PHÒNG GD&ĐT CHIÊM HÓA KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Năm học 2016 - 2017 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 01 trang PHẦN I: Đọc - hiểu(4,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Ngữ văn 9, tập một, tr.94) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Câu 2: (1 điểm) Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ trên là gì? Cảnh được nhìn qua con mắt của ai? Câu 3: (2,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn( khoảng 15 dòng) theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và có một câu chứa thành phần biệt lập (gạch dưới từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết và thành phần biệt lập). PHẦN II: Làm văn (6,0 điểm). Cảm nhận về bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh. --- Hết --- HƯỚNG DẪN CHẤM. CÂU HƯỚNG DÃN CHẤM ĐIỂM 1 (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du 0,5 điểm 2 (1 điểm) Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ trên là tả cảnh ngụ tình. Cảnh được nhìn qua con mắt của nàng Kiều. 0,5 điểm 0,5 điểm 3 (2 điểm) Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau : - Về nội dung: Cần làm rõ tâm trạng buồn bã, cô đơn đến rợn ngợp; nỗi lo lắng, sợ hãi của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. - Về kĩ năng: Viết đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp và đúng số dòng quy định trong đó có sử dụng phép thế và có một câu chứa thành phần biệt lập. 1 điểm 1,5 điểm 4 (6 điểm) A, Yêu cầu về kĩ năng: - Biết vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để trình bày những cảm nhận về một bài thơ. - Đảm bảo bố cục 3 phần; lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B, Yêu cầu về kiến thức: * Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn nghị luận về bài thơ (đoạn thơ) và những hiểu biết về tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh, học sinh trình bày cảm nhận về bài thơ. * Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những nội dung cơ bản sau: Mở bài: - Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu. - Nhận xét sơ bộ về bài thơ. Thân bài: - Nêu cảm nhận về sự tinh tế của nhà thơ trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu: + Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương đầu ngõ, xa hơn là dòng sông, cánh chim, làn mây. + Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động, tính chất: gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình – Tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc “ Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. + Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật mà còn ở cảm nhận bâng khuâng, xao xuyến của con người: bỗng, hình như thu đã về - Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa: + Những hiện tượng thời tiết mùa hè vẫn còn: nắng, mưa, sấm nhưng đã đổi thay theo bước đi của mùa hè. Điều đó được diễn tả qua những từ ngữ: vẫn, còn, bao nhiêu, vơi dần, bớt Hình ảnh hàng cây “đứng tuổi” nét hạ qua thu tới. - Từ cảm nhận tinh tế về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu, nhà thơ suy ngẫm về con người: khi con người từng trải, trưởng thành thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Kết bài: - Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về bài thơ. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm
Tài liệu đính kèm: