới tính XX, phát triển thành con gái; nếu TB trứng gặp tinh trùng mang Y thì hợp tử có cặp NST giới tính XY, phát triển thành con trai.
	Viết sơ đồ về cơ chế hình thành giới tính ở người 
Vì số lượng 2 loại tinh trùng mang X và mang Y chiếm tỉ lệ tương đương nên tỉ lệ con trai và con gái xấp xỉ bằng nhau.
Câu 8: Cấu trúc của NST thường và NST giới tínhgiống và khác nhau ở những điểm nào? 
Trả lời
a. Giống nhau:
	- Trong TB sinh dưỡng đều tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp NST gồm 2 NST đơn thuộc 2 nguồn gốc. Trong TB giao tử tồn tại thành từng chiếc.
	- Có kích thước và hình dạng đặc trưng cho mỗi loài.
	- Đều có khả năng bị đột biến làm thay đổi số lượng và cấu trúc NST.
b. Khác nhau: 
NST thường
NST giới tính
- Thường gồm nhiều cặp NST ( lớn hơn 1 cặp), luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng.
- Gen trên NST thường tồn tại thành từng cặp gen tương ứng.
- Mang gen quy định các tính trạng thường của cơ thể
- Chỉ có 1 cặp, có thể tồn tại thành cặp tương đồng hoặc không tương đồng tuỳ giới tính và tuỳ từng loài.
- Gen trên NST giới tính XY tồn tại thành nhiều vùng.
- Mang gen quy định tính trạng thường và gen quy định tính trạng liên quan tới giới tính
Câu 9: Khái niệm về thụ tinh. Giải thích ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
Trả lời
1. Khái niệm về thụ tinh
	Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực ( tinh trùng )và 1 giao tử cái ( Trứng ) để tạo thành hợp tử.
2. ý nghĩa của GP,TT: 
+ Trong quá trình giảm phân đã tạo ra các giao tử trong đó bộ NST giảm đi 1 nửa nhờ vậy qua quá trình thụ tinh bộ NST của loài được khôi phục. Vậy hai quá trình giảm phân và thụ tinh giúp ổn định bộ NST ( 2n) đặc trưng qua các thế hệ của loài
 	+ Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc. 
+ Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đã tạo nên vô số biến dị tổ hợp, từ đó tạo nên sự đa dạng, phong phú ở những loài sinh sản hữu tính.
Câu 10: Giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính và nêu ứng dụng kiến thức về di truyền giới tính trong sản xuất?
Trả lời
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính:
- Nếu hoocmôn sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể có thể làm biến đổi giới tính tuy cặp NST giới tính vẫn không đổi.
VD: dùng metyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái làm cá cái biến thành cá đực.
- Ngoài ra các yếu tố của môi trường như: nhiệt độ, cường độ ánh sáng, nồng độ cacbonic cũng ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
VD: + ở một số loài rùa, nếu trứng được ủ ở nhiệt độ dưới 280C sẽ nở thành con đực, còn ở nhiệt độ trên 320C trứng nở thành con cái.
 + Thầu dầu được trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì số hoa đực giảm.
2. ứng dụng kiến thức về di truyền giới tính trong sản xuất:
	Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tơí sự phân hoá giới tính người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
VD: Tạo ra toàn tằm đực ( tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái ), nhiều bê để nuôi lấy thịt , nhiều bê cái để nuôi lấy sữa.
Phần III: Phân tử ( ADN – ARN – Prôtêin )
Câu 1: So sánh quá trình tổng hợp ADN và quá trình tổng hợp ARN?
Trả lời:
a. Giống nhau:
	- Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN dưới tác dụng của enzim.
	- Đều xảy ra chủ yếu trong nhân TB tại các NST ở kì TG lúc NST ở dạng sợi mảnh
	- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN.
	- Đều diễn ra sự liên kết giữa các nu của môi trường nội bào với các nu trên mạch ADN theo NTBS.
	- Đều tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là phân tử AND.
b. Khác nhau:
Quá trình tự nhân đôi ADN
Quá trình tổng hợp ARN
- Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN.
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên cả 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng ngược nhau.
- Nguyên liệu dùng để tổng hợp là 4 loại nu: A,T,G,X
- Mạch mới được tổng hợp sẽ liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành phân tử ADN con. 
- Mỗi lần tổng hợp tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau.
- Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc là: NTBS và nguyên tắc bán bảo toàn( giữ lại 1 nửa ) 
- Xảy ra trên 1 đoạn của ADN tương ứng với 1 gen nào đó.
- Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn. ( Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trên 1 mạch của gen ).
- Nguyên liệu để tổng hợp là 4 loại nu: A,U,G,X.
- Mạch ARN sau khi được tổng hợp sẽ rời nhân ra TBC để tham gia vào quá trình tổng hợp P. 
- Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 phân tử ARN.
- Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc là: NTBS và nguyên tắc khuôn mẫu.
Câu 2: Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện như thế nào? 
Trả lời
 Tính đặc trưng của ADN:
	- Từ 4 loại nu ( A,T,G,X ) với số lượng và những cách sắp xếp xác định đã tạo ra các loại phân tử ADN đặc trưng bởi bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu. Từ đó đã tạo nên tính đặc trưng của ADN.
	- Tỉ lệ A + T / G + X là đặc trưng cho mỗi loài.
Tính đa dạng của ADN:
	- Với 4 loại nu với số lượng và những cách sắp xếp khác nhau đã tạo ra vô số loại phân tử AND khác nhau bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu. Từ đó đã tạo nên tính đa dạng của AND.
Câu 3: So sánh phân tử ADN và phân tử ARN về cấu trúc?
Trả lời
1. Giống nhau:
	- Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân ( Gồm nhiều đơn phân ) 
	- Các đơn phân liên kết với nhau tạo thành mạch đơn.
	- Mỗi đơn phân đều gồm 3 thành phần: Bazơ nitric, đường C5, axit H3PO4
	- Trên mạch đơn của ADN và ARN các đơn phân đèu liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị.
	- Đều đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các đơn phân.
2. Khác nhau:
ADN
ARN
- Là đại phân tử có: kích thước và khối lượng lớn, số lượng đơn phân nhiều.
- Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết hiđrô.
- Cấu tạo từ 4 loại nu: A,T G X
- Đường cấu tạo nên đơn phân là đường C5H10O4
- Là đa phân tử có kích thước và khối lượng bé, số lượng đơn phân ít.
- Có cấu trúc mạch đơn, có thể ở dạng thẳng hoặc xoắn.
- Cấu tạo từ 4 loại nu là: A,U,G,X
- Đường cấu tạo nên đơn phân là đường C5H10O5
Câu 4: Nêu chức năng của ADN?
Trả lời
1. ADN nơi lưu giữ thông tin di truyền:
	- Bản chất hoá học của gen là ADN.
	- ADN chứa các gen, các gen khác nhau được phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN, mà mỗi gen lại mang thông tin di truyền về cấu trúc của 1 loại Prôtêin. Do đó ta nói ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền.
	- ADN có khả năng bị biến đổi hình thành những thông tin di truyền mới.
2. ADN có vai trò truyền đạt thông tin di truyền:
	ADN có khả năng tự nhân đôi, từ đó dẫn tới sự tự nhân đôi của NST trong quá trình nguyên phân và giảm phân, do đó thông tin di truyền được di truyền ổn định qua các thế hệ, đảm bảo sự sinh sôi nảy nở của SV.
Câu 5: ở người tại sao các bệnh di truyền liên kết với giới tính thường biểu hiện ở người nam, còn ít biểu hiện ở người nữ?
Trả lời
- Đa số các gen gây bệnh thường là gen lặn.
- ở người nữ giới do có cặp NST giới tính là XX nên khi mang gen gây bệnh thì phải ở trạng tháI đồng hợp mới có cơ hội biểu hiện, còn trong trạng tháI dị hợp thì bị gen trội tương ứng trên NST giới tính X còn lại át chế do đó không biểu hiện được. 	
- Còn ở nam giới có cặp NST giới tính là XY. Mà NST X và Y không đồng dạng, một số gen có trên NST giới tính X nhưng lại không có gen tương ứng trên NST Y và ngược lại. Nên ở nam giới chỉ cần mang 1 gen lặn là sẽ biểu hiện ngay ra bệnh.
Do đó .. 
Câu 6: Nêu bản chất của mối quan hệ: ADN -> ARN -> Prôtêin -> tính trạng?
Câu 7: Nêu chức năng của P?
Câu 8: Tính đặc trưng và đa dạng của Prôtêin do những yếu tố nào quy định?
Trả lời:
- Tính đặc trưng: Các phân tử Protein được đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các aa, và cấu trúc không gian của chúng. 
- Tính đa dạng: với 4 yếu tố trên khi thay đổi sẽ tạo ra vô số dạng P khác nhau, do đó đã tạo nên tính đa dạng của P.
Phần IV: Biến dị ( ĐBG - ĐB NST )
Câu 1: Thế nào là ĐBG? ĐBG có những dạng nào? Nguyên nhân phát sinh ĐBG?
Trả lời
	- ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hay 1 số cặp nu, xảy ra tại 1 điểm nào đó của phân tử ADN.
	- Các dạng ĐBG: 3 dạng ở SGK và có thêm dạng đảo vị trí 1 cặp nu.
	- Nguyên nhân phát sinh ĐBG: xem ở vở ghi
Câu 2: Nêu vai trò của ĐBG? 
Trả lời
	- Sự biến đổi cấu trúc phân tử cuả gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại P mà nó mã hoá, cuối cùng dẫn tới sự biến đổi ở KH.
	- Các ĐBG biểu hiện ra KH thường là có hại cho bản thân SV vì nó phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong KG đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên lâu đời, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp P.
	- Đột biến gen thường có hại nhưng phần lớn ĐBG là ĐBG lặn chúng chỉ biểu hiện ra KH khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp.
	- Một tổ hợp gen vốn là có hại nhưng nếu gặp tổ hợp gen thích hợp sẽ trở thành có lợi.
- Vai trò của ĐBG trong tiến hoá: ĐBG là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì so với ĐB NST thì chúng phổ biến hơn , ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
- Vai trò của ĐBG trong chọn giống:
 + Tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống cây trồng và vi sinh vật.
 + Xây dựng phương pháp gây ĐB nhân tạo bằng tác nhân vật lí, tác nhân hoá học để tạo nên các ĐB có giá trị cao trong sản xuất.
Lấy ví dụ về ĐBG có hại và ĐBG có lợi trong SGK
Câu 3: ĐB cấu trúc NST gồm những dạng nào? Nguyên nhân gây ra ĐB cấu trúc NST? Lấy ví dụ minh hoạ?
Câu 4: Nêu những biểu hiện bộ NST của người trong TB không bình thường?
 Trả lời
- Đột biến cấu trúc NST: ĐB mất đoạn ở NST số 21 gây ra bệnh ung thư máu.
- ĐB thể dị bội xảy ra ở cặp NST số 21 gây ra bệnh Đao – Nêu cơ chế hình thành bệnh Đao và biểu hiện của bệnh Đao ( SGK ) 
- ĐB thể dị bội xảy ra ở cặp NST giới tính: do nguyên nhân bên trong hay bên ngoài làm rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo nên các giao tử dị bội. Các giao tử này khi thụ tinh gặp gỡ các giao tử bình thường tạo nên các hợp tử dị bội thể theo sơ đồ sau: Tự viết sơ đồ về sự giảm phân không bình thường xảy ra ở mẹ
+ XXX ( thể tam nhiễm – hội chứng 3X – bệnh siêu nữ ): nữ, buồng trứng và dạ con không phát triển, vô sinh.
+ XXY ( hội chứng Claiphentơ ): Nam, mù màu, thân cao, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh.
+ OX ( XO - bệnh Tơc nơ ): nữ lùn, cổ ngắn, vú không phát triển, dạ con nhỏ, trí tuệ chậm phát triển.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_HSG.doc