Kỳ thi thử trung học phổ thông quốc gia năm học 2015 – 2016 môn thi: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

docx 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi thử trung học phổ thông quốc gia năm học 2015 – 2016 môn thi: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi thử trung học phổ thông quốc gia năm học 2015 – 2016 môn thi: Lịch sử thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
CÂU LẠC BỘ LỊCH SỬ KHỐI C KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
	NĂM HỌC 2015 – 2016
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
 (Đề thi gồm có 01 trang)
Môn thi: LỊCH SỬ
	Ngày thi: 30 tháng 4 năm 2016 
	Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 
	Câu I (3,0 điểm) 
	1. Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng trong nửa sau thế kỉ XX là do những nguyên nhân nào?
2. “Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ ngày càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố” (Sách giáo khoa Lich sử 12- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2012, trang 74). Anh (chị) hãy lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu II (3,0 điểm)
1. Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trong điều kiện nào? Từ những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, hãy phát biểu suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hiện nay. 
2. Cho bảng tóm tắt những kiến thức lịch sử sau:
Năm 1947
Năm 1950
1953 - 1954
- Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc ...
- Ta anh dũng chiến đấu với Pháp và giành thắng lợi.
- Pháp thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve”, chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai...
- Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới và giành thắng lợi.
- Pháp thực hiện “Kế hoạch Na-va”..., xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ...
- Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954..., mở chiến dịch Điện Biên Phủ... cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.
 Nhận xét quá trình xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam qua bảng tóm tắt trên. Phân tích tác động từ kết cục cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954) đến tình hình thế giới.
Câu III (2,0 điểm)
1. Hãy nêu hiểu viết của mình về cuộc bầu cử Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Công hòa? Là một công dân đủ 18 tuổi anh/chị sẽ làm gì trong cuộc bầu cử Quốc Hội khóa XIV dự kiến tiến hành vào 22 – 5 – 2016 ? 
2. Trong hai năm 1951, 1960 đã diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng nào của cách mạng Việt Nam? Trình bày ý nghĩa lịch sử các sự kiện đó.
Câu IV (2,0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”. Phân tích tác động của sự kiện đó. 
---------------- Hết ----------------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh:.; Số báo danh:..
Chữ ký giám thị coi thi số 1	Chữ ký giám thị coi thi số 2 
CÂU LẠC BỘ LỊCH SỬ KHỐI C KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
	NĂM HỌC 2015 – 2016
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
 (Hướng dẫn gồm có 05 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn thi: LỊCH SỬ
	Ngày thi: 30 tháng 4 năm 2016 
I. YÊU CẦU CHUNG
1.Ngoài việc đánh giá, kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện những bài làm thể hiện tốt: Kiến thức vững chắc, sâu rộng, kỹ năng diễn đạt trong sáng, 
2.Tổng điểm toàn bài là 10, để điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn điểm.
3.Khuyến khích những bài làm của thí sinh có tính sáng tạo.
	II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
1. Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng trong nửa sau thế kỉ XX là do những nguyên nhân nào?
2. “Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ ngày càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố” (SGK Lich sử 12-NXBGD 2012, trang 74). Anh (chị) hãy lấy dẫn chứng để chứng minh nhận định trên.
3,0 đ
1. Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt
Trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng “đa cực” với sự vươn lên của các cường quốc như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
-Hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
-Mỹ ra sức thiết lập trật tự “một cực” để làm bá chủ thế giới nhưng điều này khó thực hiện trên thực tế.
-Hoà bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài (bán đảo Bancăng, một nước châu Phi và Trung Á). Sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ mở đầu một thời kỳ biến động lớn, đặt các quốc gia dân tộc đứng trước thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó gây ra những tác động lớn, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
* Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng trong nửa sau thế kỉ XX là do những nguyên nhân nào?
- Sự tham gia ngày càng nhiều của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế làm cho quan hệ quốc tế làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng
- Những tiến bộ kỳ diệu của khoa học – kỹ thuật.
- Xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển với biểu hiện: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia, Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kỹ thuật, nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như IMF, WTO, EU Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
2. Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột
- Nội chiến và xung đột diễn ra ở nhiều nơi, xuất phát từ mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, hệ tư tưởng, các phe phái. Hiện nay nó có xu thế gia tăng như: Ai Cập, Li-băng, Tuynidi, Sy ri, I-Ran, I-Rắc, Áp ga-ni stan, Ucrai-na, bán đảo Triểu Tiên,...
- Chủ nghĩa li khai: Sy-ri, Ucrai-na, In-đô-nê- xi-a, Li-bi,...
- Chủ nghĩa khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan, nhà nước Hồi giáo tự xưng IS,. Kể từ sau vụ khủng bố ở Mĩ (11/9/2001), thế giới đã phải chứng kiến nhiều vụ khủng bố tàn bạo, dã man như ở: Luân Đôn, Tây Ban Nha, Nga, Ai Cập, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, I-rắc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a...
- Chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố đang trở thành vấn đề nổi côm và là mỗi lo thường trực của các quốc gia hiện nay. Chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống lại các tư tưởng cực đoạn, tư tưởng bạo lực...
1,00
0,75
1,25
Câu II 
1.Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trong điều kiện nào? Từ những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám, hãy phát biểu suy nghĩ của em về việc vận dụng những bài học đó trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hiện nay. 
2. Cho bảng tóm tắt những kiến thức lịch sử sau:
3,0 đ
1. Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trong điều kiện nào...
 a. Điều kiện lịch sử: 
* Điều kiện chủ quan: 
- Đến giữa tháng 8-1945, việc chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa đã căn bản hoàn thành. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang phát triển. Căn cứ địa cách mạng mở rộng.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trưởng thành, quần chúng được tập dượt đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa từng phần diễn ra và giành thắng lợi ở nhiều địa phương làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
* Điều kiện khách quan: 
- Ngày 15 - 8 - 1945 Phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh, sự kiện này đã tác động mạnh mẽ tới tinh thần quân Nhật ở Đông Dương.
- Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Thời cơ thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
* Chủ trương của Đảng và Mặt trận Việt Minh: 
 - Ngày 13-8-1945, khi nghe tin Nhật sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, phát động lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Từ ngày 14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa ...
- Từ ngày 16 đến ngày 17 -8-1945, Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào, nhất trí tán thành lệnh Tổng khởi nghĩa và thông qua nhiều quyết định quan trọng...
- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đây là thời cơ “Ngàn năm có một”, phải sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang để nhanh chóng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
b. Bài học kinh nghiệm: 
- Đảng phải có đường lối đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, kịp thời nắm bắt tình hình, đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Tập hợp rộng rãi các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa và cô lập kẻ thù, tiến tới tiêu diệt chúng.
- Trong chỉ đạo khởi nghĩa, linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, kết hợp chiến tranh du kích, đấu tranh chính trị với khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa.
- Kết hợp giữa đấu tranh và xây dựng để ngày càng vững mạnh về tổ chức, tư tưởng và chính trị, đủ năng lực lãnh đạo cách mạng thành công.
* Trình bày suy nghĩ cá nhân: 
- Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trước yêu cầu của công cuộc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hiện nay chúng ta cần phải giữ gìn, vận dụng và phát huy những bài học của Cách mạng tháng Tám. Đó là:
- Kiên định sự lãnh đạo của Đảng. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Nhạy bén, năng động trước những biến đổi của tình hình thế giới và trong nước để có đường lối lãnh đạo phù hợp.
- Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, biết phát huy sức mạnh dân tộc.
- Bài học nắm bắt thời cơ, chớp thời cơ, vận hội để hội nhập, xây dựng đất nước.
(Học sinh có thể đưa ra những bài học khác, nếu phân tích hợp lý vẫn cho điểm)
2. Cho bảng tóm tắt những kiến thức lịch sử sau:
a. Nhận xét về cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Năm 1947, Pháp nắm thế chủ động tấn công ta; ta bị động đối phó với Pháp. Thất bại ở Việt Bắc buộc chúng phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.
- Năm 1950, ta chủ động tấn công Pháp; Pháp trong tình thế phải đối phó với ta. Sau thất bại ở Biên giới, Pháp lún sâu vào thế bị động.
- 1953-1954, ta chủ động tấn công Pháp; Pháp bị động phải phân tán lực lượng đối phó với ta và cố thủ ở Điện Biên Phủ.
- Như vậy, bảng tóm tắt kiến thức trên phản ánh từng bước thụt lùi và đi đến thất bại của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
b. Phân tích tác động từ kết cục cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954) đến tình hình thế giới
- Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954) kết thúc đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Ảnh hưởng từ thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1954), các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đã vùng dậy đấu tranh giành độc lập: ví dụ như Mã Lai, An-giê-ri, Cu-ba, Ni-ca-ra-goa...
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới ngày càng lớn mạnh. Năm 1954, miền Bắc Việt Nam đươc giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã hội. Các nước Mông Cổ, Cu-ba sau khi giành được độc lập cũng đi lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á và Mĩ Latinh.
- Tác động đến cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Thất bại của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là thất bại của phe tư bản chủ nghĩa trước phe xã hội chủ nghĩa trong việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thế giới.
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
Câu III
1. Hãy nêu hiểu viết của mình về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Công hòa? Là một công dân đủ 18 tuổi anh/chị sẽ làm gì trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV dự kiến tiến hành vào 22 – 5 – 2016 ? 
2. Trong hai năm 1951, 1960 đã diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng nào của cách mạng Việt Nam? Trình bày ý nghĩa lịch sử các sự kiện đó.
2,0 đ
1. Hãy nêu hiểu viết của mình về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Công hòa..
– Ngày 6/1/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Hơn 90% cử tri đã đi bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập; giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì mới.
– Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, thành lập UỶ ban hành chính các cấp.
– Ngày 2/3/1946, Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua.
* Là một công dân dù 18 tuổi em sẽ làm gì trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV dự kiến tiến hành vào 22-5-2016?
- Tham gia vào cuộc bầu cử, đi bỏ phiếu
- Tuyên truyền vận động mọi người tham gia bầu cử
- Hỗ trợ cho cuộc bầu cử ( tình nguyện, )
2. Nêu và phân tích ý nghĩa lịch sử các sự kiện chính trị quan trọng diễn ra trong năm 1951, 1960:
Trong năm 1951:
- Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng tháng 2 năm 1951 tại Chiêm Hóa- Tuyên Quang. Đại hội đề ra đường lối đấu tranh cho thời kì mới, là đại hội kháng chiến thắng lợi...
- Ý nghĩa: là thắng lợi chính trị quan trọng của cuộc kháng chiến, có tác dụng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là "Đại hội kháng chiến thắng lợi".
Trong năm 1960:
- Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9 năm 1960 tại Hà Nội. Đại hội đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà... 
- Ý nghĩa: Nghị quyết của Đại hội đã làm rõ những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam – Bắc: xác định đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền... Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng là "nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà." 
- Ngày 20/12/1960 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản... 
-Ý nghĩa: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đã tập hợp rộng rãi nhân dân miền Nam vào cuộc đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
0,75
0,25
0,50
0,50
Câu IV 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Ngụy nhào”. Phân tích tác động của sự kiện đó. 
2,0 đ
*Xác định sự kiện: Đó là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
*Phân tích tác động của sự kiện đó:
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc từ cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc, phong kiến ở nước ta. Mở ra kỷ nguyên mới cho cách mạng Việt Nam: kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên CNXH
-Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào và Camphuchia hoàn thành giải phóng đất nước
- Đối với nước Mỹ đây là cuộc chiến tranh hao người tốn của nhất và thất bại nặng nề nhất trong lịch sử 200 của nứơc Mỹ, đồng thời cũng tác động mạnh vào nội tình nước Mỹ
- Đối với thế giới đập tan cuộc phản kích của các lực lượng phản cách mạng sau CTTG II, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trên toàn thế giới
0,50
1,50
	-------------------Hết-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_su_12.docx