Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng trường, năm học: 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1159Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng trường, năm học: 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng trường, năm học: 2015 - 2016 đề thi môn: Ngữ văn 9 thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2015-2016
Đề thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
Câu 1 (8.0 điểm):
 Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: 
 “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
	Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2 (12 đ)
 Cảm nhận của em về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ “Đồng chí”(Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật).
HẾT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG, NĂM HỌC: 2015-2016
Hướng dẫn chấm môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
________________________
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Mục đích – Yêu cầu
Điểm
2
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống. 
b. Yêu cầu: 
- Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về nội dung kiến thức: 
Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Giải thích
 + Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
 + Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
 + Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành công.
Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức cửa cuộc sống.
1,0
2. Bàn luận
 - Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để chứng minh, bình luận)
- Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công.
- Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng)
1,5
3. Giải pháp
- Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội.
- Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm 
- Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
0,5
 Câu 2 
A. Yêu cầu về hình thức:
 - xây dựng bài văn bố cục ba phần rõ ràng .
 - Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, bình giảng, so sánh đánh giá, tổng hợp vấn đề. Hệ thống luận điểm phải rõ ràng, chặt chẽ ,lô gic.
- Dùng từ đặt câu chính xác, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
 B. Yêu cầu về nội dung:
a. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ hồ trong hai tác phẩm :
 * Cảm nhận nét giống nhau về hình tượng người lính của hai tác phẩm:
+ Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam yêu nước. Sinh ra lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược nên họ có nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc, được giác ngộ sâu sắc lí tưởng cách mạng.
+ Trong chiến đấu họ phải đối mặt với những khó khăn gian khổ, thiếu thốn nhưng họ vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ. Phẩm chất của người chiến sĩ được tôi luyện trong kháng chiến. Giữa họ có những tình cảm tốt đẹp, bền chặt của tình đồng chí, đồng đội. Đó là những nét bản chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Việt nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
* Nét đặc sắc riêng:
 - Tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu:
Nội dung:
- Người lính trong buổi đầu chống thực dân Pháp, xuất thân từ nông dân nghèo ở những miền quê khác nhau. Tác phẩm lí giải tình đồng chí, đồng đội nảy sinh trên cơ sở cùng cảnh ngộ, cùng lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ gian khó, thiếu thốn. Các anh thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau, có những nỗi nhớ quê hương sâu nặng tha thiết.
Nghệ thuật:
- Bài thơ mang vẻ đẹp giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, sử dụng cấu trúc song hành. Tác phẩm có nhiều chi tiết phản ánh hiện thực mà vẫn đậm chất lãng mạn.
- Tác phẩm:” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Nội dung:
- Những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ ác liệt. Bài thơ làm nổi bật tư thế hiện ngang, tinh thần dũng cảm chấp nhận những khó khăn với ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe . Họ có nét tinh nghịch, trẻ trung, vô tư lạc quan, hồn nhiên sôi nổi. Cả tập thể chiến sĩ lái xe coi nhau như một gia đình.
 Nghệ thuật:
- Bài thơ đậm chất văn xuôi mà vẫn rất thơ, tạo nên một lối thơ mới giàu hiện thực, trẻ trung. Nhà thơ xây dựng hình tượng những chiếc xe không kính là một nét đặc sắc để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn, ý chí người chiến sĩ lái xe.
- Nguyên nhân có sự khác nhau: Do hoàn cảnh lịch sử chi phối cách phản ánh cuộc sống chiến tranh, đồng thời do cách cảm nhận và tài năng thể hiện ở mỗi nhà thơ cũng như sự đòi hỏi sáng tạo của văn học. Tuy nhiên giữa hai thế hệ người chiến sĩ vẫn có tính nối tiếp và kế thừa. 
 b. Từ cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ, học sinh có thể liên hệ tới Đại tướng Võ Nguyên Gíap đã lành đạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ và hình tượng người lính ngày nay: Những chiến sĩ ngày đêm bảo vệ vùng biển đảo thân yêu của tổ quốc..
 Thang điểm:
- Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng; bài viết thể hiện được sự sáng tạo, cảm thụ riêng biệt. 
- Điểm 10: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý; diễn đạt trong sáng. 
- Điểm 8,0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, chọn và phân tích được một số dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Diễn đạt rõ ý. 
- Điểm 6,0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, phân tích dẫn chứng chưa sâu sắc; còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4,0: Chưa hiểu rõ đề, nội dung sơ sài, ít dẫn chứng, còn nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu đề, nội dung sơ sài hoặc không nêu được ý; diễn đạt yếu; mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ.
Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
 * Lưu ý: Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không làm tròn.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_mon_Ngu_van_9_vong_truong_NH_20152016.doc