Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ văn chuyên thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ văn chuyên thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2011 - 2012 môn thi: Ngữ văn chuyên thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao nhận đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2011 - 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
 	 	Môn thi: Ngữ văn Chuyên
	 Thời gian làm bài: 150 phút
	( Không kể thời gian giao nhận đề)
	Đề này có 01 trang
Câu 1: ( 2 điểm)
a) Phân biệt nghĩa của từ “nghiêng” trong câu thơ dưới đây và cho biết đó là hiện tượng gì trong tiếng Việt.
 “ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
 Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”
 (Nguyễn Khoa Điềm)
	b) Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên có hai câu thơ sau:
	“Giấy đỏ buồn không thắm
	Mực đọng trong nghiên sầu...”
	Hai câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 2: (3 điểm)
	Nhà văn Ôxtơrôpxki đã nói:
 “Tình bạn trước hết phải chân thành, phải phê bình sai lầm của bạn, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm”.
 Từ câu nói trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 20 đến 25 dòng) trình bày quan niệm của em về tình bạn chân thành.
Câu 3: (5 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật người cha trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
.Hết
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
TUYÊN QUANG Năm học 2011-2012
Môn thi: Ngữ văn
	 Thời gian làm bài: 150 phút
	Đáp án có 03 trang
Câu 1: (2 điểm)
Học sinh nêu được các ý sau:
- Từ “nghiêng” trong “nhịp chày nghiêng” được sử dụng theo nghĩa gốc, miêu tả chiếc chày giã gạo không ở phương thẳng đứng mà lệch về một bên (0,25).
- Từ “nghiêng” trong “giấc ngủ em nghiêng” được sử dụng với nghĩa chuyển, miêu tả trạng thái giấc ngủ của bé trên lưng mẹ không yên giấc nghiêng theo nhịp chày giã gạo. Nỗi vất vả của người mẹ lan truyền sang đứa con, em bé như chia sẻ nỗi gian truân cùng người mẹ (0,5) 
	- Đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong Tiếng Việt (0,25)
	b) - Biện pháp tu từ: nhân hóa (0,5)
	+ Giấy đỏ buồn
	+ Nghiên sầu
	 - Hiệu quả: Câu thơ gợi nỗi buồn sâu sắc của ông Đồ như thấm đượm cả vào những sự vật vô tri, vô giác (giấy, mực, nghiên: biểu tượng của nền văn minh Hán học đã bắt đầu suy tàn) (0,5)
Câu 2: (3 điểm)
	1. Về kĩ năng:
 Học sinh có kỹ năng viết bài văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễt đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, chữ viết cẩn thận...
	2. Về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung sau:
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
 * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
 * Bày tỏ quan niệm của mình về tình bạn chân thành
 - Chân thành là điều thiết yếu trong tình bạn. Tình bạn phải chân thành mới bền vững. Không thể tồn tại một tình bạn giả dối.
 + Ta chân thành với bạn thì bạn mới tin ta và đối xử tốt ngược lại. Nếu đánh mất lòng tin thì xem như đánh mất tất cả.
 + Một tình bạn cần có sự sẻ chia, vì vậy hai bên cần tin tưởng lẫn nhau. Tình bạn đẹp là cơ sở của tình bạn lâu bền, mà tình bạn lâu bền là điều ai chẳng mong muốn. Vì thế nên xây dựng một tình bạn đẹp, chân thành theo đúng nghĩa của nó.
 - Sự chân thành là vô cùng cần thiết trong tình bạn, nhưng xây dựng nó là cả một vấn đề.
 + Kết bạn là để cho chứ không đòi hỏi việc đòi, nhận. Đòi hỏi sẽ dễ dẫn đến những toan tính lợi dụng.
 + Trong cuộc sống, không ai có thể thoát khỏi một vài sai lầm, do đó khi bạn mình lỡ mắc thì phải nghiêm túc phê bình bạn. Nhưng phê bình làm sao cho tình bạn không bị rạn nứt, trước hết là xuất phát từ lòng yêu thương và đồng cảm cho bạn.
-> Làm được tất cả những điều này thì ta đã có một tình bạn chân chính.
 - Ca ngợi những tình bạn đẹp, lên án những tình bạn vụ lợi, toán tính (lấy dẫn chứng trong thực tế về những tình bạn )
 * Kết thúc vấn đề 
0,25
1,0 
1,0
0,5
0,25
Câu 2: (5 điểm)
 1. Yêu cầu về kỹ năng:
	- Học sinh vận dụng các thao tác nghị luận, khả năng cảm thụ văn học để trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật trong tác phẩm.
	- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, lý lẽ dẫn chứng cụ thể, diễn đạt lưu loát, dùng từ đặt câu đúng, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức:
	Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần trình bày rõ suy nghĩ của bản thân về nhân vật người cha.
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
I.Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
- Khẳng định nhân vật người cha (ông Sáu) để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
II. Thân bài
Tình cảnh éo le của ông Sáu
- Ông Sáu đi chiến đấu xa nhà, xa con, luôn khao khát được gặp con.
*Dẫn chứng:
 + Khi ông thoát ly đứa con gái chưa đầy một tuổi.
 + Những năm ở rừng, lần nào vợ đến thăm anh cũng bảo chị đưa con đến nhưng vì sự nguy hiểm nên chị không dám.
 + Ngắm con qua tấm ảnh nhỏ.
 + Sau tám năm kháng chiến, ông về thăm nhà, hình dung cảnh con đón chờ, mừng rỡ, sung sướng... nhưng đứa con lại xa lánh, không nhận cha.
+ Lúc con nhận cha thì cha lại phải trở lại chiến trường.
-> Đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le, người đọc cảm nhận sâu sắc tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu.
2. Ông Sáu là người cha có tình yêu thương con sâu nặng và cảm động.
- Khi xa con, ông luôn thương nhớ, khát khao, mong mỏi được gặp con.
- Ông vô cùng sung sướng khi được về thăm nhà, gặp con.
- Mừng rỡ, nôn nóng muốn ôm con vào lòng ngay khi vừa nhìn thấy con.
* Dẫn chứng:
 + Thấy đứa bé... đoán là con (hình ảnh tuyệt vời của người cha)
+ Không chờ xuồng cập bến đã nhảy thót lên.
+ Vừa bước những bước dài, vừa kêu to...	
- Buồn rầu, đau đớn, giận dữ, bất lực khi con không nhận và xa lánh
* Dẫn chứng: 
+ Giọng lặp bặp, run run
+ Giọng sầm lại, hai tay buông thẳng
+ Không dám đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con
+ Giận, đánh vào mông con.
+ Nhìn con buồn rầu- trìu mến khí sắp xa con
- Sung sướng hạnh phúc vỡ òa khi đứa con nhận cha, nhưng lại là phút chia tay: ôm con, vừa lau nước mắt..., hứa mua cho con một cây lược.
- Thương nhớ, day dứt dồn cả tình yêu thương vào việc làm cho con cây lược khi trở lại chiến trường.
*Dẫn chứng: 
+ Vào rừng sâu, kiếm được đoạn ngà voi “hớt hải chạy về, hớn hở như đứa trẻ được quà”
+ Lấy vỏ đạn 20 li làm một cây cưa nhỏ “cưa từng chiếc răng lược...”
+ Trên lược khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng thu con của ba”
- Tình yêu con sâu nặng khiến ông chưa nhắm được mắt khi chưa trao gửi lại cây lược cho con.
* Dẫn chứng: “Trong giờ phút cuối cùng...nhìn tôi một hồi lâu”
3. Đánh giá:
 - Nhà văn khắc họa nhân vật rõ nét qua cử chỉ, nét mặt, đặc biệt miêu tả diễn biến tâm trạng sống động, tài tình.
- Tình cha con sâu nặng, tình cảm ấy càng trở lên da diết hơn, thiêng liêng hơn bởi sự xa cách của chiến tranh, bởi những tình huống éo le...
- Liên hệ: Tình phụ tử trong văn chương: Cha con Chử Đồng Tử, Lão Hạc -> là tình cảm cao đẹp, vĩnh hằng.
III. Kết bài.
- Khẳng định vẻ đẹp của tình phụ tử, mẫu tử.
- Suy ngẫm của bản thân
0,5
1,0
2,0
1,0
0,5
....................Hết ..................

Tài liệu đính kèm:

  • doc03.Van Chuyen.doc