Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 năm học: 2014 – 2015 môn thi: Tiếng Việt thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 năm học: 2014 – 2015 môn thi: Tiếng Việt thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 năm học: 2014 – 2015 môn thi: Tiếng Việt thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐỀ CHÍNH THỨC
Số báo danh
...
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 NĂM HỌC: 2014 – 2015
MÔN THI: TIẾNG VIỆT
Ngày thi: 02/07/2014
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 04 câu, có 01 trang)
ĐỀ BÀI
Bài 1: (1.0 điểm)
BIÊN SOẠN:
NGUYỄN CHÂU AN
Xếp các từ dưới đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:
lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.
Câu 2: (2.0 điểm)
1. Xác định câu đơn, câu ghép trong những câu sau:
a. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bầy tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
b. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
c. Nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
2. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?
Câu 3: (2.0 điểm)
Trong bài thơ Chú đi tuần của nhà thơ Trần Ngọc, hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được miêu tả như sau:
Trong đêm khuya vắng vẻ, Chú đi tuần đêm nay.
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi! Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
(SGK Tiếng Việt, tập 2 – NXB Giáo dục) Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Hai dòng
thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Câu 4: (5.0 điểm)
Ánh sáng thấmđượm đất trời, xómlàng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật được sáng soi đẹp đẽ, nồng nàn dưới ánh trăng, ... Cảnh đẹp dưới trăng thật tuyệt.
Hãy tả cảnh một đêm trăng đẹp ở làng quê (hoặc nơi ở) của em.
----- HẾT -----
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6
NĂM HỌC: 2014 – 2015
MÔN: TIẾNG VIỆT
ĐỀ CHÍNH THỨC	Ngày thi: 02/07/2014
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 05 câu, có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI (gồm 04 câu, có 03 trang)
Lưu ý: Khuyến khích điểm đối với những bài làm có sự sáng tạo, không theo khuôn mẫu (điểm khuyến khích tối đa là 2)
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Xếp các từ dưới đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:
lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.
Lưu ý: Không yêu cầu chỉ ra ý nghĩa của mỗi nhóm, nếu học sinh chỉ ra ý nghĩa của từng nhóm nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
å=1
1. Lấp lánh, lóng lánh.
0.25
2. Tràn ngập, đầy ắp.
0.25
3. Thiết tha, da diết.
0.25
4. Dỗ dành, vỗ về.
0.25
2
1. Xác định câu đơn, câu ghép trong những câu sau:
a. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bầy tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
b. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
c. Nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
2. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?
å= 2
1
a
Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bầy tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi // thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
0.25
® Câu đơn
0.25
b
Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra // hót râm ran.
0.25
® Câu đơn
0.25
c
Nếu bạn // thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn // sẽ trưởng thành hơn .
0.25
® Câu ghép
0.25
2
- Giải thích: dựa vào đặc điểm cấu tạo.
0.25
- Cụ thể: câu đơn: chỉ 1 nòng cốt câu (do 1 cụm C-V tạo thành) ; câu ghép: do nhiều vế câu ghép lại với nhau tạo thành (mỗi vế thường có cấu tạo 1 cụm C-V).
0.25
3
Trong bài thơ Chú đi tuần của nhà thơ Trần Ngọc, hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được miêu tả như sau:
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay.
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi! Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
(SGK Tiếng Việt, tập 2 – NXB Giáo dục)
Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa gì đẹp đẽ và sâu sắc?
å= 2
- Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thửthách: đêmkhuya vắng vẻ (khi mọi người đã yên giấc ngủ say), gió mùa đông ngoài trời làm lạnh buốt đôi tay.
0.5
- Hai dòng thơ cuối cho ta thấy ý nghĩa thật đẹp đẽ và sâu sắc: người chiến sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn gian khổ của giá rét đêm khuya (Rét thì mặc rét cháu ơi!) để giữ mãi cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm).
1.0
- Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống bình yên và yêu thơng sâu nặng của ngời chiến sĩ đối với các cháu thiếu nhi nói riêng và đối với tất cả mọi người nói chung.
0.5
4
Ánhsángthấmđượmđấttrời, xómlàng ruộngđồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật được sáng soi đẹp đẽ, nồng nàn dưới ánh trăng, ... Cảnh đẹp dưới trăng thật tuyệt.
Hãy tả cảnh một đêm trăng đẹp ở làng quê (hoặc nơi ở) của em. Lưu ý:
I. Yêu cầu chung:
- Viết đúng thể loại văn tả cảnh ; bố cục đầy đủ, rõ ràng.
- Diễn đạt trôi chảy, trình tự miêu tả hợp lí, câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.
- Nội dung làm nổi bật được đối tượng chọn miêu tả. Qua đó nêu được cảm xúc của bản thân trước cảnh đẹp đó, thể hiện lòng yêu mến, tự hào về quê hương đất nước mình.
- Chữ viết sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả.
II. Cách cho điểm: Tùy theo mức độ bài viết của học sinh để cho điểm các mức như sau:
- 4.5 - 5.0: điểm đạt tốt các yêu cầu nêu trên.
- 3.0 - 4.5: điểm đạt khá các yêu cầu nêu trên. - 2.5 - 3.0: điểm đạt TB các yêu cầu nêu trên.
- 1.0 - 2.5: điểm đạt dưới mức TB các yêu cầu nêu trên. - 0.5 - 1.0 : kĩ năng làm bài kém.
- Bài viết không đúng thể loại, không đúng đối tượng miêu tả: không cho điểm
å=5
Mở bài
Giới thiệu bao quát về cảnh đêm trăng ở vùng quê yên bình sẽ tả: Ở đâu? Khi nào? 
1.0
Thân bài
- Tả từng phần của cảnh (hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian).
1.0
- Các yếu tố thiên nhiên có mối quan hệ mật thiết góp phần tạo nên vẻ đẹp cho cảnh.
1.0
- Sự xuất hiện của con người trong những hoạt động gắn liền với cảnh.
1.0
Kết bài
- Cảm xúc của em về cảnh đẹp của làng quê yên bình dưới ánh trăng lung linh huyền ảo đó.
0.5
- Lòng yêu mến tự hào về quê hương đất nước.
0.5
----- HẾT -----
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐỀ CHÍNH THỨC
Số báo danh
...
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 NĂM HỌC: 2014 – 2015
MÔN THI: TOÁN
Ngày thi: 02/07/2014
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 10 câu, có 02 trang)
ĐỀ BÀI
Bài 1: (1.0 điểm)
Tìm x biết:
x – 270:45 = 120
Bài 2: (1.0 điểm)
Tìm a biết:
Người ta chia số a555 cho 45 thì không còn số dư.
Bài 3: (1.0 điểm)
2	3
Hai trong ba phân số là 1 và 1 , trung bình cộng của ba phân số là 1.
Hãy tìm phân số thứ ba.
Bài 4: (1.0 điểm)
Cho dãy số sau:
1 ; 4 ; 9 ; 16 ; 25 ;  Tìm số thứ 10 của dãy số trên.
Bài 5: (1.0 điểm)
Tính nhanh biểu thức sau:
2012 ´ 2012 – 2010 ´ 2014
Bài 6: (1.0 điểm)
Một người thợ ốp gạnh men 3,5m2 tường hết 105 phút.
Hỏi người thợ đó ốp bức tường cao 2m, dài 8m hết bao nhiêu thời gian? Bài 7: (1.0 điểm)
Một đoàn tàu hỏa chạy với vận tốc 48km/h vượt qua một cây cầu dài 720m hết 63 giây.
Tính chiều dài của đoàn tàu?
Bài 8: (1.0 điểm)
Hình bên là một cầu thang có 4 bậc, gồm 10 ô vuông. Giả sử cầu thang gồm 13 bậc thì số ô vuông tất cả sẽ là bao nhiêu?
Bài 9: (1.0 điểm)
Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều dài 30m và chiều rộng 20m. Người ta làm hai con đường bề rộng 2m hình chữ thập (hình vẽ).
Hãy tính diện tích đất còn lại để trồng hoa
Bài 10: (1.0 điểm)
Cho tam giác ABC, điểm M thuộc cạnh AB sao cho AM nhỏ hơn MB. Hãy vẽ qua M một đường thẳng chia tam giác ABC thành hai phần có diện tích bằng nhau
M
B	C
----- HẾT -----
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
Giám thị 1	 Thí sinh	 Giám thị 2	
. . .
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 6
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU NĂM HỌC: 2014 – 2015
 MÔN THI: TOÁN	
 ĐỀ CHÍNH THỨC	 Ngày thi: 02/07/2014
	 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
	 (Đề thi gồm 10 câu, có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(gồm 10 câu, có 04 trang)
Lưu ý: Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Tìm x biết:
x – 270:45 = 120
- Đặt phép tính: 270 : 45 = 6
0.25
- Phép toán trở thành: x – 6 = 120
0.25
- Giải x: x = 120 + 6
 = 126
0.25
- Đáp số: x = 126
0.25
2
Tìm a biết:
Người ta chia cho 45 thì không còn số dư.
- 45 = 5 9
- Để chia hết cho 45 thì phải đồng thời chia hết cho 5, 9
0.25
- Vì có tận cùng là chữ số 5 nên chia hết cho 9.
0.25
- Để chia hết cho 45 thì còn phải chia hết cho 5.
- Một số chia hết cho 9 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 9
- Khi đó: (a + 5 + 5 + 5) chia hết cho 9 hay (a + 15) chia hết cho 9
- Mà 18 chia hết cho 9 là số gần (a + 15) nhất nên a + 15 = 18
Hay a = 3 nên 3555 chia hết cho 45.
- Đáp số: a = 3 là số cần tìm 
0.5
3
Hai trong ba phân số là và , trung bình cộng của ba số là 1. 
Hãy tìm phân số thứ 3.
- Giả sử phân số thứ ba là a.
- Trung bình cộng 3 số là 1 nên:
0.25
- Giải phép toán trên: 
a = 
a = 
0.5
- Đáp số: phân số thứ 3 cần tìm là .
0.25
4
Cho dãy số sau:
1 ; 4 ; 9 ; 16 ; 25 ;  
Tìm số thứ 10 của dãy số trên.
- Theo dãy số: 1 = 1
4 = 2 2
9 = 3 3
- Quy luật dãy số: 
n n ; (n + 1) (n + 1) ; (n + 2) (n + 2) ; 
- Từ số hạng n n đến (n + 9) (n + 9) gồm 10 số hạng
0.5
- Theo dãy số, 1 là số hạng đầu tiên nên n n = 1 hay n = 1
- Vì vậy số hạng thứ 10 sẽ là (n + 9) (n + 9)
0.25
- Vậy số hạng thứ 10 của dãy số là (1 + 9) (1 + 9) = 10 10 = 100
0.25
5
Tính nhanh biểu thức sau:
2012 ´ 2012 – 2010 ´ 2014
 2012 2012 – 2010 2014
= 2012 2012 – 2010 (2012 + 2)
= 2012 2012 – 2010 2012 – 2010 2
0.5
= 2012 (2012 – 2010) – (2010 2)
= 2012 2 – 2010 2 
= (2012 – 2010) 2 = 2 2 = 4.
- Đáp số: kết quả biểu thức là 4.
0.5
6
Một người thợ ốp gạnh men 3,5m2 tường hết 105 phút.
Hỏi người thợ đó ốp bức tường cao 2m, dài 8m hết bao nhiêu thời gian?
- Diện tích bức tường cần ốp là: 
S = 2 8 = 16m2.
0.25
- Áp dụng quy tắc tam suất:
3,5m2 105 phút
16m2 a phút
- Khi đó, phút = 8 giờ
0.5
- Đáp số: thời gian người thợ ốp xong bức tường là 8 giờ.
0.25
7
Một đoàn tàu hỏa chạy với vận tốc 48km/h vượt qua một cây cầu dài 720m hết 63 giây. Tính chiều dài của đoàn tàu?
- Đổi: 48km/h = m/s.
0.25
- Khi tàu chạy qua cầu dài 720m thì tàu đã đi được quãng đường bằng tổng chiều dài cây cầu và chiều dài đoàn tàu.
0.25
- Quãng đường tàu đã chạy: 
S = 63 = 840m.
0.25
- Chiều dài của tàu là: 
L = 840 – 720 = 120m
- Đáp số: chiều dài của tàu là 120m.
0.25
8
Hình bên là một cầu thang có 4 bậc, gồm 10 ô vuông. Giả sử cầu thang gồm 13 bậc thì số ô vuông tất cả sẽ là bao nhiêu?
- Quy luật bậc thang: bậc 1 1 ô vuông
 bậc 2 2 ô vuông
 bậc 13 13 ô vuông
- Theo bài ra: 4 bậc gồm 10 ô vuông = bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 + bậc 4
- Cầu thang gồm 13 bậc = bậc 1 + bậc 2 + bậc 3 +  + bậc 13.
- Phép toán: 1 + 2 + 3 +  + 13
0.25
- Giải phép toán: 1 + 2 + 3 +  + 13
+ Số số hạng là: 
+ Tổng dãy số là: 
0.5
- Đáp số: giả sử có 13 bậc thang sẽ có 91 ô vuông.
0.25
9
Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều dài 30m và chiều rộng 20m. Người ta làm hai con đường bề rộng 2m hình chữ thập (hình vẽ). Hãy tính diện tích đất còn lại để trồng hoa.
- Diện tích phần giao nhau giữa 2 con đường (tâm hình chữ thập):
S1 = 2 2 = 4m2.
0.25
- Diện tích con đường song song với chiều dài của mảnh vườn:
S2 = 30 2 = 60m2.
- Diện tích con đường song song với chiều rộng của mảnh vườn:
S3 = 20 2 = 40m2.
0.25
- Tổng diện tích làm đường: 
S4 = S2 + S3 – S1 = 60 + 40 – 4 = 96m2.
- Tổng diện tích khu vườn là: 
S5 = 30 20 = 600m2.
0.25
- Diện tích đất còn lại để trồng hoa:
S = S5 – S4 = 600 – 96 = 504m2.
- Đáp số: diện tích đất còn lại để trồn hoa là 504m2.
0.25
10
A
Cho tam giác ABC, điểm M thuộc cạnh AB sao cho AM nhỏ hơn MB. Hãy vẽ qua M một đường thẳng chia tam giác ABC thành hai phần có diện tích bằng nhau.
C
B
M
A
C
B
M
D
N
M
D
- Gọi D là trung điểm AB. Nối C với D. 
 O là giao điểm của MN và CD.
- Vì D là trung điểm AB nên SCAD = SCDB hay SCAD = SABC.
- Từ D kẻ đoạn thẳng song song với MC cắt BC tại N.
- SMCD = SMCN ; SMOD = SMCD – SMCO ; SCON = SMCD – SMCO 
 Hay SMOD = SCON.
0.5
Tứ giác ABNM có: 
 SABNM = SACD + SCON – SMOD = SCAD = SABC. 
Vậy N là điểm cần tìm, đoạn thẳng cần vẽ là MN.
0.5
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_tuyen_sinh_lop_6_truong_THCS_Nguyen_Du_nam_hoc_20142015.doc