Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2010 – 2011 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2010 – 2011 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2010 – 2011 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Së gd&®t VÜnh phóc
 ———————
 ®Ò dù phßng
Kú thi tuyÓn sinh vµo líp 10 thpt chuyªn N¨m häc 2010 – 2011
M«n thi : Ng÷ v¨n 
Dµnh cho líp chuyªn V¨n
Thêi gian lµm bµi: 150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
 (§Ò bµi cã 01 trang)
 ...
®Ò bµi
Câu 1 ( 2 điểm )
	Trong “Truyện Kiều” có một cảnh dòng suối và cây cầu, trong buổi chiều thanh minh được tả đến hai lần:
a/ Lúc Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên:
	“Nao nao dòng nước uốn quanh
	 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
b/ Khi Thúy Kiều và Kim Trọng tạm biệt sau cuộc gặp gỡ tình cờ:
	“ Dưới cầu nước chảy trong veo
	 Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Vẻ đẹp của hai câu thơ sau có gì khác với hai câu thơ trước?
Câu 2 ( 2 điểm )
	Xưa các cụ đã dạy “Lời chào cao hơn mâm cỗ” vậy mà nay dường như việc chào hỏi ít được quan tâm. Hãy viết một đoạn văn khoảng 300 từ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 3 ( 6 điểm)
	Suy nghĩ của em về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.	
 .HÕt..
	C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm	
Hä vµ tªn thÝ sinhSè b¸o danh
 Së gd&®t VÜnh phóc
 ———————
®Ò chÝnh thøc
H­íng dÉn chÊm thi tuyÓn sinh líp 10 thpt chuyªn 
N¨m häc 2010 - 2011 
M«n thi: Ng÷ v¨n
Dµnh cho líp chuyªn v¨n
( §¸p ¸n cã 03trang)
Câu 1: 2, 0 điểm ( Mỗi ý đúng cho 1,0 điểm)
a/ Khi Thúy Kiều cùng hai em đi tảo mộ, trên đường trở về thì gặp cảnh đó:
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
 Thiên nhiên mùa xuân vẫn đẹp: Hình dáng dòng suối “dòng nước uốn quanh”, nhịp cầu “nho nhỏ” nơi cuối ghềnh, nhưng khi chuẩn bị đến ngôi mộ không hương khói của Đạm Tiên “Sè sè nấm đất bên đường/ Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” thì cảnh thiên nhiên gợi buồn. Thiên nhiên vắng lặng, phong cảnh lúc chiều tà u ẩn, báo trước điều không vui. “Nao nao”: gián tiếp gợi tả tâm trạng của Kiều: Lưu luyến, tiếc nuối và đồng cảm sâu sắc với người quá cố. Lời thơ dự cảm điều chắc ẩn sẽ xảy ra.
b/ Cũng chính tại đó một lúc sau Kiều gặp Kim Trọng lần đầu: 
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Cảnh thiên nhiên vẫn đẹp: dòng nước “trong veo”, hình ảnh “tơ liễu” (không phải là cây liễu) trong bóng chiều “thướt tha” gợi vẻ đẹp mềm mại, hài hòa, duyên dáng. Thúy Kiều, Kim Trọng chưa nói gì với nhau mà “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Trong buổi hoàng hôn Kiều và Kim Trọng đành lòng phải chia tay nhau sau giây phút gặp gỡ ngắn ngủi. Vì vậy thiên nhiên đẹp song phảng phất nỗi buồn man mác.
* Đánh giá chung: 
Khẳng định nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Câu 2: 2,0 điểm
Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, viết được đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 300 từ. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau:
+ Trong xã hội từ xưa đến nay việc chào hỏi luôn phản ánh nét đẹp trong văn hóa giao tiếp và ứng xử. Việc chào hỏi thể hiện nhân cách của con người.
+ Chào hỏi cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội, chúng ta càng quan tâm tới việc chào hỏi hơn khi đất nước hội nhập với văn hóa toàn cầu.
+ Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay dường như việc chào hỏi ít được quan tâm:
	- Những biểu hiện thiếu lịch sự trong chào hỏi: Con cái đi không thưa, về không chào, học sinh ngại chào thầy cô; đồng nghiệp, hàng xóm gặp nhau nhiều khi như người xa lạ
	- Một số cách chào hỏi thể hiện nét đẹp văn hóa trong giao tiếp: Chào hỏi trang nghiêm, tôn nghiêm, tránh xum xoe thái quá, kiểu cách và tránh xem thường người khác, không bắt bẻ xét nét khi chào hỏi
+ Rút ra bài học cho bản thân.
* Cách cho điểm:
+ Điểm 2,0: Nêu được cơ bản các nội dung, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả.
+ Điểm 1,0: Nêu được khoảng một nửa nội dung hoặc tỏ ra hiểu đúng ý nghĩa vấn đề; có thể còn một vài lỗi nhỏ.
+ Điểm 0: Không làm bài hoặc sai nội dung cơ bản.
Câu 3: 6 điểm
1/ Về kỹ năng:	Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận về nội dung tư tưởng trong tác phẩm, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2/ Về nội dung:
	Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng miễn là bám sát yêu cầu của đề bài. Trên cơ sở đánh giá giá trị nội dung, học sinh trình bày suy nghĩ về vấn đề tình cảm gia đình trong chiến tranh: Chiến tranh có thể gây nên chia ly, chiến tranh có thể làm nên tử biệt nhưng chiến tranh không thể giết chết được tình cảm cha con sâu nặng.
a/ Chiến tranh gây nên cảnh chia ly cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu thoát li đi kháng chiến khi đứa con gái đầu lòng (bé Thu) chưa đầy một tuổi.
- Tám năm ông Sáu chỉ thấy con qua ảnh. Tám năm, bé Thu chỉ biết cha qua tấm hình chụp chung với má.
b/ Chiến tranh không thể chia cắt tình cảm gia đình, tình cha con:
- Tình yêu thương cha của bé Thu.
	+ Không nhân ông Sáu là cha khi ông Sáu không giống người trong tấm ảnh chụp chung với má.
	+ Xa cách, lạnh nhạt khi mới gặp cha.
	+ Sự ngang ngạnh, bướng bỉnh, hỗn xược của Thu đối với ông Sáu trong những ngày ông Sáu ở nhà.
	Thái độ đó của Thu thể hiện tình yêu thương sâu sắc, trọn vẹn mà Thu muốn dành cho người cha đích thực của mình - người cha mà Thu vẫn thấy trong tấm hình.
- Tình cảm yêu thương mãnh liệt Thu dành cho ông Sáu khi nhận ra sự thật: Ông Sáu là người cha mà em hằng mong nhớ.
+ “Phút chia tay, nó đứng nhìn ba nó, đôi mắt xôn xao”.
+ Tiếng kêu “ba” như xé tan sự im lặng.
+ Ôm chặt lấy ba không cho ba đi.
+ Hôn ba nó cùng khóc, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả lên vết thẹo dài trên má.
c/ Tình yêu thương con của ông Sáu:
- Khi xa con, nhớ con, ông Sáu ngắm con qua tấm hình nên gặp con mừng không nén nổi.
- Thương con nên dù đau khổ trước sự lạnh nhạt của con, ông vẫn cố gắng tìm cách gần con, làm thân, chăm sóc, mong cho con hiểu ra.
- Khi không kiềm chế được nỗi thất vọng, ông đã đánh con và sau này ân hận mãi.
- Xa con, ông dồn hết tình thương vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
- Trước lúc hi sinh, ông tập trung sức lực cuối cùng nhờ bạn trao chiếc lược cho con - tình cha con là bất tử.
d/ Đánh giá chung:
- “Chiếc lược ngà” là câu chuyện cảm động về tình cha con của người lính trong chiến tranh.
- Câu chuyện khẳng định chân lí: Chiến tranh có thể hủy diệt cuộc sống nhưng không thể hủy diệt được tình cảm gia đình thiêng liêng của con người.
* Thang điểm:
- Điểm 6,0: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5,0: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, dẫn chứng phong phú làm nổi bật được trọng tâm. Diễn đạt tốt. Có thể có một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4,0: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm. Diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3,0: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng làm rõ được trọng tâm, diễn đạt thoát ý. Có thể mắc một vài sai sót.
- Điểm 1,0 - 2,0: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề ra, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
-------------- Hết --------------
Chú ý: Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0 đến điểm 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN_SINH_10.doc