Kỳ thi vào lớp 10 thpt chuyên Lam Sơn năm học 2007 - 2008 môn thi: Vật lý, cho lớp chuyên vật lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1620Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi vào lớp 10 thpt chuyên Lam Sơn năm học 2007 - 2008 môn thi: Vật lý, cho lớp chuyên vật lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi vào lớp 10 thpt chuyên Lam Sơn năm học 2007 - 2008 môn thi: Vật lý, cho lớp chuyên vật lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
Đề thi chính thức
Đề thi có 01 trang
KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC 2007- 2008
Môn thi: Vật Lý, cho lớp chuyên Vật lý
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 16 tháng 6 năm 2007
Câu 1 (1,0 điểm): Hai ô tô chuyển động cùng chiều. Vận tốc của hai xe như nhau: khi đi trên đường bằng là v1, còn khi đi qua cầu là v2 < v1. Đồ thị Hình 1 cho biết sự phụ thuộc của khoảng cách giữa hai ô tô theo thời gian. Từ đồ thị hãy xác định vận tốc v1, v2 và chiều dài của cây cầu. 
Câu 2 (1,0 điểm): Hãy lập một phương án xác định nhiệt dung riêng của dầu hoả bằng thí nghiệm. Dụng cụ gồm có: Nhiệt lượng kế đã biết nhiệt dung riêng c0 của nó; Bình nước đã biết nhiệt dung riêng của nước cn ; Nguồn nhiệt; Nhiệt kế; Cân Rôbécvan; Cát khô và một bình dầu hoả cần xác định nhiệt dung riêng. 
Câu 3 (2,0 điểm): Một mạch điện gồm hai điện trở R như nhau mắc vào hiệu điện thế U không đổi (Hình 2). Khi dùng Ampe kế để đo cường độ dòng điện tại mỗi vị trí A và B thì thu được các giá trị IA = 6 (mA) và IB = 11 (mA). Hỏi giá trị thực của mỗi dòng điện tương ứng là bao nhiêu ?
Câu 4 (1,5 điểm): Có hai bóng đèn như nhau và một điện trở R0 được mắc vào nguồn điện hiệu điện thế U0 không đổi theo hai cách khác nhau (xem Hình 3a và Hình 3b). Kết quả là cả hai cách mắc các bóng đèn vẫn sáng bình thường, như nhau. Hãy xác định điện trở, cường độ dòng điện định mức, hiệu điện thế định mức của mỗi bóng đèn theo R0 và U0.
Câu 5 (2,0 điểm): Một biến trở con chạy AB có giá trị biến đổi được từ 0 đến R, được mắc theo sơ đồ Hình 4. Hiệu điện thế U0, điện trở R1của vôn kế đã biết. Gọi điện trở của đoạn AC là rx. 
a) Hãy xác định số chỉ Ux của vôn kế theo rx.
	b) Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của Ux vào rx trong trường hợp R1>>R.	
Câu 6 (1,0 điểm): Hai gương phẳng ghép quay mặt phản xạ vào nhau, tạo thành góc 900 (xem Hình 5). Một người quan sát đứng ở vị trí S sao cho SABC là một hình vuông. Hãy xác định vùng không gian đặt vật để người quan sát nhìn thấy được ảnh của vật qua hệ gương (thị trường).
Câu 7 (1,5 điểm): Người ta đặt một màn quan sát M vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng 3 lần tiêu cự f (Hình 6).
 a) Bằng phép vẽ, hãy xác định vị trí của điểm sáng S để ảnh thật rõ nét trên màn của nó là S’.
 b) Từ hình vẽ hãy xác định các vị trí đặt nguồn sáng S để luôn có ảnh thật rõ nét trên màn. 
R
R
U
A
A
B
·
·
·
Hình 2
L(m)
200
400
0
20
40
60
80
t(s)
Hình 1
V
U0
A
C
rx
Hình 4
B
Hình3a
Hình3b
R0
R0
U0
U0
f
·
S’
M
·
a =3f
Hình 6
F
S
A
B
C
Hình 5m
hanh BC la
	
HẾT
Họ và tên thí sinh: ..............................................................Số báo danh: .........................................
KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN NĂM HỌC 2007- 2008
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÍ
Câu 1 (1 điểm): 	 
L(m)
+ Đoạn thứ nhất của đồ thị là khi cả 2 xe chưa vào cầu.
400
Chúng cách nhau 400 (m).	 (0,25 đ) 	 
+ Đoạn thứ hai của đồ thị là khi xe1 đã vào cầu, còn xe2 
200
chưa vào cầu. Thời gian này là (30-10) = 20 (s). Suy ra 
vận tốc v1 = 400/20 = 20 (m/s). (0,25 đ) 
+ Trong thời gian 20 (s) này khoảng cách hai xe rút ngắn 
 lại được (400-200) = 200 (m ) và bằng (v1-v2).t 0 20 40 60 80 t (s)
 Suy ra 200 = (20 – v2) 20 Hay V2 = 10 (m/s). 
 (0,25 đ) 
+ Đoạn thứ ba của đồ thị là khi cả 2 xe cùng đi trên cầu. Thời gian này là 30 (s). Vì xe 2 vào cầu trước 20 (s) nên tổng thời gian nó đi trên cầu là (30+20) = 50 (s). Vì vậy cầu có chiều dài = v2.50 = 500 (m). 	 (0,25 đ) 
Câu 2 (1 điểm): 
+ Dùng cát khô thay thế cho hộp quả cân, lấy khối lượng nước bằng khối lượng dầu hoả và bằng khối lượng của bình nhiệt lượng kế m. 	 (0,25 đ) 
+ Đổ nước vào bình nhiệt lượng kế và đun nóng từ nhiệt độ ban đầu (nhiệt độ của phòng thí nghiệm) t00C lên đến t10C. Sau đó dừng đun và đổ tiếp dầu hoả vào nhiệt lượng kế. Nhiệt độ cuối cùng của hệ là t20C. 	 (0,25 đ) 
+ Phương trình cân bằng nhiệt của thí nghiệm là : c0m(t1-t2) + cnm(t1-t2) = cxm(t2-t0). (0,25 đ) 
+ Suy ra Nhiệt độ t1, t2, t0 đo được bằng nhiệt kế, còn c0 và cn đã biết. Từ thí nghiệm và công thức (*) ta xác định được nhiệt dung riêng cx của dầu hoả.	 (0,25 đ) 
Câu 3 (2 điểm):
+ Gọi RA là điện trở của Ampekế ta có : 	 (0,5 đ) 
 và 	 (0,5 đ) 
+ Giải ra ta được RA = 0,1 R Hay U = 6,6 R.	 (0,5 đ) 
+ Nếu không mắc ampekế thì dòng điện tương ứng sẽ là:
IoA = (mA) và I0B = 2I0A = 13,2 (mA). 	 (0,5 đ) 
Câu 4 (1,5 điểm): 
+ Định luật Ôm viết cho hai sơ đồ là (2R +R0).Ia = U0 và 	(0,5 đ) 
+ Các đèn sáng bình thường nên Ib = 2Id = 2Ia suy ra 
 (2R +R0) = .2 Þ R = R0 	(0,5 đ) 
+ Thay trở lại ta có Id = Ia = U0/3R0 và Ud = IdRd = U0/3. 	(0,5 đ) 
Câu 5 (2,0 điểm): a)
+ Điện trở đoạn CB là (R - rx). Điện trở của đoạn AC là Rx = (*) 	(0,5 đ) 
+ Điện trở cả đoạn mạch là R0 = Rx+(R-rx) = (**)	(0,5 đ) 
+ Dòng điện mạch chính I0 = U0 /R0 và số chỉ của vonkế là Ux = I0Rx = (***)
Ux
R
0
U0
rx
+ Thay (*) và (**) vào (***) ta có: Ux = (1) 	(0,5 đ) 
b) 
 Trong trường hợp R1>>R , ngoài ra R³ rx ³ 0 ta nhận thấy: 
Nếu rx << R biểu thức (1) viết lại thành Ux = (2a)
Nếu rx » R biểu thức (1) cũng viết lại thành Ux = (2b)
 Cả (2a) và (2b) đều có đồ thị là đoạn thẳng (hình bên). Còn đồ thị đúng là đường cong nét đứt. 	(0,5 đ) 
S
A
B
C
S1
x1
y1
S2
y2
x2
Câu 6 (1 điểm):
+ Lấy S1 đối xứng với S qua gương AB
Vùng không gian giới hạn bởi x1ABCy1
là thị trường của S qua gương AB.
(0,25 đ) 
+ Tương tự, Vùng không gian giới hạn bởi 
x2CBAy2 là thị trường của S qua gương AB.
(0,25 đ) 
+ Tổng cả hai vùng trên là vùng thị trường
của S qua hệ gương. Đó là vùng gạch chéo trên 
hình vẽ.	(0,25 đ) 
+ Hình vẽ bên. 	(0,25 đ) 
F
·
S’
M
·
S
I
H
H’
O
a
x
b
Câu 7 (1,5 điểm): 
a) Từ S’ nối với quang tâm thấu kính và từ 
S’ nối với tiêu điểm F của thấu kính. Sau đó 
I kẻ song song với quang trục chính , ta được 
giao điểm S là vị trí của nguồn sáng đã cho 
ảnh thật S’. 	(0,5 đ) 
 + Hình vẽ. 	(0,5 đ) 
b) Xét tam giác đồng dạng OHS và OH’S’ ta có: x/a = 3f/b. Xét tam giác đồng dạng FOI và FH’S’ ta có: b/2f = a/f. Kết hợp hai biểu thức trên ta có x = 3f/2 = hằng số. Vậy để S luôn luôn có ảnh rõ nét trên màn thì vị trí đặt S là mặt phẳng vuông góc với trục chính và đứng trước , cách thấu kính một khoảng bằng 1,5f. 	 (0,5 đ) 
Ghi chú: 
 Học sinh giải bằng các cách khác nhau, nếu đúng thì cho điểm theo thang điểm tương ứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuyen LS 2007-2008.doc