Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
Năm học 2012 - 2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn thi: Ngữ văn 
	 Thời gian làm bài: 120 phút
	( Không kể thời gian giao nhận đề)
	Đề này có 01 trang
Câu 1: (2 điểm)
a) Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau: 
 - Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. 
 	 (Làng - Kim Lân)
- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. 
 (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
b) Chỉ ra cụm từ là thành ngữ ở câu ca dao sau. Nêu nghĩa của thành ngữ đó.
Nước non lận đận một mình,
	 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Câu 2: (3 điểm)
 Viết một đoạn văn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ sau.
	Người đồng mình thô sơ da thịt
	Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
	Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
	Còn quê hương thì làm phong tục.
	 (Nói với con - Y Phương)
Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.
.Hết
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
TUYÊN QUANG Năm học 2012-2013
Môn thi: Ngữ văn
	 Thời gian làm bài: 120 phút
	Đáp án có 03 trang
Câu 1: (2 điểm)
 	a) Học sinh cần xác định được các thành phần tình thái, cảm thán trong hai trường hợp, cụ thể là:
-  Sử dụng thành phần tình thái: có lẽ (0.5 điểm)
 	-  Sử dụng thành phần cảm thán: chao ôi (0.5 điểm)
b) Cụm từ là thành ngữ: lên thác xuống ghềng : 0,5 điểm.
	- Nghĩa của cụm từ: nhằm chỉ những người trải qua nhiều vất vả và gian truân, hiểm nguy: 0,5 điểm.
Câu 2: (3 điểm)
	1. Về kĩ năng:
- Đoạn văn có bố cục 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Diễn đạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
- Hình thức trình bày sạch đẹp, chữ viết cẩn thận, không sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu đúng.
	2. Về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
Người cha nói với con về đức tính cao đẹp của “người đồng mình” bằng những hình ảnh đầy ấn tượng:
 + Đó là “người đồng mình thô sơ da thịt”; những con người chân chất, khoẻ khoắn. Họ mộc mạc mà “không nhỏ bé” về tâm hồn, ý chí, họ tự chủ trong cuộc sống.
 + Đó là những người “tự đục đá kê cao quê hương”, lao động cần cù, không lùi bước trước khó khăn. Họ giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.
 + Họ yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn.
- Nói với con những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống của quê hương, tự hào về dân tộc để tự tin trong cuộc sống.
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
Câu 3: (5 điểm)
 1. Yêu cầu về kỹ năng:
	- Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày cảm nhận của mình về nhân vật ông Hai.
	- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
 2. Yêu cầu về kiến thức:
	Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau.
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
 I. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả, khái quát về tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về nhân vật ông Hai: Là người nông dân có tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước.
II. Thân bài
Ông Hai là người nông dân yêu làng quê bằng tình yêu đặc biệt:
Yêu làng quê tới mức say đắm, tự hào: đi đâu, gặp ai cũng say mê kể chuyện làng, khoe làng, tự hào về làng (trước cách mạng, sau cách mạng, khoe về cảnh vật, về tinh thần kháng chiến của dân làng: đào giao thông hào, tập quân sự...)
Kháng chiến bùng nổ:
 + Tự hào về làng kháng chiến: Tập quân sự đắp ụ chiến đấu...
 + Tình nguyện ở lại làng cùng bộ đội du kích chiến đấu.
 + Khi đi tản cư xa làng: sống trong tâm trạng nhớ nhung buồn bực, tối nào cũng sang bác Thứ nói chuyện về làng cho khuây nỗi nhớ; hỏi thăm tin tức của làng; đọc báo để theo dõi tin tức kháng chiến...
Tình yêu làng trước và sau cách mạng có sự phát triển, thể hiện sự phát triển về nhận thức chính trị của ông Hai nói riêng và của người nông dân nói chung.
Tình yêu làng gắn bó với tình yêu nước:
Nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai nghe tin làng Dầu theo Tây làm Việt gian.
Khi mới nghe tin: Sững sờ (cổ họng nghẹn ắng ... da mặt tê rân rân...)
Trên đường về - khi về đến nhà: Cái tin đó đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt khiến ông đau xót, tủi hổ đến mức tuyệt vọng (cúi gằm mặt xuống, nằm vật ra giường ... tủi thân nước mắt cứ giàn ra...)
Những ngày sau đó: Không dám đi đâu, dứt khoát lựa chọn theo suy nghĩ của mình: Yêu làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. (Phân tích đoạn trò chuyện với đứa con – là đỉnh điểm của tình yêu làng, yêu nước).
Vui sướng hả hê khi nghe tin làng chợ Dầu vẫn là làng kháng chiến:
Nghe tin cải chính – vui sướng hả hê: (“... tươi vui, rạng rỡ ... cặp mắt... hấp háy ... chia quà cho con”
Hả hê, sung sướng khoe nhà bị Tây đốt. (bình về hình ảnh ngọn lửa ...)
* Nhận xét đánh giá về nhân vật ông Hai.
 Đánh giá khái quát giá trị tác phẩm.
Hình tượng ông Hai tạo ấn tượng sâu sắc.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo tình huống, chi tiết chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lý tính tế.
Hình tượng ông Hai là hình ảnh người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Yêu làng, yêu nước.
 III. Kết luận
 Yêu làng gắn bó với tình yêu nước là tình cảm cao đẹp, một phẩm chất cao quý của ông Hai. Tình cảm của ông Hai là tình cảm chung của những người nông dân trong công cuộc chống ngoại xâm, một nét mới trong đời sống tinh thân của họ những con người bình dị, đáng quý, đáng trọng. Qua đó ta hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. 
0,5
1,5
2,0
0,5
0,5
....................Hết ..................

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.De TS Ngu van_Dai tra.doc