Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2013 – 2014 đề thi chính thức môn: Lịch sử thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 956Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2013 – 2014 đề thi chính thức môn: Lịch sử thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2013 – 2014 đề thi chính thức môn: Lịch sử thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH
PHÒNG GD & ĐT QUẢNG TRẠCH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2013 – 2014
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (2,5 điểm)
 	Hãy nêu những mặt tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đang diễn ra hiện nay đối với cuộc sống của con người?
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,5 điểm)
	Câu 1 (3,0 điểm)
	Thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài từ năm 1919 đến năm 1925, em hãy làm rõ vai trò của Người trong việc trực tiếp chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
	Câu 2 (3,0 điểm)
	Em biết gì về chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam? Nhận xét của em về hậu quả của chương trình khai thác đó? 
	Câu 3 (1,5 điểm)
	Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng 8/1945?
SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH
PHÒNG GD & ĐT QUẢNG TRẠCH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9
Năm học: 2013 – 2014
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: 
Mặt tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đang diễn ra đối với cuộc sống của con người hiện nay:
2,5
 Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người.
0,25
 - Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới.
 - Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu thế tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.
0,5
0,5
 Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên).
- Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồvà cả những “bãi rác” trong vũ trụ), việc nhiễm phóng xạ nguyên tử.
- Tai nạn lao động và tai nạn giao thông.
- Dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
0,5
0,5
0,25
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM
7,5
Câu 1: Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
3,0
- Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê – nin
0,25
- Tại Đại hội Tua (12-1920) của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
0,5
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước các thuộc địa Pháp lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Hội liên hiệp thuộc địa xuất bản báo “Người cùng khổ”do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm (kiêm chủ bút)
0,25
- Nguyễn Ái Quốc viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Sách báo nói trên được bí mật chuyển về Việt Nam.
0,25
- Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào Ban chấp hành. Ở Liên Xô, Người vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập.
0,25
- Tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc Trình bày lập trường, quan điểm của mình:
 + Về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa;
 + Về mối quan hệ phong trào công nhân với phong trào cách mạng ở thuộc địa;
 + Về vai trò và sức mạnh to lớn của giao cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
0,25
- Đây là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản Việt Nam giai đoạn tiếp sau.
0,25
- Cuối năm 1924 về Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã:
 + Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925), lấy Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
 + Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ cách mạng.
 + Xuất bản báo “Thanh niên” (1925), tác phẩm “Đường cách mệnh” (đầu năm 1927), vạch phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
 + Chọn người đi học trường Đại học Phương Đông ở Liên Xô, đi học quân sự ở Liên Xô, Trung Quốc, phần lớn về nước hoạt động.
0,25
0,25
 - Với những hoạt động nói trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
0,5
Câu 2: 
 Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.
 Nhận xét về hậu quả của chương trình khai thác đó:
3,0
* Bối cảnh:
- Pháp là nước tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ.
- Để bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, tư bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân trong nước, vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong đó có Việt Nam xuất phát từ tình hình đó.
0,5
* Chương trình khai thác:
 - Trong chương trình này, Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ vì cao su và than là hai mặt hàng mà Pháp và thế giới có nhu cầu lớn sau chiến tranh.
 - Tư bản Pháp không chú ý đến việc mở các nhà máy công nghiệp nặng, chúng chỉ mở một số cơ sở công nghiệp nhẹ để phục vụ nhu cầu của chúng tại chổ như nhà máy diêm Hà Nội, nhà máy sợi Hải Phòng; nhà máy xay xát gạo Chợ Lớn
 - Thương nghiệp có phát triển hơn thời kì trước đó, nhưng tư bản Pháp tìm mọi cách độc chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là hàng Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam tăng lên rất nhanh.
 - Giao thông vận tải được Pháp chú ý đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn
 - Ngân hàng Đông Dương đại diện thế lực của tư bản Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ti và xí nghiệp lớn, đã nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
 - Không chỉ vậy, còn phải kể đến thủ đoạn bóc lột, vơ vét nhân dân ta bằng việc đánh thuế, chính sách thuế được tăng cường hơn trước. Thuế nặng với hàng trăm thứ thuế, đặc biệt là thuế muối, thuế thuốc phiện 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
* Nhận xét:
 - So với chương trình khai thác lần thứ nhất, chương trình khai thác lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam là có sự tăng cường về đầu tư vốn, mở rộng kĩ thuật để kiếm lời. Vì vậy, sau chiến tranh các ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Việt Nam đều có bước chuyển biến mới.
 - Tuy nhiên, do hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, chúng đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển không đồng đều, nhằm cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp, biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
 - Cũng chính chương trình khai thác lần thứ hai của tư bản Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam, làm cho xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa sâu sắc hơn.
0,5
0,25
0,25
Câu 3: Phong trào cách mạng 1930-1931 đã chuẩn bị cho cách mạng tháng 8/1945
1,5
- Phải nói rằng, chưa bao giờ có cuộc đấu tranh mạnh mẽ như năm 1930, một số huyện, xã, chính quyền địch bị tan rã. Chính quyền cách mạng dưới hình thức Xô viết được thành lập ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh.
- Qua phong trào này vai trò của Đảng được khẳng định trong thực tiễn cách mạng. Khối liên minh công nông được hình thành trong thực tiễn đấu tranh. Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng. Trực tiếp mà nói, không có những cuộc chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930-1931, trong đó công nông đã “vung ra nghị lực phi thường” của mình thì không thể có phong trào cách mạng 1936-1939.
- Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 năm 1945.
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_su.doc