Lý thuyết bài tập SGK cơ bản và nâng cao môn Vật lý 7

doc 36 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết bài tập SGK cơ bản và nâng cao môn Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết bài tập SGK cơ bản và nâng cao môn Vật lý 7
VẬT Lí 7
Chương 3. Điện học
17. Sự nhiễm điện do cọ xát
I. kiến thức cơ bản
* Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách cọ xát.
* Vật bịnhiễm điện ( mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
17.1. - Những vật bị nhiễm điện là: Vỏ bút bi nhựa, lược nhựa.
	- Những vật không bị nhiễm điện là: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo, chiếc thìa, mảnh giấy.
17.2. D. Một ống bằng nhựa.
17.3. a. Khi cọ xát thước nhựa, tia nước chảy thẳng.
Khi thước nhựa bị cọ xát, tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa.
b. Thước nhựa sau khi bị cọ xát, bị nhiễm điện.
17.4. Khi ta mặc áo len dạ hàng ngày ta thường đi lại, cử động làm cọ xát do vậy áo bị nhiễm điện. Khi cởi áo các điện tích trên các sợi len hay dạ có hiện tượng phóng điện gây ra chớp nhỏ li ti kèm theo tiếng lách tách. Hiện tượng này tương tự như các đám mây tích điện phóng điện gây ra sấm sét.
Các bài tập nâng cao.
17.5. Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
Khi một vật hút các vật khác, chứng tỏ nó đã nhiễm điện.
Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác.
Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác hoặc phóng điện qua các vật khác.
Một vật nhiễm điện chỉ hút các vật ở gần nó.
 Khi cọ xát thước nhựa vào mảnh dạ, nhận định nào sau đây đúng:
Thước nhựa bị nhiễm điện còn mảnh dạ không nhiễm điện.
Thước nhựa và mảnh dạ đều bị nhiễm điện.
Thước nhựa chỉ nhiễm điện khi cọ xát lâu vào mảnh dạ.
Khi cọ xát một chiếc đũa thuỷ tinh vào tấm lụa, đũa thuỷ tinh nóng lên đồng thời nhiễm điện. Như vậy do cọ xát đũa thuỷ tinh nóng lên nên bị nhiễm điện. Nói như vậy có đúng không? Tại sao?
Tại sao cánh quạt điện tạo ra gió mà vẫn bị bụi bám?
Có hai mảnh giấy bìa giống nhau được treo trên hai sợi chỉ tơ một bị nhiễm điện và một không nhiễm điện. Làm thế nào để nhận ra mảnh nào nhiễm điện nếu không được sử dụng một dụng cụ nào?
Vào những ngày hanh khô không nên lau cửa kính hoặc màn hình Tivi bằng khăn khô mà chỉ cần lấy chổi lông quét nhẹ. Tại sao?
Treo hai quả cầu Bấc bằng các sợi tơ. Trong đó có một quả cầu nhiễm điện một không nhiễm điện. Hỏi khi đưa chúng lại gần nhau thì có hiện tượng gì xẩy ra?
Một cuốn sách cũ, lâu năm giấy bị ẩm rất khó lật các trang sách. Để tách rời các trang sách mà không làm rách giấy ta làm thế nào?
 Hãy cho biết cách nhận biết một vật bị nhiễm điện (không được sử dụng bút thử ).
 Trong các phân xưởng dệt may người ta thường treo các tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? tại sao?
Các bài tập trắc nghiệm.
 Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi:
Tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông.
Nhiệt độ của tấm kính thay đổi do vậy nó hút các sợi bông.
Tấm kính bị nhiễm điện do vậy nó hút các sợi bông.
Khi lau chùi, kính bị xước và hút các sợi bông.
Khi lau sạch tấm kính nhẵn hơn nên có thể hút các sợi bông.
Chọn câu trả đúng trong các câu trên.
 Có thể nhận biết vật nhiễm điện bằng cách:
Đưa vật có khả năng tích điện lại gần, nó bị hút.
Đưa vật nhẹ lại gần nó sẽ bị hút.
Đưa các sợi tơ lại gần nó bị duỗi thẳng.
Đưa các sợi tóc lại gần tóc chúng bị xoắn lại.
Búng một vài hạt bụi thấy bụi bám.
Chọn câu sai trong các câu trên.
 Bụi bám vào cánh quạt điện vì :
Khi quạt chạy nhanh bụi bị cuốn vào do vậy bụi bám lại.
Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện và hút bụi.
Gió làm cho bụi xoáy vào bám lên cánh quạt điện.
Cánh quạt quay tạo ra những vòng xoáy hút bụi.
Khi quạt quay gió thổi phía trước ép bụi vào cánh quạt.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
 Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
Chỉ có các vật rắn khi cọ xát mới bị nhiễm điện.
Chất lỏng không bị nhiễm điện khi cọ xát.
Các vật đều có khả năng bị nhiễm điện.
Khi nhiễm điện nhiệt độ của vật thay đổi.
Nhiệt độ của vật tăng, vật có thể bị nhiễm điện.
 Xe ô tô sau một thời gian dài chuyển động, nó sẽ:
Nhiễm điện, do cọ xát vào không khí.
Không bao giờ bị nhiễm điện.
Chỉ nhiễm điện khi ô tô chạy với tốc độ lớn .
Không khí mềm nên cọ xát không gây nhiễm điện.
Do không khí luôn thay đổi nên ô tô không nhiễm điện.
Khẳng định nào trên đây đúng?
 Các đám mây tích điện do nguyên nhân:
Gió thổi làm lạnh các đám mây.
Hơi nước chuyển động cọ xát với không khí.
Khi nhiệt độ của đám mây tăng.
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Khi áp suất của đám mây thay đổi.
Nhận định nào trên đây đúng?
Hai loại điện tích
I. kiến thức cơ bản
	* Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
	* Nguyên tử gồmhạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mạng điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
	* Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
18.1. Câu D.
18.2. Hình a. Ghi dấu (+) cho vật B
	Hình b. Ghi dấu (-) cho vật C
	Hình c. Dấu (-) chovật F
	Hình d. Dấu (+) cho vật H
18.3. a. Khi chải tóc: các êlectrôn chuyển từ tóc sang nhựa do đó tóc nhiễm điện dương, nhựa nhiễm điện âm.
	b. các sợi tóc nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau.
18.4. Sơn và hải đều có thể đúng, có thể sai:
	Nếu đưa lần lượt đưa lược nhựa và mảnh nilông lại gần các giấy vụn nếu chúng hút các giấy vụn khi đó Hải đúng. Nếu một trong hai vật hútcác giấy vụn thì Sơn đúng.
Bài tập nâng cao.
Một quả cầu mang điện thì khối lượng của nó có thay đổi hay không?
Hai vật tích điện được treo
trên hai sợi chỉ tơ, cả hai bị lệch khỏi 
vị trí cân bằng ( như hình vẽ). 
 Hãy điền dấu của điện tích mà 
các vật có thể bị nhiễm. 
 a b
18.7. Một học sinh cho rằng, khi cho một vật nhiễm điện âm tiếp xúc với một vật không nhiễm điện thì cả hai vật đều bị nhiễm điện âm. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
18.8. Ba quả cầu nhỏ A, B, C dược treo vào
ba sợi dây tơ (bố trí như hình vẽ)
Cho quả cầu C tích điện âm. 
Hỏi quả cầu A và B tích điện gì?
Hãy so sánh điện tích của quả cầu A và C.
 A B C
18.9. Tại sao trong các thí nghiệm để kiểm tra các vật nhiễm điện, người ta thường sử dụng quả cầu bấc nhỏ?
3. Bài tập trắc nghiệm. 
18.10. Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
A. Một vật nhiễm điện là vật đó luôn luôn mang điện tích.
B. Một vật mang điện tích có thể bị nhiễm điện.
C. Nhiễm điện là có sự hút hay đẩy nhau giữa các vật mang điện.
D. Khi một vật nhiễm điện nó luôn luôn thừa êléctron.
E. Khi một vật mạng điện luôn luôn thiếu các êlectrôn.
 Chọn câu đúng trong các nhận định sau:
Vật tích điện chỉ hút các chất cách điện như giấy, lông chim.
Một vật tích điện luôn bị các vật không tích điện hút.
Vật nhiễm điện hút một vật khác chứng tỏ vật kia nhiễm điện.
Hai vật nhiễm điện chúng luôn luôn đẩy nhau.
Một vật không tích điện không thể hút các vật khác.
 Chọn câu sai trong các nhận định sau:
Một vật nhiễm điện âm thì luôn luôn nhiễm điện âm.
Một vật cô lập nhiễm điện dương thì luôn bị nhiễm điện dương.
Một vật tích điện dương, nhận thêm điện âm,có thể nhiễm điện âm.
Một vật mang điện âm có thể mất bớt điện âm và vẫn tích điện.
Một vật tích điện dương nhận thêm êlectrôn vẫn mang điện dương.
 Nguyên tử luôn cấu tạo bởi :
Điện tích dương và điện tích âm hút nhau tạo thành.
Một phần mang điện tích dương và một phần mang điện âm.
Hạt nhân mang điện tích dương, electrôn mang điện tích âm.
Nhờ tương tác giữa các điện tích âm và điện tích dương.
Sự liên kết giữa các điện tích trái dấu.
Chọn câu đúng trong các nhận định trên.
Một vật nhiễm điện âm khi:
Vật đó nhận thêm êlectrôn.
Vật đó mất bớt êlectrôn.
Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn..
Vật mang điện dương mất bớt êlectrôn.
Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn.
Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên.
 Một vật nhiễm điện dương khi:
A.Vật đó nhận thêm êlectrôn.
B. Vật đó mất bớt êlectrôn.
Vật đó đã nhiễm điện mất bớt êlectrôn.
Vật mang điện âm mất bớt êlectrôn.
Vật mang điện dương nhận thêm êlectrôn.
Chọn khẳng định đúng nhất trong các câu trên.
dòng điện - nguồn điện
I. kiến thức cơ bản
	* Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
	* Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
19.1. a. Dòng điện là dòng (các điện tích dịch chuyển có hướng).
	b. Hai cực của pin hay ắc quy( dương và âm) của nguồn điện đó.
	c. Dòng điện chạy trong dây điện nối liền các thiết bị với nguồn điện được và duy trì lâu dài bởi nguồn điện.
19.2. Câu C.
19.3. a. sự tương tự: 
Nguồn điện tương tự máy bơm nước
ống dẫn nước tương tự dây nối.
Công tắc tương tự van nước.
Bánh xe nước tương tự quạt điện.
Dòng điện tương tự dòng nước.
Dòng nước là do nước dịch chuyển còn dòng điện là do các điện tích dịch chuyển.
b. Sự khác nhau: ống nước bị hở hay thủng, nước chảy ra ngoài còn mạch điện bị hở không có dòng điện.
Bài tập nâng cao.
19.4. Tại sao khi lắp pin vào rađiô hay các thiết bị dùng pin khác cần phải kiểm tra xem đã đúng ký hiệu “cực” của nó chưa?
19.5. Tại sao ở các tiệm điện lại bán đủ các pin hay ắc quy lớn nhỏ khác nhau?
19.6. Tại sao ta không nên nối hai cực của nguồn điện bằng các sợi dây kim loại.
19.7. Tại sao những người bán hay sửa chữa ắc quy thường nhắc nhở khách hàng, nên thường xuyên lau chùi sạch sẽ trên bề của mặt ắc quy?
19.8. Tại sao các xe chở xăng dầu người ta buộc một sợi dây xích sắt vào bệ xe và thả đầu kia xuống đất.
19.9. Nguồn điện không có dấu cực dương và cực âm, ta có thể xác định được các cực của nguồn điện bằng các dụng cụ sau: 
Bút thử điện, cuộn dây.
Bóng đèn và công tắc 
3. Bài tập trắc nghiêm.
19.10. Nối hai quả cầu A và B bằng một A B
sợi dây kim loại ( hình vẽ).
Hỏi có dòng điện chạy qua dây dẫn không?xét các trường hợp sau:
A tích điện dương, B không tích điện.
A và B không tích điện.
A tích điện âm, B không tích điện.
A không tích điện, B tích điện dương.
A không tích điện, B tích điện âm.
Dòng điện là:
Dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng.
Dòng các điện tích âm chuyển dời có hướng.
Dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
Dòng các điện tích âm chuyển dịch.
Sự chuyển dịch các điện tích.
Nhận định nào đúng nhất trong các trường hợp trên?
 Một bóng đèn đang sáng, quạt điện đang chạy chứng tỏ:
Dòng điện chạy qua chúng.
Các điện tích chạy qua dây dẫn.
Các hạt mang điện đang chuyển dời trong dây dẫn.
Bóng đèn và quạt đang bị nhiễm điện.
Chúng đang tiêu thụ năng lượng điện.
Khẳng định nào trên đây sai?
 Dòng điện có thể chuyển dời trong các vật dưới đây:
Sứ.
Kim loại.
Gỗ khô.
Poliêtilen.
Ni lông.
 Nguồn điện là thiết bị: 
Sản xuất ra các êlectrôn.
Trên đó có đánh dấu hai cực.
Để duy trì dòng điện trong mạch.
Luôn bị nhiễm điện.
Có hai cực âm dương.
Chọn khẳng định đúng nhất.
 Sẽ có dòng điện chạy qua khi:
Khi nối các thiết bị tiêu thụ điện với nguồn điện.
Mạch điện có chứa đầy đủ các thiết bị điện và nguồn điện.
Các thiết bị điện và nguông được nối kín bằng dây dẫn.
Khi nguồn điện có điện và có các thiết bị điện.
Trong mạch phải đầy đủ công tắc và các linh kiện.
Chọn câu đúng trong các trả lời trên.
20. chất dẫn điện và chất cách điện
dòng điện trong kim loại
I. kiến thức cơ bản
* Chât dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho doàng điện đi qua.
* Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
20.1. a. Các điện tích có thể dịch chuyển qua các vật dẫn điện ( các chất dẫn điện).
	b. Các điện tích không thể dịch chuyển qua các vật liệu cách điện, chất cách điện.
	c. Kim loại là chất dẫn điện vì ở trong đó có các electrôn tự do có thể chuyển dời có hướng.
	d. trong trường hợp này không khí là chất cách điện.
20.2. a. Hai lá nhôm xoè ra vì chúng nhiễm điện cùng loại và đẩy nhau.
	b. Không có hiện tượng gì xẩy ra. Vì thanh nhựa là vật ách điện.
	c. Lá nhôm phía quả cầu A cụp lại bớt, còn lá nhôm gắn ở quả cầu B xoè ra. Vì dây đồng kim loại dẫn điện, các điện tích từ A chuyển bớt sang B.
20.3. Khi ô tô chuyển động, cọ xát vào không khí và nhiễm điện từng phần. Nếu nhiễm điện mạnh có thể gây cháy nổ, để bảo vệ xe và xăng dầu người ta dùng xích sắt thả trên đường chuyền bớt các điện tích xuống đất.
20.4. a. Các giấy bạc của giấy lót bên trong vỏ bọc thuốc lá thường dùng thiếc phủ lên giấy do vậy nó dẫn điện tốt.
	b. Giấy tráng kim là ni long phủ sơn màu nên cách điện tốt.
2. Bài tập nâng cao
20.5. Hãy kể tên mốt số chất cách điện và một số chất dẫn điện ở điều kiện thường.
20.6. Một học sinh lý luận rằng: “các vật dễ dàng làm nhiễm điện thì cũng dễ dàng cho dòng điện truyền qua, vì ta thấy vật đó đễ dàng nhận hay nhường electron”. Lý luận trên có chính xác không? Hãy cho một ví dụ để minh hoạ.
20.7. Trong khi sửa chữa điện những người thợ thường ngồi trên những chiếc ghế cách điện và bỏ hai chân lên ghế. Hãy giải thích tại sao?
20.8. Một học sinh thử kiểm nghiệm sự cách điện của gỗ khô bằng cách sau: đưa một đầu của chiếc bút chì có vỏ làm bằng gỗ chạm vào một vật mang điện và chạm tay vào đầu kia thì bị điện giật. Do đó học sinh này khẳng định: gỗ khô vẫn dẫn điện. Hãy phân tích sai lầm của bạn học sinh trên. 
20.9. Tại sao trong các thí nghiệm để kiểm tra sự nhiễm điện của các vật người ta thường treo các vật bằng sợi chỉ tơ?
20.10. Theo bạn trong kỹ thuật điện thì chất cách điện quan trọng hơn hay chất dẫn điện quan trọng hơn?
3. Bài tập trắc nghiệm
20.11. Chất cách điện là những vật:
Có thể cho các điện tích dịch chuyển.
Không có khả năng nhiễm điện.
Không cho các điện tích chạy qua.
Chỉ cho phép các electrôn đi qua.
Là những vật không phải là kim loại.
Khẳng định nào trên đây đúng?
20.12. Vật dẫn điện là những vật:
Chỉ cho phép các electrôn chạy qua.
Cho phép các điện tích đi qua.
Không có khả năng tích điện.
Chỉ là các kim loại.
Không phải là nhựa pôliêtylen.
Khẳng định nào trên đây đúng?
20.13. Dây dẫn kim loại chỉ:
Cho phép các electron chạy qua.
Cho phép các điện tích chạy qua.
Cho phép các điện tích dương chạy qua.
Cho phép các điện tích âm chuyển qua.
Cho điện tích dương di qua tuỳ vào điều kiện.
Khẳng định nào trên đây đúng?
2.14. Các vật liệu sau thường dùng làm vật cách điện : 
Sứ, kim loại, nhựa, cao su.
Sơn , gỗ , chì, gang, sành.
Than, gỗ, đồng, kẽm nilông.
Vàng, bạc, nhựa pôlyêtylen.
Nhựa, nilông, sứ, cao su.
Chọn câu trả lời đung trong các câu trên.
2.15. Ba kim loại sau đây thường dùng làm dây dẫn:
Nhôm, kẽm, vàng.
Nhôm ,đồng, vônfram.
Đồng, chì và kẽm.
Chì, kẽm và đồng.
Đồng, sắt, nhôm.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
20.16. Trong kim loại, các êlectrôn tự do là:
Những êlectrôn quay xung quanh hạt nhân.
Những êlectrôn dịch chuyển xung quanh nguyên tử.
Những êlectrôn dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
Những êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử, chuyển dịch tự do.
Những êlectrôn chỉ dịch chuyển khi có dòng điện.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
21. Sơ đồ mạch điện- chiều dòng điện.
I. kiến thức cơ bản
	* Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ có thể lắp mạch điện tương ứng.
	* Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điên tới cực âm của nguồn điện.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
Đánh dấu số thứ tự các kí hiệu từ trên xuống:1,2,3.4.5.6.
Ta thấy: bóng đèn - 4 ; Dây dẫn - 1 ; Công tắc đóng - 5 
Nguồn điện - 6 ; Hai nguồn mắc nối tiếp - 3 ; công tắc ngắt - 2
 + - 
 K 
 K + -
 Sơ đồ mạch điện 21.1 Sơ đồ mạch điện 21.2
a. Dây thứ hai chính là khung xe đạp, nối cực thứ hai của đinamô (vỏ) với cực thứ hai của đèn.
b. Sơ đồ: 
 Khung xe Đinamô dây nối
2. Bài tập nâng cao.
21.4. Cho mạch điện như hình vẽ: 
a. Điền các kí hiệu của các linh kiện
được mắc trong mạch.
b. Trong mạch các bóng có sáng không?
Vẽ ký hiệu chiều dòng điện nếu có.
Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin trong hình 21.2 của sách giáo khoa vật lý 7.
21.6. Cho một mạch điện như hình vẽ: Đ1
Nếu mở khoá k thì các bóng đèn có sáng không?
Vẽ ký hiệu các cực của nguồn và kí hiệu dòng điện
trong mạch. K
 Đ2
Nguồn
21.7. Cho ba bóng đèn được gắn trên bảng
gỗ như hình vẽ. Hãy vẽ sơ đồ mắc các đèn
nối với cực của nguồn điện để các bóng sáng.
 + -
Nguồn
21.8. Cho mạch điện như hình vẽ. K1 Đ1
Đóng những khoá nào để:
 K2 đóng đèn Đ1 sáng, đèn Đ2 tắt. K2
K2 đống đèn Đ1 tắt, đèn Đ2 sáng.
Cả hai đèn đều sáng.
 Đ2 K3 
Nguồn
 K1 
21.9. Cho mạch điện như hình vẽ Đ1 Đ2 Đ3
K2 đóng, K1 ngắt đèn nào sáng? 
K2 đóng K1 đóng, đèn nào sáng? K2
 + -
21.10. Cho mạch điện như bài tập 21.9 khi đóng K1 thì trong nguồn điện có dòng điện chạy qua không?
3. Bài tập trắc nghiệm.
21.11. Sơ đồ mạch điện có tác dụng:
Mô tả mạch điện một cách đơ giản.
Dựa vào nó người ta lắp đặt mạch điện tương ứng.
Làm cơ sở để lắp đặt mạng điên thực tế.
Là cơ sở để thợ điện kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa.
Mô tả chiều dòng điện chạy trong dây dẫn.
Chọn câu sai trong các câu trên.
21.12. Một mạng điện thắp sáng gồm:
Nguồn điện, bóng đèn và công tắc.
Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn.
Nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn.
Nguồn điện, bóng đèn và phích cắm.
Dây dẫn, bóng đèn và công tắc.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
21.13. Chiều dòng điện trong một mạch điện là:
Chiều hướng từ cực dương về phía cực âm của nguồn.
Chiều từ cực dương, qua dây dẫn và các thiết bị tới cực âm.
Chiều chuyển dịch của các điện tích từ cực âm về cực dương.
Chiều chuyển dịch của các điện tích từ cực dương về cực âm.
Chiều chuyển dời có hướng của các điện tích trên dây.
Nhận định nào trên đây đúng?
21.14. Ký hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa:
Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết.
Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện.
Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giãn hơn so với thực tế.
Mô tả các mạch điện khi cần thiết.
Đó là các quy ước cho đơn giản, không mang ý nghĩa gì.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
21.15. Khí hiệu các cực của nguồn điện là do:
Chiều dòng điện chạy từ cực dương sang cực âm của nguồn.
Cực dương mang điện tích còn cực âm không mang điện tích.
Cực âm của nguồn mang nhiều điện tích hơn cực dương.
Cực dương mang điện tích dương, cực âm mang điện tích âm. 
Số điện tích trên hai cực là khác nhau, trên cực dương nhạy hơn.
Chọn câu trả lời đúng trong các câu trên.
21.16. Cho bốn mạch điện sau:
 + - + - + - + -
 a b c d 
Nhận định nào sau đây đúng:
Các mạch a, b và c tương đương nhau.
Các mạch b, c và d tương đương nhau.
a và b tương đương, c và d không tương đương.
a và b tương đương, c và d tương đương.
Không có mạch nào tương đương nhau.
22. Tác dụngnhiệt và tác dụng phát sáng 
của dòng điện
I. kiến thức cơ bản
	* Dòng điện đi qua m,ột vật dẫn thông thường, đều làm chovật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
	* Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đi ốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện, không có ích khi máy thu hình, quạt điện và máy thu thanh hoạt động.
a. Khi trong ấm còn nước, nhiệt độ của ấm là 1000C.
b. ấm điện bị cháy. Vì khi cạn hết nước khi đó nhiệt độ của ấm lên rất cao, làm cháy ruột ấm và có thể gây hoả hoạn.
D. Đèn báo ti vi.
2. Bài tập nâng cao.
22.4 . Tác dụng nhiệt của dòng điện có lợi và cũng có khi có hại. Hãy kể tên các tác dụng nhiệt có hại trong các dụng cụ sau:
Nồi cơm điện.
Bàn là.
Bóng đèn 
Máy bơm nước ( mô tơ điện)
Máy ổn áp.
Khi dòng điện chạy trong vật dẫn đều nóng lên do tác dụng nhiệt. Vậy khi dòng điện chạy trên các trục điện tiêu thụ của thành phố thì tác dụng đó có lợi hay có hại.
Vì sao trong các bảng điện của gia đình người ta thường lắp các cầu chì? Cầu chì hoạt động dữa trên nguyên tắc nào.
Trong bàn là, bình nóng lạnh người ta có gắn “ rơle” nhiệt. Hỏi nó có tác dụng gì và hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên nhân nhiều vụ cháy là do bị chập mạch điện. Hãy cho biết sự chập điện xảy ra trong điều kiện nào và cách đề phòng.
Tại sao đèn pin của chúng ta lúc mới lắp pin bóng đèn sáng hơn sau khi dùng nhiều ngày? 
 Khi nối một vật dẫn với nguồn điện ta không thấy vật phát sáng. Điều đó chứng tỏ dòng điện không có tác dụng phát quang. Hỏi nhận định trên có đúng không?
3. Bài tập trắc nghiệm.
 Khi có dòng điện chạy qua một vật dẫn, khi đó:
Vật dẫn nóng lên.
Vật dẫn sẽ phát sáng.
Vật dẫn vừa nóng lên vừa phát sáng.
Làm không khí xung quanh nóng lên
A, B và C đúng.
Khẳng định nào trên đây đúng nhất?
 Khi có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn, khi đó:
Dây tóc bóng đèn sẽ cháy sáng khi dòng điện .
Dây tóc bóng đèn sẽ nóng lên khi có dòng điện lớn.
Nếu dòng điện đủ lớn dây tóc bóng sẽ cháy sáng.
Nếu dòng điện đủ lớn dây tóc nóng lên và phát sáng.
Dây tóc có khả năng phát sáng khi dòng điện đủ lớn.
Chọ câu đúng nhất trong các câu trên.
 Tác dụng nhiệt có ích trong các dụng cụ sau:
Quạt điện, nồi cơm điện.
Bàn ủi và môtơ bơm nước.
Máy làm lạnh, ổn áp.
Máy giặt, máy cưa.
Bàn ủi, nồi cơm điện.
Chọn câu đúng nhất.
 Các dụng cụ nào sau đây hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt:
Cầu chì, ổ cắm.
Cầu chì, bàn ủi.
Cầu chì Atômát.
Cầu dao, ổ cắm.
Máy ổn áp, cầu chì.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
 Sự toả nhiệt vừa phát quang xẩy ra trong các hiện tượng sau:
Khi loa phát thanh hoạt động.
Khi chuông điện hoạt động.
Khi tivi hoạt động.
Khi máy bơn nước hoạt động.
Máy điều hoà hoạt động. 
Chọn câu đúng trong các câu trên.
 Dòng điện có tác dụng sau:
Tác dụng nhiệt
Tác dụng cơ học.
Tác dụng phát quang.
A và B đúng.
A, B và C đúng.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
23. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện
I. Kiến thức cơ bản
	* Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay nam châm.
	* Dòng điện có tác dụng hoá học, chẳng hạnkhi dòng điện đi qua dung dịch muối thì tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối cực âm.
	* Dòng điện có tác dụng sinh lý, khi đi qua cơ thể người và động vật.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
23.1. B. các vụn sắt.
23.2. C. Tác dụng từ của dòng điện.
23.3. D. Làm biến đổi màu thgỏi than nối cực âm của nguồn điện nhúng trong dung dịch này.
23. 4. Đánh dấu thứ tự cột bên trái từ trên xuống: 1,2,3,4,5. Ta có thể ghép như sau: 
	Tác dụng sinh lý - 5 ( cơ co giật) ; tác dụng nhiệt - 4 ( dây tóc bóng đèn sáng). ; Tác dụng hoá học - 2 ( mạ điện ) ; tác dụng phát sáng - 1 ( bóng bút thử điện) ; Tác dụng từ - 3 ( chuông điện kêu).
 Nguồn
Bài tập nâng cao.
23.5. Nối hai thỏi than A và B nhúng trong A B
dung dịch sun phát đồng ( CuSO4) như hình vẽ:
a. Có dòng điện chạy trong mạch không?
Hỏi có hiện tượng gì xẩy ra?
Nếu biết sau một thời gian đồng bám vào
cực A hỏi cực nào là cực dương của nguồn?
23.6. Cần cẩu điện hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãy thiết kế sơ đồ một cần cẩu dơn giản.
23.7. Để tránh điện giật khi sữa chữa điện ta cần phải làm thế nào?
23.8. Dòng điện có thể làm tê liệt thần kinh. Tại sao trong y học người ta lại sử dụng dòng điện để châm cứu?
23.9. Em hãy làm thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ bằng các dụng cụ sau:
Một nguồn điện 3V.
Một đoạn dây dẫn.
Một biến trở.
Một kim la bàn.
Bài tập trắc nghiệm
23.10. Dòng điện có thể gây ra những tác dụng nào sau đây:
Làm quay kim nam châm
Làm quay động cơ
Làm tê liệt thần kinh
Làm khô hồng huyết cầu
Làm cháy sáng không khí.
 Chọn câu sai trong các câu trên.
23.11. Các vật sau chịu tác dụng từ của dòng điện:
Bếp điện.
Bóng đèn điện.
Bình nóng lạnh.
Chuông điện.
Đèn LED.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
23.12. Dòng điện có tác dụng từ vì nó:
Có thể làm quay động cơ điện.
Làm quay kim la bàn.
Làm chuông điện hoạt động.
Làm đèn bàn sáng.
Máy biến thế hoạt động.
Chọn câu sai trong các câu trên.
23.13. Khi dòng điện đi qua cơ thể người gây ra: 
Tê liệt thần kinh.
Làm cho tim ngừng đập.
Các vết bỏng trên cơ thể.
Khô hòng huyết cầu.
Giảm béo cho người mập.
Chọn câu sai trong các câu trên.
23.14. Tác dụng hoá học của dòng điện biểu hiện qua:
Giải phóng đồng ở cực âm của nguồn điện.
Khi bóng đèn phát ra ánh sáng.
Giải phóng đồng ở thỏi than nối cực âm nguồn điện.
Giải phóng đồng ở thỏi than nối hai cực nguồn điện.
Giải phóng đồng ở thỏi than nối cực dương nguồn điện.
Chọn câu đúng các câu trên.
23.15. Khi có dòng điện qua nam châm điện, nó có thể hút:
Các mảnh nhôm nhỏ.
Các vụn sắt.
Các mảnh nhự xốp.
Các vụn giấy.
Bột kim loại đồng.
 Chọn câu đúng trong các câu trên.
24. Cường độ dòng điện
I. Kiến thức cơ bản.
	* Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
	* Đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế.
	* Đơn vị cường độ dòng điện là Ampe.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
24.1. a. 0,35A = 350 mA ; b. 425mA = 0,425A ; 
 c. 1,28 A = 1280 mA ; d. 32mA = 0,032A
24.2. a. GHĐ là 1,2A ; b. ĐCNN là 0,1A ; c. I1 = 0,3A ; d. I2 = 1.0A
24.3. a. Am pe kế số 3 ; b. Ampe kế số 1; c. Am pe kế số 2 hoặc số 4.; Ampe kế số 2
24.4. Dòng điện trong các sơ đồ đi vào các chốt (+) và đi ra khỏi chốt (-) của mỗi Ampe kế.
2. Bài tập nâng cao.
24.5. Chọn Am pe kế có giới hạn đo phù hợp với các dòng điện cần đo tương ứng trong các trường hợp sau:
Dòng điện qua mạch có cường độ 0,35A
Dòng qua chuông điện có cường độ 90mA
Dòng qua đèn chiếu có cường độ 1,2A
Dòng qua đèn nháy có cường độ 52mA
Am pe kế có giới hạn đo 100mA
Am pe kế có giới hạn đo 50mA
Am pe kế có giới hạn đo 2,5A
Am pe kế có giới hạn đo 1A
 + - 
24.6. Một bạn vẽ sơ đồ để mắc Ampe kế 
để đo cường độ qua các bóng đèn như hình vẽ.
Hỏi mắc mạch như thế đã đúng chưa? Tại sao?
24.7. Đề xuất phương án để sửa chữa sơ đồ mạch điện bài tập 24.6. để Ampe kế đo đúng dòng điện qua các bóng đèn.
Nguồn
24.8. Cho mạch điện như hình vẽ. K1 Đ1
Phải mắc Ampe kế ở đâu để biết dòng
điện qua các bóng đèn khi hai khóa K2
 K1 và K3 đều đóng, K2 mở.
 Đ2 K3 
24.9. Cho một mạch điện như hình vẽ: 
Hỏi mắc am pe kế ở đâu để đo được dòng điện: 
a. Qua các bóng đèn? 
b. Qua nguồn.
24.10. Điền đấu thích hợp vào cực của các Ampe kế và chiều dòng điện trong mạch của bài tập 24.5 ở trên. Hỏi nếu có một Ampe kế bị ngược cực thì nó có chỉ đúng cường độ dòng điện chạy qua không? Tại sao?
24.11. Một Ampe kế bị lệch kim, khi chưa đo dòng điện mà kim không ở vị trí số không. Vì thế khi đo dòng không được chính xác. Để khắc phục tình trạng trên ta làm thế nào.
24.12. Khi nối một bóng đèn vào các cực của bình ắc quy, đèn sáng. Hỏi khi đó dòng điện có chạy qua bình ắc quy không? Tại sao?
3. Bài tập trắc nghiệm
24.13. Một bóng đèn mắc trong mạch sẽ:
Sáng yếu khi có dòng điện.
Không sáng khi dòng điện bình thường.
Rất sáng khi cường độ dòng điện lớn.
Sáng yếu khi cương độ dòng điện yếu.
Sáng mờ khi điện tích dòng điện yếu.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
24.14. Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc:
Ampe kế song song với vật dẫn.
Ampe kế nối tiếp với vật dẫn.
Ampe kế trước với nguồn điện.
Ampe kế sau với vật dẫn, nguồn điện.
Ampe kế trước với vật dẫn, nguồn điện.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
24.15. để đo được dòng điện trong khoảng 0,10 A đến 2,20A ta nên sử dụng Ampe kế có GHĐ và ĐCNN như sau:
3A - 0,2A.
3000mA - 10mA.
300mA - 2mA
4A - 1mA
3A - 5mA.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
24.16. Một mạch điện gồm Am pe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 1,55A. Đèn sẽ sáng vừa khi :
Am pe kế chỉ 1,75A.
Am pe kế chỉ 0,75A.
Am pe kế chỉ 1,45A.
Am pe kế chỉ 2,5A.
Am pe kế chỉ 3,5A.
Chọn câu đúng trong các câu trên.
24.17. Dòng điện trong mạch có cường độ lớn, khi đó:
Tác dụng từ trên nam châm điện càng mạnh.
Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng mạnh.
Tác dụng sinh lý đối với sinh vật và con người yếu.
Lượng đồng bám ở thỏi than nối cực âm nguồn điên càng nhiều.
Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng.
Chọn nhận định sai trong các nhận định trên.
24.18. Trong một mạch điện có hai ampe kế giống nhau, một đặt trước nguồn điện, một đặt sau nguồn. Khi đó :
Số chỉ hai ampe là như nhau.
Số chỉ hai ampe kế không như nhau.
Ampe kế đầu có số chỉ lớn hơn.
Ampe kế sau có số chỉ lớn hơn.
Ampe nào có GHĐ số chỉ lớn.
Chọn nhận định sai trong các nhận định trên.
25. Hiệu điện thế và hiệu điện thế giữa hai 
đầu dụng cụ điện
I. Kiến thức cơ bản
	* Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó, do đó giữa hai cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế.
	* Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế.
	* Số vôn kế ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
II. Các bài tập cơ bản
Hướng dẫn các bài tập giáo khoa
25.1. a. 500kV = 500.000V ; b. 220V = 0,220 kV 
 c. 0,5V = 500mV ; 6kV = 6000V.
25.2. a. GHĐ của vôn kế là 10V ; ĐCNN của vôn kế là 0,5V.
	c. Số chia của vôn kế khi kim nằm ở vị trí số (1) là 1,5V
	d. Số chia của vôn kế khi kim nằm ở vị trí số (2) là 7V
25.3. ta đánh số thứ tự từ trên xuống của cột bên phải lần lượt: 1,2,3,4. Khi đó ta có:
	Pin tròn 1,5V - (3) ; Pin vuông 4,5V - (4).
	ác quy 12V - (2) ; Pin mặt trời - (1).
2. Bài tập nâng cao
25.4. Trên một số dây điện có ghi: 250V - 5A. Con số đó có ý nghĩa gì?
25.5. Trong sơ đồ sau đây vôn kế nào mắc đúng. 
 1 2 
 Quan sát mạch điện như hình vẽ. Cho biết (V1), (V2), (V3) cho biết điều gì? 1 
 A B
 2
 3
Tại sao khi đo hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện ta phải nối cực dương của nguồn với cực dương của vôn kế và cực âm theocực âm của nguồn? Nếu nối sai có hiện tượng gì xẩy ra?
Mạng điện trong nhà em hiện nay đang sử dụng là bao nhiêu? Có thể mắc bóng đèn 110V - 40W và mạng điện đó được không? Tại sao?
25.9. Một vôn kế bị lệch kim, khi chưa đo hiệu điện thế mà kim không ở vị trí số không. Vì thế khi đo hiệu điện thế không được chính xác. Để khắc phục tình trạng trên ta làm thế nào?
25.10. Trên các viên pin con thỏ người ta đề 1,5V con số đó có ý nghĩa gì?. Em hãy dùng vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của viên pin và rút ra nhận xét.
Bài tập trắc nghiệm
Trong sơ đồ sau số chỉ của vôn kế vôn kế chính là: 
Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. - +
Hiệu điện thế của nguồn điện trong mạch.
Hiệu đi

Tài liệu đính kèm:

  • docly_thuyet_bai_tap_sgk_co_ban_va_nang_cao_mon_vat_ly_7.doc