Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hệ chuyên môn thi: Ngữ văn (hệ chuyên) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 21 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hệ chuyên môn thi: Ngữ văn (hệ chuyên) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hệ chuyên môn thi: Ngữ văn (hệ chuyên) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO	 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN 
	 MÔN THI: NGỮ VĂN (Hệ chuyên)
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Ngày thi: 05/07/2014
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
“Ngày bạn có thể ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ và nở nụ cười với chính mình thì đó cũng là ngày bạn trưởng thành” (Ethel Barrymore).
 Em có suy nghĩ gì về câu nói trên? 
Câu 2: (6 điểm)
Một trong những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là tinh thần yêu nước. (Tổng kết Văn học – SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo Dục).
 Bằng những hiểu biết về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay (trong chương trình Ngữ văn lớp 9), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
....Hết .
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN 
 	Môn thi: NGỮ VĂN-Hệ chuyên
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Ngày thi: 05/07/2014
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 4 trang)
Hướng dẫn chung
- Đây chỉ là những gợi ý có tính chất tương đối làm căn cứ để định hướng chấm bài. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. 
 - Vì mục đích tuyển chọn học sinh vào trường Chuyên nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo, sắc sảo và chặt chẽ trong tư duy, tinh tế trong cảm thụ và trong cách thể hiện. 
- Tránh đếm ý cho điểm một cách cứng nhắc. Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
 - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
Đáp án và thang điểm
CÂU 1: (4,00 điểm)
“Ngày bạn có thể ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ và nở nụ cười với chính mình thì đó cũng là ngày bạn trưởng thành” (Ethel Barrymore).
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên? 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
Yêu cầu về kĩ năng: 
- Viết được bài văn nghị xã hội có:
+ Luận điểm, luận cứ xác thực.
+ Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,
- Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Văn trong sáng, lưu loát, giàu cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt.
Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí (có ít nhất 1 dẫn chứng); có thể nêu các ý theo dàn ý sau:
DÀN Ý:
Mở bài: (0,50 điểm)
Nêu được vấn đề cần nghị luận.
B. Thân bài: (3,00 điểm)
B.1. Hiểu đúng ý nghĩa câu nói: (0,50 điểm)
+ B.1.1 Cuộc sống là điều vĩ đại, tuyệt vời nhất của con người. Con người thường phải chịu đựng những bi kịch của đời người là lo lắng về một điều chưa diễn ra, day dứt về một quá khứ không như ý. (0,25 điểm)
+ B.1.2 Đừng để tâm trạng bản thân dằn vặt mãi vì một kí ức không vui và tiêu cực. Sự kì vọng, tin tưởng vào tương lai thành đạt sẽ giúp con người thêm động lực phấn đấu. (0,25 điểm)
B.2. Suy nghĩ, bàn luận vấn đề: (2,00 điểm) 
Thí sinh phải có dẫn chứng phong phú, xác thực.
+ B.2.1 Trong cuộc sống, con người cần biết sống có ý nghĩa, có mục đích: trân trọng quá khứ, hướng đến và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn, (0,50 điểm)
+ B.2.2 Sống ám ảnh mãi với quá khứ sẽ làm con người rời xa thực tại, mỏi mòn và kiệt sức. (0,50 điểm)
+ B.2.3 Quá khứ mãi là quá khứ, không thể để cho quá khứ ngăn cản bước đi của hiện tại; cũng như của tương lai. (0,50 điểm)
+ B.2.4 Sống cho ngày hôm nay và cho tương lai phía trước. (0,25 điểm)
+ B.2.5 Cách tốt nhất để có thể mạnh mẽ đi lên là để lại sau lưng quá khứ. Hiện tại là của bạn, tương lai đang chờ đón bạn ở phía trước. (0,25 điểm)
C. Kết bài: (0,50 điểm)
Rút ra bài học: 
+ C.1 Câu nói có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với tất cả mọi người, là lời nhắc nhở mọi người: Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa cuộc sống, nếu bạn cứ mãi sống với quá khứ của bản thân mình. (0,25 điểm)
+ C.2 Sống là phải biết tiến về phía trước. (0,25 điểm)
II. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4,00 : Đảm bảo các yêu cầu trên, thí sinh có sáng tạo, viết lưu loát, văn viết có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 3,00 - 3,50 : Đảm bảo các yêu cầu trên, thí sinh có sáng tạo, viết lưu loát, nhưng văn viết chưa thể hiện được cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 2,00 - 2,50 : Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn thiếu sót ý theo cảm nhận của giám khảo. Văn viết lưu loát, nhưng chưa thể hiện được cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 1,00 - 1,50 : Bài viết còn sơ sài thiếu nhiều ý so với yêu cầu.
- Điểm 0,00 : Thí sinh không làm bài. Hoặc lạc đề.
CÂU 2: (6,00 điểm) 
Một trong những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là tinh thần yêu nước. (Tổng kết Văn học – SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo Dục).
 Bằng những hiểu biết về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay ( trong chương trình Ngữ Văn lớp 9), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Viết được bài văn nghị văn học có:
+ Luận điểm, luận cứ xác thực.
+ Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh,
- Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Văn trong sáng, lưu loát, giàu cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt.
Yêu cầu về kiến thức: 
 Bài làm cần trình bày được những ý theo dàn ý cơ bản sau:
DÀN Ý:
Mở bài: (0,25 điểm)
Nêu được vấn đề cần nghị luận.
Thân bài: (5,50 điểm)
B.1 Hiểu được giá trị nội dung của văn học Việt Nam qua các thời kì là tinh thần yêu nước: (0,50 điểm)
+ B.1.1 Tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ thiết tha hơn bao giờ hết trong trong thơ văn kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.(0,25 điểm)
+ B.1.2 Tinh thần yêu nước còn thể hiện trong những rung động và niềm yêu mến, tự hào về quê hương, thiên nhiên đất nước hoặc mĩ lệ hùng vĩ, hoặc giản dị gần gũi; hoài niệm về quá khứ, yêu những phong tục sinh hoạt của dân tộc, yêu vô cùng tiếng nói của nhân dân,(0,25 điểm)
B.2 - Chứng minh và phân tích dẫn chứng: (5,00 điểm)
+ B.2.1: Tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc lại sôi nổi, mạnh mẽ thiết tha hơn bao giờ hết trong trong thơ văn kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,(1,00Đ)
Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (1,50đ)
+ B.2.2 : Tinh thần yêu nước còn thể hiện trong những rung động và niềm yêu mến, tự hào về quê hương, thiên nhiên đất nước hoặc mĩ lệ hùng vĩ, hoặc giản dị gần gũi; hoài niệm về quá khứ, yêu những phong tục sinh hoạt của dân tộc, yêu vô cùng tiếng nói của nhân dân,(1,00đ)
Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (1,50đ)
Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Ví dụ:
Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan.
Làng của Kim Lân: tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực sâu sắc và cảm động.
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: cảm hứng về lao động của con người trong cuộc sống.
C. Kết bài: (0,25 điểm)
Nhận định trong SGK đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử. 
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần phải thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết. Dẫn chứng phong phú, hợp lí.
- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn chấp nhận. Đây chỉ là những gợi ý định hướng cho các bước nghị luận.
II. BIỂU ĐIỂM: 
- Điểm 6,00 : Đảm bảo các yêu cầu trên, thí sinh có sáng tạo, văn viết lưu loát có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh. 
- Điểm 5,00 - 5,50 : Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn thiếu ý 1. Thí sinh có sáng tạo, văn viết lưu loát có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 4,00 – 4,50 : Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn thiếu ý 3. Thí sinh có sáng tạo, văn viết lưu loát có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 3,00 – 3,50 : Bài viết còn sơ sài, thiếu ý 2 so với yêu cầu. Thí sinh có sáng tạo, văn viết lưu loát có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh. Dẫn chứng hợp lí, nhưng chưa phong phú.
- Điểm 2,00 – 2,50 : Bài viết còn sơ sài, thiếu ý 2 so với yêu cầu. Văn viết lưu loát nhưng thí sinh chưa có sáng tạo, và cảm xúc thực sự khi làm bài. Dẫn chứng hợp lí, nhưng chưa phong phú.
- Điểm 1,00 – 1,50 : Bài viết còn sơ sài, thiếu ý 1 và ý 2 (hoặc ý 2 và ý 3). Diễn đạt vụn. Thí sinh chưa có cảm xúc và sáng tạo khi làm bài. Dẫn chứng chưa phong phú, chưa hợp lí.
- Điểm 0,00 : Không làm bài hoặc lạc đề. 
..Hết .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi : NGỮ VĂN (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1. (4,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chiếc bóng trên tường trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã giết chết một con người, còn chiếc lá trên tường trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri lại cứu sống một con người”.
Ý kiến của em về vấn đề này ?
Câu 2. (6,0 điểm)	
	“Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay.
Câu 3. (10,0 điểm)
Hình ảnh trăng trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy.
--------- Hết ---------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
 Môn thi : NGỮ VĂN (chuyên)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
	B. Đáp án và thang điểm
Câu 1. (4,0 điểm) 
Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm được ý nghĩa cơ bản của hình tượng chiếc bóng trên tường trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ và chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.
- Trình bày ngắn gọn, không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, khuyến khích những học sinh có những kiến giải sâu sắc, hợp lí. 
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
a. Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã phải chết oan khuất vì hai lí do:
- Sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh và sâu xa hơn là cuộc chiến tranh phi nghĩa làm bao gia đình li tán.
- Lời nói vô tình của bé Đản, đây là nguyên nhân đẩy sự ghen tuông của Trương Sinh đến đỉnh điểm của sự mù quáng. 
- Như vậy, chiếc bóng trên tường, dù vô tình, đã trở thành tác nhân dẫn đến nỗi oan khiên và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
1,5 đ
b. Chiếc lá trên tường trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Henri lại là bức vẽ xuất phát từ sự hữu ý của con người. Hình tượng chiếc lá trên tường là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình của người họa sĩ già. Chiếc lá trên tường đã gieo vào lòng Giôn-xi niềm hi vọng, ý chí cầu sinh, tạo sức mạnh vượt qua chính mình, vượt qua cái chết. Chiếc lá trên tường là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh, sức mạnh của niềm tin yêu cuộc sống.
1,5 đ
c. Chiếc bóng trên tường và chiếc lá trên tường là những hình ảnh có thực từ đời sống. Nhưng hậu quả hay kết quả mà nó mang lại phụ thuộc vào niềm tin của con người, vào con người, vào cuộc sống. 
1,0 đ
Câu 2. (6,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí. 
- Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói
1,0 đ
- Giải thích, chứng minh:
+ Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách kĩ lưỡng để cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều hơn; cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai; để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, giúp tâm hồn mỗi người tuổi trẻ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn.
+ Nghĩ khác đi: biết cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng, có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng, giúp con người có thêm nghị lực, tự tin.
+ Yêu thương nhiều hơn: biết sống vị tha, bao dung, biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.
+ Ý nghĩa câu nói: khuyên con người xây dựng lối sống tốt đẹp, tích cực, nhân ái.
2,0 đ
- Bàn bạc mở rộng:
+ Sống chậm không phải là chậm chạp, lạc hậu; không nên đánh đồng sống chậm là trái nghịch với lối sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất.
+ Nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản, “bệnh hoạn” mà phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội. 
+ Yêu thương nhiều hơn: cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn.
+ Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô cảm trong một bộ phận tuổi trẻ hiện nay.
2,0 đ
- Bài học nhận thức và hành động: thấy được ý nghĩa của việc sống chậm, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn; đề xuất phương hướng phấn đấu, rèn luyện của bản thân.
1,0 đ
@ Lưu ý : Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo.
Câu 3 (10,0 điểm)
I - Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học kiểu phân tích, so sánh.
- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy. Chủ đề của hai bài thơ không phải viết về trăng nhưng hình ảnh trăng vẫn neo đậu lại một khoảnh khắc đáng nhớ, đáng yêu trong lòng người đọc. 
1,0 đ
- Hình ảnh trăng trong hai bài thơ Đồng chí và Ánh trăng
+ Trăng trong bài thơ Đồng chí: hình ảnh thiên nhiên đẹp lại mang những ý nghĩa biểu tượng của hiện thực, lãng mạn, cuộc sống đất nước quê hương.
+ Hình ảnh trăng trong bài Ánh trăng: như một người bạn tri âm, tri kỉ gợi nhắc con người về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
+ Điểm giống nhau: đều là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng; đều là người bạn tri âm, tri kỉ đối với con người trong lao động, trong chiến đấu và trong sinh hoạt hằng ngày.
+ Điểm khác nhau:
Trăng trong bài thơ Đồng chí: 
Là biểu tượng đẹp của tình đồng chí keo sơn gắn bó trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Là biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh đất nước, quê hương.
Là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: bình tĩnh, lạc quan, dũng cảm, lãng mạn.
Trăng hiện ra chỉ trong chốc lát, soi rọi vào phần tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước, của lí tưởng sống tốt đẹp của con người.
Trăng trong bài thơ Ánh trăng
Trăng trong quá khứ: gắn với tuổi thơ hạnh phúc, là người bạn chiến đấu tri kỉ.
Trăng trong hiện tại: là “người dưng” đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện khiến nhà thơ giật mình, day dứt, suy nghĩ về cách sống hiện tại của mình, nhắc nhở lương tâm của con người: không được lãng quên quá khứ, phải sống ân nghĩa, thủy chung.
Trăng gắn bó suốt cả cuộc đời của con người từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Trăng soi rọi vào chính phần “phản diện” của cuộc đời, vào góc khuất tâm hồn con người để thức tỉnh lương tri, giúp con người biết sống ân nghĩa thủy chung.
2,0 đ
 2,0 đ
 2,0 đ
 2,0 đ
- Hình ảnh ánh trăng được viết ở hai thời kì khác nhau nhưng đều là những hình tượng đẹp, để lại những miền cảm xúc dạt dào mà sâu lắng vô bờ.
1,0 đ
@ Lưu ý : Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1. (1,5 điểm)
	Cho đoạn thơ sau:
 “Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”.
a) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Gợi tả cảnh gì? 
Phân tích ngắn gọn ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ.
Câu 2. (1,5 điểm)
	a)
Kim vàng ai nỡ uốn câu
 Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
	Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Thế nào là khởi ngữ? Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau và viết lại câu không có khởi ngữ: 
	“Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được”.
Câu 3. (3,0 điểm)
Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu những suy nghĩ, cảm nhận của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người. 
Câu 4. (4,0 điểm)
	Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: 
 	“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
 	 Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 	 Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 	 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
 	(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - thuộc Truyện Kiều - Nguyễn Du
Ngữ Văn 9, tập một, trang 94, NXB Giáo dục - 2005)
	 	 --------- Hết ---------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
	B. Đáp án và thang điểm
Câu 1. (1,5 điểm) 
Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm được ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Trình bày ngắn gọn, không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, khuyến khích những học sinh có những kiến giải sâu sắc, hợp lí. 
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
a
- Đoạn thơ được trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).	
- Nội dung đoạn thơ gợi tả cảnh thiên nhiên ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
0,25 đ
0,25 đ
b
Phân tích ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối
- Sấm: tượng trưng cho những tác động, vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
- Hàng cây đứng tuổi: tượng trưng cho con người đã từng trải.
- Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
0,25 đ
0,25 đ
 0,5 đ
Câu 2. (1,5 điểm)
I - Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về các phương châm hội thoại, nhất là phương châm lịch sự. 
- Nắm được khái niệm, biết cách nhận diện và chuyển đổi câu có thành phần khởi ngữ sang câu không có thành phần khởi ngữ.II - Yêu cầu về kiến thức 
Nội dung
Điểm
a
 Kim vàng ai nỡ uốn câu
 Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
- Câu ca dao trên khuyên chúng ta cần phải có thái độ lịch sự, tế nhị khi nói năng trong giao tiếp.
- Điều này liên quan đến phương châm lịch sự vì nội dung câu ca dao phù hợp với yêu cầu của phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
0,25 đ
0,5 đ
b
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Thành phần khởi ngữ là từ “hiểu” và “giải” đứng đầu mỗi vế câu: “Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được”.
- Viết lại câu không có khởi ngữ: Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3. (3,0 điểm)	
Yêu cầu về kĩ năng
- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí. 
- Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng.
Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người.
0,5 đ
- Giải thích khái niệm quê hương: nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ ấu
0,5 đ
- Vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống tâm hồn của mỗi con người:
+ Mỗi con người luôn gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quý (tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương ).
+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ động viên, là đích hướng về của con người.
 1,0 đ
- Bàn bạc mở rộng: 
+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở.
+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc.
0,5 đ
- Bài học nhận thức và hành động: thấy được vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người; cần ra sức học tập để góp phần xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
0,5 đ
@ Lưu ý : Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo.
Câu 4. (4,0 điểm)
I - Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ.
- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
Nội dung
Điểm
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận 
0,5 đ
- Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều 
+ Cánh buồm “thấp thoáng” “xa xa” thể hiện nỗi buồn cô đơn, lẻ loi làm gợi nhớ quê hương, người thân.
+ Ngọn nước triều “mới sa”, cánh “hoa trôi man mác” không biết về đâu, khiến Kiều nghĩ về thân phận mình mỏng manh, vô định mặc cho dòng đời xô đẩy.
+ “Nội cỏ rầu rầu” tàn lụi, héo úa; “chân mây mặt đất” đều “một màu xanh xanh” đang bị nhòe đi, pha lẫn vào nhau và có phần đơn điệu diễn tả tâm trạng buồn rầu của Kiều.
 + Ngọn gió “cuốn mặt duềnh” và “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là cảnh tượng hãi hùng, như dự báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên, vùi dập cuộc đời Kiều.
 + Nghệ thuật:
Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều: từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, từ nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ.
Điệp từ, kết hợp với các từ láy, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng có sức gợi cảm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
0,5 đ
@ Lưu ý: Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. Cần khuyến khích những bài làm sáng tạ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1. (1,5 điểm)
	Cho đoạn thơ sau:
 “Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”.
a) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Gợi tả cảnh gì? 
Phân tích ngắn gọn ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ.
Câu 2. (1,5 điểm)
	a)
Kim vàng ai nỡ uốn câu
 Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
	Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Thế nào là khởi ngữ? Tìm thành phần khởi ngữ trong câu sau và viết lại câu không có khởi ngữ: 
	“Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được”.
Câu 3. (3,0 điểm)
Viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu những suy nghĩ, cảm nhận của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người. 
Câu 4. (4,0 điểm)
	Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: 
 	“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
 	 Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 	 Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 	 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
 	(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - thuộc Truyện Kiều - Nguyễn Du
Ngữ Văn 9, tập một, trang 94, NXB Giáo dục - 2005)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi : NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1. (2,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chiếc bóng trên tường trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã giết chết một con người, còn chiếc lá trên tường trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri lại cứu sống một con người”.
Ý kiến của em về vấn đề này ?
Câu 2. (3,0 điểm)	
	“Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay.
Câu 3. (5,0 điểm)
Hình ảnh trăng trong hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy.
--------- Hết ---------
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO	 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN 
	 MÔN THI: NGỮ VĂN (Hệ chuyên)
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Ngày thi: 05/07/2014
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
“Ngày bạn có thể ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ và nở nụ cười với chính mình thì đó cũng là ngày bạn trưởng thành” (Ethel Barrymore).
 Em có suy nghĩ gì về câu nói trên? 
Câu 2: (6 điểm)
Một trong những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là tinh thần yêu nước. (Tổng kết Văn học – SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo Dục).
 Bằng những hiểu biết về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay (trong chương trình Ngữ văn lớp 9), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
....Hết .
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN 
 	Môn thi: NGỮ VĂN-Hệ chuyên
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Ngày thi: 05/07/2014
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 4 trang)
Hướng dẫn chung
- Đây chỉ là những gợi ý có tính chất tương đối làm căn cứ để định hướng chấm bài. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. 
 - Vì mục đích tuyển chọn học sinh vào trường Chuyên nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo, sắc sảo và chặt chẽ trong tư duy, tinh tế trong cảm thụ và trong cách thể hiện. 
- Tránh đếm ý cho điểm một cách cứng nhắc. Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
 - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
Đáp án và thang điểm
CÂU 1: (4,00 điểm)
“Ngày bạn có thể ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ và nở nụ cười với chính mình thì đó cũng là ngày bạn trưởng thành” (Ethel Barrymore).
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên? 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
Yêu cầu về kĩ năng: 
- Viết được bài văn nghị xã hội có:
+ Luận điểm, luận cứ xác thực.
+ Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,
- Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Văn trong sáng, lưu loát, giàu cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt.
Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí (có ít nhất 1 dẫn chứng); có thể nêu các ý theo dàn ý sau:
DÀN Ý:
Mở bài: (0,50 điểm)
Nêu được vấn đề cần nghị luận.
B. Thân bài: (3,00 điểm)
B.1. Hiểu đúng ý nghĩa câu nói: (0,50 điểm)
+ B.1.1 Cuộc sống là điều vĩ đại, tuyệt vời nhất của con người. Con người thường phải chịu đựng những bi kịch của đời người là lo lắng về một điều chưa diễn ra, day dứt về một quá khứ không như ý. (0,25 điểm)
+ B.1.2 Đừng để tâm trạng bản thân dằn vặt mãi vì một kí ức không vui và tiêu cực. Sự kì vọng, tin tưởng vào tương lai thành đạt sẽ giúp con người thêm động lực phấn đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_tuyen_vao_lop_10.doc