Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2010 – 2011 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1060Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2010 – 2011 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt chuyên năm học 2010 – 2011 môn thi : Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Së gd&®t VÜnh phóc
 ———————
 ®Ò dù phßng 
Kú thi tuyÓn sinh vµo líp 10 thpt chuyªn N¨m häc 2010 – 2011
M«n thi : Ng÷ v¨n 
Dµnh cho tÊt c¶ c¸c thÝ sinh
Thêi gian lµm bµi: 120 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
 (§Ò bµi cã 01 trang)
 ...
®Ò bµi
Câu 1: (1,5 điểm)
	Chuyển các câu sau thành câu có chứa thành phần khởi ngữ.
a/ Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại.
b/ Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
c/ Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Câu 2 (2 điểm)
	Đọc đoạn văn sau:
	“ Câu thơ như những lời nói bình thường, không cần dùng đến kĩ thuật. Giọng thơ không ồn ào. Thế mà đọc lên thấy xúc động. Trước hết bởi cách nói, cách bộc lộ một cái gì rất Nam Bộ. Chân thành bộc trực mà không thô. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.
 (Đức Thảo)
a/ Tìm câu tỉnh lược có trong đoạn văn trên.
b/ Câu in đậm giải thích cho câu nào? Hãy viết lại hai câu đó thành một câu.
c/ Trong các câu trên, câu nào có thành phần phụ chú? Chỉ ra thành phần phụ chú đó.
Câu 3: (1,5 điểm)
a/ Chép lại theo trí nhớ khổ thơ cuối trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
b/ Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về ý nghĩa nội dung của những dòng thơ đó.
Câu 4 ( 5,0 điểm)
	Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trấm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập 2 NXB GD 2006)
------------ Hết ------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:  SBD: .
Së gd&®t VÜnh phóc
 ———————
®Ò chÝnh thøc
H­íng dÉn chÊm thi tuyÓn sinh líp 10 thpt chuyªn 
N¨m häc 2010 - 2011 
M«n thi: Ng÷ v¨n
( §¸p ¸n cã 02trang)
Câu 1: ( 1,5 điểm)
Trên cơ sở kiến thức về thành phần khởi ngữ học sinh có thể chuyển như sau
a/ Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
b/ Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo ấy không uống.
Hoặc: Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
c/ Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
Hoặc: Tôi cứ nhà tôi tôi ở, việc tôi tôi làm.
Cách cho điểm: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu 2: ( 2 điểm )
a/ 0,5 điểm
Câu tỉnh lược có trong đoạn văn “Thế mà đọc lên thấy xúc động”.
b/ 1,0 điểm (mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
- Câu in đậm giải thích cho câu: “Trước hết bởi cách nói, cách bộc lộ một cái gì rất Nam Bộ.”
- Có thể viết hai câu đó thành một câu như sau: Trước hết bởi cách nói, cách bộc lộ một cái gì rất Nam Bộ - chân thành, bộc trực mà không thô.
c/ 0,5 điểm.
- Thành phần phụ chú có trong câu: “Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa - bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn”.
- Thành phần phụ chú là: những người con ở xa.
Câu 3: (1,5 điểm)
a/ Yêu cầu học sinh chép chính xác khổ thơ cuối trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm: ( 0,5 điểm )
“Ngủ ngoan a - kay ơi, ngủ ngoan a - kay hỡi
Mẹ thương a - kay, mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người tự do”
b/ Suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của khổ thơ, học sinh cần nêu được các ý sau:
Đoạn thơ hàm chứa nhiều vẻ đẹp khác nhau:
Tình yêu con và tình yêu đất nước hòa quyện nhau chặt chẽ.
Giấc mơ gặp Bác Hồ mẹ trông vào con, nhờ giấc mơ của con để gặp Bác ( Trong thời kỳ kháng chiến nhân dân Nam Bộ nói chung , Thừa Thiên - Huế nói riêng ai cũng mong gặp Bác vì Bác là niềm tin của cả dân tộc)
Câu thơ cuối nói về niềm tin và hy vọng của mẹ: Con sẽ là công dân của đất nước tự do. Lớp nghĩa sâu xa nằm ở cụm từ “làm người Tự do”. Người tự do là tự do trong suy nghĩ, trong hành động, là chủ nhân của đất nước trong thời đại mới.
Câu 4: ( 5,0 điểm)
1/ Về kỹ năng:
 - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý, diến đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2/ Về nội dung:
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải hiểu biết chắc chắn về tác phẩm. Tránh suy diễn tùy tiện, bài viết có sức thuyết phục người đọc. Cơ bản nêu được một số ý như sau:
Đây là hai khổ thơ đặc sắc trong bài thơ trữ tình đằm thắm, thể hiện rõ nội dung. Đó là cảm xúc mạnh mẽ của một trái tim dạt dào tình cảm, tha thiết yêu đời, một sự tự nguyện dâng hiến. Đó là sự chung sức chung lòng góp một phần nhỏ bé của cuộc đời mình cho cái lơn lao của cuộc đời chung.
Ước nguyện của nhà thơ thật chân thành sâu sắc, nhà thơ mong muốn được dâng hiến toàn bộ sức lực của mình vào mùa xuân lớn của đất nước:
+ Nhà thơ chắt lọc lấy những hình ảnh nhẹ nhàng, thanh khiết từ cuộc sống nhưng không kém phần sáng tạo thú vị để tượng trưng cho ước vọng thầm kín: Ta làm con chim hót, một cành hoa, một nốt trầmnhà thơ muốn tự biến mình thành “Mùa xuân nho nhỏ” để lặng lẽ dâng hiến cho đời hương thơm và sắc thắm. Ước nguyện ấy chính là sự gắn bó máu thịt giữa nhà thơ với quê hương đất nước.
+ Ước vọng, ước nguyện sống có ích không chỉ là phút giây mà chính là một niềm tin, một hành động chọn vẹn suốt cả cuộc đời không ngừng nghỉ từ tuổi thanh xuân đến khi tóc bạc: Dù làdù là.. Cái ta nhỏ bé như một nốt nhạc trầm, mỗi con người đều là một mùa xuân nho nhỏ mong góp một phần vào sự nghiệp chung của đất nước, góp một phần vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. 
Sức hấp dẫn của đoạn thơ không chỉ ở cảm xúc chân thành, những tình cảm cao đẹp mà còn ở sự giản dị, trong sáng của ngôn từ, hình ảnh tươi tắn, sinh động, giai điệu thơ giàu tình cảm, gần gũi âm hưởng dân ca.
3/ Thang điểm:
Điểm 5,0: Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt dễ hiểu. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
Điểm 4,0: Cơ bản nêu được nội dung, diễn đạt được ý. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
Điểm 3,0: Cơ bản hiểu đoạn thơ, nêu được khoảng một nửa số ý, diễn đạt tạm được, còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 2,0: Chưa hiểu chắc chắn đoạn thơ, văn viết chưa gọn, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả.
Điểm 1,0: Bài làm diễn xuôi ý thơ hoặc viết lan man, mắc nhiều lỗi, chữ viết cẩu thả.
Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung và phương pháp hoặc không làm bài.
-------------- Hết --------------
Chú ý: Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0 đến điểm 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUYEN_SINH_10.doc