Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2015 – 2016 đề thi môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2015 – 2016 đề thi môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt năm học 2015 – 2016 đề thi môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1 (2,0 điểm).
Cho các câu sau:
a) Trên nền tảng của cuộc sống xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội. (Nguyễn Đình Thi)
b) Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh)
c) Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. (Nguyễn Thành Long)
Hãy cho biết mỗi cụm từ được in đậm trong các câu trên là thành phần gì trong câu? Cụm từ in đậm trong câu c được dùng để làm gì?
Câu 2 (3,0 điểm).
 Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó trong học tập. Trong đoạn văn có sử dụng hai phép liên kết câu, chỉ rõ hai phép liên kết đã sử dụng.
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều - trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam 2010), từ đó nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.
———— HẾT————
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh Số báo danh
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm).
Ý
Nội dung
Điểm
a
Trạng ngữ
0,5
b
Tình thái
0,5
c
Phụ chú
0,5
Vai trò của thành phần phụ chú: bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
0,5
Câu 2 (3,0 điểm).
- Yêu cầu về hình thức: Viết đúng hình thức của một đoạn văn. Nếu thí sinh không viết đúng đoạn văn thì tối đa chỉ cho 1,0 điểm.
- Yêu cầu về nội dung: Thí sinh cần hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. Có thể trình bày những suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau, nhưng thể hiện được hiểu biết đúng đắn về tinh thần vượt khó trong học tập. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản: 
Ý
Nội dung
Điểm
Viết đoạn văn
- Tinh thần vượt khó là tinh thần sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
0,25
- Trong quá trình học tập, học sinh thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách: hoàn cảnh sống; yếu tố bản thân; quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức
0,5
- Để vượt qua khó khăn đó, nhiều học sinh đã rất kiên trì, nhẫn nại, cần cù, chăm chỉ không nản lòng, chùn bước, biết quyết tâm vươn lên trong học tập.
0,5
- Tinh thần vượt khó giúp học sinh: rèn luyện ý chí, nghị lực, niềm tin; chiến thắng được hoàn cảnh sống khắc nghiệt, chiến thắng bản thân; đạt được kết quả cao trong học tập và thành công trong cuộc sống sau này
0,25
- Phê phán những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa có tinh thần vượt khó.
0,25
- Bài học cho bản thân.
0,25
Sử dụng phép liên kết
Sử dụng đúng, chỉ rõ 02 phép liên kết trong đoạn văn (mỗi phép liên kết được 0,5 điểm). 
1,0
Câu 3 (5,0 điểm).
* Yêu cầu về kỹ năng
Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn. 
* Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc đoạn trích, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết cần làm nổi bật được hình ảnh chị em Thúy Kiều, từ đó nhận xét nghệ thuật tả người đặc sắc của Nguyễn Du. Cụ thể cần đáp ứng các ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
1
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
0,5
2
Phân tích đoạn trích
a. Bốn câu đầu: Giới thiệu khái quát về hai chị em
0,5
- Thúy Kiều, Thúy Vân là hai cô con gái đầu lòng của gia đình họ Vương. Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt ở câu thơ đầu khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa trang trọng. Bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khái quát vẻ đẹp của hai chị em với cốt cách thanh cao như mai và tâm hồn trong trắng như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo từ hình thể đến tâm hồn.
- Hai chị em có vẻ đẹp hoàn mĩ, mười phân vẹn mười. Tuy nhiên, mỗi người lại có một vẻ đẹp riêng.
0,25
0,25
b. Bốn câu tiếp miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân
1,0
- Câu thơ Vân xem trang trọng khác vời giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân: trang trọng, quý phái.
- Ba câu thơ tiếp, Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liệt kê miêu tả cụ thể từng nét đẹp của Thúy Vân từ khuôn mặt, hàng lông mày đến nụ cười, tiếng nói, mái tóc, làn da. Đó là một vẻ đẹp hài hòa, trong sáng, phúc hậu, đoan trang phù hợp với quan niệm truyền thống.
- Thúy Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên nhưng lại hòa hợp với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Vẻ đẹp ấy thể hiện tính cách ung dung, điềm đạm và dự báo số phận bình yên, không sóng gió.
0,25
0,5
0,25
c. Mười hai câu tiếp miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
1,75
- Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà. Nghệ thuật so sánh, cách dùng từ càng có ý nghĩa tăng tiến tạo ấn tượng đặc biệt về vẻ đẹp của Kiều so với Thúy Vân. 
- Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa,đôi mắt Thúy Kiều được đặc tả trong sáng như làn nước mùa thu, hàng lông mày xanh tươi như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, có sức cuốn hút, quyến rũ lạ lùng.
- Kiều không chỉ đẹp mà còn rất mực thông minh và đa tài, đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến (giỏi cầm, kỳ, thi, họa).
- Tài đàn là sở trường, năng khiếu đặc biệt, là nghề riêng của Kiều, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn bạc mệnh do Kiều sáng tác là tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Thúy Kiều hiện lên là một trang tuyệt thế giai nhân, tài sắc vẹn toàn. 
- Khác với Thúy Vân, vẻ đẹp của Kiều khiến tạo hóa phải hờn ghen, đố kỵ. Vẻ đẹp đó dự báo một cuộc đời trái ngang, trắc trở, khổ đau. 
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
d. Bốn câu cuối là lời nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em 
0,25
- Thúy Kiều và Thúy Vân có cuộc sống phong lưu, đức hạnh theo khuôn phép của lễ giáo phong kiến, dù tới tuần cập kê nhưng hai chị em vẫn sống trong cảnh trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Một cuộc sống hạnh phúc, êm đềm.
0,25
3
Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du
0,5
- Bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người; thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy; miêu tả chân dung để khắc họa tính cách và dự báo về số phận con người là những nét đặc sắc về nghệ thuật tả người đạt đến trình độ mẫu mực của Nguyễn Du.
0,5
4
Đánh giá vấn đề
0,5
- Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc. Nhà văn sử dụng những hình ảnh đẹp nhất, những ngôn từ hoa mĩ nhất để ngưỡng mộ, trân trọng, ngợi ca giá trị của con người, đồng thời dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Cảm hứng nhân văn cao cả ấy xuất phát từ lòng đồng cảm sâu sắc, sức cảm thông lạ lùng với con người của đại thi hào.
- Cái tâm và tài của Nguyễn Du đã tạo nên sức sống lâu bền của Truyện Kiều, một kiệt tác của nền văn học dân tộc.
0,25
0,25
Lưu ý:
- Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. 
- Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm. 
—Hết—

Tài liệu đính kèm:

  • docTS_10_2015.doc