Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG 
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2016-2017
------------------------------
 MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút
 ( Không kể thời gian giao nhận đề)
 - Đề này có 01 trang -
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản ( 4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Câu 1: ( 0,5 điểm)
 Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: ( 0,5 điểm)
Từ "lại" ở câu thơ thứ ba diễn đạt điều gì? 
Câu 3: (1 điểm)
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 4: ( 2 điểm)
 Viết một đoạn văn( khoảng 20 đến 25 dòng) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Phần 2: Làm văn ( 6 điểm)
	Suy nghĩ về nhân vật Phương Định trong tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi” của Lê minh Khuê
 --------------------Hết--------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học 2015- 2016
 MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản ( 4 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(0,5 đ)
- Khổ thơ trên trích trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
-Tên tác giả bài thơ: Huy Cận
0,25
0,25
2
(0,5 đ)
- Từ "lại" ở câu thơ thứ ba diễn đạt: công việc lao động đánh cá vào buổi đêm của ngư dân miền biển diễn ra thường xuyên, liên tục.
0,5
3
(1 đ)
- Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: So sánh (như hòn lửa) và nhân hóa: (cài then, đêm sập cửa).
- Giá trị của phép tu từ được sử dụng:
 + Hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm, gợi nên một cảnh hoàng hôn trên biển hết sức tráng lệ, tăng giá trị thẩm mỹ cho hình ảnh thơ.
 + Hình ảnh nhân hóa làm cho sóng và biển trở nên có hồn hơn, gần gũi hơn với con người. Câu thơ gợi liên tưởng: vũ trụ như một ngôi nhà lớn mà màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là then cửa.
0,5
0,25
0,25
4
(2đ)
 1. Về hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 20 đến 25 dòng diễn dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. Đủ bố cục Mở đoạn , thân đoạn, kết đoạn 
2.Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:
- Giới thiệu vị trí khổ thơ trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận và khái quát nội dung: cảnh hoàng hôn trên biển và hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Cảnh hoàng hôn trên biển rực rỡ, tráng lệ, kì vĩ . cảnh biển đêm rộng lớn nhưng lại gần gũi với con người Thiên nhiên nghỉ ngơi , con người bước vào buổi lao động mới.
 ( qua các nghệ thuật so sánh ,nhân hóa, liên tưởng, đối lập...)
- Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong câu hát khỏe khoắn, phấn chấn của người lao động khi được làm chủ cuộc đời , làm chủ thiên nhiên, đất nước.
0,5
0,5
0,5
0.5
Phần 2: Làm văn( 6 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức:
	- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) , biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn.
	- Hình thức : Bố cục 3 phần rõ ràng; trình bày sạch đẹp, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... 
2. Yêu cầu về nội dung:
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Mở bài:
- Giới thiệu những nét chính về tác giả -tác phẩm
- Cảm nhận chung về nhân vật Phương Định.
2. Thân bài:
- Giới thiệu chung về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn- thời chống Mĩ .
- Phương Định quê ở Hà Nội là cô gái trẻ, kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình (hay ngắm mặt mình trong gương, biết mình đẹp và được các anh bộ đội để ý nhưng không tỏ ra săn sóc, vồn vã...đây là nét kiêu kì của những cô gái Hà Thành)
- Ở ngay giữa chiến trường ác liệt song cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng: Cô hiện lên rất đời thường, rất thực với những nét đẹp tâm hồn nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát.( đưa ra một số dẫn chứng trong truyện...)
- Có tình cảm động đội sâu sắc: Yêu mến hai cô bạn cùng tổ, cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn..., chăm sóc đồng đội khi bị thương....
- Cô ngời lên với những phẩm chất đáng quý: Có trách nhiệm với công việc; dũng cảm, bình tĩnh, tự tin khi phá bom...( dẫn chứng diễn biến tâm lí của Phương Định trong một lần phá bom...)
-Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng tình huống truyện, Ngôi kể thứ nhất - người kể là nhân vật Phương Định góp phần tạo nên sự linh hoạt và hấp dẫn cho câu chuyện.
- Đánh giá: Phương Định là một cô gái trẻ, xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn... là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước .
- Liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đối với tổ quốc.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
-Hình ảnh Phương Định và đồng đội của cô mãi mãi là ngôi sao tỏa sáng trong lòng bạn đọc.
0.5
0,5
1
0,5
0,5
1
0,5
0,5
0.5
0.5
Câu 1: (2 điểm)
a. Học sinh nêu đủ bốn từ láy cho 1 điểm (mỗi từ cho 0,25 điểm)
 - Nho nhỏ, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
b) - Biện pháp tu từ: nhân hóa (0,5)
	+ Giấy đỏ buồn
	+ Nghiên sầu
	 - Hiệu quả: Câu thơ gợi nỗi buồn sâu sắc của ông Đồ như thấm đượm cả vào những sự vật vô tri, vô giác (giấy, mực, nghiên: biểu tượng của nền văn minh Hán học đã bắt đầu suy tàn) (0,5)
Câu 2: (3 điểm)	
Nội dung cần đạt
Điểm
* Chép chính xác , đúng chính tả khổ thơ cuối trong bài thơ : Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
* Tóm tắt tiểu sử, sự nghiệp tác giả:
- Phạm Tiến Duật ( 1941- 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gi nhập quân đội, hoạt động trong tuyết đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
- Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. 
- Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Năm 2001 ông được Nhà nước tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Các tập thơ chính: Vầng trăng quầng lửa, Ở hai đầu núi, Tuyển tập thơ Phạm Tiến Duật...
- Các bài thơ tiêu biểu: Trường Sơn Đông- Trường Sơn Tây. Giử em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính....
0,5
0,25
0,75
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3. (5 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
	- Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày cảm nhận , suy nghĩ của mình về tác phẩm
	- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
	Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần trình bày rõ cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về những điều người cha nói với con.
Nội dung cần đạt
Điểm
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
2. Cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về những điều:
a. Cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương với con.
- Đó là hạnh phúc được sống trong sự yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ đã dìu dắt, nâng đỡ con từ bước đi đầu tiên, tìm thấy niềm vui từ con.
- Đó là hạnh phúc được sống giữa "người đồng mình" những con người "yêu lắm" bởi họ khéo tay, yêu thiên nhiên, lạc quan và nhân hậu. Con đã trưởng thành trong nghĩa tình của quê hương như vậy.
-> Nói với con những điều ấy, cha cho con hiểu những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con để con yêu cuộc sống hơn.
b.Cha nói với con về quê hương, về "đồng mình"
- Cuộc sống của "người đồng mình" thương lắm bởi vất vả, gian nan.
- Nhưng người đồng mình sống đẹp: Sức sống mạnh mẽ, vất vả nhưng khoáng đạt, gắn bó với quê hương; mộc mạc chân thật nhưng giàu ý chí, niềm tin; mong xây dựng quê hương tốt đẹp
c.Người cha dặn dò con.
- Từ tình cảm gia đình, quê hương nhà thơ nâng lên lẽ sống cho con.
- Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.
- Người cha muốn con hiểu, cảm thương cuộc sống còn khó khăn của quê hương, tự hào với truyền thống quê hương để vững bước trên đường đời.
3.Đánh giá: Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm; cách nói cụ thể, mộc mạc có tính khái quát,Y Phương giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
0,5
1,0
1,0
1,5
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_DE_XUAT_MON_VAN_TUYEN_SINH_VAO_10_tp_TUYEN_QUANG.doc