Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1364Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 150 phút
PHÒNG GD- ĐT MỘ ĐỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 	 Ngày thi: 10/ 11/2015
	Môn: Ngữ văn
	Thời gian làm bài: 150 phút
 MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9- MÔN NGỮ VĂN
 Mức độ 
Nội dung
 Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TL
TL
Thấp
Cao
 Câu 1: 
Nghị luận
 xã hội 
Biết viết bài văn nghị luận xã hội có bố cục hợp lí
-Hiểu vấn đề nghị luận.
- Khẳng định vấn đề.
-Chứng minh, giải thích, bàn luận vấn đề.
-Liên hệ, nêu được quan điểm sống của bản thân 
Số câu: 1
Số điểm 
Tỉ lệ %
Câu : 1
Điểm: 1,0
Tỉ lệ: 5%
Câu: 1
Điểm: 3,0
Tỉ lệ : 15% 
Câu: 1
Điểm: 2,0
Tỉ lệ : 10%
Câu : 1 
Điểm: 2,0
Tỉ lệ: 10% 
Số câu: 1 
Điểm : 8,0
Tỉ lệ: 40% 
Câu 2. Viết văn bản nghị luận văn học.
- Nhận biết kiểu bài văn nghị luận văn học dưới dạng tổng hợp. 
- Biết cách trình bày bố cục bài văn.
- Hiểu yêu cầu của đề, tìm ý và lựa chọn phương pháp phù hợp với kiểu bài văn nghị luận văn học.
- Chứng minh, phân tích làm rõ nét đep và số phận của người phụ nữ.
Khái quát,nhận định, đánh giá, bình luận, đối chiếu, so sánh, liên hệ mở rộng.
 Số câu: 1
Số điểm : 12
Tỉ lệ : 60%
Câu 2
Điểm : 2,0
Tỉ lệ : 10% 
Câu 2
Điểm : 6,0 
Tỉ lệ : 30,% 
Câu 2
Điểm : 2,0
Tỉ lệ : 10%
Câu 2
Điểm : 2,0
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 1
Điểm : 12,0
Tỉ lệ : 60%
Tổng số câu: 2
Tổng số điểm : 20.0
Tỉ lệ: 100%
 3,0
 15%
 9,0
 45%
 4,0
 20%
4,0
 20%
Điểm tổng cộng: 20,0 Tỉ lệ:100% 
PHÒNG GD- ĐT MỘ ĐỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 	 Ngày thi: 10/11/2015
	Đề thi có 01 trang	 Môn: Ngữ văn
	 Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (8 điểm): 
 Đọc câu chuyện sau:
CÁI KÉN BUỚM
 Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén mở ra một khe nhỏ. Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy cái kéo và cắt cái khe của cái kén cho to hẳn ra.
 Con bướm chui ra được ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
 Thực tế, con bướm đó sẽ không bao giờ bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải nổ lực thoát ra là điều kiện tự nhiên để nó có thể bay được khi thoát ra ngoài kén.
 ( Theo Internet- Nghệ thuật sống) 
 Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.	
Câu 2 (12 điểm): 
Hình tượng người phụ nữ trong văn học Việt Nam. Từ đó, em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
	 	 Hết 
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD- ĐT MỘ ĐỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN 
	 Môn: Ngữ văn
	 Năm học: 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1( 8 điểm): 
Yêu cầu về kĩ năng:
 - Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
 	 	- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát có sức thuyết phục,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 	 - Bài viết trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình được gợi ra từ câu chuyện, khuyến khích những bài viết có nhận thức bằng thực tế cuộc sống qua trải nghiệm của mình.
	B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có những suy nghĩ khác nhau về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện, sau đây là định hướng gợi ý để tham khảo:
	1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống, con người cần biết nổ lực vươn lên, không nên ỷ lại, dựa dẫm, cần biết phát huy khả năng của bản thân...
 2. Làm rõ vấn đề được gợi ra từ câu chuyện:
 + Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
 - Từ qui luật của tự nhiên, câu chuyện đề cập đến một qui luật của xã hội: con người phải biết nổ lực vượn lên, vượt qua những thử thách trong cuộc sống .
 - Đồng thời, câu chuyện còn nhắc nhở mỗi người: lòng tốt rất quan trọng nhưng nếu đặt lòng tốt không đúng lúc, đúng chỗ sẽ phản tác dụng.
 + Trình bày suy nghĩ, bài học giáo dục từ câu chuyện: 
 - Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Giá trị đích thực của con người là do mình tạo ra bằng khả năng tư duy, sự khổ luyện chứ không phải bằng sự dựa dẫm, ỷ lại người khác. Đó là dịp để con người trưởng thành, là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.( Dẫn chứng)
 - Và để đạt được những mục đích cao cả trong cuộc đời, bản thân mỗi người phải có tinh thần tự lực, tự cường, có ý chí tiến thủ, không ngừng cố gắng nổ lực để vượt qua những thử thách của cuộc sống.
 - Tuy nhiên, sự giúp đỡ của người khác là rất cần thiết nhưng nếu giúp không đúng lúc, đúng chỗ sẽ khiến người khác mất đi cơ hội rèn luyện bản thân, không có kĩ năng đối mặt với những khó khăn.( Dẫn chứng) 
 + Bàn luận, mở rộng:
- Cần ca ngợi những tấm gương biết vươn lên trước hoàn cảnh, ca ngợi những tấm lòng nhân ái, luôn yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Phê phán thói bao che, bao bọc thái quá sẽ dễ dàng làm mai một ý chí con người, khiến họ luôn dựa dẫm, mất hết niềm tin và nghị lực trước cuộc sống.
 - Lòng tốt thật đáng quí nhưng nếu đặt không đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác hại ghê gớm.
 3. Bài học nhận thức: 
 - Mỗi người cần xác định lối sống chủ động và ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn thử thách.
 - Sự giúp đỡ của người khác rất đáng quí nhưng không nên ỷ lại, dựa dẫm mà phải phát huy khả năng của bản thân; lòng tốt sẽ nâng cao nhân cách của con người nhưng lòng tốt đặt không đúng lúc cũng sẽ gây nguy hại không nhỏ.
- Suy nghĩ của bản thân. 
* Biểu điểm: - Kĩ năng: 1 điểm.
 - Kiến thức: 7 điểm. Cụ thể: + Ý 1: 1 điểm
 + Ý2 : 5 điểm
 +Ý 3: 1 điểm 
 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau được gợi ra từ câu chuyện. Giám khảo linh hoạt cho điểm khi học sinh có những kiến giải hợp lý, đảm bảo yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội.
Câu 2: (12 điểm)
 A. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận văn học, kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, bình luận để làm nổi bật chủ đề.
- Bài viết mạch lạc, bố cục chặt chẽ, có cảm xúc, biết lựa chọn và phân tích những dẫn chứng hợp lí để làm sáng tỏ luận điểm.
B. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
1. Dẫn dắt vào đề;
 Nêu vấn đề nghị luận: Hình tượng người phụ nữ đi vào trong văn thơ rất sớm và nét đẹp của họ được khắc họa đặc sắc trong từng giai đoạn khác nhau của dòng chảy văn học Việt Nam .
2. Chứng minh vấn đề nghị luận: 
2.1. Hình tượng người phụ nữ trong Văn học dân gian:
 Trong Văn học dân gian, hình tượng người phụ nữ hiện lên thật đẹp trong ca dao- dân ca. Tuy vậy, cuộc đời của họ cũng thật bất hạnh, thân phận bị coi rẻ, không được tôn trọng, không có quyền tự chủ.
2.2. Hình tượng người phụ nữ trong Văn học trung đại: 
 + Đó là những nhân vật hội tụ được những nét đẹp về nhan sắc; đẹp về tâm hồn, phẩm chất, tài năng: Hiếu thảo, thủy chung son sắt, khao khát hạnh phúc( Dẫn chứng, ...)
 + Những người phụ nữ ấy tài sắc vẹn toàn nhưng đều là nạn nhân của xã hội phong kiến: Đau khổ, oan khuất, long đong, chìm nổi, nhân phẩm bị chà đạp .( Dẫn chứng).
2.3. Hình tượng người phụ nữ trong Văn học hiện đại:
 + Người phụ nữ trong văn học trước CMT8- 1945 hiện lên thật đau thương trong cuộc đời bế tắc. Đó là hình ảnh chị Dậu ( trong “ Tức nước vỡ bờ), là người mẹ của Nguyên Hồng( Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng)
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Hình tượng người phụ nữ hiện lên với dáng vẻ mới, với một trọng trách mới đầy kiêu hãnh. Đó là những người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, đem lại niềm vui cho cháu( Trong “ Bếp lửa, Tiếng gà trưa). Đó là những người mẹ yêu con, gởi gắm niềm tin và hi vọng vào trong từng lời ru, chắp cánh ước mơ cho con; tình yêu con của mẹ có sự thống nhất hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.( Con cò, Khúc hát ru); Đó là những cô gái mở đường, những cô thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ nhưng giàu lòng yêu nước
2.4. Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay: Năng động, sáng tạo; giỏi việc nước, đảm việc nhà...
.3. Nhận định, đánh giá: 
 - Hình tượng người phụ nữ trong Văn học Việt Nam được phát triển trong từng chặng đường khác nhau nhưng đều mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Họ là niềm tự hào của dân tộc
 - Suy nghĩ của bản thân.
* Biểu điểm: - Kĩ năng: 2 điểm.
 - Kiến thức: 10 điểm. Cụ thể:
 + Ý 1: 1,5 điểm
 + Ý2.1 : 1.0 điểm
 + Ý 2.2: 2,5 điểm
 + Ý 2.3: 2.5 điểm
 + Ý 2.4: 1,0 điểm
 + Ý 3: 1,5 điểm
* Cho điểm:
Điểm 11– 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Nội dung sâu sắc, cảm xúc chân thành sâu lắng, diễn đạt tốt, có những phát hiện và xử lí vấn đề một cách sáng tạo. Lời văn diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
Điểm 9 – 10: Đáp ứng các yêu cầu trên, có cảm xúc chân thành. Lời văn diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.
Điểm 6 – 8: Bài viết đầy đủ nội dung song chưa thể hiện rõ cảm xúc của người viết.
Điểm 3 – 5: Nội dung còn sơ sài, chưa đạt được 1/2 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi. Bài viết một cách chung chung mà thiếu đi sâu vào yêu cầu đã nêu trong đề bài.
Điểm 1- 2: Không nắm được yêu cầu của đề.
 - Điểm 0: Không viết được gì.
* Lưu ý: Tùy theo bài làm của học sinh, tổ chấm thống nhất biểu điểm cho hợp lý. Cần khuyến khích những bài viết hay, có ý sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Hoc_sinh_gioi_lop_9.doc