Luyện một số đề thi tiếng việt 9

docx 20 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1396Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện một số đề thi tiếng việt 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện một số đề thi tiếng việt 9
LUYỆN MỘT SỐ ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 9
Câu 1:
Viết đoạn văn khoảng 10->15 dòng giới thiệu thi hào Nguyễn Du, trong đó có câu sử dụng thành phần phụ chú, có câu sử dụng thành phần khởi ngữ.( Gạch chân các thành phần đó)
Câu 2:
Cho đoạn văn sau:
 “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất().Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy,âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm ấp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”
 (Tiếng mưa- Nguyễn Thị Thu Trang)
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ vựng được dùng trong đoạn văn trên?
Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn?
Câu 3:
Trình bày 5 phương châm hội thoại đã học, mỗi phương châm lấy một VD minh họa?
Câu 4:
Xác định hai biện pháp tu từ chính trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
 Gậy tre, trông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
 (Thép Mới, Cây tre Việt Nam, SGK ngữ văn 6 tập 2) 
Câu 5:
Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở đoạn thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh biến thành tro em biết không?
 (Vũ Quần Phương-Áo đỏ)
Câu 6:
Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật viết:
 Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
 Ung dung buồng lái ta ngồi,
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Em hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?( trong đoạn văn có sử dụng phép thế để liên kết câu- Gạch chân từ ngữ của phép thế đó)
Câu 7:
Cho đoạn văn : “Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn rang tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. (), bên cạnh hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, còn có nhiều hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”
 ( “Trò chơi ngày xuân”-Báo Nhân dân-số Xuân Nhâm Ngọ 2002) 
Có thể thay thế lần lượt bốn cụm từ sau: “Khắp bản làng”; “Đầu xuân”; “Lúc này”; “Vào dịp này”, vào dấu ba chấm nằm trong ngoặc() để hai câu trong đoạn văn trên liên kết được với nhau không?
Gọi tên phép liên kết khi thay thế lần lượt các cụm từ trên?
Câu 8:
Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du( đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”) có sử dụng hai thành ngữ “ bên trời góc bể” và “quạt nồng ấp lạnh”. Hãy chép lại hai câu thơ đó và thích thành nghĩa của hai thành ngữ trên?
Câu 9:
Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong các câu thơ sau:
 “Nao nao dòng nước uốn quanh,
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
 “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
 (Bếp lửa- Bằng Việt)
Câu 10:
Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập trong những câu sau:
Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rơn hơn cả những tiếng kia nhiều.
 (Làng-Kim Lân)
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sang tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
 (Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
Câu 11:
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa biểu đạt của những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa! (Bếp lửa-Bằng Việt)
Câu 12 : Cho hai câu thơ sau:
Thuyền ta lái giớ với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 140)
Em hãy:
 Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Viết một đoạn văn (từ 6 – 10 câu theo cấu trúc tổng – phân – hợp) nêu cảm nhận về hiệu quả của biện pháp tu từ đã tìm được. Trong đoạn có sử dụng thành phần tình thái. Gạch chân thành phần tình thái đó.
 Câu 13: 
Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như ây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
 (Ca dao)
Câu 14:
Cho câu:
Dân giàu, nước mạnh.
Dùng các quan hệ từ khác nhau để làm bộc lộ 4 kiểu quan hệ có thể có giữa hai vế của câu này?
Câu 15:
 Cho đoạn thơ sau:
 ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể
 như là song là rừng
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
 (Trích Ánh trăng- Nguyễn Duy-Ngữ văn 9 tập 1)
Hãy chỉ ra 2 từ láy trong đoạn thơ trên?
Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn thơ?
Từ “tròn” trong câu thơ “Trăng cứ tròn vành vạnh” có ý nghĩa gì?
LUYỆN MỘT SỐ ĐỀ THI VĂN
*PHẦN CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC (Thường được 1,5 ->2 điểm)
Câu 1:
 Trong bài thơ ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy có hai câu thơ:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
 a)Hai câu thơ trên gợi cho em nghĩ đến bài thơ nào của Chế Lan Viên( cũng nói về tình mẫu tử) trong Chương trình Ngữ văn lớp 9?
 b)Trong bài thơ của Chế Lan Viên cũng có hai câu thơ mang tính triết lí cao nói về tình mẹ thiêng liêng, sâu nặng. Chép lại và nêu cảm nhận về nội dung hai câu thơ ấy?
Câu 2:
Những câu thơ sau có trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật:
 Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
 Và:
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim
a)Chỉ rõ vị trí, hoàn cảnh xuất hiện các câu trên trong bài thơ?
b)Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu thơ nêu trên?
CÂU HỎI KIỂM TRA KĨ NĂNG ĐỌC- HIỂU VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN( Phần câu hỏi này thường được 4->5 điểm)
 Câu 3:
Đọc “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hẳn các em còn nhớ:
 Khi được mời lên nhà anh thanh niên, họa sĩ đã nghĩ thầm: Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn. 
 Nhưng rồi, sau những chuyện anh kể, những việc anh làm, họa sĩ lại nghĩ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sang tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.Mặc dù vậy ông đã chập nhận sự thử thách.
a)Em hiểu cách nhìn nhận, đánh giá của họa sĩ về nhân vật anh thanh niên đã thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? Ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì?
b)Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo cách Tổng- phân- hợp .Trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và thành phần phụ chú( Yêu cầu: gạch chân các thành phần đó)
Câu 4:
Cho đoạn thơ sau:
 Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi 
 Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
 “Bố ở chiến khu bố còn việc bố,
 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
 Rồi sớm , rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
 (Bếp lửa-Bằng Việt)
a)Hai câu cuối đoạn thơ không nhắc lại bếp lửa mà thay bằng từ ngọn lửa. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
b)Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ đã trích ở trên theo cách lập luận tổng- phân –hợp. Trong đoạn có một câu dùng phần phụ chú, một câu dùng phần tình thái.(Gạch chân hai câu đó)
BÀI TẬP TỔNG HỢP VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI( Phần này thường được 3 điểm)
Câu 5:
Trong một bài văn khắc trên bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Tiến sĩ Thân Nhân Trung( 1418-1499) có viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
 Dựa vào lời của tiền nhân, em hãy viết một bài nghị luận ngắn bàn về vai trò của “người hiền tài” đối với đất nước
Mùa xuân là để tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính triết lý sâu sắc:
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu.” (Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều hình ảnh rạo rực tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của TH là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Người xưa có câu: “Thi trung hữu họa”. Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, TH đã phác họa nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chim mà vang trời”
“Dòng sông xanh” gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ.Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh “một bông hoa tím biếc”. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, mùa xuân của TH mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây là một hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhớ hình ảnh những nữ sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím  dịu dàng thước tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, đưa động từ ” mọc” lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh mùa xuân của TH, không chỉ có hình ảnh , mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nha của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán “ơi, hót chi” đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kì của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn mùa xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn ?
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị và nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng:
“Giọt long lanh” là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm ? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một sự sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim ngân vang khắp đất trời, nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế.
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sản xuất làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai của người chiến sĩ – “người cầm súng” và người nông dân – “người ra đồng”. Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh “lộc”. “Lộc” là chồi non, cành biếc; “lộc” còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới. Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, “lộc” là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sẽ đem về “lộc” là sự an lành niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên đồng ruộng sẽ đem về “lộc” là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước vào xuân với khí thế khẩn trương  và náo nhiệt:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
Bằng cách sử dụng từ láy “hối hả-xôn xao” cùng với điệp từ, tác giả đã mang đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. “Hối hả” nghĩa là vội vả, khẩn trương. “Xôn xao” là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao thăng trầm, với bao nhiêu là “vất vả và gian lao”. So sánh đất nước với vì sao sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ VIệt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển, vẫn “cứ đi lên phía trước” để sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới. Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và dân tộc Việt Nam.
Trong không khí tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, để tỏa hương sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. “Nốt trầm” là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu xa trong một bản nhạc. Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Từ khát vọng hòa nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình ở những câu thơ tiếp theo:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
“Mùa xuân nho nhỏ” là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như “một mùa xuân nho nhỏ” để tô hương thêm sắc cho quê hương đất nước. “Dâng” là một hành động cống hiến, cho đi mà không dòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ “lặng lẽ”, âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:
“Lẽ nào cho vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhân riêng mình.”
Điệp từ “dù là” được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi đôi mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng.  Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục “đi lên phía trước”.
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước:
“Mùa xuân-ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, TH muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho ta thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu thương quê hương xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình để yêu mến đất nước dân tộc.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ TH.
Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến đã được TH gửi gắm qua bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”. Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng khó phai mờ. Và, Bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta sẽ mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn những những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trí vĩnh hằng.
Là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 - 1980, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của ông đã diễn đạt cảm hứng đón nhận thanh sắc, đất trời mùa xuân, cảm nhận đầy tự hào về bước đi lên thanh xuân của đất nước. Đồng thời, bài thơ cũng là một tâm nguyện dâng hiến sức xuân trong cuộc sống cách mạng của đất nước.
Bài thơ đi theo một mạch cảm xúc bắt đầu từ những cảm xúc trực tiếp trước vẻ đẹp của sức sống mùa xuân xứ Huế từ đó liên tưởng tới mùa xuân của đất nước, của cách mạng. Sau đó đẩy mạnh cảm xúc đến những ước nguyện của bản hoà ca cuộc đời. Và cuối cùng, bài thơ lại trở về với cảm xúc thiết tha tự hào qua làn điệu dân ca xứ Huế.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế tươi mát đẹp đẽ để từ đó bộc lộ những cảm hứng say đắm, đón nhận thanh sắc đất trời mùa xuân:
                  Mọc giữa dòng sông xanh
                  Một bông hoa tim biếc
Chỉ bằng một vài nét phác hoạ, bức tranh mùa xuân quê hương đã hiện lên với một khoảng không gian khoáng đãng, cao rộng, êm dịu và đầy chất thơ. Bức tranh ấy được mở ra bằng chiều dài của dòng sông, chiều cao của bầu trời và chiều sâu của cảm xúc. Bức tranh là một sự pha trộn đặc biệt của màu sắc. Nó có sắc tím biếc, tươi tắn, đằm thắm của một bóng hoa đang mọc giữa dòng sông xanh. Bằng việc sử dụng đảo ngữ từ mọc lên đầu cùng với việc sử dụng lượng từ một tác giả đã nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ cùng với sức sống mạnh mẽ căng tràn của sức xuân thể hiện qua hình ảnh bông hoa. Màu tím biếc như có sức lan tỏa cả mặt sông xanh, hoà quyện với nhau tạo cảm giác dịu mát hài hoà, vừa là tín hiệu của mùa xuân, vừa là vẻ đẹp tinh tuý của đất trời. Hơn thế nữa, bức tranh mùa xuân còn ghi vào lòng người những âm thanh lảnh lót của con chim chiền chiện, khiến cho niềm xúc động bồi hồi, xốn xang chợt bật thành tiếng hò:
                      Ơi con chim chiền chiện
                      Hót chi mà vang trời
                      Từng giọt long lanh rơi
                      Tôi đưa tay tôi hứng.
Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, mùa xuân tình cảm của tác giả được thể hiện thật mãnh liệt, ông dang rộng vòng tay, mỏ rộng tấm lòng, tràn trọng.
nâng niu đón nhận mùa xuân. Tiếng chim vang ra, không tan ra, loang vào không trung mà tuôn ra thành tiếng rõ ràng, tròn trịa kết tinh thành từng giọt, kết lại thành dấu ấn mùa xuân dể nhà thơ hứng với đôi bàn tay trân trọng và tấm lòng rộng mở. Cả doạn trên đã không chỉ lột tả được vẻ đẹ.p của thiên nhiên mà còn diễn tả được sự say đắm, ngỡ ngàng và thái độ đón nhận trân trọng, nâng niu của tác giả.
Sau những cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, khổ thơ thứ hai trong bài là những cảm nhận thật hơn về sức xuân nảy nở nơi những con người chiến đấu và lao động - hai mẫu người gắn liền với chiều dài lịch sử phát triển của đất nước. Bốn câu thơ lặp lại từng cặp cấu trúc sánh đôi cùng điệp ngữ mùa xuân xuất hiện đầu hai câu 1 - 3 đã gợi ra những hình ảnh về đoàn quán cầm súng và đoàn người ra đồng. Bên cạnh đó, tác giả dùng thêm từ lộc để nói tới sức xuân đang nảy nở. Cành lá ngụy trang trên lưng người ra đồng, dẫu là cành nhưng trước sức xuân nhiệm màu vẫn đâm chồi nảy lộc. Những cây mạ non vừa được gieo xuống trong khí xuân, chẳng đợi thời gian đâm chồi trải dài nương mạ. Dùng từ lộc để diễn tả sức xuân nảy nở mảnh liệt dang trào dâng của thiên nhiên đất trời, đồng thời còn thể hiện sức xuân của con người. Những con người cầm súng, truyền sức xuân cho cành lá ngụy trang trên lưng nảy lộc, những người ra dồng gieo mạ xuống đất hay là đang gieo xuống những mùa xuân:
                      Mùa xuân người cầm súng
                      Lộc giắt đầy trên lưng
                      Mùa xuân người ra đồng
                      Lộc trải dài nương mạ
Họ đã mang cả mùa xuân, sức xuân ra đồng, ra chiến trường và hơn thế nữa, họ đang mang cả mùa xuân về cho đất nước. Từ hai hình ảnh của hai lớp người này tác giả đã đi tới một khái quát cao hơn đối với tất cả.
                    Tất cả như hối hả
                    Tất cả như xôn xao...
Cả dân tộc dang hứng sức sống mới trước mùa xuân nhiệm màu. Tất cả đang vội vã, khẩn trương trong công việc để cống hiến, xây dựng đất nước. Và thêm nữa, từ xôn xao như diễn đạt một sự thay đổi, một sự biến chuyển trong tâm hồn mỗi con người trước mùa xuân. Tất cả mọi người đang đóng góp những mùa xuân nhỏ bé của mình cho mùa xuân của đất nước:
                    Đất nước bốn nghìn năm
                    Vất vả và gian lao
                    Đất nước như vì sao
                    Cứ đi lên phía trước.
Mùa xuân của đất nước được cảm nhận trong sự tổng kết chiều dài lịch sử bốn nghìn nảm với bao vất vả, gian lao và đất nước được so sánh với vì sao, nguồn sáng kì diệu của thiên hà, vẻ dẹp vĩnh hằng của thiên nhiên vũ trụ. Đất nước ấy như một bà mẹ tảo tần, vất vả, qua bao gian lao thử thách vẫn kiêu hãnh, ngoan cường cứ đi lên phía trước không chỉ bằng sức mạnh của hôm nay mà bằng sức mạnh của bốn nghìn năm lịch sử. Câu thơ như là một điểm nhấn, lời tổng kết về sức sống mãnh liệt của đất nước đồng thời ẩn chứa niềm tự hào, niềm tin cùa tác giả vào cuộc đời và đất nước.
Khổ thơ thứ tư, năm là hai khổ thơ bộc lộ rõ nhất chủ đề của bài thơ đó là ước nguyện thiết tha muốn hòa đồng cùng mùa xuân đất nước, ước nguyện dâng hiến tài sức cho đời. Và trước tiên, ước nguyện của nhà thơ là ước nguyện muốn hoà đồng cùng thiên nhiên đất nước:
                    Ta làm con chim hót
                    Ta làm một cành hoa
                    Ta nhập vào hoa ca
                    Một nốt trầm xao xuyến.
Ở khố thơ này đã có sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp, bắt gặp những hình ảnh bông hoa, con chim, những tín hiệu mùa xuân ở khổ thứ nhất. Trong muôn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót dể gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân. Những ước muôn giản dị để thành những vật nhỏ bé nhưng chính những vật nhỏ bé này lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân, tạo nên Hắc xuân. Bên cạnh đó, tác giả còn muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ai. Chỉ là một nốt trầm kín đáo, khiêm nhường, chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội. Lẫn vào trong bản hoà ca, khó nghe và nhận ra những nốt trầm khiêm nhường dó đã tạo nên cái hay của bản nhạc. Tác giả muốn làm một riết trầm nhưng là nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho dời. Những ước muốn tưởng như giản dị ấy lại có một ý nghĩa lớn lao đó là phải đóng góp những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự cống hiến khiêm nhường, giản dị. Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của đất cả mọi người, tất cả chúng ta. Thông qua việc chuyển đổi đại từ tôi sang ta, nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung. Sau ước nguyên hoà đồng, tác giả đã đi tới khát vọng cống hiến bền bỉ của mình. Trong cảm hứng trữ tình, nhân vật trữ tình bỗng biến thành mùa xuân nho nhỏ, một mùa xuân không chỉ mang ý nghĩa mà là một mùa xuân nhỏ bé, có hình khối hữu hạn nhập vào mùa xuân rộng lớn của đất nước:
                   Một mùa xuân nho nhỏ
                   Lặng lẽ dâng cho đời
                   Dù là tuổi hai mươi
                   Dù là khi tóc bạc.
Khổ thơ như là một lời nhắn nhủ, một lẽ sống. Sống là để cống hiên. Mùa xuân nho nhỏ còn là quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa mỗi con người giữa cuộc đời chung của dân tộc. Thanh Hải đã chọn cho minh một cách cống hiến riêng không phô trương, không ồn ào, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Khổ thơ là một sự tổng kết, chiêm nghiệm từ chính cuộc đời đã cố gắng không biết mệt mỏi từ tuổi hai mươi căng tràn.sức sống đến khi phải nằm trên giường bệnh của nhà thơ. Là lời cho riêng mình, đoạn thơ bỏ trống cách xưng hô nhưng điều đó lại như mở rộng tới mọi người, lay động người đọc cùng chung ý nghĩ.
Bài thơ ít nói đến Huế nhưng người đọc vẫn nhận ra một điều, bài thơ vẫn đậm dà chất Huế. Chất Huế nằm trong cảnh sắc nền thơ trong tâm hôn dịu dàng, đàm thắm trong những bài thơ ngũ ngôn, trong những bài dân ca Huế. Và đặc biệt chất Huế dậm đà ở khổ cuối trong tiếng hát, tình yêu nước non, tình yêu quê hương đất nước
               Mùa xuân tôi xin hát
               Câu Nam ai, Nam bình
               Nước non ngàn dặm mình
               Nước non ngàn dặm tình
               Nhịp phách tiền đất Huế.
Nêu những khổ thơ trên là những suy ngẫm cảm động về ước nguyện dâng hiến thì khổ thơ cuối nhà thơ lại muốn được cất lên tiếng hát thiết tha dựa trên lời ca buồn bã của câu Nam ai Nam bình, Thanh Hải đã chuyển thành một nội dung dằm thắm chất Huế, vừa hoà chung cùng nước non.
Lời ca như vang vọng, gợi mở ra một cái tình nhỏ bé trong cái ngàn dặm rộng lớn, mèng mang nhưng vẫn rất gần gũi, tràn đầy yêu thương và ấm áp. Tiếng hát đàm thắm hiền hoà xen vối những tiếng phách giòn giả, tươi vui đã kết lại bài thơ. Bài thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế. kết thúc lại là nước non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình yêu quê hương đất nước.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi vừa thể hiện nguyện ước chân thành, tha thiết vừa như dựng lên một lẽ sống cao đẹp, cống hiến hết mình, bền bỉ mà âm thầm, lặng lẽ.
VIẾNG LĂNG BÁC-VIỄN PHƯƠNG
 Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ở An Giang, mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Ông là nhà thơ có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ. Viễn Phương đã có mấy tập thơ được xuất bản, trong đó có nhiều bài hay. Bài thơ Viếng lăng Bác sáng tác năm 1976, trong không khí xúc động của nhân dân cả nước khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được hoàn thành sau ngày giải phóng miền Nam, thông nhất đất nước, đồng bào miền Nam có thế thực hiện mong ước được ra Hà Nội viếng lăng Bác Hồ. Đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài lãnh tụ. Bài thơ đã được phổ nhạc và được đông đảo quần chúng nồng nhiệt đón nhận.
 Từ mảnh đất Thành đồng Tổ quốc vừa trải qua mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ chống xâm lăng, Viễn Phương ra thăm miền Bắc và theo dòng người đến viếng lăng Bác ở quảng trường Ba Đình. Cảm xúc mãnh liệt đã biến thành nguồn thi hứng dạt dào. Bao trùm toàn bài thơ là tình cảm thiết tha, niềm khâm phục, ngưỡng vọng, biết ơn và ước nguyện của tác giả nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác.
 Giọng điệu chung của bài thơ trang trọng và tha thiết. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, biểu lộ lòng thành kính và niềm xúc động chân thành của nhà thơ nói riêng và của mọi người nói chung khi vào lăng viếng Bác.
 Cảm xúc trữ tình chi phối hình tượng thơ và ngôn ngữ thơ. Khung cảnh lăng Bác được miêu tả từ xa tới gần, từ khái quát tới cụ thể.
 Bài thơ khá gọn, chỉ có 4 khổ, 16 dòng, kết hợp giữa miêu tả với biểu hiện tâm trạng của nhà thơ trong cuộc viếng thăm lăng Bác. Ngoại cảnh được miêu tả bằng vài nét chấm phá, nổi bật là hình ảnh hàng tre và hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác.
 Bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót xa, nuối tiếc. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng điệu thành kính, trang nghiêm, phù hợp với không khí thanh tĩnh, thiêng liêng nơi Bác Hồ đời đời yên nghỉ.
 Mở đầu bài thơ là cảm nhận của tác giả về khung cảnh bên ngoài lăng. Có lẽ gây ấn tượng mạnh nhất chính là hình ảnh hàng tre xanh tốt quanh lăng, gợi nhớ đến hình ảnh thân thương, quen thuộc của quê hương, đất nước. Tiếp đó là hình ảnh dòng người nối nhau bất tận, ngày ngày vào lăng viếng Bác. Những suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng như : mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là ước nguyện thiết tha của nhà thơ là được mãi mãi ở bên lăng Bác. Cảm xúc chân thành và mãnh liệt đã tạo nên bố cục tự nhiên và hợp lí của bài thơ.
 Trong khổ thơ đầu, tiết tấu chậm rãi và hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng gợi không khí thiêng liêng, thành kính nhưng vẫn ấm áp, gần gũi:
 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
 Từ miền Nam, nhà thơ ra thăm miền Bắc với niềm sung sướng vô biên của người con xa quê đã lâu ngày. Câu thơ mở đầu ngắn gọn như một thông báo, nhưng lại phản ánh rất thật tâm trạng xúc động của nhà thơ – chiến sĩ sau bao năm mong mỏi, bây giờ mới được thỏa nguyện. Ấn tương đầu tiên của tác giả là về hà

Tài liệu đính kèm:

  • docxLuyen_mot_so_de_thi_tieng_Viet_9.docx